SKKN Một số biện pháp xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ 4-5 tuổi thích đến trường và tích cực tham gia hoạt động
Môi trường giáo dục trong trường mầm non thúc đẩy sự phát triển ở các lĩnh vực như nhận thức, vận động, tình cảm, xúc cảm, giao tiếp xã hội, tính tự lực và hình thành thói quen, hành vi tốt cho đứa trẻ ngay từ lứa tuổi mầm non.
Giáo dục mầm non hiện nay là dựa trên việc thiết kế môi trường giáo dục tích cực, cho trẻ tự học và khám phá tìm tòi một cách chủ động, tích cực và đảm bảo mỗi trẻ đều có cơ hội phát triển tốt những tiềm năng sãn có để hình thành những kỹ năng sống cần thiết theo phương châm “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”.
Qua nhiều năm công tác được nhà trường phân công phụ trách lớp mẫu giáo 4 – 5 tuổi. Tôi nhận thấy rằng trẻ mầm non khi đến trường bước vào đầu năm học còn nhiều bỡ ngỡ, phải xa nhà xa ông bà, bố mẹ và người thân trong khoảng thời gian dài mà trước đó thì trẻ được mọi người quan tâm làm hộ các kỹ năng tự phục vụ nhiều. Vì vậy trẻ không thích đế trường và khi đến trường trẻ không hứng thú tích cực tham gia hoạt động, điều đó có tác động ảnh hưởng đến việc phát triển số lượng của trường của nhóm lớp, cũng như việc đảm bảo về chất lượng giáo dục. Từ đó tôi thiết nghĩ việc xây dựng môi trường giáo dục tích cực là để phục vụ việc chăm sóc giáo dục trẻ tốt nhất. Chính vì vậy tôi đã lựa chọn đề tài “Một số biện pháp xây dựng môi trường giáo dục nhằm khuyến khích trẻ 4 - 5 tuổi thích đến trường và tích cực tham gia họat động”.
Giáo dục mầm non hiện nay là dựa trên việc thiết kế môi trường giáo dục tích cực, cho trẻ tự học và khám phá tìm tòi một cách chủ động, tích cực và đảm bảo mỗi trẻ đều có cơ hội phát triển tốt những tiềm năng sãn có để hình thành những kỹ năng sống cần thiết theo phương châm “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”.
Qua nhiều năm công tác được nhà trường phân công phụ trách lớp mẫu giáo 4 – 5 tuổi. Tôi nhận thấy rằng trẻ mầm non khi đến trường bước vào đầu năm học còn nhiều bỡ ngỡ, phải xa nhà xa ông bà, bố mẹ và người thân trong khoảng thời gian dài mà trước đó thì trẻ được mọi người quan tâm làm hộ các kỹ năng tự phục vụ nhiều. Vì vậy trẻ không thích đế trường và khi đến trường trẻ không hứng thú tích cực tham gia hoạt động, điều đó có tác động ảnh hưởng đến việc phát triển số lượng của trường của nhóm lớp, cũng như việc đảm bảo về chất lượng giáo dục. Từ đó tôi thiết nghĩ việc xây dựng môi trường giáo dục tích cực là để phục vụ việc chăm sóc giáo dục trẻ tốt nhất. Chính vì vậy tôi đã lựa chọn đề tài “Một số biện pháp xây dựng môi trường giáo dục nhằm khuyến khích trẻ 4 - 5 tuổi thích đến trường và tích cực tham gia họat động”.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ 4-5 tuổi thích đến trường và tích cực tham gia hoạt động", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ 4-5 tuổi thích đến trường và tích cực tham gia hoạt động
1 PHẦN A: ĐẶT VẤN ĐỀ TÊN ĐỀ TÀI: “Một số biện pháp xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ 4 - 5 tuổi thích đến trường và tích cực tham gia hoạt động” I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Như chúng ta đã biết, môi trường giáo dục là tổng hợp các mối quan hệ. Môi trường giáo dục rất đa dạng có thể phân chia một cách tương đối thành các môi trường nhà trường, gia đình, xã hội và tự nhiên. Môi trường có vai trò và ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của mỗi con người, đó là môi trường nhà trường, đặc biệt môi trường giáo dục của trường mầm non tạo cơ hội cho trẻ được tự lựa chọn hoạt động phù hợp. Khuyến khích trẻ tham gia tích cực tạo cơ hội cho trẻ bộc lộ khả năng, qua đó cung cấp kiến thức, kỹ năng cho trẻ nhằm góp phần hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ. Môi trường giáo dục như người giáo viên thứ hai trong công tác tổ chức, hướng dẫn trẻ hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu vui chơi và hoạt động của trẻ, thông qua đó nhân cách trẻ được hình thành và phát triển toàn diện. Môi trường giáo dục trong trường mầm non thúc đẩy sự phát triển ở các lĩnh vực như nhận thức, vận động, tình cảm, xúc cảm, giao tiếp xã hội, tính tự lực và hình thành thói quen, hành vi tốt cho đứa trẻ ngay từ lứa tuổi mầm non. Giáo dục mầm non hiện nay là dựa trên việc thiết kế môi trường giáo dục tích cực, cho trẻ tự học và khám phá tìm tòi một cách chủ động, tích cực và đảm bảo mỗi trẻ đều có cơ hội phát triển tốt những tiềm năng sãn có để hình thành những kỹ năng sống cần thiết theo phương châm “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”. Qua nhiều năm công tác được nhà trường phân công phụ trách lớp mẫu giáo 4 – 5 tuổi. Tôi nhận thấy rằng trẻ mầm non khi đến trường bước vào đầu năm học còn nhiều bỡ ngỡ, phải xa nhà xa ông bà, bố mẹ và người thân trong khoảng thời gian dài mà trước đó thì trẻ được mọi người quan tâm làm hộ các kỹ năng tự phục vụ nhiều. Vì vậy trẻ không thích đế trường và khi đến trường trẻ không hứng thú tích cực tham gia hoạt động, điều đó có tác động ảnh hưởng đến việc phát triển số lượng của trường của nhóm lớp, cũng như việc đảm bảo về chất lượng giáo dục. Từ đó tôi thiết nghĩ việc xây dựng môi trường giáo dục tích cực là để phục vụ việc chăm sóc giáo dục trẻ tốt nhất. Chính vì vậy tôi đã lựa chọn đề tài “Một số biện pháp xây dựng môi trường giáo dục nhằm khuyến khích trẻ 4 - 5 tuổi thích đến trường và tích cực tham gia họat động” II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: - Gây hứng thú cho trẻ thích đến trường và tích cực tham gia các hoạt động SKKN: “Một số biện pháp xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ 4 - 5 tuổi thích đến trường và tích cực tham gia hoạt động”. 3 - Tận dụng và khai thác triệt để tác dụng giáo dục của môi trường xây dựng, tránh tình trạng lãng phí công sức, thời gian. - Luôn thay đổi không gian môi trường giáo dục tạo ra sự hấp dẫn mới lạ đối với trẻ - Tôn trọng nhu cầu sở thích và có tính đến khả năng của mỗi trẻ Bên cạnh đó, môi trường phải thuận lợi để hình thành các kỹ năng xã hội. Cụ thể như: + Xây dựng môi trường thân thiện, ấm cúng, cởi mở giữa cô và trẻ, giữa trẻ với trẻ. + Nhà trường, gia đình và xã hội phải thống nhất các biện pháp giáo dục, những thói quen hành vi văn hóa cho trẻ. 2. Cơ sở thực tiễn: a. Thuận lợi: - Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Ban giám hiệu nhà trường - Được sự tin yêu và tín nhiệm của phụ huynh học sinh - Trẻ đi lớp đều, đạt tỉ lệ chuyên cần cao - Bản thân tôi đã trải qua nhiều năm giảng dạy đã tích lũy được một số kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy, đặc biệt là kinh nghiệm để gây hứng thú cho trẻ tới lớp. b. Khó khăn: - Đồ dùng đồ chơi còn ít, chưa có nhiều đồ dùng tự tạo nên chưa thu hút trẻ - Khi trẻ ở lớp 3 tuổi thì nghỉ học nhiều do covit nên đa số trẻ nhập học còn nhút nhát chưa mạnh dạn và tự tin chưa hứng thú tham gia vào các hoạt động của lớp khi lên 4 tuổi. Nhiều trẻ phát âm chưa đúng, còn nói ngọng, nói chưa đủ câu rõ chữ. - Đa phần phụ huynh làm nghề nông nghiệp và nghề tự do nên nhiều phụ huynh chưa nhận thức được tầm quan trọng của bậc học mầm non. c. Khảo sát thực tế trước khi thực hiện đề tài: * Đối với giáo viên: Đầu năm tôi đã thực hiện 5 hoạt động mời BGH dự giờ đánh giá và kết quả đạt được như sau: STT Phân loại Số tiết Tỷ lệ (%) 1 Tốt 2/5 40% 2 Khá 3/5 60% SKKN: “Một số biện pháp xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ 4 - 5 tuổi thích đến trường và tích cực tham gia hoạt động”. 5 triển của trẻ. Trên cơ sở nghiên cứu chương trình giáo dục mầm non, dưới sự chỉ đạo của Ban giám hiệu và tổ chuyên môn, tôi đã chủ động xây dựng kế hoạch giáo dục của lớp mình phụ trách bám sát với kế hoạch của nhà trường. Từ đó xây dựng được môi trường giáo dục trong suốt quá trình thực hiện chương trình chăm sóc và giáo dục trẻ theo từng chủ đề. Bên cạnh việc tự nghiên cứu tài liệu thì trong các buổi sinh hoạt chuyên môn hàng tuần, hàng tháng, tôi trao đổi với chị em đồng nghiệp trong trường những thắc mắc, những gì chưa hiểu rõ về kế hoạch xây dựng môi trường giáo dục, xin ý kiến chỉ đạo của ban giám hiệu và tổ chuyên môn để cùng nhau giải đáp, tìm ra hướng đi tốt nhất trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ, đảm bảo việc thực hiện chương trình và xây dựng môi trường một cách tốt nhất. Không những tự học tự bồi dưỡng trong sách được cấp phát, mà tôi còn tham khảo thêm các tài liệu trên mạng Intetnet, trên chương trình truyền hình, trong các buổi họp chuyên môn để từ đó rút ra những kinh nghiệm quý báu trong việc xây dựng môi trường giáo dục hiệu quả và khoa học để trẻ luôn chủ động tích cực tham gia vào các hoạt động đạt kết quả cao. 2. Biện pháp 2 : Lập kế hoạch xây dựng môi trường giáo dục. Bám sát vào kế hoạch giáo dục của nhà trường và mục tiêu chung của khối, tôi đã phối kết hợp với giáo viên trên lớp xây dựng kế hoạch giáo dục cho trẻ theo từng chủ đề từ đầu năm đến hết năm học, từ đó cũng lập kế hoạch xây dựng môi trường giáo dục cụ thể và được tiến hành hàng ngày như. - Môi trường về cơ sở vật chất như: Phòng học thoáng mát đầy đủ các đồ dùng trang thiết bị bàn, ghế, xốp trải nền, các loại giàn giá đựng đồ dùng đồ chơi, các loại phương tiện hiện đại phục vụ cho việc dạy và học + Môi trường bên trong như: Các góc chơi mới, đồ dùng, đồ chơi + Môi trường bên ngoài như: Góc thiên nhiên, góc vận động, góc tuyên truyền, sân chơi Đồng thời môi trường tình cảm xã hội thân thiện cùng với một môi trường vật chất được thiết kế tốt sẽ tạo điều kiện cho trẻ tham gia một cách tích cực, chủ động và độc lập hơn. Để có được những môi trường hoạt động như tôi đã xây dựng kế hoạch. Tôi mạnh dạn đề xuất với Ban giám hiệu nhà trường để đầu tư kinh phí mua sắm bổ sung về cơ sở vật chất, cũng như các trang thiết bị cho nhà trường trong đó có lớp 4 tuổi B2 tôi đang phụ trách và đã được nhà trường quan tâm đầu tư đầy đủ về cơ sở vật chất, đồ dung trang thiết bị để tạo hứng thú, thu hút trẻ đến trường. SKKN: “Một số biện pháp xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ 4 - 5 tuổi thích đến trường và tích cực tham gia hoạt động”. 7 Bản thân tôi luôn cố gắng tạo cho phụ huynh có lòng tin bằng sự cởi mở, tận tình trong công việc chăm sóc trẻ hàng ngày, bằng chính kết quả học tập và sức khỏe của trẻ hàng tháng, tạo được niềm tin với phụ huynh khi gửi con tới lớp, tới trường. Khi đã tạo dựng được niềm tin từ phía phụ huynh thì từ đó tôi cũng dễ dàng vận động phụ huynh đóng góp từ những nguyên vật liệu, học liệu để trang trí lớp, để luôn đảm bảo khung cảnh sư phạm tạo môi trường giáo dục tích cực. Từ đó trẻ luôn yêu thích khi tới lớp với cô và các bạn, từ đó trẻ rất hứng thú trong quá trình nhận thức, tư duy, hình thành tinh thần tập thể. 3.3. Môi trường vật chất a. Môi trường trong lớp học Môi trường trong lớp học, môi trường học tập mang tính mở an toàn, thân thiện sẽ khơi gợi năng lực của cá nhân trẻ. Kích thích trẻ tìm tòi khám phá,sáng tạo từ đó trẻ lĩnh hội kiến thức một cách tự nhiên và đa dạng. Đầu năm học, Ban giám hiệu nhà trường đã mở hội thi trang trí sắp xếp phòng lớp để giáo viên chúng tôi thể hiện sự sáng tạo trong việc bố trí xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ sao cho mọi hoạt động của cô và trẻ được thuận tiện và đạt hiệu quả giáo dục cao nhất. Điều này đã giúp cho mỗi giáo viên chúng tôi ý thức và phấn đấu để việc xây dựng môi trường đạt hiệu quả cao nhất góp phần nâng cao chất lượng chuyên môn của lớp. Khi trang trí, tôi căn cứ vào mục tiêu giáo dục của từng chủ đề, đồng thời tận dụng tối đa môi trường không gian bên trong lớp học, khai thác các thiết bị đồ dùng sẵn có, bổ sung thêm thiết bị đồ dùng tự làm. Đồng thơi tôi thường xuyên lưu ý để làm nổi bật được chủ đề đang thực hiện. Khi trang trí các góc của chủ đề sự kiện cần đẹp có tính sư phạm, thẩm mỹ sẽ thu hút trẻ ngay khi bước chân vào lớp, và nó cũng giúp trẻ có hứng thú để khám phá một chủ đề sự kiện mới. - Để chuẩn bị vào một chủ đề sự kiện mới tôi luôn lên kế hoạch trước và cùng giáo viên tại lớp sưu tầm nguyên vật liệu thiên nhiên, chuẩn bị các loại đồ dùng, đồ chơi, các ngyên vật liệu thiên nhiên để trang trí các góc chơi cho trẻ chơi. Ở mỗi chủ đề tôi luôn quan tâm trang trí tạo góc mở trên tường và tạo những sản phẩm cùng trẻ. + Ví dụ chủ đề “Gia đình” góc nghệ thuật trên tường tôi trang trí là hình ảnh những người thân trong gia đình MC1: Ảnh trang trí góc nghệ thuật ở chủ đề gia đình Góc xây dựng là những ngôi nhà với nhiều kiểu dáng khác nhau MC2: Ảnh trang trí góc xây dựng ở chủ đề gia đình SKKN: “Một số biện pháp xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ 4 - 5 tuổi thích đến trường và tích cực tham gia hoạt động”. 9 + Với các dự án steam tôi trang trí trên tường và chuẩn bị đồ dùng cho trẻ thực hiện dự án đầy đủ, khoa học. MC8: Ảnh dự án steam b. Môi trường ngoài lớp học Không chỉ quan tâm đến môi trường trong lớp học mà tôi còn quan tâm tới cả môi trường ngoài lớp học, tôi luôn chú ý để xây dựng được môi trường giáo dục tích cực nhất đối với trẻ. Do điều kiện diện tích ngoài lớp học chật hẹp, diện tích sân chơi ngoài trời hạn chế nên giáo viên phải hết sức linh hoạt tận dụng điều kiện sẵn có để xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ. Với chủ để sự kiện ‘ Bé vui đón tết trung thu’’ tôi cùng với giáo viên trong trường trang trí mâm ngũ quả, bày bàn tiệc Butfe cho trẻ tạo một không khí đón tết trung thu thật vui vẻ, ấm áp. MC9: Ảnh cô và trẻ cùng vui đón tết trung thu Hay với chủ đề sự kiện ‘Tết và mùa xuân tôi cùng các giáo viên cũng trang trí các góc sảnh cầu thang, và ở khu vực trung tâm của sân trường giúp cho phụ huynh và trẻ cảm nhận được sự vui tươi háo hức khi tết đến mùa xuân về. MC10: Ảnh trang trí chủ đề sự kiện “Tết và mùa xuân” Các bài tập ở các dự án steam cũng được trang trí ở dưới các góc sảnh để trẻ có thể trải nhiệm khi đến trường hay lúc ra về cùng ông bà, bố mẹ. MC11: Ảnh các dự án steam ngoài sảnh Ở góc thể chất tôi đã tận dụng tủ đồ dùng cá nhân của trẻ để trưng bày đồ dùng phục vụ cho hoạt động mà rất dễ lấy. MC12: Ảnh góc thể chất Ngoài ra ở khu nhà vệ sinh tôi còn để thêm những chậu cây xanh tạo không khí mát mẻ, và trang trí các hình ảnh rửa tay đúng cách để trẻ được nhìn thấy thường xuyên sẽ giúp trẻ nhớ hơn cách rửa tay, từ đó hình thành ở trẻ thói quen rửa tay. Các ký hiệu trong nhà vệ sinh, giúp trẻ dễ nhận biết và gần gũi với trẻ và có khu vực giành riêng cho bạn trai và bạn gái. MC13: Ảnh khu vực nhà vệ sinh Khi trẻ được hoạt động ở môi trường ngoài lớp học cũng rất hứng thú, tạo điều kiện cho trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời, giúp trẻ được phát triển vận động và nâng cao sự hiểu biết về thế giới xung quanh. MC14: Cô cho trẻ tham gia hoạt động ngoài trời Biện pháp 4: Sưu tầm nguyên vật liệu thiên nhiên, làm đồ dùng, đồ chơi sáng tạo, để gây hứng thú cho trẻ thích đến trường và tích tham gia hoạt động SKKN: “Một số biện pháp xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ 4 - 5 tuổi thích đến trường và tích cực tham gia hoạt động”.
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_xay_dung_moi_truong_giao_duc_cho_tre_4.doc