SKKN Một số giải pháp giáo dục hành vi bảo vệ môi trường cho trẻ 4-5 tuổi trong Trường Mầm non Trung Sơn

Bản thân tôi nghiên cứu đề tài này nhằm mục đích làm rõ vấn đề thực trạng hành vi bảo vệ môi trường của trẻ 4 - 5 tuổi trong trường mầm non, từ đó đề xuất một số biện pháp giáo dục trẻ nâng cao ý thức và thay đổi hành vi bảo vệ môi trường cho trẻ 4 - 5 tuổi trong trường mầm non, giúp trẻ được sống trong một môi trường xanh - sạch - đẹp, phát triển toàn diện về thể lực, ngôn ngữ, nhận thức, tình cảm xã hội và tư duy. Đồng thời, sáng kiến này cũng là một biện pháp tuyên truyền tới cha mẹ học sinh và cộng đồng nhận thức đúng về vai trò, nhiệm vụ và tầm quan trọng của bảo vệ môi trường trong gia đình, trong trường mầm non nói riêng và toàn xã hội nói chung. Từ đó góp phần nâng cao các nội dung, hình thức, hành vi bảo vệ môi trường, lồng ghép vào các hoạt động học thực hành bảo vệ môi trường cho trẻ ở trường mầm non cũng như trong cuộc sống.
docx 48 trang skmamnon 17/03/2025 170
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp giáo dục hành vi bảo vệ môi trường cho trẻ 4-5 tuổi trong Trường Mầm non Trung Sơn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số giải pháp giáo dục hành vi bảo vệ môi trường cho trẻ 4-5 tuổi trong Trường Mầm non Trung Sơn

SKKN Một số giải pháp giáo dục hành vi bảo vệ môi trường cho trẻ 4-5 tuổi trong Trường Mầm non Trung Sơn
 Ngày nay, giáo dục bảo vệ môi trường đã trở thành một nhiệm vụ quan trọng 
trong việc đào tạo thế hệ trẻ ở các trường học và được quan tâm ngay từ bậc học đầu 
tiên: Giáo dục mầm non.
 Trước tình hình thực tế chung của toàn xã hội, của trường, của lớp và của trẻ 
mầm non, trẻ có hành vi, thái độ tham gia bảo vệ môi trường còn ít, không thường 
xuyên. Ví dụ: Trẻ ăn bim bim, kẹo bánh sẵn sàng cầm ngay vỏ vứt xuống sân trường 
hay một nơi nào đó mà không vứt vào thùng rác; Trước và sau khi ăn trẻ chưa có ý 
thức rửa tay; sử dụng nước chưa biết tiết kiệm .
 Từ ví dụ trên ta thấy trẻ chưa có ý thức bảo vệ môi trường xung quanh do trẻ 
chưa được giáo dục thường xuyên và đúng phương pháp, trẻ chưa hiểu được hành 
vi vứt rác bừa bãi ra sân trường là mất vệ sinh ảnh hưởng đến sức khoẻ của trẻ 
và người khác, đặc biệt là ảnh hưởng đến môi trường sống của cả khu vực nói riêng 
và nhân loại nói chung.
 Giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mầm non là quá trình giáo dục có mục 
đích nhằm phát triển ở trẻ những hiểu biết sơ đẳng về môi trường, có sự quan tâm 
đến vấn đề môi trường phù hợp với lứa tuổi được thể hiện qua kiến thức, thái độ, 
hành vi của trẻ đối với môi trường xung quanh, đồng thời cung cấp cho trẻ những 
kiến thức sơ đẳng về môi trường phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ, từ đó tạo 
ra thái độ, hành vi đúng đắn với môi trường xung quanh. Do đó việc giáo dục hành 
vi bảo vệ môi trường cho trẻ là rất cần thiết và rất quan trọng, giúp trẻ nâng cao ý 
thức bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ ngay từ lứa tuổi mầm non. Giúp trẻ khám phá môi trường xung quanh, dựa trên khả năng kinh nghiệm 
của trẻ và đặc điểm riêng của mỗi trẻ .
 Tạo điều kiện cho trẻ được trải nghiệm trong môi trường thông qua các hoạt 
động đa dạng ở trường mầm non.
 Tạo cơ hội cho trẻ được chia sẻ hiểu biết, suy nghĩ, xúc cảm, tình cảm với 
bạn và những người xung quanh về các vấn đề môi trường và việc bảo vệ môi trường.
 Sử dụng các hoạt động đa dạng ở trường mầm non để rèn luyện kĩ năng, hành 
vi thói quen bảo vệ môi trường cho trẻ.
 V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
 a. Phương pháp nghiên cứu: Phân tích, tổng hợp tài liệu Internet, tập san, sách 
báo có liên quan đến đề tài.
 b. Phương pháp điều tra giáo dục.
 c. Phương pháp quan sát sư phạm.
 d. Phương pháp thực hành, thực nghiệm sư phạm.
 e. Phương pháp điều tra, khảo sát học sinh.
 VI. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
 Giúp cho giáo viên có kiến thức về môi trường, ô nhiễm môi trường. Có ý 
thức làm gương trước trẻ, kiên trì rèn những nề nếp, thói quen tốt cho trẻ trong việc 
bảo vệ môi trường, giáo dục cho trẻ biết yêu quí, gần gũi với môi trường, mỗi giáo 
viên còn phải là một tuyên truyền viên về giáo dục bảo vệ môi trường trong nhà 
trường, các bậc phụ huynh và cộng đồng.
 Hình thành cho trẻ kỹ năng thói quen tốt như; Sắp xếp đồ dùng đồ chơi ngăn 
nắp gọn gàng, biết bỏ rác đúng nơi qui định, biết chăm sóc bảo vệ cây cối, vật 
nuôiGiúp cho trẻ yêu thích, gần gũi với thiên nhiên, có ý thức bảo vệ môi trường, 
có phản ứng đối với các hành vi ảnh hưởng xấu đến môi trường như vứt rác, dẫm 
đạp lên cỏ cây, hái hoa, khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng
 Giúp cho các bậc cha mẹ và cộng đồng có hiểu biết cơ bản về môi trường, về 
bảo vệ môi trường, tích cực tham gia các hoạt động xây dựng môi trường “Xanh- 
sạch- đẹp, an toàn” cho trẻ ở mọi nơi, làm gương cho trẻ, cùng với giáo viên rèn nề 
nếp tốt cho trẻ, giáo dục trẻ bảo vệ môi trường.
 PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU bảo vệ môi trường vào chương trình giáo dục của tất cả các bậc học trong hệ thống 
giáo dục quốc dân”. Từ đó vấn đề môi trường được đưa vào Luật bảo vệ môi trường 
ngày 29/11/2005 và Luật có hiệu lực ngày 01/7/2006 của Quốc Hội nước Cộng hòa 
xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho tới nay.
 2. Cơ sở thực tiễn:
 * Bước vào thế kỷ XXI, loài người đang đứng trước những thách thức vô cùng 
to lớn của tự nhiên như: Lạm phát tài nguyên, cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi 
trường không khí, môi trường đất, nước, .
 Ô nhiễm đất: do sinh chất thải sinh hoạt (xả rác bừa bãi, sử dụng túi nilong 
không thể phân hủy); do chất thải công nghiệp (khai thác mỏ, xây dựng, giao thông); 
do các hoạt động nông nghiệp (sản xuất chăn nuôi không hợp vệ sinh, dùng phân 
tươi bón cây, sử dụng hóa chất, thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu quá mức cho phép); Ô 
nhiễm môi trường nước: có nguồn gốc tự nhiên (do mưa, tuyết tan, gió bão, lũ lụt 
); có nguồn gốc nhân tạo (do quá trình thải các chất độc hại chưa qua xử lí đúng 
mức vào môi trường, như: các chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp, nông 
nghiệp, giao thông); Ngoài ra còn ô nhiễm ánh sáng, ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm thực 
phẩm.... Nguyên nhân ô nhiễm môi trường sống cũng chính là do con người gây ra.
 * Ý thức của con người đối với môi trường.
 Môi trường sống đang là sự quan tâm mang tính toàn cầu. Ô nhiễm môi 
trường và những tác hại của nó đối với cuộc sống ngày càng nặng nề, bảo vệ môi 
trường xanh - sạch - đẹp là nhiệm vụ của tất cả mọi người. Trước hết phải giữ gìn 
môi trường sống xung quanh sạch sẽ, không vứt rác ra đường, ra nói công cộng. 
Điều này nhỏ nhưng không phải dễ đối với tất cả mọi người, phải luyện thành ý thức 
tự giác thường xuyên. Có thể nói, nguyên nhân chính của tình trạng mất vệ sinh môi 
trường là ý thức của người dân. Chính vì ý thức kém nên việc tùy tiện vứt rác thải ra 
đường phố, các khu vực công cộng còn rất phổ biến. Nhiều nơi có thùng rác nhưng 
lại không vứt rác vào thùng, mà vứt xung quanh thùng rác . Rác thải trên bãi biển
Ngồi trên ô tô xả rác xuống đường. Trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi của trường ngoan ngoãn, có ý thức trong các hành vi 
bảo vệ môi trường, mạnh dạn, tự tin và tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi 
trường do lớp, trường tổ chức.
 Bản thân là một giáo viên với 12 năm kinh nghiệm, yêu nghề, mến trẻ, hết 
lòng vì sự nghiệp giáo dục, luôn nghiên cứu, tìm tòi các biện pháp chăm sóc, giáo 
dục trẻ, mong muốn trẻ được phát triển một cách toàn diện về đức - trí - thể - mĩ, đặc 
biệt là luôn khỏe mạnh và được sống trong một môi trường xanh - sạch - đẹp, môi 
trường tốt nhất cho sức khỏe của trẻ.
 2. Khó khăn.
 Nhận thức của một số bộ phận nhỏ phụ huynh còn chưa đồng đều về kiến 
thức, ý thức và sự phối hợp trong công tác giáo dục trẻ tiếp xúc và có những hành vi 
đúng với môi trường.
 Trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi tuy rất nhanh nhẹn, thông minh, tuy nhiên lứa tuổi 
này trẻ chưa thực sự ý thức được ý nghĩa hành động của mình như: hay quên vặn 
nhỏ vòi nước khi rửa tay, đồ dùng chưa cất gọn gàng sau khi sử dụng, chưa để gọn 
gàng quần áo vào đúng ngăn ba lô như quy định,. do khả năng ghi nhớ có chủ định 
còn chưa thành phản xạ.
 * Số lượng điều tra trước khi trước khi thực hiện đề tài:
 Ý thức bảo vệ môi trường của trẻ: Số lượng học sinh của lớp: 35 trẻ
 + Tốt đạt: 10/35 = 28,5%
 + Khá đạt: 17/35 = 48,5%
 + TB đạt: 8/35 = 23%
 Chính từ những thuận lợi và khó khăn như trên, tôi càng quyết tâm tìm tòi, 
nghiên cứu các biện pháp “Giáo dục hành vi bảo vệ môi trường cho trẻ 4 - 5 tuổi 
trong trường mầm non”.
CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP GIÁO DỤC HÀNH VI BẢO VỆ MÔI 
TRƯỜNG CHO TRẺ 4 - 5 TUỔI TRONG TRƯỜNG MẦM NON.
 Từ những nghiên cứu các phương pháp giáo dục hành vi bảo vệ môi trường cho 
trẻ trong trường mầm non thông qua hoạt động tìm hiểu về môi trường xung quanh 
lứa tuổi 4 - 5 tuổi, tôi đã áp dụng và tổ chức các hoạt động tìm hiểu, khám phá, lồng 
ghép, tích hợp giáo dục hành vi bảo vệ môi trường cho trẻ một cách nhẹ nhàng, linh 
hoạt, phù hợp giúp trẻ lĩnh hội kiến thức một cách tự nhiên. Từ đó hình thành và nâng 
cao ý thức đối với các hành vi bảo vệ môi trường.
 Với mỗi hoạt động khám phá, giúp trẻ tìm hiểu sâu sắc về kiến thức cũng như 
những hành vi đúng đắn với môi trường, tôi thực hiện theo các bước sau:
 * Bước 1. Phân tích hoạt động trong kế hoạch giáo dục. + Thơ, truyện: “Bác bầu, bác bí”, “Giàn gấc”, ...
 + Tạo hình: Vẽ vườn cây xanh, vườn hoa, vẽ các con vật bé yêu
 + Thực hành: gieo hạt, trồng cây, lau lá, tưới cây, nhổ cỏ, 
 - Con người với một số hiện tượng thiên nhiên:
 + Tìm hiểu về các hiện tượng tự nhiên: Mặt trời, mặt trăng và các vì 
 sao; Các mùa trong năm, Hành tinh trong mắt bé, các nguồn nước,...
 + Bài hát: “Sau mưa”, “Cháu vẽ ông mặt trời”, “Đếm sao”, “Cho tôi 
 đi làm mưa với”, “Gọi gió”, .
 + Thơ, truyện: “Nàng tiên mưa”, “Giọt nước tí xíu”,.
 + Tạo hình: Vẽ bức tranh cầu vồng sau mưa, vẽ trời mưa, vẽ cảnh bầu 
 trời, xé dán bức tranh bầu trời đêm, 
 - Con người và tài nguyên (đất, nước, rừng và danh lam thắng cảnh)
 + Hoạt động Khám phá khoa học: Đồ dùng sử dụng điện trong gia đình, 
 tìm hiểu về đại dương, các nguồn nước, tính chất của nước, sử dụng tiết 
 kiệm các nguồn tài nguyên, giữ gìn vẻ đẹp của quê hương,...
 + Bài hát: “Em yêu Thủ đô”, “Vườn cây của ba”,
 + Thơ, truyện: “Tiết kiệm nước”, “Bí mật của rừng xanh”,  
 + Tạo hình: Vẽ về biển, vẽ cảnh đẹp quê hương, đất nước, 
Những sự - Tìm hiểu về những biến đổi không tốt, có hại của môi trường: các 
 biến đổi hiện tượng bão, lũ lụt, hạn hán, núi lửa, cháy rừng, sạt lở đất, khí thải 
 của môi ra môi trường từ phương tiện giao thông và các khu công nghiệp, mưa 
 trường đá, 
 hiện nay
 - Một số biện pháp tránh tác hại của ô nhiễm môi trường
 - Làm thí nghiệm: Lốc xoáy, núi lửa, biển chết, môi trường sạch – 
 bẩn, ô nhiễm nguồn nước, .
 - Thơ, truyện: “Ghét bão”, “Thương cây”, “Che mưa cho bạn”, “Tiếng 
 kêu cứu của rừng xanh”, .
 Giáo dục - Tham gia các hoạt động tham quan, dã ngoại ngoài thiên nhiên
 trẻ tình 
 - Trồng, chăm sóc cây xanh, cây cảnh góc thiên nhiên
 yêu thiên 
 nhiên, - Yêu quý, chăm sóc và bảo vệ các loài động vật - Hoạt động tham quan, dã ngoại: Trồng, chăm sóc cây xanh, cây cảnh 
 và các con vật nuôi phù hợp; Không ngắt lá bẻ cành, không dẫm lên 
 cỏ, .
 - Làm các bài tập lựa chọn hành vi đúng, sai với môi trường với các 
 tình huống bảo vệ môi trường, các ngồn Internet, giáo viên tự thiết 
 kế, .
 - Một số bài thơ: “Nghe lời cô giáo”, “Bảo vệ hoa cỏ”, “Đi vệ sinh”, 
 “Không kén ăn”, “Nơi công cộng”, “Tắm và gội”.
 Việc tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường trong quá trình chăm sóc - 
giáo dục trẻ cần đảm bảo các nguyên tắc sau:
 Nguyên tắc 1. Nội dung giáo dục bảo vệ môi trường được tích hợp trong tất 
cả các lĩnh vực giáo dục: Phát triển thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm – xã hội 
và thẩm mỹ.
 Nguyên tắc 2. Nội dung giáo dục trẻ bảo vệ môi trường đưa vào các hoạt động 
từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi trẻ, không 
trùng lặp, không gây quá tải.
 Nguyên tắc 3. Nội dung giáo dục bảo vệ môi trường được tích hợp trong các 
hoạt động phải gần gũi, không xa lạ với trẻ, gắn với thực tế điều kiện cơ sở vật chất 
của nhà trường và lớp học.
 Nguyên tắc 4. Nội dung giáo dục trẻ mẫu giáo bảo vệ môi trường có thể được 
tích hợp trong toàn bộ hoạt động, trong một phần của hoạt động hoặc chỉ phần liên 
hệ thực tế.
 Ví dụ: Giáo dục bảo vệ môi trường cho bé và gia đình.
 * Nội dung 1. Nhận biết môi trường gia đình:
 Môi trường gia đình bao gồm: Các phòng ở, nhà vệ sinh, sân vườn, nguồn nước, 
các đồ dùng và sự sắp đặt các đồ dùng trong gia đình.
 Các hoạt động có thể tổ chức cho trẻ: Trò chuyện với trẻ (thông qua các hoạt 
động trong ngày, trong giờ học, trò chuyện đầu giờ); Sử dụng tranh cho trẻ nhận biết 
và đánh dấu vào những gì thuộc về môi trường gia đình, môi trường lớp học; Kể 
chuyện về gia đình bé.
 * Nội dung 2. Hiểu biết về môi trường.
 Phân biệt môi trường bẩn, sạch: Môi trường sạch thể hiện nhà cửa luôn sạch 
sẽ, gọn gàng, nhà vệ sinh phải sạch sẽ, không mùi hôi, vv; Môi trường bẩn thể 

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_giai_phap_giao_duc_hanh_vi_bao_ve_moi_truong_cho.docx