SKKN Một số giải pháp giúp trẻ 4-5 tuổi phát triển kỹ năng ca hát tại trường mầm non

Ngay từ khi còn nhỏ trẻ đã rất thích nghe người khác hát cho nghe. Khi được nghe hát trẻ rất say mê theo dõi và có thể hát theo và bắt chước thể hiện một số bài hát cho mọi người nghe ở mức độ đơn giản, nhất là đối với trẻ 4-5 tuổi vì ở độ tuổi này trẻ đã biết nhận ra những vẻ đẹp và cảm nhận được cái đẹp, thích học hát, múa để thỏa mãn nhu cầu, tình cảm, bộc lộ cảm xúc với mọi người. Đồng thời, hình thành phát triển nhân cách cho trẻ vui tươi, hồn nhiên, hoạt bát, tự tin thể hiện tình cảm của bản thân đối với cuộc sống, gia đình, bạn bè, cô trò …… Đối với hoạt động ca hát trẻ rất tự nhiên, không gò bó. Nó như một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống của trẻ.
Trẻ Mầm non rất thích được ca hát, múa,.. qua đó trẻ được thể hiện mình, được trải nghiệm những gì trẻ biết. Tuy nhiên trong thực tế một số trẻ ở các trường Mầm Non nói chung và trẻ trường tôi nói riêng chưa có kỹ năng ca hát, hoặc khả năng ca hát còn bị hạn chế, chưa tự tin, mạnh dạn, hát chưa đúng nhạc, chưa rõ lời, hát còn đơn điệu. Để giúp trẻ có được những kỹ năng đó tôi quyết định chọn nghiên cứu đề tài: “Một số giải pháp giúp trẻ 4-5 tuổi phát triển kỹ năng ca hát tại Trường Mầm Non”
docx 26 trang skmamnon 06/12/2024 210
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp giúp trẻ 4-5 tuổi phát triển kỹ năng ca hát tại trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số giải pháp giúp trẻ 4-5 tuổi phát triển kỹ năng ca hát tại trường mầm non

SKKN Một số giải pháp giúp trẻ 4-5 tuổi phát triển kỹ năng ca hát tại trường mầm non
 Mầm Non nói chung và trẻ trường tôi nói riêng chưa có kỹ năng ca hát, hoặc khả 
năng ca hát còn bị hạn chế, chưa tự tin, mạnh dạn, hát chưa đúng nhạc, chưa rõ 
lời, hát còn đơn điệu. Để giúp trẻ có được những kỹ năng đó tôi quyết định chọn 
nghiên cứu đề tài: “Một số giải pháp giúp trẻ 4-5 tuổi phát triển kỹ năng ca hát 
tại Trường Mầm Non” 
 1.2.Tổng quan các vấn đề liên quan đến giải pháp
 Phát triển kỹ năng ca hát cho trẻ là một trong những nhiệm vụ rất quan trọng 
trong việc hình thành và phát triển nghệ thuật âm nhạc cho trẻ. Chính vì vậy đã 
có nhiều tác giả đưa ra những giải pháp nhằm phát triển kỹ năng ca hát hát cho trẻ 
như : 
 + Tự rèn luyện nâng cao kỹ năng ca hát khi hát mẫu cho trẻ nghe.
 + Sửa sai cho trẻ
 + Rèn kỹ năng ca hát cho trẻ thông qua các hoạt động ở mọi lúc mọi nơi
 + Kết hợp với phụ huynh của tác giả Dương Thị Bích, Bùi Thị Giang, 
Phạm Thị Thu Hòa là những người đồng nghiệp của tôi đã thực hiện tại trường 
tuy nhiên những giải pháp này chưa mang lại hiệu quả cao và chưa phù hợp với 
tình hình thực tế của trẻ tại trường, lớp, địa phương.
 Các giải pháp trên chưa tạo được sự hứng thú tích cực của trẻ, Một số trẻ 
còn thụ động vào cô giáo chưa mạnh dạn tự tin đứng hát, biểu diễn trước lớp và 
trên sân khấu. khi hát trẻ chưa thể hiện được sự hồn nhiên, nhí nhảnh, vui tươi 
của bài hát . bên cạnh đó các giải chưa phát huy được tính tích cực của trẻ trong 
hoạt động âm nhạc. 
 Từ đó tôi quyết định tìm hiểu, nghiên cứu thêm để đưa ra một số giải pháp 
giúp trẻ 4-5 tuổi phát triển kỹ năng ca hát tại Trường MN Hương Sen đạt hiệu 
quả cao và phù hợp với tình hình thực tế đáp ứng nhu cầu phát triển giáo dục âm 
nhạc hiện nay.
 1.3. Mục tiêu của giải pháp
 - Khảo sát nắm được thực trạng về kỹ năng ca hát của trẻ mầm non ở trường 
mầm non Hương Sen - Phường 7 thành phố Vũng Tàu, Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.
 2 + Căn cứ vào kế hoạch năm học 2018 – 2019 của trường Mầm non Hương 
Sen - Phường 7 – Thành phố Vũng Tàu.
 + Căn cứ vào tình hình thực tế của học sinh trong lớp năm học 2018 – 2019:
 - Tình hình của trường:
 Trường mầm non Hương Sen nằm trên địa bàn phường 7- Thành phố Vũng 
Tàu - Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Là trường có nhiều giáo viên giỏi cấp thành phố, 
nhiều năm liền đạt danh hiệu trường tiên tiến xuất sắc cấp thành phố và được cờ 
thi đua của BGD năm học 2016-2017.
 Trình độ giáo viên trong trường 100% đạt chuẩn và trên chuẩn.
 Trường có khuôn viên sân trường rộng rãi, phù hợp cho trẻ được tham gia và 
hoạt động các ngày hội, lễmột cách tích cực và sáng tạo.
 - Tình hình của lớp: 
 + Năm học 2018 – 2019 tôi được nhà trường phân công đứng lớp 4-5 tuổi 
 + Lớp rộng rãi, thoáng mát, sắp xếp các góc phù hợp, gọn gàng, ngăn nắp.
 + Về giáo viên lớp có 2 cô, 2 cô đều đạt trình độ trên chuẩn. 
 + Sĩ số lớp 36 trẻ trong đó có: 18 nam, 18 nữ
 - Thuận lợi
 + Đa số trẻ thích hát và hưởng ứng âm nhạc cùng cô.
 + Trẻ thuộc nhiều bài hát.
 + Giáo viên trong lớp nhiệt tình, có trình độ chuyên môn về âm nhạc
 + Nhà trường thường xuyên tổ chức các ngày hội ngày lễ trẻ được tham gia 
biểu diễn văn nghệ.
 + Các chương trình, ngày hội , ngày lễ trong trường các trẻ của lớp đều 
được tham gia.
 + Trường lớp có ti vi, băng đĩa cho trẻ nghe và quan sát.
 + Một số phụ huynh nhiệt tình chia sẻ với giáo viên ở lớp về những khả năng, 
năng khiếu, sở thích của trẻ.
 + Là một giáo viên tâm huyết với nghề, yêu văn nghệ nên tôi luôn tìm tòi, 
học hỏi, sáng tạo những bài hát hay, phù hợp, đơn giản để rèn luyện và phát triển 
cho trẻ lớp tôi một số kỹ năng ca hát.
 4 - Hoàn thiện BCSK: Ngày 30 tháng 11 năm 2018
 - Tháng 12/2018 nộp sáng kiến kinh nghiệm lên Hội Đồng chấm SKKN : 
Trường MN Hương Sen. 
 2.2. Nội dung các giải pháp
 - Để hiểu được khả năng, sở trường của trẻ về hoạt động ca hát, biết được 
tình hình thực tế của trẻ trong lớp có bao nhiêu trẻ thực hiện tốt các kỹ năng ca 
hát tôi đã tiến hành khảo sát trẻ và kết quả như sau: 
 - Tổng số trẻ lớp tôi: 36 trẻ
 Khảo sát Số trẻ Tỷ lệ
 Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động ca hát. 28 77%
 Trẻ thực hiện tốt các kỹ năng ca hát như 10 27%
 Trẻ tự tin, mạnh dạn biểu diễn các kỹ năng 
 8 22%
ca hát trên sân khấu
 - Sau khi nắm được kết quả trên tôi đã tiến hành thực hiện một số giải pháp 
để hình thành và phát triển cho trẻ 4-5 tuổi có được một số kỹ năng ca hát như 
sau:
 Giải pháp 1: Tìm tòi, lựa chọn bài hát có nội dung gần gũi, rõ ràng, phù 
hợp với chủ đề, độ tuổi
 a. Mục tiêu của giải pháp
 - Giúp trẻ dễ nhớ, thuộc lời, hiểu nội dung bài hát, lời bài hát gần gũi rõ ràng 
giúp trẻ hát tròn vành rõ tiếng hơn.
 b. Biện pháp thực hiện 
 - Trước khi bước vào quá trình dạy kỹ năng ca hát cho trẻ điều đầu tiên tôi 
thực hiện là tìm tòi, lựa chọn những bài hát gần gũi, rõ ràng, dễ nhớ, giai điệu vui 
tươi, nhí nhảnh nội dung phù hợp với độ tuổi và mang tính giáo dục theo từng chủ 
đề để giúp trẻ dễ nhớ, dễ thuộc và gây được sự hứng thú cho trẻ.
 Ví dụ: 
 + Ở chủ đề Trường Mầm Non: tôi chọn những bài hát có nội dung về trường 
lớp, để giáo dục khích lệ các cháu đến với trường Mầm Non : Vui đến trường, em 
 6 - Ngoài ra tôi còn lựa chọn một số bài đồng dao, dân ca gần gủi với cuộ sống 
trẻ thơ như: 
 + Đồng dao: Xỉa cá mè, con gà
 + Dân ca: Lý cây bông, lý kéo chài
 - Các bài có giai điệu vui nhộn: bong bóng bay, đèn đỏ đèn xanh, chú ếch 
con
 c. Hiệu quả đạt được
 Với sự tìm tòi và lựa chọn những bài hát hay, vui nhộn, mới lạ như trên đã 
giúp cho trẻ lớp tôi có sự chuyển biến rất tích cực: 100 %Trẻ chú ý, hào hứng 
tham gia nhiệt tình vào các lĩnh vực âm nhạc đặc biệt là hoạt động ca hát, không 
những thích cô hát mà còn rất mạnh dạn khi hát cho cô và các bạn nghe. Những 
bạn trầm trong lớp cũng mạnh dạn tham gia cùng tập thể lớp vào hoạt động ca hát.
 Giải pháp 2: Hình thành, phát triển một số kỹ năng ca hát cho trẻ thông 
qua băng, đĩa, video 
 a. Mục tiêu của giải pháp
 - Phát triển một số kỹ năng ca hát cho trẻ thông qua băng, đĩa, video giúp 
trẻ thuộc nhiều bài hát, hát đúng nhạc, đúng nhịp của bài hát. 
 - Cho trẻ nghe nhạc, xem video, băng, đĩa và múa hát theo từng nhóm để 
giúp trẻ luyện tập kỹ năng ca hát, nhằm hỗ trợ việc thực hiện các hoạt động âm 
nhạc trong giờ chơi.
 b. Biện pháp thực hiện
 Ngay từ khi còn nhỏ trẻ rất thích nghe hát, thích hát và đặc biệt rất thích bắt 
chước người khác hát hoặc múa... chính vì vậy tôi tận dụng điều này để đưa ra 
giải pháp rèn và phát triển khả năng ca hát của trẻ lớp tôi thông qua băng, đĩa, 
video.
 Để trẻ học hát trên video tôi lựa chọn video hay, chính xác, nội dung lành 
mạnh phù hợp với trẻ để kích thích và giáo dục trẻ có cái nhìn đúng đắn về nghệ 
thuật âm nhạc nói chung và hoạt động ca hát nói riêng.
 Khi trẻ học hát trên video, đĩa nhạc, cô cho trẻ hát và thể hiện tự nhiên 
không gò bó trẻ để trẻ chú ý vào bài hát mà trẻ đang thể hiện trong băng, đĩa, cô 
 8 Một số hình ảnh trẻ lớp chồi 5 ca hát qua tivi, video
 Giải pháp 3: Rèn và phát triển kỹ năng ca hát cho trẻ mọi lúc mọi nơi
 a. Mục tiêu của giải pháp
 - Phát triển khả năng âm nhạc, ôn luyện kiến thức, kỹ năng ca hát cho trẻ.
 - Rèn và phát triển cho trẻ các kỹ năng ca hát : Hiểu, cảm nhận nội dung bài 
hát, hát thuộc bài hát, hát rõ lời đúng nhạc, ..cảm nhận và thể hiện bài hát mạnh 
dan, tự tin, nhí nhảnh.
 b. Biện pháp thực hiện giải pháp
 * Rèn kỹ năng ca hát cho trẻ trên tiết học
 Rèn kỹ năng ca hát cho trẻ trên hoạt động học là một trong những biện 
pháp trọng tâm giúp trẻ cảm nhận và phát triển các kỹ năng ca hát phù hợp với 
độ tuổi và nhu cầu của trẻ lứa tuổi Mầm Non.
 10 hát vừa học để ôn lại kiến thức đã học cho trẻ để trẻ thể hiện lại bài hát, đoán tên 
bài hát theo nhóm hoặc cá nhân 
 Bước 4: Tôi tiến hành cho trẻ nghe nhạc để cảm thụ âm nhạc đồng thời 
hưởng ứng cùng cô theo bài hát . Tôi giới thiệu tên bài hát, tác giả, nội dung bài 
hát trước khi cho trẻ nghe cô hát. Bước này nhằm giúp trẻ phát triển khả năng 
cảm thụ âm nhạc và hưởng ứng của trẻ về âm nhạc khi được nghe cô hát và nghe 
giai điệu của bài hát. 
 Sau mỗi hoạt động học, lĩnh vực giáo dục phát triển thẫm mỹ (âm nhạc) 
trên lớp tôi luôn quan sát, nhận xét sự hứng thú, và kết quả đạt được của trẻ qua 
từng bước(Hoạt động) để có hướng phát huy những kết quả đạt tốt và có hướng 
khắc phục những kỹ năng trẻ chưa đạt để tiết học sau mang lại cho trẻ sự hứng 
thú tích cực và phát triển ở trẻ những kỹ năng ca hát vững vàng, phù hợp với trẻ 
hơn.
 12 * Trong giờ đón trẻ: Tôi trò chuyện cùng trẻ về một số bài hát trong chủ đề 
hoặc cho trẻ nghe nhạc, nghe những bài hát trong và ngoài chương trình phù hợp 
với lứa tuổi. Trẻ nghe nhiều lần sẽ cảm nhận được giai điệu của bài hát, thích nghe 
hát và mạnh dạn hát cho cô bạn nghe, bên cạnh đó tôi cho trẻ xem video về các 
bài hát, cho trẻ hát và bắt chước theo, cho trẻ xem lại băng đĩa mà các bé trong 
lớp đã diễn trong ngày hội, ngày lễ.
 Một số hình ảnh các cháu lớp chồi 5 đang xem lại các bạn trong lớp diễn văn nghệ 
 trong ngày lễ bé múa hát mừng cô nhân ngày 20/11/2018
 * Trong giờ hoạt động góc 
 Tôi trò chuyện thêm với trẻ về nội dung một số bài hát, mà tôi cần cung cấp 
cho trẻ trong chủ đề để trẻ cảm nhận bài hát trọn vẹn hơn và có thể tự tin, mạnh 
dạn hơn khi thể hiện lại các bài hát đã học. Bên cạnh đó khi trẻ tham gia vào góc 
chơi âm nhạc tôi tìm và chọn những giai điệu nhạc beat hoặc đánh đàn các bản 
nhạc vui tươi, nhí nhảnh, phù hợp độ tuổi, chủ đề trẻ đã học và khuyến khích trẻ 
sử dụng một số dụng âm nhạc để biểu diễn bài hát khi trẻ hát tôi chú ý và động 
viên khuyến khích trẻ tham gia hưởng ứng tích cực sáng tạo trong cách hát và thể 
hiện bài hát vui tươi, nhí nhảnh và tự nhiện hơn và đặc biệt sửa sai cho trẻ nếu trẻ 
hát chưa đúng.
 14 Một số hình ảnh của trẻ lớp Chồi 5 trường MN Hương Sen ca hát trong giờ hoạt động 
góc
 * Trong giờ hoạt động chiều 
 - Tổ chức cho trẻ hoạt động âm nhạc theo ý thích hoặc cho trẻ biểu diễn văn 
nghệ theo chủ đề. Tôi luôn khuyến khích động viên cả lớp cùng tham gia.
 Đây là cơ hội để trẻ học hỏi lẫn nhau, chia sẻ cảm xúc và cùng hợp tác biểu 
diễn.
 + Có thể cho trẻ chơi với các dụng cụ âm nhạc ở góc âm nhạc để kích thích 
trẻ hát, múa các động tác đơn giản mà trẻ thích.
 + Cô mở nhạc, video theo yêu cầu, sở thích của trẻ.
 * Vào các ngày lễ hội
 - Trong năm trường tôi thường tổ chức liên hoan văn nghệ vào các ngày lễ 
 + Ngày khai trường, ngày nhà giáo Việt Nam 20-11
 + Ngày quốc tế phụ nữ 8-3
 + Ngày sinh nhật Bác 19-5,
 + Tết Trung thu, ngày quốc tế thiếu nhi 1-6
 + Ngày 22/12
 + Mừng Đảng mừng Xuân
 - Thông qua các chương trình văn nghệ để tôi rèn luyện kỹ năng ca hát cho 
trẻ bằng một số biện pháp sau: 
 + Tìm bài hát có nội dung phù hợp với ngày lễ, hội với trẻ
 + Cho trẻ làm quen với bài hát mọi lúc mọi nơi, giúp trẻ thuộc, cảm nhận 
được giai điệu bài hát.
 + Lựa chọn động tác mà trẻ đã được học để đưa vào tập luyện để nhiều trẻ 
được tham gia chương trình văn nghệ 
 c. Hiệu quả đạt được
- Rèn kỹ năng ca hát cho trẻ mọi lúc mọi nơi phát huy cho trẻ tính sáng tạo của 
trẻ khi tham gia vào các hoạt động âm nhạc đặc biệt giúp trẻ lớp tôi mạnh dạn, 
tự tin khi thể hiện trên sân khấu vào các ngày lễ hội tại trường MN đạt 55% 
 16

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_giai_phap_giup_tre_4_5_tuoi_phat_trien_ky_nang_c.docx