SKKN Một số giải pháp giúp trẻ 4-5 tuổi học tốt hoạt động khám phá khoa học
Để giúp hoạt động khám phá khoa học đạt hiệu quả cao thì giáo viên cần phải nắm được sự phát triển tâm lý của trẻ lứa tuổi mầm non nói chung và độ tuổi mẫu giáo 4-5 tuổi nói riêng. Cho trẻ khám phá khoa học về môi trường xung quanh chính là tạo điều kiện, cơ hội và tổ chức các hoạt động để trẻ tích cực tìm tòi phát hiện về các hiện tượng sự vật xung quanh. Từ đó, giáo viên sẽ tạo điều kiện cho trẻ được tiếp cận với cách giảng dạy theo hình 3 thức đổi mới như ứng dụng công nghệ thông tin, đặc biệt là sử dụng những đồ dùng là vật thật có sẵn ở địa phương... nhằm giúp trẻ tiếp thu và mở rộng vốn hiểu biết, từ đó giúp trẻ phát triển một cách toàn diện. Vì vậy các tiết dạy cho trẻ khám phá khoa học là rất quan trọng và cần thiết giúp trẻ phát triển các giác quan và tự tin tiếp xúc với các sự vật hiện tượng xung quanh trẻ. Giúp trẻ lĩnh hội những tri thức mới trong gia đình, nhà trường và xã hội. Từ đó mà tôi đã chọn đề tài “Một số giải pháp giúp trẻ 4-5 tuổi học tốt hoạt động khám phá khoa học”.
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số giải pháp giúp trẻ 4-5 tuổi học tốt hoạt động khám phá khoa học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số giải pháp giúp trẻ 4-5 tuổi học tốt hoạt động khám phá khoa học

2 vào trẻ, trẻ làm trung tâm”.Đó là quan niệm mọi tác động giáo dục phải vì lợi ích của trẻ. Trẻ là ngừi khởi xướng các hoạt động, trẻ được khuyến khích tham gia vào quá trình giáo dục chứ không thụ động. Trẻ được học qua chơi, qua khám phá thử nghiệm bằng các giác quan. Người lớn giữ vai trò “trung gian”tổ chức môi trường, tạo điều kiện cho trẻ hoạt động nhắm phát huy hứng thú, nhu cầu và năng lực của trẻ. Từ khi lọt lòng mẹ đến lúc chập chững tập đi, trẻ thấy mọi thứ xung quanh trẻ thật mới lạ. Hoạt động khám phá khoa học là chiếc cầu nối, là phương tiện dẫn dắt khám phá thế giới xung quanh trẻ. Biết những điều đơn giản đến những điều phức tạp. Khám phá khoa học là phương tiện hữu hiệu trong việc giáo dục trẻ lòng yêu thiên nhiên, yêu quê hương, đất nước, tình yêu mến bạn bè, với những người thân, biết được việc làm tốt, biết yêu cái đẹp, trẻ cảm thấy thế giới xung quanh trẻ thật kỳ diệu và đầy thú vị. Vì thế “ khám phá khoa học” là một hoạt động không thể thiếu được ở tuổi mầm non. Thông qua hoạt động này trẻ được khám phá một thế giới riêng của mình. Trẻ được cung cấp vốn kiến thức sơ đẳng về thế giới xung quanh mình. Không những phát triển nhận thức mà còn được rèn luyện óc quan sát, tri giác, khả năng ghi nhớ, chú ý, tư duy và tưởng tượng.. .Khám phá khoa học nhằm củng cố, hệ thống hóa kiến thức, mở rộng vốn hiểu biết về thế giới xung quanh trẻ, qua đó làm giàu vốn từ của trẻ . Trẻ được khám phá thế giới xung quanh mình, những điều trẻ chưa biết hoặc đã biết nhưng chưa cụ thể. Trẻ được trải nghiệm thông qua các hoạt động và trực tiếp khám phá chúng nhằm phát hiện những cái mới, những cái ẩn giấu trong các sự vật hiện tượng xung quanh. Để giúp hoạt động khám phá khoa học đạt hiệu quả cao thì giáo viên cần phải nắm được sự phát triển tâm lý của trẻ lứa tuổi mầm non nói chung và độ tuổi mẫu giáo 4-5 tuổi nói riêng. Cho trẻ khám phá khoa học về môi trường xung quanh chính là tạo điề u kiện, cơ hội và tổ chức các hoạt động để trẻ tích cực tìm tòi phát hiện về các hiện tượng sự vật xung quanh. Từ đó, giáo viên sẽ tạo điều kiện cho trẻ được tiếp cận với cách giảng dạy theo hình 4 là vị trí, diện tích, đối tượng, đồ dùng, đồ chơi, đồ dùng phù hợp để trẻ có thể thực hiện được hoạt động khám phá của mình. Để tổ chức có hiệu quả các hoạt động khám phá như quan sát, xem tranh, ảnh, băng hình, thí nghiệm, chơi hoạt động thực tiễn không thể thiếu các đồ dùng, phương tiện trực quan, môi trường phong phú. Các đồ dùng, phương tiện này ngoài mục đích giúp trẻ được trải nghiệm tích cực nhưng rất cần phải đẹp. Để cung cấp những cơ hội khám phá khoa học cho trẻ, giáo viên cần tạo cho trẻ môi trường hoạt động khám phá khoa học sạch, đẹp, gọn gàng sẽ tạo cho trẻ xúc cảm, tình cảm và thị hiếu thẩm mỹ của trẻ. Trẻ vừa học vừa khám phá trong môi trường vừa cảm nhận cái hay, cái đẹp. Xây dựng môi trường trong lớp cũng như ngoài lớp học để kích thích hoạt động khám phá cho trẻ. Góc’KHAM FHÀ 6 Qua việc chuẩn bị tốt các điều kiện cho trẻ khám phá khoa học tôi thấy trẻ hứng thú, tích cực tham gia vào hoạt động. Giải pháp 2. Tổ chức các hoạt động khám phá. a. Giáo viên đặt câu hỏi về nội dung mà trẻ cần khám phá. Tôi luôn khuyến khích trẻ, gợi mở,hỗ trợ tạo cơ hội nhiều nhất cho trẻ được hoạt động, được trao đổi, chia sẻ trình bày ý kiến của mình, đáp ứng nhu cầu ham hiểu biết,tìm tòi, khám phá qua những câu hỏi thắc mắc của trẻ. Từ đó mà trẻ luôn tích cực chủ động tham gia các hoạt động thích làm việc theo cặp theo nhóm nhỏ. Trẻ khám phá khoa học thông qua các giác quan. Nếu sử dụng tranh ảnh chỉ giúp trẻ quan sát, tìm hiểu bề ngoài của các sự vật hiện tượng chủ yếu bằng mắt nhìn. Để hoạt động khám phá thêm sinh động ngoài quan sát bằng tranh ảnh, tôi luôn lựa chọn những đề tài có thể sử dụng bằng vật thật nhằm giúp trẻ có thể tận dụng tất cả các giác quan trong quá trình quan sát. Khi thực hiện cho trẻ quan sát bằng vật thật bao giờ trẻ cũng rất thích thú và trẻ không những được nhìn, được nghe tiếng kêu của các con vật mà trẻ còn được sờ mó vào đồ vật, con vật nhằm giúp trẻ tiếp nhận, mở rộng hiểu biết của mình một c ách đầy đủ về đối tượng. Ví dụ: Chủ đề Thế giới thực vật “Tìm hiểu một số loại hoa”để giúp trẻ quan sát sờ, ngửi bằng vật thật.Tôi chuẩn bị lẵng hoa tươi cho trẻ quan sát lãng hoa có những loại hoa gì? Màu sắc làm sao cho trẻ được tự tay sờ vào những cánh hoa xem cánh hoa mềm hay cứng ... cho trẻ ngửi và cảm nhận xem mùi các loại hoa như thế nào. Vì thế mà trẻ rất hứng thú và tích cực tham gia hoạt động. Giáo viên đưa các nội dung, định hướng khám phá giúp trẻ hiểu được cái gì trẻ cần phải khám phá, cần phải biết. Ví dụ: Giờ học khám phá 1 số con vật sống dưới nước. Tôi đã sử dụng câu đố phần gây hứng thú kích thích hứng thú cho trẻ. “Nhà hình soắn nằm ở dước ao Chỉ có một cửa ra vào mà thôi Mang nhà đi khắp mọi nơi Không đi đóng cửa nghỉ ngơi một mình.” (con ốc) 8 - Mời 6 - 7 trẻ lên lấy 1 trong số những vật mà cô chuẩn bị hỏi trẻ: + Vật đó có tên là gì? làm bằng gì? + Cho trẻ đưa vật đó lại gần cục nam châm và trả lời xem chúng có hút nhau không và vì sao? - Lần lượt cô cho các trẻ được thí nghiệm với các vật và đưa ra nhận xét, nam châm hút được những vật làm bằng gì? Giải thích và kết luận: Nam châm chỉ hút được các vật làm bằng sắt ngoài ra không hút được các vật làm từ các chất khác. * Giờ khám khoa học về thực vật: (Chủ điểm thế giới thực vật) Để khơi dậy ở trẻ tính tò mò tự nhiên và tạo cơ hội cho trẻ khám phá về đặc điểm nổi bật và ích lợi của cây cối, điều kiện sống của cây và một vài mối liên hệ đơn giản giữa cây cối với môi trường sống, cách chăm sóc và bảo vệ chúng, đồng thời trau dồi óc quan sát, so sánh, nhận xét và phán đoán của trẻ, hình thành ở trẻ tình cảm, thái độ đúng đắn đối với cỏ cây, hoa lá tôi thường xuyên cho trẻ quan sát các loại cây, gọi tên, so sánh, nhận xét và thảo luận ở mọi lúc mọi nơi.Cho trẻ quan sát, theo dõi sự lớn lên của cây (nảy mầm, ra lá, và lớn lên). Cho trẻ làm các thử nghiệm. Ví dụ : Hoạt động 1. Gieo hạt: Mục đích: - Trẻ biết được cây cũng cần thức ăn và nước mới sinh trưởng được. - Trau dồi óc quan sát, khả năng phán đoán, suy luận và chú ý. Chuẩn bị Một vài hạt đậu tương, đậu đen.. .2 Khay nhỏ, một ít đất . Cách tiến hành: - Ngâm hạt vào trong nước ấm từ 1 đến 2 tiếng sau đó lấy ra đặt hạt vào khay có sẵn đất. Cho trẻ trao đổi dự đoán sự nảy mầm của hạt. 10 Như vậy không những trẻ biết được cua có đặc điểm gì mà trẻ còn biết môi trường sống của chúng, cách vận động, các bộ phận cơ thể ra sao, trẻ nắm được đặc điểm cho nên việc so sánh rõ ràng và phân loại cũng rất tốt. Bên cạnh sử dụng hình ảnh, con vật thật, ở nhánh động vật sống trong gia đình tôi đã sử dụng powerpoint cho trẻ quan sát quá trình phát triển của gà con để tiết học trở nên hấp dẫn , sinh động, thú vị hơn. ( Hình ảnh cho trẻ quan sát vòng đời của gà) Ví dụ: Vòng đời của con gà - Sự phát triển của gà con. 12 (Hình ảnh quan sát vật chìm vật nổi) Ví dụ : Hoạt động “ Trong bọt biển có gì?” Mục đích: + Trau dồi kỳ năng quan sát, khả năng dự đoán. + Kích thích tính tò mò, ham hiểu biết của trẻ. Chuẩn bị: Một vài miếng bọt biển khô, một chậu nước. Tiến hành: - Thả miếng bọt biển khô vào nước. quan sát hiện tượng xảy ra (miếng bọt biển nổi trên mặt nước) - Cầm miếng bọt biển dìm xuống đáy chậu nước và bóp mạnh. Quan sát hiện tượng xảy ra (nhiều bong bóng đi lên từ miếng bọt biển) - Cô cho trẻ suy đoán và lý giải hiện tượng xảy ra theo cách hiểu của trẻ. Giáo viên có thể giải thích: Có hiện tượng này là do nước chiếm chỗ của không khí trong miếng bọt biển và đẩy không khí thành những bọt khí đi lên. Tôi nhận thấy tổ chức cho trẻ khám phá như vậy tiết học sẽ sôi động hơn, trẻ hứng thú hơn và trẻ biết thêm không khí luôn ở cạnh con người và con người phải có không khí mới sống, mới thở được. Giải pháp 3. Lồng ghép hoạt động khám phá khoa học vào các hoạt động hằng ngày. 14 thực tế. Đồng thời giúp trẻ tăng cường sức khỏe và thể lực, tích cực vận động. Ví dụ: Chủ đề thế giới thực vật cô cho trẻ quan sát bồn hoa dưới sân trường, cô có thể đặt các câu hỏi như; Đây là cây hoa gì? Cây hoa có đặc điểm gì? Bông hoa gồm có những gì?....? Giáo dục trẻ yêu quý, bảo vệ hoa, không ngắt lá bẻ cành. (Ảnh trẻ quan sát cây hoa) Hay khi cho trẻ ra ngoài sân quan sát các con côn trùng như kiến, con quấn chiếu, con giun...trẻ được thỏa sức khám phá thế giới thiên nhiên trẻ được hít thở không khí trong lành, kích thích ở trẻ tính tò mò, tính ham hiểu biết, những 15 câu hỏi của các con đặt ra rất là thú vị; cô ơi con kiến nó đi theo đàn nhưng tại sao con chẳng may chạm vào là tất cả các con kiến chạy lung tung, hay trẻ cầm kính hiển vi quan sát con quấn chiếu trẻ rất 16 ( Hình ảnh trao đổi với phụ huynh) Nhờ có sự kết hợp chặt chẽ giữa giáo viên và phụ huynh mà những giờ hoạt động khám phà của trẻ trở nên phong phú và hấp dẫn hơn, từ đó mà tiết học của trẻ đạt kết quả cao trẻ rất hứng thú và sôi nổi trong giờ học. Qua nghiên cứu và ứng dụng đề tài với những giải pháp trên vào thực tế giảng dạy, cùng với sự nỗ lực phấn đấu của bản thân tôi thu được kết quả như sau: * Kết quả đánh giá của trẻ sau khi thực hiện giải pháp. Đầu năm Cuối năm Tỷ lệ Tổng STT Nội dung đánh giá % số trẻ Số trẻ Tỷ lệ Tỷ lệ Tăng Số trẻ đạt đạt % % Sự hứng thú vào hoạt 1 16 64% 24 96% +32% động. 25 Kỹ năng quan sát: so 2 sánh, phỏng đoán, suy 25 15 60% 23 92% +32% đoán. Khả năng phối hợp, 3 25 13 52% 22 88% +36% trao đổi nhóm. 18 - Đối với bản thân: Bản thân tôi linh hoạt, tự tin hơn khi tiến hành hoạt động, bên cạnh đó tôi được trau dồi kiến thức, kỹ năng, nghệ thuật chăm sóc và giảng dạy trẻ. - Đối với phụ huynh:Các bậc phụ huynh đã nhận thức rõ được tầm quan trọng của việc dạy trẻ làm quen với môi trường xung quanh, cùng phối kết hợp với cô giáo tạo điều kiện cho trẻ được làm quen với môi trường xung quanh đạt kết quả cao nhất, điều đó cũng đã góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trẻ. * Cam kết: Chúng tôi cam đoan những điều khai trên đây là đúng sự thật và không sao chép hoặc vi phạm bản quyền. Xác nhận của cơ quan, đơn vị Tác giả ỞNG TRƯỜNGV NON 21 THỊ TRẤN THANGZ hanh Mai Nguyễn Thị Thùy
File đính kèm:
skkn_mot_so_giai_phap_giup_tre_4_5_tuoi_hoc_tot_hoat_dong_kh.docx
SKKN Một số giải pháp giúp trẻ 4-5 tuổi học tốt hoạt động khám phá khoa học.pdf