SKKN Một số giải pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 4-5 tuổi tại Trường Mầm non Thạch Đà A
Mục đích tôi nghiên cứu “ Một số giải pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ 4- 5 tuổi tại trường mầm non Thạch Đà A ” nhằm phát huy nâng cao tính tích cực, năng động, sáng tạo, mạnh dạn, tự tin trong mọi hoạt động và mọi hoàn cảnh của trẻ” nhằm củng cố, rèn luyện cho trẻ những kỹ năng sống cơ bản thông qua các hoạt động học, chơi, hoạt động ăn , ngủ của trẻ nhằm thúc đẩy, nâng cao hiệu quả giáo dục trong nhà trường nói riêng và nâng cao chất lượng đổi mới giáo dục nói chung. Khảo sát thực trạng kỹ năng sống của trẻ 4 -5 tuổi ở trường mầm non. Xây dựng một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 4 - 5 tuổi thông qua các hoạt động. Đề xuất một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 4 - 5 tuổi trong trường mầm non nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở trường mầm non trong hiện tại và những năm tiếp theo. Dạy trẻ kỹ năng sống nhằm giúp trẻ có kinh nghiệm trong cuộc sống, biết được những điều nên làm và không nên làm từ đó giúp cho trẻ có được một số kỹ năng sống cơ bản, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng cho trẻ trong trường mầm non, giúp trẻ phát triển toàn diện về các mặt như đức, trí, thể, mỹ. Công tác này được triển khai đến các bậc phụ huynh, qua đó họ đã tự nguyện phối hợp cùng nhà trường trong việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 4-5 tuổi tại Trường Mầm non Thạch Đà A", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số giải pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 4-5 tuổi tại Trường Mầm non Thạch Đà A

2 đó tôi đã thực hiện đề tài nghiên cứu “Một số giải pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 4-5 tuổi tại trường Mầm non Thạch Đà A. ” II. Mục đích nghiên cứu: Mục đích tôi nghiên cứu “ Một số giải pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ 4- 5 tuổi tại trường mầm non Thạch Đà A ” nhằm phát huy nâng cao tính tích cực, năng động, sáng tạo, mạnh dạn, tự tin trong mọi hoạt động và mọi hoàn cảnh của trẻ” nhằm củng cố, rèn luyện cho trẻ những kỹ năng sống cơ bản thông qua các hoạt động học, chơi, hoạt động ăn , ngủ của trẻ nhằm thúc đẩy, nâng cao hiệu quả giáo dục trong nhà trường nói riêng và nâng cao chất lượng đổi mới giáo dục nói chung. Khảo sát thực trạng kỹ năng sống của trẻ 4 -5 tuổi ở trường mầm non. Xây dựng một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 4 - 5 tuổi thông qua các hoạt động. Đề xuất một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 4 - 5 tuổi trong trường mầm non nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở trường mầm non trong hiện tại và những năm tiếp theo. Dạy trẻ kỹ năng sống nhằm giúp trẻ có kinh nghiệm trong cuộc sống, biết được những điều nên làm và không nên làm từ đó giúp cho trẻ có được một số kỹ năng sống cơ bản, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng cho trẻ trong trường mầm non, giúp trẻ phát triển toàn diện về các mặt như đức, trí, thể, mỹ. Công tác này được triển khai đến các bậc phụ huynh, qua đó họ đã tự nguyện phối hợp cùng nhà trường trong việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. III. Đối tượng nghiên cứu. Một số giải pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi. IV. Đối tượng khảo sát thực nghiệm. Trẻ mầm non 4 - 5 tuổi học tại trường Mầm Non Thạch Đà A ( Năm học 2023 - 2024). V. Phương pháp nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu lí luận: đọc nghiên cứu tổng hợp các tài liệu có liên quan đến đề tài, quan sát, thực nghiệm, đàm thoại, thu thập thông tin thực tế liên quan đến đề tài nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn. Phương pháp quan sát sư phạm. Phương pháp dùng lời. Phương pháp dùng trò chơi. Phương pháp thực hành. Phương pháp thống kê toán học. VI. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu. Đề tài được tôi nghiên cứu tại lớp 4 - 5 tuổi nơi tôi công tác. Thời gian:Từ ngày 9/2023 đến ngày 4/2024. PHẦN II - GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ. I. Cơ sở lý luận. Trong thời đại hiện nay, sự phát triển của kinh tế - xã hội đang đặt ra những 4 công việc. Luôn luôn có ý thức phấn đấu vươn lên, thường xuyên tìm tòi, nghiên cứu tài liệu như tạp chí, thông tin trên mạng có liên quan đến việc chăm sóc và giáo dục trẻ để áp dụng vào việc chăm sóc giáo dục trẻ hằng ngày nhất là việc giáo dục kỹ năng tự sống cho trẻ. 2. Khó khăn. Trình độ nhận thức của trẻ không đều. Một số trẻ nhút nhát nên không tự tin khi tham gia vào các hoạt động, một số trẻ lại quá hiếu động nên khi hoạt động chưa chú ý vào sự hướng dẫn của cô, kỹ năng sống của trẻ còn nhiều hạn chế. Sự quan tâm của gia đình dành cho các cháu là không đồng đều. Một số phụ huynh đi làm ăn xa để các cháu ở nhà với các anh chị hoặc ông bà đã già, thời gian phụ huynh quan tâm đến trẻ còn ít, không dành thời gian trò chuyện để tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của trẻ để giáo dục trẻ mà chỉ biết chiều theo mọi đòi hỏi của trẻ, trẻ được đáp ứng quá đầy đủ về nhu cầu trẻ cần. Trẻ bị ảnh hưởng bởi cuộc sống hiện đại như: Internet, tivi, các trò chơi điện tử... Trẻ được sống trong môi trường quá bao bọc khiến trẻ quen dựa dẫm, không có tính tự lập, ích kỷ, lãnh cảm với môi trường xung quanh. Mặc dù nhà trường đã hỗ trợ và đầu tư, tuy nhiên kinh phí trong việc tổ chức một số các hoạt động ngoại khoá vào các ngày lễ, ngày tết nhằm dạy kỹ năng sống cho trẻ còn hạn chế và chưa thường xuyên. 3. Thực trạng kỹ năng sống của trẻ. Trước khi thực hiện tôi tiến hành khảo sát trẻ đầu năm về kỹ năng sống của trẻ 4 - 5 tuổi lớp 4 tuổi B4. Số trẻ được điều tra là 36 trẻ. Bảng kết quả khảo sát đầu năm về kỹ năng sống như sau :(Phụ lục). Đánh giá thực trạng việc trẻ có kỹ năng sống ở trường tôi thấy kết quả đạt được trên trẻ chưa cao, chưa có kỹ năng tốt, của chương trình đề ra. Các kỹ năng trẻ làm được còn thấp, chủ yếu là cô làm cho, trẻ vẫn còn nhút nhát chưa được tự tin, chưa biết cách hợp tác làm theo nhóm, giao tiếp với người ngoài còn e ngại, kể cả việc nhỏ nhất như là tự đi vệ sinh, lấy ghế.. .vẫn chưa làm được. Là giáo viên chủ nhiệm lớp 4 - 5 tuổi tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài để tìm ra một số phương pháp, biện pháp tốt nhất phù hợp tâm sinh lý của lứa tuổi mầm non và đạt được kết quả mong đợi ở lứa tuổi trẻ. Giúp trẻ có kỹ năng sống, tự tin làm việc, giao tiếp với mọi người xung quanh không sợ hãi nhút nhát, tự mình làm không cần cô làm cho, cùng làm việc cô giao... đạt hiệu quả cao góp phần vào mục tiêu giáo dục và đáp ứng với yêu cầu giáo dục đổi mới của chương trình chăm sóc giáo dục trong giai đoạn hiện nay. III. Các giải pháp thực hiện. 1. Giải pháp 1: Nghiên cứu, tìm tòi, bồi dưỡng bản thân, chia sẻ với đồng nghiệp. 6 tranh luận và kết luận. Không mớm ý cho trẻ phát biểu ý kiến mà người lớn trông đợi. Không nên bắt trẻ hoạt động liên tục mà phải để dành thời gian và khoảng chống cho trẻ suy nghĩ. Thỉnh thoảng cô giáo có thể tổng kết, kết luận nhưng với thái độ thư giãn, thoải mái, gợi mở, điều này sẽ giúp cho trẻ tự tin hơn, dám tự tìm tòi và suy nghĩ, giám đưa ra ý kiến của mình. Quả thật việc thay đổi nếp cũ là rất khó, nhưng trong những buổi sinh hoạt tôi thường đưa những giá trị của việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ như: + Tin tưởng vào trẻ và năng lực của trẻ, biết tạo bầu không khí trò chuyện sôi nổi. + Ý thức về bản thân và sẵn sàng học những kỹ năng mới, biết sắp xếp phòng, nhóm lớp tạo bầu không khí hấp dẫn. + Có kinh nghiệm sống và biết soi xét, tôn trọng ý kiến của trẻ, không áp đặt ý kiến của mình lên trẻ, kiên nhẫn và có kỹ năng lắng nghe tốt. + Thực hành tư duy sáng tạo và khai phá, biết sắp xếp phòng, nhóm lớp tạo bầu không khí hấp dẫn + Biết chủ động phương pháp giáo dục. Tác động kịp thời khi nhóm bế tắc. Ví dụ: Các con ơi cô con mình vừa hoạt động ngoài trời về, bây giờ sẽ đến hoạt động gì các con? Nào chúng ta cùng chuẩn bị bắt đầu. Biết nắm phản hồi của nhóm khi hoạt động kết thúc... 2. Giải pháp 2: Biện pháp phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ. Cách giao tiếp không chỉ quan trọng trong những năm trẻ đi học mà còn rất quan trọng đối với cuộc sống sau này. Vì thế cần quan tâm và giúp trẻ một cách tự nhiên từng bước một trong suốt chiều dài phát triển nhân cách của trẻ. * Kỹ năng trẻ giao tiếp với bạn bè. Lớp học chính là một thế giới thu nhỏ của xã hội chúng ta ngày nay, là nơi đa văn hóa, đa tính cách và cũng đa sở thích. Mô hình này tạo cơ hội cho giáo viên có thể dạy cho trẻ học cách chấp nhận và có cơ hội để khám phá những sở thích, những mối quan tâm chung của nhau. Để giúp trẻ phát triển kỹ năng chơi với các trẻ khác tôi tạo môi trường cho trẻ giao tiếp với nhau và tạo tình huống cho trẻ tự giải quyết. Và tôi đưa ra “tiêu chí” không tranh giành đồ chơi với bạn. Trong tiêu chí này tôi lên kế hoạch rèn cả lớp nói chung, cứ vào các buổi chiều bình bầu và nhận xét buổi chơi, tôi cho cả lớp nhận xét xem trong giờ chơi bạn nào còn tranh giành đồ chơi thì bạn đó sẽ không được cắm cờ, cuối tuần bạn nào có nhiều cờ sẽ được bé ngoan, ngoài ra trong các giờ chơi, giờ đón trả trẻ, trẻ nào có biểu hiện hành vi sai trái là tôi giải thích và sửa ngay cho trẻ, việc làm đó rất tốt đối với trẻ vì trẻ biết được điều gì nên làm và điều 8 Bài thơ: Che mưa cho bạn, Phải là hai tay, Cảm ơn xin lỗi, và phô tô gửi cho phụ huynh để phụ huynh nắm được và giúp trẻ học thuộc các bài thơ đó. Qua đó giúp trẻ có những hành vi và kỹ năng tốt qua các bài thơ, câu truyện “ Bà ốm, yêu bà, bó hoa tặng cô, bé mai đến trường... Ngoài ra tôi còn cho trẻ tham gia trò chơi đóng vai để trải nghiệm những kỹ năng chào hỏi và giao tiếp,và tạo tình huống cụ thể để giúp trẻ giải quyết và chọn cách giao tiếp với người lớn cho phù hợp. 3. Giải pháp 3: Tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ thông qua các hoạt động hàng ngày. * Giáo dục kỹ năng sống thông qua các hoạt động học. Thông qua hoạt động làm quen văn học: Tôi kể cho trẻ nghe, đặt câu hỏi đàm thoại để trẻ trả lời, cho trẻ nhập vào vai các nhân vật trong câu truyện. Giáo dục trẻ biết yêu thương giúp đỡ mọi người, tôn trọng hợp tác với bạn bè, với những người xung quanh. Thông qua hoạt động nghệ thuật: Như nhảy múa, ca hát, vẽ tranh.Tôi sẽ kích thích trẻ bộc lộ những suy nghĩ, bộc lộ tình cảm, khả năng sáng tạo của mình. Từ những lời động viên khích lệ đó trẻ sẽ có hứng thú và tự tin hơn, mạnh dạn hơn trong hoạt động để từ đó trẻ sẽ mạnh dạn, chủ động, tự tin trong những giờ hoạt động khác. Thông qua hoạt động khám phá xã hội: Qua bài tìm hiểu động vật sống trong rừng “ Hổ, báo, cừu, khỉ, voi.” Trẻ biết đặc điểm riêng của từng con vật từ những câu hỏi cô đưa ra như: Các con có biết con voi có mấy chân và con voi sống ở đâu? Con voi thích ăn gì các con nhỉ?... Trẻ trả lời “Thưa cô con voi thích ăn cỏ ạ” cứ như vậy trong một tiết học với hàng loạt câu hỏi cô đưa ra thì trẻ nào cũng được tham gia, với trẻ ít nói cô gọi nhiều và thường xuyên hơn. Thông qua hoạt động thể dục: Tôi cùng các giáo viên khác tổ chức cho trẻ các vận động như: đi trong đường ngoằn nghoèo, đi trong đường hẹp, tung bóng, ném bóng ... qua đó rèn cho trẻ các kỹ năng nhanh nhẹn, mạnh dạn, tự tin, khéo léo khi tham gia vận động, biết bảo vệ sức khỏe. * Giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động vui chơi. Như chúng ta đã biết ở trẻ mẫu giáo hoạt động vui chơi giữ vai trò chủ đạo, thông qua hoạt động này bộc lộ rõ nét những hành vi tốt và không tốt. Vì vậy tôi luôn uốn nắn và sử sai ngay cho trẻ trong khi chơi đặc biệt qua các trò chơi ở góc phân vai. Ví dụ: Qua khu vực chơi “bán hàng” thông qua trò chơi này ngoài việc trẻ hiểu được công việc của người bán hàng và mua hàng trẻ còn phải biết thưa gửi lễ phép. Giai đoạn đầu trẻ còn chưa mạnh dạn trong khi chơi, tôi nhập vai làm người bán hàng khi cháu mua hàng tôi chủ động hỏi trẻ “Bác ơi bác mua thứ gì nào? Trẻ 10 cầu thang cho trẻ đi đúng theo bước chân, chân nào trước, chân nào sau, đi theo hàng lối, không chen lấn xô đẩy. Trong giờ vệ sinh: Tôi dạy trẻ các kỹ năng tự phục vụ như: Rửa mặt, rửa tay bằng xà phòng, cách trải tóc, cách gấp quần áo và đi vệ sinh đúng nơi quy định. Trong giờ ăn: Tôi cùng các giáo viên khác dạy trẻ những nghi thức văn hóa trong ăn uống qua đó dạy trẻ những kỹ năng tự lao động phục vụ, rèn tính tự lập như biết tự đi lấy bát thìa theo số lượng của tổ mình và biết được lần lượt ngày trực nhật của mình theo tổ, khi ăn, biết ăn uống lịch sự, không nói chuyện trong khi ăn, và chỉ ăn uống tại bàn ăn của mình, biết cách sử dụng những đồ dùng, vật dụng trong ăn uống một cách đúng đắn, không làm rơi vãi khi ăn, khi ăn nhai nhỏ nhẹ không gây tiếng ồn, biết mời trước khi ăn, biết tự dọn, cất bát thìa đúng nơi quy định, biết giúp người lớn dọn dẹp, .. Ngoài ra trước những giờ ăn tôi thường lồng ghép các bài hát, bài thơ, lồng ghép kỹ năng vệ sinh vào giờ ăn cho trẻ. Trong giờ hoạt động ngoài trời: Tôi đưa kỹ năng sống tự tin: Một trong những kỹ năng đầu tiên mà giáo viên cần chú tâm là phát triển sự tự tin, lòng tự trọng của trẻ. Nghĩa là giúp trẻ cảm nhận được mình là ai, cả về cá nhân cũng như trong mối quan hệ với những người khác. Kỹ năng sống này giúp trẻ luôn cảm thấy tự tin trong mọi tình huống ở mọi nơi. Ví dụ: Cô tổ chức cho 2 đội chơi trò chơi “Tung bóng” ở trò chơi này cháu thực hiện đúng luật chơi. Mỗi đội luôn tự tin mình sẽ chiến thắng và tìm mọi cách động viên khích lệ trong nhóm cố gắng có ý chí vươn lên. 5. Giải pháp 5: Xây dựng kế hoạch giáo dục kỹ năng sống cho trẻ đưa vào các chủ đề. Để dạy kỹ năng sống cho trẻ đạt hiệu quả ngay từ đầu năm tôi đã phối hợp với giáo viên trên nhóm lớp xây dựng kế hoạch và thống nhất đưa vào các chủ đề, các hoạt động ở lớp, tùy thuộc vào từng chủ đề, từng thời điểm để lựa chọn nội dung tích hợp giáo dục kỹ năng sống để dạy trẻ cho phù hợp nhằm đạt hiệu quả cao. Ví dụ: Ở chủ đề “Trường mầm non”: Tôi đã lựa chọn kỹ năng giao tiếp như: Chào hỏi, tạm biệt, cảm ơn, xin lỗi, lễ phép với người lớn, tôn trọng bạn bè, vui vẻ thân thiện, lắng nghe ý kiến, chia sẻ thông tin, hòa thuận với các bạn, giúp đỡ bạn khi cần thiết, cùng bạn hoàn thành công việc. Chủ đề “Gia đình của bé”: Tôi dạy trẻ những kỹ năng ứng sử phù hợp với những người gần gũi xung quanh: Lễ phép với người lớn, quan tâm nhường nhịn em nhỏ, giúp đỡ bố mẹ những việc vừa sức, biết trò chuyện lễ phép, thân mật, chơi vui vẻ với bạn, không quậy phá làm ồn, nhận biết và thể hiện cảm xúc, chia sẻ đồng cảm. Ngoài ra ở nhánh bản thân tôi lựa chọn kỹ năng tự phục vụ như: Tự mặc, cởi quần áo, cách sử dụng nhà vệ sinh đúng cách, vệ sinh cá nhân, cách ăn uống, mặc quần áo phù hợp với thời tiết, sống gọn gàng ngăn nắp, không chơi những nơi mất
File đính kèm:
skkn_mot_so_giai_phap_giao_duc_ky_nang_song_cho_tre_4_5_tuoi.docx
SKKN Một số giải pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 4-5 tuổi tại Trường Mầm non Thạch Đà A.pdf