SKKN Một số giải pháp giáo dục tính tự lập cho trẻ tại lớp mẫu giáo 4-5 tuổi A4 Trường Mầm non Hoa Sen

Chúng ta biết rằng tự lập là một đức tính tốt nhưng nó không tự nhiên mà có, để hình thành là cả một quá trình rèn luyện, giáo dục và phải bắt đầu ngay từ khi trẻ còn nhỏ. Trẻ từ khi lọt lòng đến 6 tuổi là giai đoạn phát triển quan trọng, giai đoạn vàng trong cuộc đời của mỗi con người. Đây là giai đoạn của sự tăng trưởng rất nhanh về thể chất và phát triển các mặt của trí tuệ, tình cảm và ý thức xã hội, giai đoạn tạo tiền đề quan trọng của sự hình thành nhân cách con người.
Giáo dục tính tự lập cho trẻ ngay từ khi còn bé không những tạo ra cho trẻ khả năng tự lập trong sinh hoạt hàng ngày mà còn là một trong những điều kiện quan trọng để hình thành sự tự tin, năng động, sáng tạo, linh hoạt làm cơ sở hình thành nhân cách con người sau này. Vì vậy để hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ, tạo tiền đề cho các bậc học tiếp theo thì việc giáo dục tính tự lập cho trẻ ngay từ tuổi mầm non là việc làm hết sức quan trọng và cần thiết không thể thiếu trong chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ tại trường mầm non. Đó cũng là lí do mà tôi lựa chọn nghiên cứu giải pháp “Một số giải pháp giáo dục tính tự lập cho trẻ tại lớp mẫu giáo 4-5 tuổi A4 trường Mầm non Hoa Sen”
docx 19 trang skmamnon 18/10/2024 620
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số giải pháp giáo dục tính tự lập cho trẻ tại lớp mẫu giáo 4-5 tuổi A4 Trường Mầm non Hoa Sen", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số giải pháp giáo dục tính tự lập cho trẻ tại lớp mẫu giáo 4-5 tuổi A4 Trường Mầm non Hoa Sen

SKKN Một số giải pháp giáo dục tính tự lập cho trẻ tại lớp mẫu giáo 4-5 tuổi A4 Trường Mầm non Hoa Sen
 2
 5. Sự cần thiết phải áp dụng giải pháp sáng kiến: 
 Việc áp dụng giải pháp mới là vô cùng cần thiết vì nó mang lại những lợi 
ích rất thiết thực:
 - Giáo viên linh hoạt trong cách tổ chức giáo dục tính tự lập cho trẻ, có thêm 
nhiều kinh nghiệm trong việc chăm sóc giáo dục trẻ và giáo viên biết lựa chọn 
nội dung, tìm ra phương pháp áp dụng trong việc cung cấp các kiến thức, kĩ năng 
về giáo dục tính tự lập cho trẻ.
 - Phát triển ở trẻ kĩ năng phục vụ bản thân, biết tự hoạt động theo nhu cầu, 
sở thích, trẻ dễ dàng thích ứng với những điều kiện, hoàn cảnh thay đổi.
 - Tăng cường nhận thức của phụ huynh về tầm quan trọng của của việc giáo 
dục tính tự lập cho trẻ. Từ đó phụ huynh cũng nâng cao ý thức trách nhiệm khi 
tham gia phối hợp với giáo viên trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ.
 - Việc hình thành cho trẻ tính tự lập là rất cần thiết, vì nhờ có tính tự lập mà 
trí tuệ của trẻ phát triển hơn, quá trình nhận thức của trẻ phong phú và sâu sắc 
hơn, trẻ chủ động tìm kiếm và lĩnh hội tri thức để nâng cao khả năng hành động, 
nhận thức của mình. Từ đó sẽ nâng cao sự hiểu biết của trẻ, giúp trẻ phát triển tư 
duy, trí nhớ, tưởng tượng, khả năng so sánh, phân tích của trẻ. 
 6. Mục đích của giải pháp sáng kiến: 
 Để khắc phục các nhược điểm của giải pháp cũ đã nêu trên, tôi đưa ra giải 
pháp với mục đích:
 - Giúp giáo viên nâng cao năng lực sư phạm, trình độ chuyên môn nghiệp 
vụ trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ cho bản thân.
 - Giáo viên tích lũy được vốn kinh nghiệm của mình trong việc kết hợp, tuyên 
truyền giáo dục tính tự lập cho trẻ tới phụ huynh bằng nhiều hình thức nhằm đạt 
được hiệu quả cao nhất.
 - Giúp trẻ hình thành thói quen trong sinh hoạt, đồng thời giúp trẻ phát triển 
củng cố những tố chất vận động, sự khéo léo, tính kiên trì, tính kỷ luật.
 - Nâng cao hiệu quả của việc giáo dục tính tự lập cho trẻ, tạo điều kiện cho 
trẻ được rèn luyện tính tự lập thông qua các hoạt động học tập và các hoạt động 
sinh hoạt tự phục vụ bản thân phù hợp với khả năng của trẻ. 4
đồ dùng cá nhân của mình khi đến lớp và khi ra về, tự biết xúc ăn, ăn xong cất 
bát thìa vào đúng nơi quy định, tự lấy và cất chăn, gối khi đi ngủ...
 - Kỹ năng giữ gìn vệ sinh: Biết cách thay quần áo khi bị bẩn, biết tự xúc 
miệng bằng nước muối sau khi ăn, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, khi 
tay bẩn, nhặt rác, bỏ rác vào đúng nơi qui định, biết tự đi vệ sinh đúng nơi quy 
định khi thấy có nhu cầu.
 - Kỹ năng hỗ trợ người khác: Lấy, cất đồ dùng học tập, chuẩn bị bàn ăn, xếp 
ghế, sắp xếp đồ dùng đồ chơi, tưới cây, chăm sóc cây. 
 Việc xác định được những kỹ năng như trên đã giúp tôi định hướng được 
nhiệm vụ của mình trong công tác chăm sóc trẻ nói chung và việc thực hiện đề 
tài nghiên cứu nói riêng. Và nhờ xác định được những kỹ năng đó mà tôi đã giáo 
dục, rèn luyện cho trẻ thông qua các hoạt động trong ngày từ hoạt động đón trả trẻ, 
hoạt động học, hoạt động vui chơi, hoạt động ngoài trời, hoạt động ăn, ngủ, hoạt 
động chiều tôi dạy trẻ những việc làm vừa sức, những kỹ năng tự lập cần thiết cho 
trẻ. Từ đó tôi đã giúp trẻ hiểu được ý nghĩa của hành động, của công việc đó như 
thế nào, biết được việc nào nên làm và việc nào không nên làm, việc đó có ích lợi gì 
để từ đó giúp trẻ dần dần hình thành ý thức tự lập, trở thành ý thức cần có trong cuộc 
sống hàng ngày.
 * Giải pháp 2: Luyện tập cho trẻ các công việc tự phục vụ vừa sức.
 Hàng ngày tôi trang bị cho trẻ một số kiến thức về tính tự lập như: Khi đến 
lớp các con biết tự cất đồ dùng cá nhân, tự lấy đồ chơi và cất đồ chơi vào đúng 
nơi quy định bằng cách giới thiệu các nơi để đồ dùng của trẻ. Tôi hướng dẫn trẻ 
cách để đồ dùng, tôi vừa hướng dẫn vừa cùng làm với trẻ, giải thích cho trẻ biết 
lý do và cách thực hiện sau đó dần dần để trẻ tự mình thực hiện. 
 Ví dụ: Cho trẻ để đồ dùng cá nhân của mình đúng nơi quy định, tôi sử dụng 
kí hiệu cho từng ngăn tủ trùng với kí hiệu đồ dùng học tập của trẻ để trẻ dễ nhớ. 
Tôi hướng dẫn trẻ, vừa giải thích kết hợp cùng trẻ thực hiện.
 Tôi thường xuyên cho trẻ thực hiện việc làm điều đó mỗi ngày khi trẻ tới 
lớp. Sau đó tôi để trẻ tự cất đồ dùng, tôi quan sát và theo dõi trẻ thực hiện, có thể 
nhắc nhở trẻ khi trẻ chưa thực hiện đúng. 6
tác rửa tay và thực hiện hàng ngày, tạo cho trẻ có thói quen vệ sinh rửa tay trước 
khi ăn, sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn.
 Hình ảnh cô hướng dẫn trẻ rửa tay 
 Hình ảnh trẻ rửa tay trước giờ ăn
 - Khi đến giờ ăn, tôi cùng trẻ kê bàn, chia đĩa, bát, thìa về bàn ăn cho các 
bạn. Khi tổ chức bữa ăn gia đình, tôi cho trẻ được tự chủ động trong giờ ăn, tạo 
được sự thoải mái, vui vẻ, hứng thú vào giờ ăn. Trẻ được thực hiện các thao tác 
tự lấy cơm vào bát cho mình và cho bạn, lựa chọn món ăn theo ý thích, tự xúc ăn, 8
 Hình ảnh trẻ giúp cô chải đệm xốp, cất gối sau khi ngủ dậy
 Trong quá trình giáo dục cần hình thành ở trẻ những kỹ năng và thói quen tự 
lập. Trẻ 4 tuổi đã bắt đầu có khả năng tự mình làm một số công việc đơn giản, trẻ 
cũng có ý thức về điều đó và cũng có mong muốn được làm. Giáo dục tính tự lập 
cho trẻ bắt đầu từ thói quen tự phục vụ, thói quen vệ sinh cá nhân, thói quen giúp 
đỡ người khác, những thói quen đó đòi hỏi phải tác động đến trẻ một cách lâu dài, 
có hệ thống vì trẻ dễ nhớ nhưng cũng chóng quên. Vì vậy việc luyện tập thường 
xuyên các công việc tự phục vụ vừa sức cho trẻ là rất quan trọng và cần thiết.
 Từ đó giúp trẻ lĩnh hội kiến thức và kỹ năng, trẻ nắm bắt được tầm quan 
trọng của những công việc tự phục vụ bản thân. Biết thực hiện thuần thục các 
thao tác phục vụ bản thân và có thói quen thực hiện thường xuyên hàng ngày. 
Trẻ có khả năng thích ứng, hòa nhập tốt hơn, dễ dàng thích ứng với những điều 
kiện, hoàn cảnh thay đổi, trẻ sẽ không gặp khó khăn trong sinh hoạt, đoàn kết 
cùng bạn hoàn thành nhiệm vụ.
 * Giải pháp 3: Tổ chức lồng ghép giáo dục tính tự lập cho trẻ vào các 
hoạt động hàng ngày.
 Tính tự lập của trẻ được thể hiện trong các hoạt động, trong sinh hoạt hàng 
ngày ở gia đình và lớp học. Đối với trẻ mẫu giáo đã bắt đầu có khả năng làm một 
số việc đơn giản, trẻ đã có ý thức về điều đó và luôn chứng tỏ khả năng của mình 
trong sinh hoạt hàng ngày. Theo chương trình giáo dục “Xây dựng trường mầm 
non lấy trẻ làm trung tâm” khi tổ chức các hoạt động học tôi sẽ tạo điều kiện để 
trẻ được tham gia giúp đỡ cô làm những công việc trong khả năng của mình.
 Giờ học hoạt động có chủ đích của trẻ tại lớp, trẻ được học kiến thức và trẻ 
học được những kỹ năng, thói quen sinh hoạt và các kỹ năng khác nữa. Việc tạo 10
 Hình ảnh trẻ đang biểu diễn thời trang trong hoạt động học KNXH
 Trong giờ hoạt động vui chơi: Tôi tạo điều kiện cho trẻ được chơi với đồ chơi 
và chơi với bạn bè. Thông qua hoạt động vui chơi làm biến đổi đời sống tâm lý 
của trẻ. Qua hoạt động với đồ chơi giúp trẻ khám phá chức năng và phương thức 
sử dụng chúng, đồng thời khi trẻ sử dụng đồ chơi thì cũng lĩnh hội được các quy 
tắc hành vi ứng xử trong xã hội. Từ đó trẻ sẽ học được và tự lập trong các thao 
tác, hành động với các đồ dùng, giúp trẻ tự tin, tự lập hơn trong cuộc sống.
 Ở góc chơi đóng vai trẻ còn được bắt chước thao tác của người lớn: trẻ bắt 
chước mẹ bé em, nấu ăn, bán hàng, bác sĩ khám bệnh, phân công vai chơi.Khi 
tổ chức cho trẻ chơi ở giai đoạn đầu năm tôi hướng dẫn tỉ mỉ, cẩn thận, chủ động 
tham gia chơi với trẻ trong các trò chơi, giới thiệu các đồ dùng trong góc, gợi ý 
trẻ chơi các trò chơi với các đồ dùng đó, tạo tình huống cho trẻ chơi để trẻ tự tìm 
cách giải quyết tình huống, tự đưa ra quyết định khi gặp tình huống bất ngờ. Sau 
khi chơi, trẻ biết phân loại đồ chơi và cất đồ chơi vào đúng nơi quy định. Thông 
qua trò chơi đóng vai, trẻ không những thỏa mãn nhu cầu làm người lớn của mình 
mà trẻ học được cách giao tiếp, ứng xử với mọi người xung quanh. 12
 Hình ảnh cô và trẻ trong giờ hoạt động vui chơi 
 Trong giờ hoạt động lao động tôi hướng dẫn trẻ biết nhặt rác bỏ vào thùng 
rác, tưới cây, bắt sâu, lau lá cây, lau dọn giá góc đồ chơi, sắp xếp đồ chơi đúng 
nơi quy định. Khi thực hiện các hoạt động này tôi hướng dẫn và cùng làm với trẻ, 
giải thích cho trẻ hiểu ý nghĩa tác dụng của từng hoạt động đồng thời giáo dục trẻ 
về ý thức bảo vệ môi trường. Từ đó trẻ sẽ hiểu và học tập theo cô, dần dần hoạt 
động có ý thức đó sẽ trở thành thói quen hàng ngày của trẻ.
 Hình ảnh trẻ nhặt lá cây bỏ vào thùng rác 14
dụng thành thạo đồ dùng để ăn, đồ dùng để uống, ăn không rơi vãi, không nói 
chuyện khi ăn, ăn hết suất, ăn xong biết cất bát vào đúng nơi quy định. 
 Hình ảnh trẻ đang tự xúc cơm ăn
 Qua hoạt động nêu gương: Trẻ nhỏ cũng vậy trẻ rất muốn được người lớn 
khen ngợi, động viên, đặc biệt là cô giáo. Khi thấy việc tốt của trẻ cô nên tuyên 
dương trước lớp. Cô giáo khen ngợi, động viên, đánh giá những công việc mà trẻ 
đã làm sẽ giúp trẻ hứng thú, tích cực chủ động, tự tin vào bản thân mình và mong 
muốn được tiếp tục thực hiện các công việc tiếp theo. Động viên, khen ngợi, 
khích lệ trẻ kịp thời đúng thời điểm là một việc làm rất quan trọng và ý nghĩa, nó 
góp phần hình thành trong tâm thức trẻ sự nỗ lực vươn lên, hoàn thành tốt công 
việc của mình.
 Hình ảnh trẻ lên cắm cờ, cô khen và tặng phiếu bé ngoan 16
 Ngoài ra, tôi còn trao đổi với phụ huynh về những thay đổi của trẻ mỗi ngày, 
đặc điểm tâm sinh lý, khả năng và mức độ tự lập trẻ đã đạt được ở trường để phụ 
huynh lựa chọn nội dung, phương pháp, biện pháp để phụ huynh tạo ra các tình 
huống giúp trẻ hình thành và phát triển được tính tự lập ngay tại gia đình phù hợp 
với con em mình như: trông em, nhặt rau, quét nhà. Luôn tôn trọng ý kiến của 
trẻ, không áp đặt, không gò bó để trẻ không bị căng thẳng, có sự sáng tạo trong 
suy nghĩ cũng như trong thực hiện theo suy nghĩ của trẻ.
 Tuyên truyền với phụ huynh quan sát về tính hiệu quả của việc gia đình dạy 
trẻ tính tự lập khi trẻ ở nhà, điều đó giúp trẻ rèn luyện cũng như thực hiện kĩ năng 
tốt hơn, hiệu quả của biện pháp cao hơn để từ đó có những biện pháp rèn luyện 
và giáo dục trẻ thêm.
 Để việc giáo dục tính tự lập cho trẻ thành công, cần sự phối hợp giữa nhà 
trường và phụ huynh. Giáo viên và phụ huynh cần phối hợp bằng nhiều cách thức 
và phương tiện khác nhau, phải linh hoạt, mềm dẻo, phù hợp với đặc điểm của 
trẻ, để trẻ được tự lập, tự làm những việc trong khả năng của trẻ và bố mẹ chỉ nên 
là người hướng dẫn, không nên làm cho trẻ hết mọi việc. Quan tâm thỏa đáng đến 
nhu cầu và nguyện vọng của trẻ, phát huy tính tích cực chủ động của trẻ trong 
giáo dục tính tự lập của trẻ nói riêng và trong các hoạt động khác nói chung, nhằm 
giúp trẻ phát triển hài hòa cân đối về thể chất và tinh thần. 
 Hình ảnh trẻ tự rửa tay tại nhà Trẻ nhặt rau giúp mẹ

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_giai_phap_giao_duc_tinh_tu_lap_cho_tre_tai_lop_m.docx