SKKN Một số biện pháp xây dựng môi trường học tập, vui chơi cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi
Trong thực tế giảng dạy trường tôi luôn được sự quan tâm của Uỷ ban nhân dân Huyện, Phòng giáo dục và đào tạo cũng như sự chỉ đạo sát sao cuả Ban giám hiệu nhà trường nên các lớp đã có một môi trường hoạt động tương đối tốt. Song với những điều cơ bản ấy chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu khám phá, tìm tòi cũng như cơ hội để trẻ bộc lộ khả năng của mình và chưa thực sự đem lại kết quả mà tôi mong đợi. Hơn thế trẻ 4- 5 tuổi là lứa tuổi quan trọng của mỗi con người. Những gì trẻ nhận được trong giai đoạn này là tiền đề cho thế hệ trẻ bước vào thời đại của nền văn minh trí tuệ. Thời đại của công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước và mục đích chung của của giáo dục mầm non là phát triển tất cả các khả năng của trẻ, hình thành cho trẻ những cơ sở ban đầu của nhân cách con người, nhằm đáp ứng các nhu cầu phát triển tổng thể, hài hoà cho trẻ về các mặt: Thể chất, ngôn ngữ, nhận thức, thẩm mỹ, tình cảm-xã hội.
Nhận thức được tầm quan trọng cũng như ý nghĩa của môi trường học tập, vui chơi đối với sự phát triển của trẻ 4-5 tuổi đồng thời thấy rõ vai trò của người giáo viên trong việc nâng cao chất lượng giáo dục mầm mon nói chung và chất lượng giáo dục lớp mình nói riêng tôi nhận thấy đã đến lúc phải có sự thay đổi, phải có sự nhất quán trong nhận thức và hành động. Thực hiện mục tiêu giáo dục mầm non trên quan điểm “ Lấy trẻ làm trung tâm”. Xuất phát từ suy nghĩ đó tôi luôn trăn trở, suy nghĩ làm sao để tạo được môi trường giáo dục tốt nhất cho trẻ hoạt động, tôi đã nghiên cứu và đưa vào thực hiện đề tài: “Một số biện pháp xây dựng môi trường học tập, vui chơi cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi”
Nhận thức được tầm quan trọng cũng như ý nghĩa của môi trường học tập, vui chơi đối với sự phát triển của trẻ 4-5 tuổi đồng thời thấy rõ vai trò của người giáo viên trong việc nâng cao chất lượng giáo dục mầm mon nói chung và chất lượng giáo dục lớp mình nói riêng tôi nhận thấy đã đến lúc phải có sự thay đổi, phải có sự nhất quán trong nhận thức và hành động. Thực hiện mục tiêu giáo dục mầm non trên quan điểm “ Lấy trẻ làm trung tâm”. Xuất phát từ suy nghĩ đó tôi luôn trăn trở, suy nghĩ làm sao để tạo được môi trường giáo dục tốt nhất cho trẻ hoạt động, tôi đã nghiên cứu và đưa vào thực hiện đề tài: “Một số biện pháp xây dựng môi trường học tập, vui chơi cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi”
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp xây dựng môi trường học tập, vui chơi cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp xây dựng môi trường học tập, vui chơi cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi

giáo viên trong việc nâng cao chất lượng giáo dục mầm mon nói chung và chất lượng giáo dục lớp mình nói riêng tôi nhận thấy đã đến lúc phải có sự thay đổi, phải có sự nhất quán trong nhận thức và hành động. Thực hiện mục tiêu giáo dục mầm non trên quan điểm “ Lấy trẻ làm trung tâm”. Xuất phát từ suy nghĩ đó tôi luôn trăn trở, suy nghĩ làm sao để tạo được môi trường giáo dục tốt nhất cho trẻ hoạt động, tôi đã nghiên cứu và đưa vào thực hiện đề tài: “Một số biện pháp xây dựng môi trường học tập, vui chơi cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi” 2. Tên sáng kiến: “Một số biện pháp xây dựng môi trường học tập, vui chơi cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi” 3. Tác giả sáng kiến: Họ và tên: Hoàng Thị Hà Địa chỉ tác giả sáng kiến: Yên Lạc - Vĩnh phúc Số điện thoại: 0392508854 Email: hoangthihayenlac@gmail.com 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Hoàng Thị Hà 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Xây dựng môi trường học tập, vui chơi cho trẻ theo hướng mở để trẻ phát huy tối đa tính tích cực, chủ động, sáng tạo của mình tại lớp 4 tuổi A trường mầm non Yên Lạc. 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: Sáng kiến được áp dụng lần đầu tiên vào tháng 9 năm 2019 tại lớp 4 tuổi A trường mầm non Yên Lạc. 7. Mô tả bản chất của sáng kiến: 7.1 Cơ sở lý luận a. Khái niệm và ý nghĩa của môi trường hoạt động cho trẻ: * Khái niệm: - Môi trường cho trẻ hoạt động: Là nơi có các nguồn thông tin phong phú, khuyến khích tính độc lập và hoạt động tích cực của trẻ *Ý nghĩa của môi trường hoạt động: - Giúp trẻ tìm tòi, khám phá và phát hiện nhiều điều mới lạ, hấp dẫn trong cuộc sống, các kiến thức, ký năng của trẻ được củng cố và bổ sung, trẻ được tự lựa 2 ảnh hưởng sâu sắc đến việc học, cách học của trẻ, cách dạy của giáo viên, quyết định đến sự thành công trong học tập và kết quả mong đợi có đạt được hay không. Môi trường được tổ chức tốt, an toàn, trình bày đẹp mắt, thu hút sẽ gây hứng thú cho cô và trẻ, giúp trẻ chủ động tham gia vào các hoạt động, có cơ hội tìm tòi, khám phá, thực hành trải nghiệm, giao tiếp, hợp tác với bạn bè và bộc lộ khả năng một cách tích cực nhất. 7.2. Thực trạng của việc xây dựng môi trường học tập, vui chơi của trẻ 4 -5 tuổi trường mầm non Yên Lạc. * Thuận lợi. - Được sự quan tâm, chỉ đạo của Huyện ủy, UBND huyện, Phòng GD&ĐT Yên Lạc đã xây dựng ngôi trường khang trang, sạch đẹp, các lớp học được thiết kế đủ diện tích theo yêu cầu chuẩn, có hiên trước, hiên sau, sân chơi rộng rãi, thoáng mát. Sự quan tâm chỉ đạo sát xao về chuyên môn nghiệp vụ của phòng GD&ĐT Yên Lạc về CS – GD trẻ và đầu tư kinh phí mua sắm CSVC, trang thiết bị dạy, học, ĐDĐC tương đối đầy đủ. - Trường đặt ở vị trí trung tâm huyện, xa đường lớn, kênh mương, không khí trong lành, thoáng mát và yên tĩnh. - Lớp học được nhà trường trang bị: Đồ dùng, đồ chơi, bàn ghế, giá, tủ góc, bảng biểu đầy đủ để phục vụ cho hoạt động dạy, học của cô và trẻ. - Trong lớp bố trí đủ 02 giáo viên. - Bản thân tôi có trình độ chuyên môn Đại học sư phạm, nhiều năm liền là giáo viên dạy giỏi cấp huyện , được phân công dạy lớp 4 tuổi trong nhiều năm liên tục, đã có một số kinh nghiệm trong việc xây dựng môi trường hoạt động cho trẻ. Được phụ huynh tin tưởng và ủng hộ. - Trẻ trong lớp đa số là con em cán bộ trong các cơ quan, ban nghành của huyện - Đa số trẻ được ra lớp từ nhà trẻ và học liên tục lên lớp 4 tuổi tại trường. - Trẻ trong lớp đều có sức khỏe và thể lực tốt nên tích cực tham gia vào các hoạt động học tập, vui chơi tại trường, lớp. - Phụ huynh đa số là cán bộ công chức các cơ quan trong huyện, sự nhận thức và trình độ của phụ huynh về CS – GD trẻ là rất tốt. * Khó khăn. 4 2 - Trẻ có kỹ năng sử dụng môi trường hoạt động. 11/30 36,6 Qua khảo sát ban đầu như trên, tôi thấy kết quả trên trẻ chưa cao là điều tôi cần phải suy nghĩ làm thế nào để trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động do cô tổ chức, xây dựng một môi trường hoạt động như thế nào để trẻ có nhiều cơ hội phát triển và tôi đã tiến hành thực hiện với các biện pháp như sau: 7.3.1. Xây dựng môi trường hoạt động để phát huy tính tích cực và khả năng sáng tạo của trẻ. Với mục đích nhằm phát huy tính tích cực và khả năng sáng tạo của trẻ thì việc tạo ra một môi trường học tập, vui chơi với nguồn học liệu phong phú, cách trang trí phù hợp, khoa học, an toàn và mang tính mở là vấn đề mà tôi rất quan tâm. Từ suy nghĩ đó tôi luôn chú trọng xây dựng một môi trường hoạt động không cố định mà thay đổi theo các chủ đề thậm chí cần có sự thay đổi ngay chính trong chủ đề, thể hiện được quá trình tiến hành và diễn biến của chủ đề đó Nếu như trước kia việc trang trí lớp thường được thực hiện bằng các loại tranh vẽ, tranh in sẵn thông thường mang nội chủ đề mà lớp đang thực hiện nhưng qua quá trình hoạt động của trẻ tôi nhận thấy điều đó chưa thực sự thu hút được sự hứng thú và tận dụng được khả năng sáng tạo của trẻ thì việc đưa ra ý tưởng trang trí lớp theo hướng mở là một giải pháp cần thiết. Vậy trang trí lớp theo hướng mở là gì? Có nghĩa là bức tranh mà tôi dùng để trang trí nó thể hiện được cả quá trình diễn biến mà chủ đề lớp đang thực hiện, trong một bức tranh có thể sử dụng các nguyên vật liệu khác nhau và cũng có thể khuyến khích trẻ tham gia cùng cô giáo, khi chủ đề đó kết thúc cũng là lúc mà bức tranh được hoàn thành. Ở chủ đề “Thế gới thực vật” tôi làm một bức tranh xé dán về các loại cây khác nhau, cây thân cứng có quả to nhỏ khác nhau có thể tháo gỡ được, có gắn số mà trẻ đang học, cây dây leo, cây mọc thành bụi, một số bông hoa có nàu sắc đẹp, các loại rau ăn củ rau ăn quả rau ăn lá Đến chủ đề “Tết và mùa xuân” tôi lại thay vào đó là những bức tranh về mùa xuân, ngày tết cổ truyền, tranh về các loại hoa đào, hoa mai. Ở chủ đề “Thế giới động vật”, tôi làm một bức có nội dung mở theo từng chủ đề nhánh, tuần 1 tôi cùng trẻ vẽ kết hợp xé, cắt dán về động vật nuôi trong gia đình, hoặc có thể cắt những con vật từ họa báo ra và dán vào bức tranh, đến tuần 2 vẽ tiếp về động vật sống trong rừng, sau đó cắt hoặc xé dán tiếp những con vật sống dưới nước, côn trùng, động vật sống khắp nơi và khi chủ đề lớn kết thúc cũng là lúc bức tranh ấy hoàn thành. Trang trí trong các góc vừa tầm mắt trẻ, linh hoạt, hấp dẫn, có sự thay đổi. Để gây ấn tượng cho trẻ tôi thường lựa chọn các hình ảnh ngộ nghĩnh đáng yêu, 6 Tôi huy động trẻ tìm kiếm các nguyên vật liệu sẵn có ở gia đình như: hạt gạo, hạt đỗ, rơm, rạ, vỏ hến, lá dừa, bèo tây, tăm tre, giấy vụnmang đến lớp để cùng cô làm tranh ảnh, làm ĐDĐC các con vật ngộ nghĩnh như con cua, con cá, làm chổi rơm... Đối với từng chủ đề tôi luôn khuyến khích trẻ cùng cô làm tranh để trang trí lớp: Tranh xé dán về các loại cây, tranh cắt dán về các kiểu nhà, tranh cô vẽ trẻ tô màu, làm con dấu cho trẻ in để tạo ra các sản phẩm. Có nhiều bức tranh tôi thường để ở dạng mở, sau đó động viên trẻ giúp cô hoàn thành theo ý tưởng riêng của trẻ hoặc theo ý tưởng của cả nhóm trẻ. Tôi luôn động viên trẻ bằng cách khen ngợi, nêu gương đặc biệt đối với những trẻ có năng khiếu về tạo hình, về làm đồ chơi, tôi có cách bồi dưỡng riêng để trẻ phát huy hết khả năng của mình. Ngoài khuyến khích trẻ làm đồ dùng đồ chơi tôi còn cùng trẻ vệ sinh, sắp xếp đồ dùng, đồ chơi ở các góc, vệ sinh sân trường, khu vực mà cô và trẻ vừa hoạt động. Cùng cô rồng rau, trồng hoa rồi tự tay chăm sóc. Việc làm này được trẻ lớp tôi rất tích cực hưởng ứng, nó không chỉ tạo được niềm vui, sự đoàn kết đồng thời rèn kỹ năng vận động thô, vận động tinh và kĩ năng xã hội cho trẻ. 7.3.3. Làm phong phú các góc hoạt động. Trẻ mẫu giáo “Học bằng chơi, chơi mà học”, bởi vậy các góc chơi có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Đây là khu vực riêng biệt, nơi trẻ có thể tự làm việc một mình hoặc theo nhóm để tìm hiểu khám phá cái mới, hoạt động với đồ vật và rèn kỹ năng. Để góc hoạt động thực sự có hiệu quả ngoài việc cô hướng dẫn trẻ chơi theo khả năng, chuẩn bị đồ dùng, học liệu cho trẻ một cách chu đáo thì việc làm phong phú nội dung góc chơi, phong phú các góc hoạt động là một yếu tố quan trọng để trẻ phát triển, để trẻ có cơ hội học nhiều thứ, thỏa mãn nhu cầu vui chơi của trẻ. Ví dụ: Diện tích lớp học cho phép nên tôi đã xây dựng được rất nhiều góc trong lớp và ngoài trời: Góc gia đình, bán hàng, phòng khám, tạo hình, âm nhạc, xây dựng, khám phá khoa học, sách truyện, máy vi tínhCó thể trẻ không chơi tất cả các góc cùng một thời điểm nhưng trẻ sẽ dùng nó trong cả quá trình. Tuy nhiên các góc chính như góc phân vai, xây dựng, góc sách luôn được duy trì thường xuyên. + Trong góc phân vai cô tổ chưc cho trẻ chơi nhiều nội dung chơi: Cửa hàng bách hóa, phòng khám đa khoa, cửa hàng ăn uống + Đối với trò chơi bán hàng cô chuẩn bị cho trẻ nhiều loại đồ dùng khác nhau: bánh kẹo, các loại quả, giò chảđể làm phong phú nội dung chơi của trẻ đồng thời qua đó trẻ có thể học được nhiều thứ cùng một lúc như: các kỹ năng xã 8 các loại khối, hình cho trẻ nhận biết, phân biệt, hoạt động xếp, xây dựng các công trình ở góc xây dựng. Từ những miếng xốp cách nhiệt là phế liệu của những cửa hàng điện tử tôi đã sử dụng để gọt các loại bánh, bôi phẩm màu làm sôi gấc, hay từ những mảnh xốp đệm ở ghế ô tô, sa lôngtôi sử dụng để gọt các loại bánh mỳ, giò, chảphục vụ cho trẻ chơi ở góc phân vai. Ngoài ra tôi tận dụng những chai nhựa của làng nghề Đông mẫu cân đồng nát về rửa sạch để làm ra các sản phẩm như: cắt 2 đít chai ghép vào nhau, phun sơn màu để tạo ra các loại quả, chai com pho cắt tỉa và dán giấy đề can màu thành con công, cái lànhộp sữa chua cắt tỉa và dán thành con lợn, con thiên nga Bên cạnh đó thì việc tận dụng nguồn vải vụn của Yên Đồng để cắt và khâu các con giống, con rối, khâu các loại quả, túi cát, Khi chuẩn bị học liệu cho trẻ hoạt động ở góc nghệ thuật ở chủ đề “Thế giới động vật” tôi đã lựa chọn các loại rau, củ, quả sẵn có của nghề nông như: củ cải, cà rốt, bèo tây, khoai tây, lá dừa, lá chuốiđể trẻ làm các con vật.(con thỏ, con mèo, con lợn) hay đồng hồ, chong chóng từ các loại lá. Ngoài việc tận dụng những loại nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương tôi còn tận dụng các nguyên vật liệu từ thiên nhiên để làm học liệu cho trẻ hoạt động. Tôi lựa chọn các loại sỏi, đá, hột, hạt cho trẻ chơi trò chơi “tập tầm vông”, chơi “ô ăn quan”, xếp hình (con vật, đồ vật, cây cối, chữ cái chữ số) theo mẫu hoặc theo ý thích. Từ những chiếc lá tôi đã tận dụng để trẻ phân loại theo màu sắc (sáng-tối), kích cỡ (to-nhỏ), Cũng có thể dùng để cho trẻ thiết lập trật tự từ to đến nhỏ, từ dài đến ngắn. Cho trẻ gọi tên lá, tên cây. Xé lá cây thành những hình khác nhau; vò nát và ngửi mùi lá; kết, tết lá thành những chiếc quạt, kèn, con vật Với các nguyên liệu như cát, nước tôi cho trẻ chơi xúc cát, đong cát, gạt cát, rót cát; in hình, in dấu chân, dấu tay; vun cát, đắp cátĐong nước, rót nước vục nước quan sát mặt nước trời mưa, nhận biết nước nóng, lạnh, nước mặn, nước ngọt Các loại vỏ ngao, sò, ốc, hến tôi đã sử dụng để cho trẻ xếp tranh, xếp hình xếp số, chồng tháp, so sánh phân loại theo hình dạng, kích thước, màu sắc bề mặt, hay cho trẻ đếm số lượng, dùng keo nến gắn các vỏ đó lại thành các bông hoa, con vật Tôi luôn quan tâm đến những loại củ, quả, lá cây, bèo tây, lõi ngô, tăm tre, que tre để cô và trẻ cùng tạo ra những con vật ngộ nghĩnh như: con lợn bằng bèo tây, con cào cào bằng lá dừa, con trâu bằng lá mít, củ cà rốt, củ cải tỉa con thỏ, con 10
File đính kèm:
skkn_mot_so_bien_phap_xay_dung_moi_truong_hoc_tap_vui_choi_c.doc