SKKN Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc tại lớp 4-5 tuổi A2 Trường Mầm non Hương Mai
“Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” đây là một tiêu chí quan trọng mà bất kỳ trường học, lớp học nào cũng mong muốn đạt được. Để “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” thì lớp học đó phải là lớp học hạnh phúc. Muốn xây dựng lớp học hạnh phúc thì phải bắt đầu từ cấp học đầu tiên là cấp học mầm non. Bởi lẽ giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, có vai trò hết sức quan trọng trong việc hình thành tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ và nhân cách của trẻ. Trong bối cảnh toàn ngành đang triển khai Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản toàn diện Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) thì việc đổi mới để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ ở lứa tuổi Mầm non sẽ tạo nền tảng để nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông và quá trình học tập suốt đời.Vậy “Lớp học hạnh phúc” là gì? Lớp học hạnh phúc là nơi mang lại môi trường phát triển toàn diện, kích thích hứng thú học tập, vui chơi của trẻ, tạo dựng niềm tin và sự hài lòng cho phụ huynh. Đồng thời xây dựng được đội ngũ giáo viên nhiệt huyết, yêu nghề, yêu trẻ cũng như tối ưu hóa công tác quản lý lớp học.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng lớp học hạnh phúc với sự phát triển và thành công của trẻ, trước thực trạng của nhà trường, tôi luôn băn khoăn trăn trở để tìm ra giải pháp nhằm phát huy tính chủ động sáng tạo của đội ngũ giáo viên chung tay xây dựng lớp học hạnh phúc một cách có hiệu quả. Đồng thời chia sẻ kinh nghiệm với bạn bè, đồng nghiệp trong thực hiện nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ để ngày một tốt hơn.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng lớp học hạnh phúc với sự phát triển và thành công của trẻ, trước thực trạng của nhà trường, tôi luôn băn khoăn trăn trở để tìm ra giải pháp nhằm phát huy tính chủ động sáng tạo của đội ngũ giáo viên chung tay xây dựng lớp học hạnh phúc một cách có hiệu quả. Đồng thời chia sẻ kinh nghiệm với bạn bè, đồng nghiệp trong thực hiện nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ để ngày một tốt hơn.
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc tại lớp 4-5 tuổi A2 Trường Mầm non Hương Mai", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc tại lớp 4-5 tuổi A2 Trường Mầm non Hương Mai
với phụ huynh. Biện pháp 3. Dạy học theo hướng lấy trẻ làm trung tâm. Năm học 2020 - 2021 bản thân tôi được nhà trường phân công phụ trách lớp mẫu giáo 4 - 5 tuổi A2, với tổng số là 37 trẻ. Qua quá trình áp dụng các biện pháp vào thực tế của lớp mình tôi nhận thấy có những thuận lợi và khó khăn như sau: a. Thuận lợi - Là lớp điểm trong phong trào xây dựng lớp học hạnh phúc - Nhà trường đầu tư tương đối đầy đủ đồ dùng cơ sở vật chất phục vụ cho việc chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ. - Ban giám hiệu trực tiếp chỉ đạo việc xây dựng môi trường giáo dục lớp học hạnh phúc trong và ngoài lớp theo hướng mở. - Bản thân tôi luôn yêu nghề, mến trẻ, có kiến thức về việc xây dựng mô hình lớp học hạnh phúc . - Bước đầu phụ huynh đã hiểu và quan tâm đến chính lớp học của con em mình. - Trẻ đi học đầy đủ, có nề nề nếp. b. Khó khăn - Trong lớp còn có một số trẻ không thích đi học, đến lớp còn nhõng nhẽo trẻ nhút nhát không tham gia hoạt động cùng các bạn. Lớp có nhiều trẻ hiếu động, khả năng tập trung chú ý thấp. Trẻ chưa hứng thú tham gia vào các hoạt động ở lớp. - Một vài trẻ chưa học qua lớp 3 tuổi, trẻ chưa có nền nếp khi tham gia hoạt động học. - Một số cháu có cá tính đăc biệt do sự nuông chiều của gia đình. - Giáo viên chưa quan tâm đến cảm xúc của trẻ, còn áp đặt trẻ. - Còn nhiều trẻ e rè, nhút nhát, thiếu tự tin khi đến lớp. Kết quả khảo sát trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi trường mầm non Hương Mai với số lượng 37 trẻ. STT Nội dung đánh giá Kết quả Số trẻ Đạt Số trẻ không Không Đạt đạt/tổng (%) đạt/tổng (%) 1 Trẻ tích cực tham gia 12/37 32,4% 25/37 67,6% các hoạt động tạo môi trường cùng cô 2 Trẻ có kỹ năng sử dụng 14/37 37,8% 23/37 62,2% học liệu vật liệu sẵn có từ tự nhiên 2 khẩu hiệu, bản thân tôi đã đặt ra câu hỏi. Liệu trẻ đã được yêu thương, được giáo dục một các toàn diện khi đến trường? Liệu trẻ có được thoải mái, vui vẻ hòa đồng cùng giáo viên và các bạn khi đến lớp? Làm sao để có được môi trường học tập đủ tốt để học sinh phát triển toàn diện? Trong bối cảnh mà vấn đề học đường vẫn đang được nhắc đến mỗi ngày, đây hẳn là những câu hỏi mà phụ huynh nào cũng thắc mắc trăn trở. Đó chính là lí do mà tôi chọn đề tài “Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc”. 2.1. Biện pháp 1. Học tập và bồi dưỡng kiến thức về tình yêu thương và sự chia sẻ Để có thể thực hiện tốt hoạt động “Xây dựng lớp học hạnh phúc tại lớp 4 - 5 tuổi A2 Trường mầm non Hương Mai ” trước hết là giáo viên mầm non tôi không chỉ nghiên cứu nắm vững mục đích yêu cầu của hoạt động mà tôi còn cần phải nắm chắc được các phương pháp và biện pháp thực hiện tạo ra môi trường hạnh phúc đúng nghĩa, mỗi ngày đến trường là một ngày vui, tạo sân chơi cho trẻ vừa học vừa chơi và giúp trẻ lĩnh hội kiến thức một cách nhẹ nhàng, không bị gò bó, áp đặt giúp trẻ hiểu bài sâu và vận dụng những điều đã học vào thực tế hàng ngày của trẻ, nhằm phát huy tính tích cực của trẻ đến trường thì tôi đã: Học tập nghiên cứu các tập san, internet, you tube cách xây dựng môi trường lớp học hạnh phúc. Bản thân tôi không ngừng học tập để phấn đấu, tôi và trẻ luôn có cảm xúc tích cực, Có ý thức hợp tác, chia sẻ, hỗ trợ nhau giữa đồng nghiệp với mọi người xung quanh và nhất là với trẻ. Có năng lực chuyên môn, có kỹ năng làm việc chuyên nghiệp, có cảm hứng và biết truyền cảm hứng trong mọi hoạt động hàng ngày với trẻ. Phương pháp dạy học vui vẻ, lôi cuốn. Trẻ được tự do sáng tạo và có môi trường gắn kết thân thiện với nhau, Tôi luôn tạo cơ hội thể hiện và được công nhận giá trị bản thân trẻ. 2.2. Biện pháp 2: Trang trí, xây dựng môi trường lớp học thân thiện hạnh phúc vui vẻ gần gũi theo hướng mở giáo dục lấy trẻ làm trung tâm một cách linh hoạt, sáng tạo. Có thể nói, việc tạo môi trường lớp học sao cho gần gũi, thân thiện và an toàn cho trẻ là biện pháp chủ chốt để đưa trẻ đến gần hơn với “Lớp học hạnh phúc”. Lớp học mà ở đó đảm bảo cả về môi trường vật chất và môi trường tinh thần. Trang trí mục đích là phối hợp giữa các mảng hình màu sắc, đường nét, sao cho cân đối hài hòa, hợp lý trong một không gian nhất định. Đối với mầm 4 khi vào lớp là vô cùng quan trọng, bởi có vui vẻ, thoải mái thì trẻ mới cảm thấy “mỗi ngày đến trường là một ngày vui và hạnh phúc”. Thông thường ở lớp học mầm non truyển thống chỉ có hành động cô chào các con, con khoanh tay chào cô và chào bố mẹ. Nhưng bây giờ để tạo cảm xúc vui vẻ hạnh phúc cho các con tôi đã thiết kế bảng chào hỏi tại cửa lớp bằng các hình ảnh rất ngộ nghĩnh. Khi đến lớp, trẻ sẽ tự chọn một hình thức chào hỏi mà trẻ thích được cô gắn ở cửa lớp như: Biểu tượng ôm, hôn, bắt tay, đập tay, chạm tay. Từ đó tôi cảm nhận được sự hào hứng, vui vẻ của trẻ hạnh phúc khi vào lớp. Còn bản thân tôi không cảm thấy mệt mỏi và thấy vui hơn mỗi ngày đến lớp. Ngoài hoạt động đón và các hoạt động khác thì hoạt động giờ ăn giờ ngủ cũng rất quan trọng. Cô luôn tạo không khí vui vẻ bằng cách trò chuyện, hay kể một câu chuyện câu đố nhằm khơi gợi sự tò mò về các món ăn của trẻ để động viên trẻ ăn ngon miệng, ăn hết xuất. Vào giờ ngủ trưa cô chăm sóc giấc ngủ bằng cách chuẩn bị phòng ngủ thoáng mát về mùa hè ấm áp về mùa đông cho trẻ nghe nhạc nhẹ nhàng trước khi ngủ. Tôi cho rằng việc tạo môi trường hạnh phúc thông qua các hoạt động hàng ngày có tác dụng hai chiều “ Khi trẻ đến lớp phấn khởi, vui vẻ thì các giáo viên cũng thấy sự vui vẻ hạnh phúc lây. Tôi cảm thấy có động lực hứng thú hơn với công việc hàng ngày. Đó là điều mà tôi cảm thấy vui nhất mà cũng đền đáp xứng đáng nhất . Mỗi ngày đến trường nhìn thấy trẻ cười, trẻ chơi vui vẻ. Đặc biệt khi nhìn thấy một đàn con nằm ngủ tôi thấy bình yên vô cùng . Để có được những lớp học hạnh phúc, học sinh vui Hình ảnh trái tim (ôm) Hình ảnh chạm tay vẻ thì việc đầu tiên là chính các giáo viên khi đến lớp cũng phải được vui vẻ hạnh phúc . 2.4. Biện pháp 4: Thu hút sự tham gia tích cực của trẻ vào việc xây dựng môi trường hoạt động trải nghiệm. Môi trường lớp học hạnh phúc là trẻ phải được tham gia trải nghiệm nêu ý tưởng, được trải nghiệm, thực hành, được khám phá, được chia sẻ và tôn trọng. Vì 6 tình của phụ huynh. Nên góc thiên nhiên lớp tôi đa dạng phong phú các loại cây để trẻ thỏa sức trải nghiệm. Hình ảnh họp phụ huynh Hình ảnh Zalo nhóm lớp Thường xuyên có sự kết nối và kết hợp với phụ huynh . Để phụ huynh quan tâm đến con em mình và môi trường học tập của con nhiều hơn và dành thời gian cho con nhiều hơn như tham gia trải nghiệm các hoạt động của con ở lớp như cùng con trải nghiệm làm bánh trung thu, gói bánh trưng ...Tổ chức sinh nhật cùng với con. Để các con cảm nhận được sự yêu thương, quan tâm của bố mẹ và trẻ rất vui vẻ và hạnh phúc. (Hình ảnh trải nghiệm làm bánh trung thu) 8 - Khi trẻ vui vẻ, hạnh phúc thích được đi học đó là nguồn động lực cho tôi yêu thích hơn với công việc hằng ngày, như được tiếp thêm năng lượng để sáng tạo. - Được trẻ yêu quý, phụ huynh tộn trọng và tin tưởng, ủng hộ nhiệt tình về vật chất và tinh thần. 3.3. Đối với phụ huynh - Yên tâm, tin tưởng cô giáo, nhiệt tình trao đổi với cô về tình hình của trẻ - Có thêm hiểu biết trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ và tạo tâm lý vui vẻ cho trẻ trước khi đến lớp. - Phụ huynh đã phối kết hợp chặt chẽ hơn, thường xuyên hơn trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ . Trên đây là “ Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc tại lớp 4 - 5 tuổi A2 Trường Mầm Non Hương Mai ”. Bản thân tôi đã áp dụng mang lại hiệu quả. Nhưng sẽ không tránh khỏi thiếu sót. Rất mong nhận được sự bổ sung, góp ý của Hội đồng chấm sáng kiến kinh nghiệm để tôi hoàn thiện hơn trong quá trình thực hiện chuyên môn của mình. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hương Mai ngày 06 tháng 11 năm 2021 Xác nhận của cơ quan đơn vị Người thực hiện Đỗ Thị Nhàn 10
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_xay_dung_lop_hoc_hanh_phuc_tai_lop_4_5.docx
- SKKN Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc tại lớp 4-5 tuổi A2 Trường Mầm non Hương Mai.pdf