SKKN Một số biện pháp xây dựng môi trường giáo dục lễ giáo cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non

Thấm nhuần lời dạy của Bác và trăn trở với mục tiêu chung của giáo dục, thấy được sự cần thiết của việc giáo dục lễ giáo cho trẻ ở trường mầm nonvà mong muốn sẽ xây dựng được một môi trường giáo dục lễ giáo tốt nhất cho trẻ vì vậy tôi đã chọn đề tài “Một số biện pháp xây dựng môi trường giáo dục lễ giáo cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non”
Năm học 2021 - 2022 bản thân tôi được nhà trường phân công phụ trách lớp mẫu giáo 4-5 tuổi, với tổng số là 32 trẻ. Trong quá trình thực hiện đề tài này, tôi gặp những thuận lợi sau:
Ban giám hiệu nhà trường rất quan tâm về mặt giáo dục lễ giáo cho trẻ; đặc biệt chỉ đạo giáo viên lồng ghép nội dung lễ giáo vào kế hoạch “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” một cách cụ thể, ban giám hiệu nhà trường đầu tư về cơ sở vật chất tương đối đầy đủ, thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo, chuyên đề để giáo viên được học tập và rút kinh nghiệm cho bản thân.
Trẻ trong lớp đều có chung một độ tuổi, nhận thức của trẻ tương đối đồng đều, đa số trẻ đều khỏe mạnh, đi học đều nên tôi cũng dễ dàng hơn trong việc giáo dục lễ giáo cho trẻ.
Bản thân là một giáo viên được đào đạo chính quy, trong tôi luôn cháy lên ngọn lửa của tuổi trẻ, của đam mê nghề nghiệp, yêu nghề, mến trẻ. Luôn gương mẫu trong cách giao tiếp, ứng xử hàng ngày đối với trẻ và được phụ huynh tin tưởng.
docx 13 trang skmamnon 15/08/2024 590
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp xây dựng môi trường giáo dục lễ giáo cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp xây dựng môi trường giáo dục lễ giáo cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non

SKKN Một số biện pháp xây dựng môi trường giáo dục lễ giáo cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non
 * Đối với trẻ:
 Thói quen giao tiếp của trẻ đa dạng trẻ đến từ nhiều gia đình, mỗi gia 
đình có cách giáo dục trẻ khác nhau, trẻ ảnh hưởng nền văn hóa gia đình.
 Một số trẻ được chiều chuộng quá mức dẫn đến trẻ đòi gì được nấy và 
có thái độ không đúng mực với người lớn.
 Trẻ đến lớp còn có thói quen tự do, hay nói theo cô, trả lời bằng những 
câu không có chủ ngữ, vị ngữ, nói trống không; ra vào lớp tự do...Các cháu 
thường có thái độ, hành vi chưa đúng, cách ứng xử với bạn bè chưa được thân 
thiện, hòa nhã.
 Môi trường cho trẻ thực hành chưa phong phú.
 * Đối với các bậc phụ huynh: 
 Phần lớn bố mẹ của các cháu làm nông, một số khác lại đi làm xa nên 
việc quan tâm đến con em còn hạn chế. Ngoài ra một số gia đình đông con 
nên ít quan tâm, giáo dục trẻ về hành vi lễ giáo một cách đầy đủ.
 Một số phụ huynh chưa hiểu tầm quan trọng của giáo dục lễ giáo cho trẻ 
ở lứa tuổi mầm non.
 Đứng trước tình hình như vậy, tôi rất lo lắng phải dạy trẻ như thế nào? 
và bằng những biện pháp gì? để trẻ lớp tôi có những thói quen lễ giáo và hành 
vi đạo đức phù hợp với chuẩn mực xã hội.Với những khó khăn trên tôi đã đưa 
ra một số biện pháp để giải quyết như sau:
 Biện pháp1: Xây dựng môi trường xã hội cho trẻ thực hành trải 
nghiệm.
 * Xây dựng góc lễ giáo
 Ở góc này tôi đã sưu tầm những tranh ảnh, bài thơ, bài hát, câu truyện có 
nội dung giáo dục lễ giáo để trang trí trước hành lang lớp học, ở những vị trí dễ 
nhìn, nổi bật giúp trẻ và phụ huynh dễ nhớ, dễ quan sát để khi đón và trả trẻ 
tôi đọc và trò chuyệnvới trẻ về những hành vi văn minh, nếp sống văn hóa cho 
trẻ hiểu. 
 Đặc biệt, tôi thường xuyên thay đổi nội dung góc lễ giáo theo từng chủ 
đề điều này giúp cho nội dung giáo dục lễ giáo được đa dạng và hấp dẫn 
hơn đối với trẻ.
 Ví dụ: Với chủ đề gia đình tôi dán lên bài thơ “ Buổi sáng” kèm theo 
hình ảnh minh họa là bé quét nhà và chăm sóc các con vật, thông qua hình ảnh 
trẻ sẽ nhận biết được mình có thể giúp đỡ mọi người những công việc nhỏ, vừa 
sức với bản thân để thể hiện tình yêu thương với mọi người xung quanh.
 Tôi còn khuyến khích trẻ về nhà sưu tầm những hình ảnh về lễ giáo 
mang đến dán vào góc tuyên truyền tại lớp điều này giúp trẻ hào hứng, tích cực, 
học được điều hay, lẽ phải một cách tự nhiên. Tuy đây chỉ là những việc làm 
nhỏ nhưng nó lại có sức ảnh hưởng lớn đến nhân cách sau này của trẻ.
 2 Khi trẻ dạo chơi ngoài trời tôi giáo dục trẻ trẻ chơi ngoan, chơi đoàn kết 
với bạn bè, không tranh giành đồ chơi của nhau; không ngắt lá, bẻ cành, 
khi chơi biết xếp hàng lần lượt không du đẩy nhau, không vứt rác bừa bãi, giáo 
dục trẻ giữ gìn vệ sinh môi trường.
 Ví dụ: khi trẻ bị ngã tôi hỏi trẻ lý do vì sao con ngã? Nếu do trẻ vấp ngã 
tôi động viên trẻ tự đứng dậy để rèn tính tự lập cho trẻ, nếu do bạn làm ngã tôi 
nhắc trẻ xin lỗi bạn và đỡ bạn dậy.
 Trong giờ hoạt động góc tôi cho trẻ được thực hành trải nghiệm nhiều vai 
chơi khác nhau phản ánh sinh hoạt cuộc sống của người lớn, tôi tiến hành lồng 
ghép lễ giáo vào vui chơi, qua đó trẻ được đối thoại những câu chào hỏi lễ phép, 
câu cảm ơn, xin lỗi, trao nhận bằng hai tay, tôi theo dõi quan sát lắng nghe để kịp 
thời uốn nắn trẻ khi có biểu hiện chưa chuẩn mực. Qua đó giúp trẻ hình thành thói 
quen hành vi văn minh trong giao tiếp.
 Ví dụ: Ở góc bác sỹ tôi cho trẻ thực hành chào hỏi, Trẻ đóng vai bác sỹ biết 
nói với bạn: Xin chào bác đến để khám bệnh gì ạ? Bác cảm thấy cơ thể không 
được khỏe ở đâu? Trẻ đến khám bệnh biết kể về bệnh của mình, biết cảm ơn khi 
được bác sỹ khám bệnh và kê đơn thuốc.
 Biện pháp 3: Lồng ghép giáo dục lễ giáo vào các môn học và hoạt 
động.
 Lồng ghép nội dung giáo dục lễ giáo vào các môn học có nhiều ưu thế 
nhằm hình thành cho trẻ những thói quen, hành vi có văn hoá.
 Ví dụ: Qua hoạt động khám phá xã hội“Tìm hiểu về trường mầm non”Tôi 
hỏi trẻ: Sân trường có nhiều cây xanh không? Lợi ích của cây xanh là gì? qua 
đó giáo dục trẻ không ngắt lá, bẻ cành và phải biết bảo vệ chăm sóc cây xanh.
 Đối với giờ học phát triển vận động bài “ bò theo đường zích zắc”Tôi 
giáo dục trẻ siêng năng thể dục, tập đều đặn giúp cơ thể khoẻ mạnh. Trong khi 
tập không chen lấn, không xô đẩy bạn.
 Đối với giờ học tạo hình: "Tô màu gia đình bé" Tôi đàm thoại với trẻ: 
Gia đình con gồm có những ai?Mọi người sống trong gia đình phải như thế nào 
với nhau?Qua giờ tạo hình đó cô giáo dục trẻ biết yêu thương, kính trọng đối 
với ông bà, cha mẹ, anh chị, biết nhường nhịn em bé.
 Hoạt động làm quen với văn học: Qua truyện “Ba cô gái” ở chủ đề gia 
đình tôi hỏi trẻ các cô gái trong truyện đối với mẹ như thế nào? Các con sẽ làm 
như thế nào? Từ đó tôi sẽ giáo dục trẻ tình yêu thương với những người thân 
trong gia đình. Hình thành lòng nhân ái đối với người xung quanh.
 Biện pháp 4: Khích lệ, nêu gương:
 Tâm lý của trẻ mẫu giáo rất thích được khen, mặc dù trẻ không đạt kết 
quả như yêu cầu của cô, nhưng vẫn muốn được cô khen, và khen nhiều. Mục 
đích khen là để động viên khích lệ trẻ kịp thời, ngoài tuyên dương về vấn đề 
 4 Tuy nhiên, không nên góp ý chỉnh sửa trẻ quá gay gắt hoặc quá đặt nặng 
vấn đề. Bởi giáo dục lễ giáo cho trẻ không phải là câu chuyện ngày một ngày 
hai mà đó là cả một quá trình lâu dài. 
 Qua các biện pháp thực hiện, chất lượng giáo dục lễ giáo trẻ lớp tôi đã 
có những kết quả như sau:
 Trẻ tự tin, mạnh dạn đạt: 29/32 = 90% .
 Trẻ lễ phép, có thói quen vệ sinh, những hành vi văn minh đạt: 
30\32=94% 
 Trẻ biết chào hỏi, xưng hô lễ phép,biết nói lời cảm ơn, xin lỗi đạt: 
28/32=86%
 Trẻ biết đoàn kết, nhường nhịn nhau, biết giữ gin vệ sinh đạt: 
29/32= 90%
 Đây là kết quả bước đầu mà các biện pháp giáo dục lễ giáo đề ra đạt 
được. Thực tế cho thấy nhiều trẻ mới đầu chưa biết chào hỏi, xin lỗinhưng 
bằng chính sự yêu thương, gần gũi, tận tâm với công việc của cô giáo và áp 
dụng các biện pháp trên mà sau một thời gian các bé đã hình thành được những 
nhận thức tốt về lễ giáo đã biết cảm ơn, xin lỗi, biết chào hỏi.
 Có thể nói rằng, giáo dục lễ giáo cho trẻ trong những năm đầu đời góp 
phần đáng kể vào sự nghiệp giáo dục sớm của toàn xã hội. Nếu biết cách giáo 
dục trẻ từ sớm sẽ đem lại cho trẻ một tương lai tốt hơn, một thế hệ lễ phép và 
phát triển một cách toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần. 
 Trên đây là “Một số biện pháp xây dựng môi trường giáo dục lễ giáo cho 
trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non”. Trong quá trình thực hiện đề tài có thể 
còn một số thiếu sót kính mong được sự bổ sung, đóng góp ý kiến để việc thực 
hiện đề tài của tôi được hoàn thiện hơn.
 Tôi xin trân thành cảm ơn!
 XÁC NHẬN CỦA Tam Hồng, ngày 15 tháng 10 năm 2021
 THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
 Người viết sáng kiến
 Đặng Ngọc Hà
 6 Hình ảnh 3: Trẻ chơi ở góc phân vai
Hình ảnh 4: Trẻ làm kỹ sư xây dựng
 8 Hình ảnh 7: Giờ ngủ của trẻ
Hình ảnh 8: Giờ chơi ở các góc
 10 Hình ảnh 11: Thay đổi hình thức khen ngợi trẻ
 Hình ảnh 12: Phối hợp với phụ huynh
 12

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_xay_dung_moi_truong_giao_duc_le_giao_c.docx