SKKN Một số giải pháp giúp trẻ 4-5 tuổi phát triển ngôn ngữ thông qua các hoạt động ở lớp Chồi tại trường Mầm non 3

- Khi xác định được đề tài tôi suy nghĩ và lựa chọn nội dung cho phù hợp với đề tài cũng như đặc điểm và tình hình của lớp mình. Cùng với các giải pháp như: Tự bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng dạy trẻ mở rộng vốn từ và phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Tạo môi trường thân thiện, tích cực cho trẻ hứng thú tham gia hoạt động, thích trò chuyện cùng cô và các bạn. Thông qua tổ chức các hoạt động để phát triển ngôn ngữ cho trẻ ngày càng hiệu quả. Phối kết hợp với phụ huynh cùng rèn, hỗ trợ giúp trẻ mở rộng vốn từ, diễn đạt mạch lạc, tròn câu để phát triển tốt ngôn ngữ cho trẻ.
- Phát triển ngôn ngữ đóng vai trò quan trọng trong chương trình giáo dục mầm non, lớp tôi có nhiều trẻ còn hạn chế về giao tiếp, nhút nhát,..thông qua các hoạt động, trò chuyện cùng cô và bạn.. .giúp trẻ phát triển tốt hơn về ngôn ngữ. Do đó tôi cảm thấy thích thú đề tài này khi dạy trẻ. Tôi mong rằng với những kiến thức sẵn có, cùng với sự tìm tòi học hỏi tôi sẽ thực hiện tốt đề tài này và áp dụng cho lớp mình với nhiều hình thức mới lạ. ..trẻ lớp tôi sẽ hoàn thiện về ngôn ngữ nhiều hơn.
docx 13 trang skmamnon 12/07/2024 1040
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số giải pháp giúp trẻ 4-5 tuổi phát triển ngôn ngữ thông qua các hoạt động ở lớp Chồi tại trường Mầm non 3", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số giải pháp giúp trẻ 4-5 tuổi phát triển ngôn ngữ thông qua các hoạt động ở lớp Chồi tại trường Mầm non 3

SKKN Một số giải pháp giúp trẻ 4-5 tuổi phát triển ngôn ngữ thông qua các hoạt động ở lớp Chồi tại trường Mầm non 3
 Một số giải pháp giúp trẻ 4 - 5 tuổi phát triển ngôn ngữ thông qua các hoạt động ở lớp Chồi tại trường MN 3
 - Phát triển ngôn ngữ đóng vai trò quan trọng trong chương trình giáo dục mầm non, lớp 
tôi có nhiều trẻ còn hạn chế về giao tiếp, nhút nhát,..thông qua các hoạt động, trò chuyện cùng 
cô và bạn.. .giúp trẻ phát triển tốt hơn về ngôn ngữ. Do đó tôi cảm thấy thích thú đề tài này khi 
dạy trẻ. Tôi mong rằng với những kiến thức sẵn có, cùng với sự tìm tòi học hỏi tôi sẽ thực hiện 
tốt đề tài này và áp dụng cho lớp mình với nhiều hình thức mới lạ. ..trẻ lớp tôi sẽ hoàn thiện về 
ngôn ngữ nhiều hơn.
 2.1. Kết quả khảo sát đầu năm:
 Tôi đã thực hiện quan sát và khảo sát thực tế trẻ của lớp Chồi 1 mà tôi đang giảng dạy 
như sau:
 STT NỘI DUNG SỐ TRẺ TỶ LỆ
 01 Trẻ nói tròn câu, mạch lạc. 26/46 56,5%
 02 Trẻ hiểu và có vốn từ phong phú, đa dạng. 20/46 43,5%
 26/46 56,5%
 03 Trẻ nghe, hiểu và thực hiện được yêu cầu của 
 người đối thoại.
 04 Trẻ mạnh dạn, tự tin giao tiếp với cô và bạn. 20/46 43,5%
 26/46 56,5%
 05 Trẻ diễn đạt được ý tưởng, suy nghĩ của bản thân 
 bằng lời nói
 26/46 56,5%
 06 Trẻ trả lời đủ ý, rõ ràng mạch lạc câu hỏi của người 
 đối thoại.
 07 Trẻ mạnh dạn, tự tin đặt và trả lời các câu hỏi 15/46 32,6%
 Trẻ kể lại trình tự sự việc rõ ý, giúp người nghe 15/46 32,6%
 08
 hiểu được nội dung.
 2.2. Nguyên nhân thực trạng:
 Trong quá trình thực hiện tôi đã gặp một số thuận lợi và khó khăn sau:
 Thuận lợi:
 - Luôn được sự quan tâm, hướng dẫn và chỉ đạo sâu sát về chuyên môn của các cấp 
Lãnh đạo cùng BGH nhà trường.
 - Cơ sở vật chất trường lớp khang trang; thiết bị đồ dùng, đồ chơi được bổ sung thường 
xuyên và tương đối đầy đủ.
 - Được sự tín nhiệm, phối hợp và hỗ trợ nhiệt tình của quý phụ huynh.
 - Lớp được phân chia đúng độ tuổi, không vượt quá số trẻ trên lớp theo quy định.
 - Đa số trẻ là dân thành thị nên điều kiện học tập, sinh hoạt và vui chơi của trẻ luôn được 
phụ huynh đáp ứng.
 - Bên cạnh những thuận lợi như trên tôi cũng gặp không ít những khó khăn.
 Khó khăn:
 - Đa số các cháu mới đi học, chưa qua lớp nhà trẻ, mầm nên còn khóc nhiều; chưa quen 
 Nguyên Thị Ngọc Thanh - Trường Mầm Non 3 - thành phố Vĩnh Long.2 Một số giải pháp giúp trẻ 4 - 5 tuổi phát triển ngôn ngữ thông qua các hoạt động ở lớp Chồi tại trường MN 3
 + Đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo: Ở lứa tuổi này, trẻ có nhu cầu giao tiếp 
với mọi người, trẻ thích tìm hiểu những điều mới lạ trong cuộc sống xung quanh. Những từ các 
cháu được sử dụng hầu hết là những từ chỉ tên gọi, những gì gần gũi xung quanh mà hàng ngày 
trẻ tiếp xúc. Ngoài ra, trẻ cũng nói được một số câu chỉ hành động, chỉ những công việc của 
bản thân và mọi người xung quanh, chỉ hành động của những con vật mà trẻ biết.
 Cụ thể: Máy bay bay trên trời, tàu hoả chạy trên đường ray, con cá lội dưới nước, bố đi 
làm ở công ty, mẹ đi dạy ở trường,....
 Vì thế, để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ tốt, giúp trẻ nói mạch lạc, diễn đạt trôi chảy, rõ nội 
dung của sự vật, sự việc người giáo viên cần phải cung cấp, mở rộng vốn từ cho trẻ trong tất 
cả các hoạt động, vào mọi lúc, mọi nơi khi có cơ hội và điều kiện; thường xuyên khuyến khích 
và động viên trẻ nêu mong muốn của bản thân bằng lời nói, giúp trẻ mạnh dạn, tự tin trong giao 
tiếp với cô, bạn và mọi người xung quanh.
 - Cơ sở tâm lý:
 + Tư duy của trẻ mẫu giáo là tư duy trực quan. Thời kỳ này, khả năng tri giác về các sự 
vật hiện tượng bắt đầu được hoàn thiện, trẻ hay bắt chước những cử chỉ, và lời nói của người 
khác, do vậy ngôn ngữ của cô giáo phải trong sáng và chính xác để trẻ nói theo.
 + Vốn từ của trẻ tuy phát triển nhưng còn hạn chế, bộ máy phát âm của trẻ đang hoàn 
thiện nên khi nói trẻ hay nói chậm, hay kéo dài giọng, đôi khi còn ậm ừ, ê, a, không mạch lạc. 
Do đó, cô giáo phải nói to, rõ ràng, rành mạch, dễ nghe và khuyến khích trẻ nói chậm, rõ, nói 
tròn câu, tránh cà lăm, lặp đi lặp lại dễ trở thành thói quen, lâu dần sẽ trở nên nhút nhát, không 
mạnh dạn, tự tin khi nói.
 - Cơ sở giáo dục:
 + Ngôn ngữ của trẻ chỉ được hình thành và phát triển qua giao tiếp với con người và sự 
vật hiện tượng xung quanh: Để thực hiện điều đó phải thông qua nhiều phương tiện khác nhau 
như: Các giờ học, các trò chơi, dạo chơi ngoài trời và sinh hoạt hàng ngày. Rèn luyện và phát 
triển vốn từ cho trẻ, tập cho trẻ biết chú ý lắng nghe, hiểu và phát âm chính xác các âm của 
tiếng mẹ đẻ, hướng dẫn trẻ biết cách diễn đạt ý muốn của mình cho người khác hiểu. Vì vậy 
khi cho trẻ tiếp xúc với các sự vật hiện tượng thì phải cho trẻ biết gọi tên, đặc điểm của đối 
tượng. Không những thế, giáo viên dạy trẻ biết nói câu đầy đủ, rõ nghĩa, dạy trẻ phát âm đúng 
các âm chuẩn của tiếng việt, đảm bảo các nguyên tắc của giáo dục theo tính khoa học, tính hệ 
thống, tính vừa sức, ...
 + Dựa vào những cơ sở lý luận trên, đối chiếu với tình hình thực tế, tôi nhận thấy sự chênh 
lệch về ngôn ngữ của trẻ ở cùng một độ tuổi trong lớp là khá lớn. Qua quá trình tìm hiểu, tôi 
nhận thấy ngôn ngữ của trẻ không phụ thuộc vào điều kiện vật chất của gia đình mà trước hết 
liên quan rất nhiều đến thời gian trò chuyện với trẻ hay không? Cô và cha mẹ có lắng nghe bé 
kể chuyện về những hoạt động sinh hoạt ở lớp, ở nhà, về bạn bè hay không? Có thường xuyên 
kể chuyện cho bé nghe và hướng dẫn bé kể lại không? Ngày nghỉ có đưa con đi chơi công viên 
hay không?.. .Tất cả những điều đó không chỉ làm tăng số lượng vốn từ của trẻ, sự hiểu biết 
nghĩa của từ, cách dùng từ của trẻ mà còn làm phong phú hiểu biết và xúc cảm của trẻ.
 Nhờ nắm vững đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ, mà tôi đã áp dụng hiểu biết để giúp 
trẻ lớp tôi phát triển ngôn ngữ và thấy trẻ tiến bộ rất nhiều.
 2. Tạo môi trường thân thiện, tích cực cho trẻ hứng thú tham gia hoạt động, thích trò 
chuyện cùng cô và các bạn.
 2.1. Tạo môi trường trong lớp:
 Nguyên Thị Ngọc Thanh - Trường Mầm Non 3 - thành phố Vĩnh Long.4 Một số giải pháp giúp trẻ 4 - 5 tuổi phát triển ngôn ngữ thông qua các hoạt động ở lớp Chồi tại trường MN 3
 3. Thông qua tổ chức các hoạt động để phát triển ngôn ngữ cho trẻ ngày càng hiệu 
quả.
 3.1 Hoạt động học
 - Cô lồng ghép phát triển ngôn ngữ qua các môn học như “vận động cơ bản, khám phá 
khoa học, khám phá xã hội, văn học, âm nhạc, tạo hình, làm quen với toán”. Mỗi môn học cung 
cấp nhiều vốn từ, các loại câu, từ mới, từ khó,...cô đưa ra yêu cầu để trẻ thực hiện được, nhằm 
phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
 Cụ thể: Kể chuyện “Ba người bạn”
 - Thông qua câu chuyện trẻ hiểu nội dung chuyện, trả lời được các câu hỏi của cô mạch 
lạc, rõ ràng, đủ ý; tham gia kể lại chuyện cùng cô, biết đặt tên mới cho câu chuyện,...
 - Cho trẻ xem các hình rối: Chim sẻ, ếch, cào cào và gọi tên. Sau đó cô trò chuyện về 
những đặc điểm của các con vật như môi trường sống và cách di chuyển.
 - Cô kích thích tò mò, tạo tình huống cho trẻ tự nghĩ cách làm thế nào cả ba con vật có 
thể cùng nhau sang bờ ao bên kia một lúc? Cho trẻ tự đưa ra các cách khác nhau. Cuối cùng đề 
nghị trẻ im lặng, nghe cô kể để biết ba con vật đã cùng sang bờ ao bên kia bằng cách nào? Cô 
vừa kể kết hợp điều khiển con rối minh họa
 - Sử dụng hệ thống câu hỏi đàm thoại để trẻ tư duy và trả lời:
 + Trong truyện có những ai?
 + Chim sẻ định qua ao bằng cách nào? Ẽch định qua bằng cách nào?
 + Cào cào có tự nhảy qua ao được không?
 + Trong câu chuyện này các bạn nhỏ cùng nhau qua ao bằng cách nào?
 + Ai đã nghĩ ra cách qua đó? Con nghĩ thế nào về cách ba bạn qua ao?
 - Cho trẻ tự đặt tên chuyện và tự giải thích tại sao tên chuyện lại là “ba người bạn”
 - Cho trẻ đóng vai các nhân vật trong chuyện để thực hiện các hành động mô phỏng: 
Chim bay, ếch cào cào nhảy.
 - Quan tâm đặc biệt đến trẻ còn hạn chế ngôn ngữ, rụt rè, nhút nhát cô trò chuyện với trẻ 
đặt câu hỏi dễ gợi mở trẻ trả lời như:
 + Con vừa nghe câu chuyện gì?
 + Trong truyên có con vật gì?
 + Con thích con vật nào nhất?...
 Qua hoạt động học kể chuyện trẻ biết trả lời câu hỏi của người đối thoại đủ ý, rõ ràng, 
mạch lạc, trẻ tự tin horn khi cô đặt câu hỏi trẻ trả lời
 Cụ thể: Khám phá điều thú vị của nam châm
 - Thông qua khám phá trẻ diễn đạt được ý tưởng, nhận xét suy nghĩ của bản thân bằng 
lời nói, nói tròn câu.
 - Cho trẻ xem và gọi tên những gì có trong hộp
 - Cho trẻ xem các nam châm hỏi trẻ biết là gì không để trẻ tự trả lời
 - Làm mẫu cho trẻ thấy các nam châm có thể hút dính môt số đồ vật trong lớp sau mỗi 
lần cho trẻ nhận xét. Đưa cho mỗi trẻ nam châm để trẻ tự trải nghiệm và yêu cầu trẻ kể cho cô 
và các bạn nghe nam châm có thể hút được những gì mà trẻ vừa trải nghiệm. Có thể đưa ra 
bình luận như:
 Nguyên Thị Ngọc Thanh - Trường Mầm Non 3 - thành phố Vĩnh Long.6 Một số giải pháp giúp trẻ 4 - 5 tuổi phát triển ngôn ngữ thông qua các hoạt động ở lớp Chồi tại trường MN 3
 Thông qua các HĐ trong ngày trẻ được trải nghiệm với đồ chơi, trò chơi, giao tiếp với 
bạn và cô góp phần giúp cho ngôn ngữ trẻ hoàn thiện hơn trẻ nói được tròn câu, biết đặt câu 
hỏi và trả lời tốt câu hỏi tròn câu rõ ràng, đủ ý, mạch lạc.
 3.3 Hoạt động lao động tự phục vụ
 - Trẻ đã có những kĩ năng tự phục vụ đơn giản. Vì vậy, khi thực hiện cần có những yêu 
cầu cao hơn:
 + Trẻ độc lập
 + Hình thành thói quen lao động tự phục vụ
 + Sẵn sàng giúp đỡ bạn và hợp tác cùng nhau. Trong khi hợp tác thì đòi hỏi trẻ phải dùng 
ngôn ngữ giao tiếp nhờ bạn hay hỏi bạn cần giúp đỡ gì hay không? Trẻ phải diễn đạt rõ ràng 
mạch lạc để người khác hiểu được nhu cầu trẻ mong muốn được giúp đỡ điều gì.
 Cụ thể: Lao động trực nhật cuối tuần
 - Thông qua lao động trực nhật trẻ biết nói tròn câu rõ ràng khi hướng dẫn bạn cùng làm 
với mình, biết kể ra công việc của tổ mình, tự tin giao tiếp với bạn cùng trực nhật
 - Cô cho trẻ xem bảng phân công trực nhật theo tổ, trẻ tự nhận ra kí hiệu mình ở tổ nào 
và được phân công làm gì? (tổ 1 và tổ 2 lau kệ, tổ 3 và 4 sắp xếp đồ chơi)
 + Trẻ tự kể ra tổ mình làm gì? Trẻ trong tổ thảo luận xem ai làm việc gì?
 + Trẻ làm xong kêu gọi các bạn phụ những bạn làm chậm, hướng dẫn bạn cùng làm.
 + Trẻ biết nói lời cảm ơn những bạn giúp mình làm công việc nhanh hơn.
 Khi lao động trực nhật trẻ biết được lao động giúp lớp sạch sẽ, gọn gàng, trong khi lao 
động trẻ giao tiếp với bạn gần gũi tự tin hơn, trẻ phải nói tròn câu rõ ràng để hướng dẫn bạn 
làm hay nhờ bạn giúp đỡ mình, qua đó tạo cơ hội trẻ tự tin hơn khi giao tiếp người khác, nói 
tròn câu rõ ràng.
 3.4 Hoạt động ăn ngủ, vệ sinh cá nhân
 - Với một cơ thể khỏe mạnh ăn đủ dinh dưỡng, ngủ đủ giấc, vệ sinh sạch sẽ thì góp phần 
to lớn vào phát triển ngôn ngữ, tinh thần hăng hái trẻ sẽ tiếp thu tốt, vận động thoải mái kích 
thích trẻ giao tiếp với người khác tự tin hơn, bày tỏ được ý muốn hay kể lại sự việc nào đó để 
người khác hiểu.
 Cụ thể: Đánh răng sau khi ăn
 - Mục đích: Trẻ biết được các bước chải răng và thực hiện theo hướng dẫn của cô, hiểu 
được lợi ích của việc đánh răng cũng như hại của lười biếng không đánh răng
 + Cô dạy trẻ các bước chải răng
 + Sau đó hỏi trẻ lại các bước chải: Trẻ phải dùng trí nhớ nhớ lại các bước cô dạy và diễn 
đạt lại cho các bạn nghe rõ ràng, mạch lạc
 + Cô cho trẻ đánh răng
 + Những bạn không chịu đánh răng thì trẻ có thể kêu gọi bạn cùng đánh với mình, thi đua 
xem ai có hàm răng đẹp hơn.
 Cụ thể: Trong giờ ăn
 - Mục đích: Trẻ kể tên món ăn, các loại lương thực, thực phẩm để chế biến nên các món 
ăn, trẻ trả lời đủ ý, rõ ràng mạch lạc câu hỏi của người đối thoại, mạnh dạn tự tin đặt và trả lời 
các câu hỏi.
 Nguyên Thị Ngọc Thanh - Trường Mầm Non 3 - thành phố Vĩnh Long.8

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_giai_phap_giup_tre_4_5_tuoi_phat_trien_ngon_ngu.docx