SKKN Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc tại lớp mẫu giáo 4-5 tuổi B1 trường Mầm non số 1 Hóa Thượng

Với phương châm: “Cô hạnh phúc, cháu khỏe ngoan”, vì vậy để có 1 lớp học hạnh phúc trước tiên tôi phải trao đổi bàn bạc với giáo viên cùng lớp để thống nhất về việc xây dựng nội quy cũng như các hoạt động trong lớp, bởi một lớp học hạnh phúc phải có sự yêu thương, yêu thương bắt đầu từ sự chia sẻ với người khác mà không phải là sự ích kỷ đơn phương thục hiện.
Một lớp học thực sự hạnh phúc khi bản thân giáo viên phải là người hạnh phúc trước.tôi rất tâm đắc với câu nói hướng đến những ai làm nghề giáo dục: “Thầy cô giáo hạnh phúc sẽ thay đổi thế giới”. Khi đến trường chúng tôi luôn nở nụ cười thân thiện, cởi mở, vui vẻ.. .bởi khi các cô vui vẻ , thân thiện sẽ truyền lửa, truyền cảm hứng cho mọi người, cho bạn bè đồng nghiệp, cho phụ huynh và cho trẻ. Chúng tôi xác đinhn xây dựng lớp học hạnh phúc không phải việc gì quá to lớn, chỉ cần sống tôn trọng nhau, tôn trọng nhu cầu chính đáng và sở thích của nhau, không nặng nề, không áp lực mà bằng những việc đơn giản hàng ngày trẻ thích, cô vui thì sẽ được lan tỏa, từ đó sẽ tạo nên được môi trường hạnh phúc.
docx 22 trang skmamnon 23/06/2024 2420
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc tại lớp mẫu giáo 4-5 tuổi B1 trường Mầm non số 1 Hóa Thượng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc tại lớp mẫu giáo 4-5 tuổi B1 trường Mầm non số 1 Hóa Thượng

SKKN Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc tại lớp mẫu giáo 4-5 tuổi B1 trường Mầm non số 1 Hóa Thượng
 2
trường xã hội của trẻ chính là trường học. Vậy trường học phải là trường học 
hạnh phúc. Hạnh phúc với trẻ không phải là gì to lớn cả, hạnh phúc chỉ đơn giản
là cô cho trẻ cảm nhận được sự gần gũi, yêu thương.
 Thực tế, đầu năm do nghỉ học lâu, 
 trẻ đến lớp còn khóc nhiều, lạ lẫm cô 
 giáo. Khi đến lớp trẻ còn nhút nhát, rụt rè, 
 không sôi nổi, hòa đồng. Nhiều cha mẹ 
 chưa thực sự quan tâm đến lớp học của 
 con và có những nhìn nhận chưa đúng về 
 cô giáo, đăng tải những ý kiến sai lệch 
 trên mạng xã hội.
Hình ảnh đầu năm trẻ đến lớp còn khóc
 Bên cạnh đó, việc ảnh hưởng của 
các thiết bị điện tử thông minh, một phần 
do sự thiếu quan tâm từ gia đình mà tình 
trạng trẻ có dấu hiệu tự kỉ, chậm nói, tăng 
động giảm chú ý, sợ tiếp xúc với đám 
đông, trẻ thiếu hụt những kỹ năng tương 
tác xã hội đang gia tăng. Trẻ thích ở nhà 
chơi một mình, không muốn đến lớp, 
không muốn chơi cùng các bạn, sợ phải 
học bài... Đây là những vấn đề đáng được Hình ảnh trẻ xem nhiều điện thoại
quan tâm và cần phải thay đổi.
 Là một giáo viên trực tiếp đứng lớp tôi luôn mong muốn làm thế nào để mỗi 
ngày đến trường của trẻ thực sự là một ngày vui là một ngày hạnh phúc. Nhận thức 
được tầm quan trọng của việc xây dựng lớp học hạnh phúc là một phong trào lớn, 
có ý nghĩa quan trọng đối với việc hình thành và phát triển toàn diện nhân cách trẻ 
và giải quyết được mọi khó khăn đưa ra ở trên. Tôi tìm và đưa ra biện pháp nhằm 
phát huy tính chủ động sáng tạo của giáo viên để cùng chung tay xây dựng “Lớp 
học mầm non hạnh phúc’” một cách có hiệu quả. Vì vậy tôi nghiên cứu và áp dụng 
một số biện pháp “Xây dựng lớp học hạnh phúc tại lớp 4 - 5 tuổi B1 trường MNsố 
1 Hóa Thượng”.
 4.1.2. Cơ sở thực trạng của sáng kiến
 Năm học 2022 - 2023 tôi được nhà trường phân công phụ trách lớp mẫu 4
 - Cha mẹ trẻ thời nay quá nuông chiều trẻ, do đặc thù nghề nghiệp nên chưa 
giành nhiều thời gian đến lớp học của con em mình.
 - Môi trường lớp học đã được trang trí song nguyên liệu mở cho trẻ hoạt 
động còn chưa phong phú.
 4.1.4. Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc tại lớp mẫu giáo 
4- 5 tuổi B1 trường Mầm non số 1 Hóa Thượng.
 Biện pháp thứ nhất: Thay đổi nhận thức của giáo viên trong lớp.
 Với phương châm: “Cô hạnh phúc, cháu khỏe ngoan”, vì vậy để có 1 lớp 
học hạnh phúc trước tiên tôi phải trao đổi bàn bạc với giáo viên cùng lớp để thống 
nhất về việc xây dựng nội quy cũng như các hoạt động trong lớp, bởi một lớp học 
hạnh phúc phải có sự yêu thương, yêu thương bắt đầu từ sự chia sẻ với người khác 
mà không phải là sự ích kỷ đơn phương thục hiện.
 Một lớp học thực sự hạnh phúc khi bản thân giáo viên phải là người hạnh 
phúc trước.tôi rất tâm đắc với câu nói hướng đến những ai làm nghề giáo dục: 
“Thầy cô giáo hạnh phúc sẽ thay đổi thế giới”. Khi đến trường chúng tôi luôn nở 
nụ cười thân thiện, cởi mở, vui vẻ.. .bởi khi các cô vui vẻ , thân thiện sẽ truyền lửa, 
truyền cảm hứng cho mọi người, cho bạn bè đồng nghiệp, cho phụ huynh và cho 
trẻ. Chúng tôi xác đinhn xây dựng lớp học hạnh phúc không phải việc gì quá to lớn, 
chỉ cần sống tôn trọng nhau, tôn trọng nhu cầu chính đáng và sở thích của nhau, 
không nặng nề, không áp lực mà bằng những việc đơn giản hàng ngày trẻ thích, cô 
vui thì sẽ được lan tỏa, từ đó sẽ tạo nên được môi trường hạnh phúc.
 Biện pháp thứ hai: Xây dựng môi trường lớp học hạnh phúc, thân thiện, 
an toàn.
 Xây dựng môi trường hạnh phúc giúp cho trẻ chơi bằng học, học bằng chơi. 
Từ đấy trẻ sẽ hứng thú hơn vào các hoạt động học. Tôi luôn tạo cho trẻ hứng thú 
khi đến lớp. Bản thân tôi có suy nghĩ để trẻ được hạnh phúc khi đến lớp. Người đầu 
tiên là giáo viên. Vì giáo viên có hạnh phúc khi truyền đạt thông điệp niềm hạnh 
phúc đến các con thì các con mới cảm thấy hạnh phúc .
 Việc đầu tiên, nhận thấy rằng, học là vô cùng quan trọng nên ngay
việc trang trí môi trường ngoài lớp từ đầu năm học, tôi cùng với trẻ 6
nhân hoặc theo nhóm một cách tích cực, qua đó các kiến thức và kỹ năng ở trẻ dần 
được hình thành.
 Trong lớp tôi đã sắp xếp không gian, 
các góc hoạt động trong lớp hợp lý - thẩm 
mỹ, thân thiện - linh hoạt, dễ thay đổi đáp 
ứng nhu cầu, hứng thú vui chơi của trẻ. Đồ 
dùng - đồ chơi, các nguyên vật liệu được 
lựa chọn và sử dụng đa dạng - linh hoạt, ưu 
tiên các loại vật liệu tự nhiên, gần gũi với 
trẻ, kích thích sự chú ý, hoạt động của trẻ. 
Trang trí môi trường nhóm lớp bằng chính 
sản phẩm của trẻ. Mỗi ngày đến lớp, các 
con được nhìn thấy tên, thấy hình ảnh, ngày 
sinh nhật và các sản phẩm của mình trong 
lớp,... giúp các con thấy mình thuộc về lớp 
học trường học.
 Hình ảnh trang trí các góc chơi
 Lớp học hạnh phúc phải đảm bảo đủ 3 yếu tố:“An toàn - tôn trọng - yêu 
thương.
 * Yếu tố đầu tiên đó giáo viên phải đảm bảo sự an toàn cho trẻ:
 - Cô giáo phải luôn đặt an toàn của trẻ lên hàng đầu. Để làm được điều đó 
thì cô giáo phải có mặt ở lớp trong tất cả các hoạt động để đảm bảo an toàn cho trẻ. 
Không để trong lớp các đồ dùng sắc nhọn, vật dụng nguy hiểm có thể gây thương 
tích cho trẻ như: dao, kéo, ấm siêu tốc, ổ cắm điện.
 - Luôn dạy trẻ sử dụng an toàn các đồ dùng có thể gây nguy hiểm cho trẻ 
phù hợp với độ tuổi: Kéo thủ công, dao nhựa, dĩa nhựa.. 8
 Biện pháp thứ ba: Tạo động lực và truyền cảm hứng cho trẻ thông qua 
các hoạt động hàng ngày
 *Giờ đón trẻ vui vẻ: Ngay buổi sáng trẻ đến lớp, tôi đón trẻ với thái độ niềm 
nở, tâm thế vui vẻ, gần gũi trò chuyện với trẻ. Thông thường ở lớp học mầm non 
truyền thống chỉ có hành động cô chào các con, con khoanh tay chào cô và chào bố 
mẹ. Nhiều trẻ còn không có thói quen khoanh tay, chào cô trong trạng thái chưa 
vui vẻ, hay khi bố mẹ đưa đến còn phải nhắc chào cô. Nhưng bây giờ để tạo cảm 
xúc vui vẻ hạnh phúc cho các con tôi đã thiết kế bảng chào hỏi tại cửa lớp. Các con 
khi vào lớp có thể chọn các biểu tượng chào hỏi với các biểu tượng ôm, bắt tay, 
chạm tay. Từ đó tôi cảm nhận được sự hào hứng, vui vẻ của trẻ hạnh phúc khi vào 
lớp. Không chỉ vậy, các bậc cha mẹ khi gửi trẻ cũng sẽ cảm thấy được yên tâm hơn 
mỗi khi gửi con.
 Hình ảnh: Cô đón trẻ vui vẻ vào buổi sáng
 * Giờ học vui vẻ, hạnh phúc: Là thời điểm quan trọng nhất trong sinh hoạt 
của bé tại trường mầm non, đây là hoạt động học mà chơi, chơi mà học. Cô giáo 
cung cấp cho bé những kiến thức mới trong chương trình quy định của Bộ GD và 
ĐT.
 Ở lứa tuổi mầm non “trẻ học mà chơi - chơi mà học” trẻ thường rất tò mò, 
ham hiểu biết nên tôi luôn lưu tâm xây dựng nhiều hoạt động hướng tới nhu cầu 
của trẻ, lấy trẻ làm trung tâm. 10
Hình ảnh trẻ hoạt động vui vẻ ngoài trời
* Giờ ăn vui vẻ, giờ ngủ hạnh phúc
 Môi trường giáo dục an toàn đối với trẻ lứa tuổi mầm non bao gồm an toàn 
về “thể chất” và “tinh thần”.
 An toàn về thể chất, trước hết là các con được phát triển để khỏe mạnh. Các 
con được đảm bảo chế độ ăn uống đầy đủ và hợp lí. Tôi tổ chức những bữa ăn gia 
đình, trang trí bàn ăn thật đẹp từ khăn trải bàn, lọ hoa, đến những chiếc đĩa trên 
bàn nhằm thu hút trẻ, tạo cho trẻ cảm giác ấm cúng và ăn ngon miệng, ăn hết xuất.
 Vào giờ ngủ trưa cô chăm sóc giấc ngủ bằng cách chuẩn bị phòng ngủ 
 Hình ảnh trẻ trong “bữa cơm gia đình ” tại lớp 12
 ■all Viettel 21:08 80%
 Tùng Nguyễn đang càm thây hạnh *** phúc.
 1 phút •
 Hôm nay ngày 9/9, bô nhận được món quà đặc biệt từ cô con 
 gái nhỏ đáng yêu! Bô vui lắm vì con đã được các cô dạy dỗ biết 
 yêu thương, chia sẻ và nhiều điều khác giúp con gái bố trưởng 
 thành hơn từng ngày. Món quà con gái tặng, bố sẽ luôn trân 
 trọng và gìn giữ! càm ơn 2 cô giáo lớp MG B1 cô Lương Huệ và 
 cô #nhung , trường MN số 1 Hoá Thượng, cảm ơn con gái rất 
 nhiều. Yêu con^Ệ^ Vu
 Hình ảnh trẻ tặng bổ/mẹ sản phẩm do mình làm ra
 Trẻ được tham gia các hoạt động trải nghiệm như cắm trại hè, trại xuân, ăn 
buffe tại lớp khiến trẻ vô cùng thích thú và hào hứng.
 Hình ảnh trẻ được tham gia cắm trại và ăn buffe tại lớp
 Trong tất cả các hoạt động trong ngày của trẻ tôi luôn chú ý đến yếu tố thứ 
hai đó là: “Tôn trọng”, lắng nghe, hỗ trợ trẻ kịp thời khi cần thiết. Chấp nhận các 
ý kiến của trẻ, không áp đặt trẻ theo ý của mình.
 Tôn trọng là một cảm giác hoặc hành động tích cực thể hiện đối với ai đó 
còn cảm xúc hay xúc cảm là một hiện tượng trải nghiệm cơ bản của con người về 
thái độ của chính mình đối với, sự vật, hiện tượng của hiện thực khách quan, với 14 thường dành thời gian vào lúc đón và 
trả trẻ để gần gũi trẻ hơn, hiểu về trẻ nhiều hơn, tôi nói chuyện chia sẻ với trẻ và 
lắng nghe trẻ.
 Làm tốt việc đảm bảo môi trường an toàn về tinh thần cho trẻ khiến các con 
luôn cảm thấy thoải mái, vui vẻ. Trẻ được học trong môi trường giáo dục thân 
thiện và lấy trẻ làm trung tâm, được thỏa trí khám phá tò mò trải nghiệm của bản 
thân. Tôi cho rằng việc tạo môi trường hạnh phúc thông qua các hoạt động hàng 
ngày có tác dụng hai chiều “ Khi trẻ đến lớp phấn khởi, vui vẻ thì giáo viên cũng 
thấy sự vui vẻ hạnh phúc. Tôi cảm thấy có động lực hứng thú hơn với công việc 
hàng ngày. Những điều tâm huyết mà mình bỏ ra thì điều trước tiên được nhất là 
trẻ vui vẻ và được các bậc cha mẹ ghi nhận. Đó là điều mà tôi cảm thấy vui nhất. 
Để có được những lớp học hạnh phúc, học sinh vui vẻ thì việc đầu tiên chính là 
giáo viên khi đến lớp cũng phải được vui vẻ hạnh phúc.
 Biện pháp thứ tư: Kết hợp với cha mẹ trẻ trong việc xây dựng lớp học 
hạnh phúc.
 Để trường học hạnh phúc thì trường học phải là nơi thầy cô, trẻ và cha mẹ 
trẻ đều được hạnh phúc. Cha mẹ trẻ phải thống nhất với nhà trường về cách quản 
lí, chăm sóc giáo dục trẻ. Chính vì vậy tôi thường xuyên có sự kết nối và kết hợp 
với các bậc cha mẹ. Để cha mẹ quan tâm đến con em mình và môi trường học tập 
của con nhiều hơn, giành thời gian cho con nhiều hơn như tham gia trải nghiệm 
các hoạt động của con ở trường/lớp như cùng con trải nghiệm gói bánh trưng Tết, 
tiệc Buffe, dự sinh nhật của bé... Để các con cảm nhận được sự yêu thương, quan 
tâm của cha mẹ khiến trẻ rất vui vẻ và hạnh phúc.
 Hình ảnh cha mẹ tham gia gói bánh chưng Tết

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_xay_dung_lop_hoc_hanh_phuc_tai_lop_mau.docx