SKKN Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ 4-5 tuổi trong Trường Mầm non Chu Minh

Thông qua việc tìm hiểu thực trạng lớp học mầm non hiện nay, tìm hiểu và phân tích những nguyên nhân dẫn đến việc trẻ ngại nói lời yêu thương, thể hiện tình cảm kém, rụt rè. Trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp xây dựng lớp học hạnh phúc. Giúp cho giáo viên có giải pháp để có thể giải tỏa được những áp lực, sự căng thẳng trong quá trình dạy học và giáo dục của mình. Từ đó trở nên yêu nghề và thành công trong sự nghiệ trồng người của mình.
Giúp cho học sinh và học sinh được hạnh phúc mỗi khi đến trường, lớp. Giáo dục đạo đức, tình cảm cho học sinh. Học sinh hứng thú, tích cực học tập. Giúp cho mục tiêu xây dựng trường lớp hạnh phúc thành công. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh đặc biện là nâng cao tỷ lệ trẻ đến trường.
docx 19 trang skmamnon 19/01/2025 630
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ 4-5 tuổi trong Trường Mầm non Chu Minh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ 4-5 tuổi trong Trường Mầm non Chu Minh

SKKN Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ 4-5 tuổi trong Trường Mầm non Chu Minh
 2
phải khiến cho trẻ sợ và học và chơi trong áp lực. Từ đó, bản thân tôi tự nhủ 
mình phải thực sự thay đổi để xây dựng một lớp học hạnh phúc.
 Với tôi, hiểu một cách đơn giản, lớp học hạnh phúc là nơi khiến cả cô và 
trò đều có cảm giác "muốn đến". Khi đến sẽ có hứng thú, niềm vui, sự mong 
chờ và những rung cảm. Đặc biệt, một nhiệm vụ quan trọng nhất đối với giáo 
viên mầm non, là đón những mầm non bỡ ngỡ, thật nhanh chóng tạo một môi 
trường mới hoàn toàn tin tưởng để mỗi ngày đến trường với các em là một ngày 
vui, được học tập, được vui chơi, được yêu thương, được ấp ủ những ước mơ 
non của trẻ. 
 Chính vì những lý do trên mà tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp xây 
dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non” làm đề tài 
nghiên cứu của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
 Thông qua việc tìm hiểu thực trạng lớp học mầm non hiện nay, tìm hiểu 
và phân tích những nguyên nhân dẫn đến việc trẻ ngại nói lời yêu thương, thể 
hiện tình cảm kém, rụt rè. Trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp xây dựng lớp 
học hạnh phúc.
 Giúp cho giáo viên có giải pháp để có thể giải tỏa được những áp lực, sự 
căng thẳng trong quá trình dạy học và giáo dục của mình. Từ đó trở nên yêu 
nghề và thành công trong sự nghiệ trồng người của mình.
 Giúp cho học sinh và học sinh được hạnh phúc mỗi khi đến trường, lớp. 
Giáo dục đạo đức, tình cảm cho học sinh. Học sinh hứng thú, tích cực học tập.
 Giúp cho mục tiêu xây dựng trường lớp hạnh phúc thành công. Nâng cao 
chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh đặc biện là nâng cao tỷ lệ trẻ đến 
trường.
3. Đối tượng nghiên cứu
 Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ 4-5 tuổi trong 
trường mầm non.
4. Đối tượng khảo sát thực nghiệm
 Lớp 4 tuổi B4 Trường mầm non Chu Minh
 Số trẻ: 27 trẻ. 4
 PHẦN THỨ HAI
 NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lý luận của vấn đề
1.1. Cơ sở lý luận
 Trẻ em là nguồn hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của Đất nước. 
Những người làm cha, làm mẹ sẽ hạnh phúc biết bao khi con của họ là những 
đứa trẻ khỏe mạnh, thông minh và ngoan ngoãn, biết lễ phép, kính trọng, vâng 
lời ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo. Tương lai của Đất nước sẽ rạng rỡ vô cùng 
khi xã hội của chúng ta có một thế hệ trẻ sau này là những con người có sức 
khỏe, vừa có đức, vừa có tài. 
 Bác Hồ đã từng khẳng định rằng: “Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền 
được sống, quyền tự do và mưu cầu hạnh phúc”. Như vậy, hạnh phúc là mưu 
cầu của mỗi cá nhân, là đích vươn đến, mục tiêu phấn đấu trong cuộc đời của 
mỗi con người, trong lĩnh vực giáo dục của mỗi quốc gia. 
 Vì thế, giáo dục với vai trò quan trọng của mình cũng cần phải được nhìn 
nhận, được tiếp cận ở việc mang lại hạnh phúc cho người học và nhà trường 
phải trở thành trường học hạnh phúc, ở đó mọi người đều có được cảm giác vui 
vẻ vì đạt được ý nguyện. Trong đó quan trọng nhất là làm thế nào để mỗi thầy 
giáo, cô giáo của chúng ta được hạnh phúc, để họ có thể mang đến hạnh phúc 
cho học sinh theo kiểu dây chuyền mà Hiệu trưởng là người khởi nguồn và tổ 
chức, kiến tạo; ngược lại, sự thành công và hạnh phúc của học sinh, của giáo 
viên lại là thành công và niềm vui của Hiệu trưởng. Tôi rất tâm đắc với Tựa đề 
“Thầy cô giáo hạnh phúc sẽ thay đổi thế giới” được mượn từ lời nói của Thiền 
sư Thích Nhất Hạnh trong một chủ đề pháp thoại dành cho những người làm 
giáo dục. Câu nói bao hàm tất cả những giá trị và vị ngọt hướng gửi đến những 
ai làm về giáo dục.
 Lớp học hạnh phúc tạo nên sự hứng thú cho học sinh lẫn giáo viên, giúp 
trẻ tích lũy kiến thức qua hoạt động trải nghiệm, duy trì cảm xúc tích cực...
 Khác với lớp học truyền thống, lớp học hạnh phúc không áp đặt phát 
triển theo khuôn mẫu mà đóng vai trò định hướng để trẻ được làm những gì 
mình yêu thích và say mê. Ở đó, trẻ không học theo kiểu nhồi nhét mà được 
học những gì có ý nghĩa với chúng, được khơi gợi niềm yêu thích để tiếp tục 6
có thể khích lệ, hỗ trợ trẻ kịp thời, để tạo cho trẻ cảm giác được an toàn, được 
quan tâm và yêu thương trong lớp học. 
2. Thực trạng vấn đề nhiên cứu
2.1. Thuận lợi
 Luôn nhận được sự quan tâm của nhà trường, giáo viên được tham gia 
các lớp bồi dưỡng về chuyên môn về lớp học hạnh phúc để tăng thêm sự hiểu 
biết về kiến thức về xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ..
 Giáo viên có trình độ chuyên môn trên chuẩn, nhiệt tình, yêu thương, tôn 
trọng và đối xử công bằng với trẻ. 
 Giáo viên có tinh thần tự học, tự bồi dưỡng, luôn cố gắng tìm tòi, về một 
số biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc một cách hiệu quả nhất.
2.2. Khó khăn
 Một số gia đình cha mẹ quá quan tâm, cưng chiều trẻ, dẫn đến trẻ có thói 
quen ỷ lại, không chủ động, thiếu tự tin.
 Một số trẻ hiếu động, chưa biết đoàn kết với bạn khi chơi
 Trẻ chưa thật sự sáng tạo trong suy nghĩ.
 Trẻ tuy cùng độ tuổi nhưng khả năng tiếp thu của trẻ không đồng đều. 
Trẻ bị ảnh hưởng bởi cuộc sống hiện đại như: Internet, tivi, các trò chơi điện 
tử Một số trẻ sống trong môi trường quá bao bọc khiến trẻ quen dựa dẫm, 
không có tính tự lập, ích kỷ, lãnh cảm với môi trường xung quanh
 Nhận thức của một số phụ huynh chưa đầy đủ dẫn đến việc một số phụ 
huynh chưa thật sự quan tâm đến việc đến lớp của con em mình ở lứa tuổi mầm 
non. 
2.3. Khảo sát thực trạng
 Trước khi vào thực hiện đề tài tôi đã khảo sát khả năng của trẻ khi tham 
gia hoạt động khám phá với các tiêu chí. Trẻ chủ động tự tin giao tiếp với mọi 
người - trẻ hiểu qui tắc xã hội, biết thể hiện tình cảm yêu thương, chia sẻ, với 
cô giáo và các bạn - Trẻ tham gia các hoạt động tích cực hứng thú, yêu thích 
đến trường, lớp Kết quả thu được rất là thấp chỉ đạt từ 37,9% - 44,8%. 8
kệ cao, chậu, thùng tôi luôn úp khô không chứa nước trong nhà vệ sinh, các 
con rất có ý thức xếp hàng và cất gọn gàng dép lên giá đúng nơi quy định. 
 Giúp trẻ tìm hiểu về dịch bệnh viêm đường hô hấp (Covid 19). Do diễn 
biến phức tạp của dịch Covid 19, nhà trường đã chỉ đạo tới các lớp tuyên truyền 
phòng chống dịch tới phụ huynh và học sinh theo khẩu hiệu 5K. Bên cạnh đó 
là quy tắc 5 ngón tay để giúp trẻ hiểu thêm về bạo lực tình dục trong xã hội 
hiện nay.
 Đấy là an toàn về thể chất còn an toàn về tinh thần thì sao. An toàn tinh 
thần, sự tổn thương về tinh thần thậm chí còn nguy hiểm hơn là tổn thương thể 
xác và có thể đi hết cả cuộc đời. Chính vì vậy trẻ phải có một tâm thế gọi là vui 
mừng, phấn khởi nhất và cảm nhận thấy vui vẻ khi đi học. Và biện pháp đầu 
tiên khi nghĩ đến an toàn về tinh thần chính là ở bản thân cô giáo. Cô là tinh 
thần món ăn của trẻ, tôi đã nắm bắt được tâm lý của trẻ theo đúng độ tuổi, việc 
nắm bắt được tâm lý của trẻ nghĩa là mình đã nắm bắt được niềm vui ước muốn 
và cũng như khát khao của trẻ. 
 Tôi đưa ra hệ thống câu hỏi, động viên trẻ như “Con cần gì” “ Cô nghĩ 
là còn làm được”.Biết được trẻ cần gì bản thân tôi có phương pháp như nói 
chuyện trao đổi dạy dỗ nhẹ nhàng, luôn động viên khích lệ trẻ kịp thời, tôi khen 
trẻ chứ không chê bai hay trì trích trẻ đồng thời bản thân không được vi phạm 
những điều giáo viên không được làm đối với trẻ.
 Tôi luôn làm việc theo tâm, làm việc luôn đặt lợi ích của trẻ nên hàng 
đầu, khi cô đặt trẻ nên hàng đầu thì cô phải cho trẻ một tâm thế tin tưởng, có 
tin tưởng thì mới có thể yên tâm và có yên tâm thì trẻ mới ngoan. Trẻ đến 
trường học với một niềm vui thì đấy gọi là một ngôi trường hạnh phúc bởi môi 
trường hạnh phúc khi đứa trẻ được hạnh phúc
 Kết luận: Với việc đảm bảo an toàn cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi, an toàn 
cả về mặt thể chất và tinh thần như vậy. Tôi thấy trẻ đã mạnh dạn, tự tin hơn 
khi tham gia các hoạt động cùng cô và các bạn. Tạo cho trẻ cảm giác thoải mái 
như đang hoạt động trong ngôi nhà của mình. Từ đó góp phần cho sự phát triển 
toàn diện của trẻ về mọi mặt. 10
 Các trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, không gian trong lớp, ngoài sảnh 
hè, khu vực vệ sinh đề phục vụ cho việc tổ chức các hoạt động, sinh hoạt hằng 
ngày của trẻ đề được xây dựng theo hướng lấy trẻ làm trung tâm nhằm mục 
đích phát triển toàn diện về: thể chất; trí tuệ; thẩm mĩ; đạo đức; xã hội. Thỏa 
mãn nhu cầu nhận thức, mở rộng hiểu biết của trẻ, kích thích trẻ hoạt động tích 
cực, sáng tạo. Từ cách trang trí đó mà trẻ lớp tôi hoạt động tích cực, hứng thú, 
say mê, không còn nhàm chán, dập khuôn, máy móc như trước nữa.
 Góc nghệ thuật: Tôi trang trí nhưng bức tranh mẫu của cô tranh được làm 
từ các nguyên liêu phế thải, tự nhiên sẵn có như tranh đá, tranh từ cách nắp 
chai mang tính nghệ thuật cao hấp dẫn và lôi cuốn trẻ, tranh trẻ và cô cùng thực 
hiện tranh trẻ đang làm chưa hoàn thiện bằng nhiều nguyên vật liệu vỏ ngao, 
sò ốc hến đá cuội nắp chai, tăm bông, len, rơm rạ, bẹ ngô, ống hút mo cau,và 
các loại nhạc cụ được làm từ hộp bánh bìa cát tông do cô cùng trẻ thực hiện. 
Tôi còn chuẩn bị sẵn nhiều nguyên vật liêu sẵn có từ thiên nhiên cho trẻ tự do 
sáng tạo trên mọi chất liệu.
 Góc xây dựng. Tôi hướng trẻ xây dựng những ngôi nhà công trình cây 
xanh rời cho trẻ tự do lắp ghép xây dựng theo các công trình theo ý trẻ muốn, 
phía dưới là các rổ đựng các hàng rào rời, cây xanh rời rau củ quả rời theo từng 
yêu cầu của chủ đề trẻ lắp ghép các chi tiết tạo thành cây xanh và thành nhiều 
cây thành vườn cây, vườn hoa theo yêu cầu của cô
 Kết luận: Với việc xây dựng môi trường giáo dục trong và ngoài lớp 
học phù hợp các góc theo hướng mở giáo dục lấy trẻ làm trung tâm một cách 
linh hoạt, sáng tạo sẽ thu hút được trẻ, kích thích tính tò mò, ham tìm tòi khám 
phá những điều mới lạ ở trẻ, với nhiều góc chơi và cùng nhiều đồ dùng đồ chơi 
hấp dẫn đẹp mắt sẽ giúp trẻ tham gia hăng say hơn trong các hoạt động. Điều 
này còn là động lực, kích thích lòng yêu nghề của giáo viên trong trường, không 
ngừng trau dồi và phát triển năng lực cá nhân, góp phần tích cực trong việc 
giáo dục cái đẹp, kỹ năng sống cho trẻ.
4.3. Biện pháp 3: Học tập và bồi dưỡng kiến thức về tình yêu thương và 
sự chia sẻ, và tôn trọng cảm xúc của trẻ
 Để có thể thực hiện tốt hoạt động “Xây dựng môi trường giáo dục lớp 
học hạnh phúc ” trước hết là giáo viên mầm non tôi không chỉ nghiên cứu nắm 
vững mục đích yêu cầu của hoạt động mà tôi còn cần phải nắm chắc được các 12
trẻ hợp tác chuẩn bị, làm đồ dùng, đồ chơi, trang trí, sắp xếp, vệ sinh môi trường 
hoạt động cùng cô.
 Tôi thường giành thời gian vào lúc đón và trả trẻ để hiểu về trẻ nhiều hơn 
tôi nói chuyện chia sẻ với trẻ và lắng nghe trẻ. Trong tất cả các hoạt động một 
ngày của trẻ tôi luôn lắng nghe, hỗ trợ trẻ kịp thời khi cần thiết. Chấp nhận các 
ý kiến của trẻ. Cùng chia sẻ ý tưởng chơi với trẻ, không áp đặt ý của mình. Hỗ 
trợ nhóm trẻ và hỗ trợ từng cá nhân trẻ đúng lúc, nếu trẻ không giải quyết được, 
tôi hỗ trợ trẻ tìm cách giải quyết.
 Luôn tin tưởng, khuyến khích trẻ. Khen gợi, động viên những thành công 
dù nhỏ của trẻ một cách kịp thời. không chê cười khi trẻ thất bại, động viên để 
trẻ tiếp tục cố gắng.
 Thay vì la mắng, dọa dẫm, hãy cho trẻ được sai lầm, được nói ra cảm 
xúc của mình. Điều đó sẽ giúp trẻ tiếp thu tốt hơn, tự tin và hòa đồng hơn. Từ 
đó, rèn luyện ý thức và khả năng tập trung từ chính nhận thức của bản thân 
mình. Lớp học hạnh phúc là nơi giúp giáo viên và học sinh hình thành cũng 
như duy trì các trạng thái cảm xúc tích cực. Mỗi lớp học hạnh phúc sẽ tạo nên 
một môi trường mà ai tham gia cũng cảm thấy hạnh phúc. Được tham gia vào 
các lớp học hạnh phúc sẽ giúp cho mỗi cá nhân thiết lập được các tình cảm lành 
mạnh, góp phần phát triển nhân cách tốt đẹp.
 Kết luận: Với biện pháp này giúp giáo viên nắm bắt đưuọc cảm xúc, tâm 
sinh lý của trẻ một cách kịp thời và nhanh nhất, từ đó có các phương pháp, nội 
dung, hình thức tổ chức các hoạt động phù hợp cho trẻ. Ngoài ra còn giúp giáo 
viên kiểm soát, điều chỉnh được cảm xúc của mình trong công tác chăm sóc, 
nuôi dưỡng và giáo dục trẻ. Từ đó hoàn thành tốt mục tiêu xây dựng lớp học 
hạnh phúc như mong muốn.
4.4. Biện pháp 4: Giáo dục trẻ biết yêu thương và chia sẻ
 Để trẻ sau này trở thành một người con ngoan, trò giỏi, có đạo đức tốt, 
biết quan tâm, yêu thương giúp đỡ mọi người, trở thành một người con hiếu 
thảo với cha mẹ, ông bà thì hơn ai hết ở lứa tuổi này sự quan tâm, chia sẽ yêu 
thương trong môi trường gia đình và lớp học, trường học là vô cùng quan trọng, 
là nền tảng vững chắc để trẻ trở thành một con người có nhân cách tốt trong 
tương lai.

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_xay_dung_lop_hoc_hanh_phuc_cho_tre_4_5.docx