SKKN Một số biện pháp xây dựng môi trường và giáo dục ý thức cho trẻ 4-5 tuổi bảo vệ môi trường “Nói không với rác thải nhựa” trong trường mầm non
Cùng chung nỗ lực của các nước trên thế giới, Việt Nam đã và đang tích cực hành động mạnh mẽ, đề xuất các sáng kiến và tham gia các Cơ chế hợp tác toàn cầu, khu vực để giải quyết vẫn đề rác thải nhựa, đặc biệt trong bối cảnh tác động, ảnh hưởng của rác thải nhựa ngày càng gia tăng. Tháng 6 năm 2019, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã phát động phong trào chống rác thải nhựa trên phạm vi toàn quốc, trong đó giảm sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần. Hưởng ứng phong trào, nhiều Bộ, ngành, đơn vị tiên phong “Nói không với rác thải nhựa” trong đó có ngành Giáo dục và Đào tạo cũng đã nhấn mạnh việc đẩy mạnh tuyên truyền, nhằm góp phần tạo chuyển biến trong nhận thức để mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên, phụ huynh và học sinh các cấp học cùng hành động BVMT. Và để hưởng ứng lời kêu gọi đó, nhiều trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội nói chung và tại huyện Đan Phượng nói riêng đã triển khai phong trào “Nói không với rác thải nhựa” với những biện pháp, hành động cụ thể, góp phần bảo vệ môi trường. Trong khuôn khổ nội dung sáng kiến kinh nghiệm này, tôi xin ghi lại “Những kinh nghiệm trong trang trí môi trường lớp và giáo dục trẻ 4-5 tuổi bảo vệ môi trường “Nói không với rác thải nhựa” trong trường mầm non”.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp xây dựng môi trường và giáo dục ý thức cho trẻ 4-5 tuổi bảo vệ môi trường “Nói không với rác thải nhựa” trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp xây dựng môi trường và giáo dục ý thức cho trẻ 4-5 tuổi bảo vệ môi trường “Nói không với rác thải nhựa” trong trường mầm non
2/15 cán bộ, giáo viên, nhân viên, phụ huynh và học sinh các cấp học cùng hành động BVMT. Và để hưởng ứng lời kêu gọi đó, nhiều trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội nói chung và tại huyện Đan Phượng nói riêng đã triển khai phong trào “Nói không với rác thải nhựa” với những biện pháp, hành động cụ thể, góp phần bảo vệ môi trường. Trong khuôn khổ nội dung sáng kiến kinh nghiệm này, tôi xin ghi lại “Những kinh nghiệm trong trang trí môi trường lớp và giáo dục trẻ 4-5 tuổi bảo vệ môi trường “Nói không với rác thải nhựa” trong trường mầm non”. II. Mục đích viết sáng kiến kinh nghiệm Tôi viết đề tài này với mục đích: - Đánh giá thực trạng của nhà trường và thực trạng trên địa bàn xã Liên Hà về ý thức đồ dùng nhựa hiện nay trong mỗi cá nhân cán bộ, giáo viên, nhân viên và của cha mẹ trẻ - Tìm ra các biện pháp xây dựng môi trường và giáo dục ý thức cho trẻ 4-5 tuổi bảo vệ môi trường “Nói không với rác thải nhựa” trong trường mầm non. - Làm tốt công tác truyền thông đối với đồng nghiệp và cha mẹ trẻ về phong trào “Nói không với rác thải nhựa”. III. Đối tượng nghiên cứu Các biện pháp xây dựng môi trường và giáo dục ý thức cho trẻ 4-5 tuổi bảo vệ môi trường “Nói không với rác thải nhựa” trong trường mầm non IV. Đối tượngkhảo sát, thực nghiệm Trẻ 4-5 lớp B1 trong trường MN Liên Hà V. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp khảo sát thống kê - Phương pháp kiểm tra đánh giá - Phương pháp phân tích tổng hợp VI. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu 1. Phạm vi nghiên cứu Tại trường mầm non Liên Hà, nơi tôi công tác. 2. Kế hoạch nghiên cứu: Tháng 9/2020: Xác định đề tài Tháng 10 /2020: Xây dựng đề cương Tháng 11 đến tháng 01/2021: Khảo sát và thực hiện đề tài Tháng 03/2021: Hoàn thiện và in nộp sáng kiến. 4/15 - Là một giáo viên có trình độ Đại học, có tâm huyết với nghề; luôn yêu nghề, mến trẻ; có kỹ năng tạo hình, khiếu thẩm mĩ, sáng tạoluôn biết tận dụng những nguồn nguyên vật liệu phế thải tạo ra được nhiều đồ dùng đồ chơi phục vụ trẻ một cách hiệu quả. Bản thân là giáo viên trực tiếp giảng dạy, có nhiều thời gian tiếp xúc với trẻ. - Trẻ ngoan ngoãn, đi học chuyên cần đạt 95%. - Trường lớp được xây dựng rộng rãi, thoáng mát, lớp được đầu tư các trang thiết bị kỹ thuật hiện đại như: Đàn Organ; ti vi đa năng; nhiều giá góc, đồ chơi đẹp - Nhà trường làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục, được các cấp, các ngành, lãnh đạo địa phương, phụ huynh tin tưởng, quan tâm tạo điều kiện giúp đỡ về nhiều mặt. - BGH nhà trường luôn quan tâm, chỉ đạo sát sao, tạo điều kiện cho GV học hỏi; đội ngũ CBGV nhà trường nhiệt tình, tích cực hỗ trợ, chia sẻ kinh nghiệm cho nhau qua các buổi sinh hoạt chuyên môn. 2. Khó khăn - Một bộ phận nhỏ giáo viên, nhân viên và đa số phụ huynh, trẻ mầm non chưa có sự nhìn nhận đúng về ý nghĩa của phong trào “Nói không với rác thải nhựa”. Vỏ hộp sữa chua, túi nylon gói bánh ngọt trong bữa ăn sáng của trẻ... - Một số hoạt động trong nhà trường có sử dụng đến đồ nhựa như: Chai nước uống tinh khiết nhỏ dùng trong các hội nghị, trong các buổi sinh hoạt chuyên môn...; - Trẻ mầm non nhanh nhớ mau quên, trẻ chưa tự ý thức được việc cần phải BVMT và vệ sinh môi trường xung quanh - Trẻ chưa biết cách giữ gìn cẩn thận và sử dụng có hiệu quả các ĐDĐC được làm từ nguyên vật liệu thiên nhiên, nguyên vật liệu phế thải - Việc lựa chọn nguồn nguyên vật liệu, nơi cất giữ và bảo quản ĐDĐC tự tạo để đảm bảo sản phẩm có độ bền cao, sử dụng lâu ngày còn hạn chế. - Các nội dung giáo dục bảo vệ môi trường, “Nói không với rác thải nhựa” cho trẻ còn chung chung, mang tính hình thức, chủ yếu là qua lời nói. - Trình độ nhận thức, kỹ năng sư phạm của giáo viên không đồng đều, chưa tạo được sự thống nhất trong việc GDBVMT cho trẻ, trong quá trình soạn giảng còn chưa chú ý đến việc lồng ghép nội dung GDBVMT III. Các biện pháp thực hiện Từ thực trạng trên, tôi đã tập trung nghiên cứu, tìm tòi một số biện pháp để làm tốt xây dựng môi trường và nâng cao chất lượng giáo dục trẻ bảo vệ môi trường “Nói không với rác thải nhựa” trong trường mầm non như sau: 6/15 nhưng nó cần sử dụng đến nhiều bao bì nhựa để bọc thực phẩm. Thay đổi thói quen thực phẩm đông lạnh có thể rất khó khăn, nhưng bạn hãy cân nhắc vì ngoài lợi ích về môi trường mà nó mang thì còn có những lợi ích khác nhìn thấy rõ ràng đó là bạn sẽ ăn ít thực phẩm chế biến sẵn hơn và tránh được các hóa chất trong bao bì nhựa của chúng. - Sử dụng tã vải đối với các gia đình có trẻ nhỏ: Không thê phủ nhận sự tiện dụng của bim/tã giấy. Tuy nhiên, mỗi năm, lượng rác thải từ tã bim của trẻ nhỏ khá không lồ. Bằng cách đơn giản chuyên sang tã vải, bạn sẽ không chỉ làm giảm lượng rác thải từ đồ dùng của bé, mà bạn cũng sẽ tiết kiệm kinh phí mua tã giấy. - Phân loại - tái chế rác thải nhựa: Chúng ta có thê chung tay bảo vệ môi trường băng cách cùng chung tay phân loại và tái chế rác thải nhựa. Sử dụng tái chế rác thải nhựa là phương pháp thân thiện với môi trường, là phương pháp xử lý chất thải hữu hiệu để tiết kiệm tài nguyên. Thông qua các buổi truyền thông, mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường thấy rõ vẫn đề ô nhiễm môi trường do rác thải nhựa là nhiệm vụ cần thiết và cấp bách, đòi hỏi phải thực hiện thường xuyên, có sự chung tay của cả cộng đồng. Mỗi người cần có ý thức, có những hành động thiết thực, cụ thê để kiểm soát, ngăn chặn phát sinh rác thải nhựa và hạn chế sử dụng đồ nhựa dùng một lần trong cuộc sống hằng ngày. (Ảnh minh chứng - Phụ lục) 2. Biện pháp 2: Phân loại rác thải tại nguồn trong nhà trường Phân loại rác thải tại nguồn cũng là việc làm cần thiết trong mỗi trường học, đặc biệt là đối với trường mầm non và đây cũng là việc làm hữu ích làm giảm rác thải nhựa, góp phần bảo vệ môi trường. Nhà trường đã sử dụng hệ thống thùng rác có nắp đậy, có dán nhãn cụ thể giúp cán bộ, giáo viên, nhân viên phân loại rác thải theo các nội dung: Rác thải vô cơ, Rác thải hữu, Rác tái chế Việc sử lý rác thải nhà trường thực hiện theo đúng quy định và hướng dẫn của cơ quan chức năng, không gây ảnh hưởng hoặc ô nhiệm đến môi trường chung. Loại rác tái chế, nhà trường lựa chọn, vệ sinh và sử dụng vào việc làm đồ chơi, chậu hoa tại góc thiên nhiên cho trẻ. Sau một thời gian áp dụng, cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường đã có ý thức trong việc phân loại rác thải và có nhiều ý tưởng sáng tạo từ rác tái chế đưa vào sử dụng có hiệu quả. 3. Biện pháp 3: Tái chế rác thải nhựa trong nhà trường 3.1. Tái chế rác thải nhựa trong trang trí môi trường Thực hiện văn bản chỉ đạo của Bộ, Sở và Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện về việc tổ chức khai giảng “Nói không với bóng bay và rác thải nhựa”, tôi 8/15 những bộ đồ dùng này, trẻ không chỉ nhận biết được màu sắc, độ lớn của những chiếc nút chai mà trẻ còn được rèn luyện kỹ năng vặn nút chai đúng chiều, có kiến thức sử dụng màu sắc phù hợp với nội dung bức tranh như ở bức tranh giao thông với cột đèn tín hiệu các màu xanh - vàng - đỏ, bức tranh đoàn tàu hay bức tranh vườn hoa rực rỡ nhiều màu sắc... Trẻ thực sự rất hào hứng và chăm chú khi được sử dụng những bộ đồ dùng sáng tạo này của các cô giáo. (Ảnh minh chứng - Phụ lục) Vườn cây, góc thiên nhiên của lớp B1 nói riêng và của nhà trường cũng sử dụng rất nhiều chai lọ nhựa, can nhựa để tái chế thành những chậu cây thật xinh xắn để hằng ngày trẻ được cùng cô chăm sóc vườn cây, tạo cho trẻ có những hứng thú mới với góc thiên nhiên của lớp mình. (Ảnh Minh chứng- Phụ lục) 4. Biện pháp 4. Xây dựng các giờ học, các hoạt động giáo dục trẻ ý thức bảo vệ môi trường, nói không với rác thải nhựa Một trong những giải pháp được tôi đưa ra áp dụng trong việc xây dựng môi trường giáo dục “Nói không với rác thải nhựa” đó là lồng ghép các nội dung tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức nguy cơ ô nhiễm nhựa vào chương trình giáo dục mầm non. Tôi thường soạn bài theo hướng lồng ghép, tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường “Nói không với rác thải nhựa”. 4.1 Lựa chọn và triển khai nội dung lồng ghép: Quá trình khai thác nội dung GDBVMT “nói không với rác thải nhựa” trong các chủ điểm giáo dục được tiến hành theo 3 bước. Cụ thể: * Bước 1: Phân tích chủ đề giáo dục. Qua bước này giáo viên sẽ lựa chọn được những nội dung GDBVMT sao cho phù hợp khả năng của trẻ, tình hình thực tế nhóm (lớp), địa phương, phù hợp chủ đề đang thực hiện. * Bước 2: Xác định nội dung trong mỗi chủ đề. Mức độ của các nội dung phụ thuộc vào đặc trưng của chủ điểm, đặc điểm hoạt động nhận thức của trẻ, đảm bảo được tính hợp lý, logic trong quá trình khám phá, có hệ thống và vừa sức đối với trẻ. Ưu tiên lựa chọn các nội dung hấp dẫn, thiết thực, gần gũi với trẻ * Bước 3: Cụ thể hóa nội dung GDBVMT vào các hoạt động của trẻ. Dựa vào các giai đoạn phát triển nhận thức của trẻ để xây dựng các nội dung giáo dục. - Giai đoạn I: Khảo sát. Giai đoạn này giáo viên cần có sự chuẩn bị chu đáo về môi trường, tâm thế cho trẻ và điều khiển hợp lý hoạt động thì trẻ sẽ hứng thú, tích cực, chủ động và tích lũy được nhiều tri thức liên quan đến đối tượng. 10/15 thú vị để lĩnh hội kiến thức khoa học mà trẻ còn được thỏa sức sáng tạo với những chai, lọ nhựa, hộp giấy, lon sữa, chai nước ngọt... để tạo nên những sản phẩm mới, những đồ chơi thú vị cho riêng mình và cho các bạn. (Ảnh minh chứng - Phụ lục) 4.3. Giáo dục bảo vệ môi trường thông qua các hoạt động khác. Nội dung GDBVMT trong trường mầm non được tích hợp trong các hoạt động giáo dục dưới nhiều hình thức: Theo định hướng của giáo viên, theo ý thích của trẻ hoặc trong thời gian dạo chơi ngoài trời, tham quan... 4.3.1. Giáo dục bảo vệ môi trường thông qua hoạt động vui chơi: Hoạt động chơi mang tính tích hợp cao trong giáo dục trẻ. Hoạt động chơi được tổ chức đáp ứng nhu cầu của trẻ, đồng thời tích hợp nội dung giáo dục, trong đó có các nội dung GDBVMT. - Thông qua các trò chơi phân vai: trẻ được đóng vai và thể hiện các công việc của người làm công tác bảo vệ môi trường như: Trồng cây, chăm sóc cây, thu gom rác, xử lý các chất thải...Trò chơi bác sĩ, y tá (Khám chữa bệnh cho mọi người, chú ý giữ gìn vệ sinh phòng khám, xử lý rác thải y tế...); đóng vai cảnh sát giao thông đi bắt những người vi phạm lấn chiếm vỉa hè, gây mất trật tự công cộng, đi sai đường, bán hàng rong... giáo dục trẻ luật lệ an toàn giao thông và bảo vệ môi trường. Trò chơi gia đình: dọn dẹp nhà cửa, lau chùi nền nhà sạch sẽ, ngăn nắp; quần áo gấp gọn gàng, đi mua đồ dùng gia đình, giữ gìn không rơi vỡ, ... trước khi ăn phải rửa tay, rửa mặt sạch sẽ nhắc nhở mọi người phải tiết kiệm trong sinh hoạt...Trò chơi nấu ăn: tập làm món ăn đơn giản, chú ý vệ sinh dụng cụ nhà bếp, tiết kiệm nước... * Tạo các tình huống có vấn đề để trẻ xử lý. Đây là một hoạt động thực hành, giáo viên có thể đưa ra các tình huống giả định khác nhau có thể xảy ra trong thực tiễn hoặc tận dụng các tình huống thực đang xảy ra để yêu cầu trẻ giải quyết. Trong khi trò chuyện với trẻ tôi đưa ra những tình huống giả định có tính chất BVMT như: - Khi thấy vòi nước đang chảy tràn ra ngoài các con sẽ làm gì? Vì sao? - Khi đi qua những nơi có nhiều khói, bụi các con phải làm gì? Vì sao? - Nếu con thấy bạn ăn bánh xong không bỏ vỏ vào thùng rác mà vứt xuống sân trường con sẽ làm gì?.... Ngoài ra tôi luôn tận dụng những tình huống xảy ra trong lớp học để GDBVMT cho trẻ chẳng hạn như: Trong giờ học Tạo hình khi có giấy thủ công vụn rơi ra lớp; Khi đồ dùng, đồ chơi có bụi bẩn; Trong khi ăn có cơm rơi vãi. Bên cạnh đó tôi còn sử dụng tranh ảnh, câu chuyện có tình huống để trẻ tự suy nghĩ và giải quyết
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_xay_dung_moi_truong_va_giao_duc_y_thuc.doc