SKKN Một số biện pháp xây dựng lớp học an toàn và hạnh phúc cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non
Trên thực tế trẻ 4 - 5 tuổi rất hiếu động thích thích khám phá tìm tòi những điều mới lạ thích bộc lộ khả năng của chính mình nhưng sự hiểu biết và các kĩ năng để có thể tự đảm bảo an toàn cho bản thân còn thấp. Mặt khác trẻ lại không có sự tự tin để bộc lộ, chia sẻ cùng những người xung quanh như cô giáo, bạn bè thậm chí là bố mẹ, ông bà... Chính vì vậy mà người lớn chúng ta cần phải rèn luyện cho trẻ những thói quen tốt ngay từ thủa nhỏ để giúp trẻ thích nghi tốt với mọi hoàn cảnh và hạnh phúc trong môi trường xung quanh mình. Khi trẻ em đang hạnh phúc nghĩa là chúng ta đã mang lại hạnh phúc cho trẻ em.
Bản thân tôi là một giáo viên đã có kinh nghiệm dạy lớp mẫu giáo 4 - 5 tuổi nhưng tôi nhận thấy kiến thức của mình về việc giáo dục trẻ có kiến thức đảm bảo an toàn cho bản thân và tạo ra lớp học thật sự hạnh phúc là chưa cao. Chính vì thế tôi quyết định lựa chọn đề tài: “Một số biện pháp xây dựng lớp học an toàn và hạnh phúc cho trẻ 4 - 5 tuổi trong trường mầm non” làm sáng kiến kinh nghiệm của mình. Phấn đấu xây dựng lớp học thật sự an toàn và hạnh phúc cho các con, làm cho phụ huynh yên tâm, tin tưởng gửi gắm con em mình.
Bản thân tôi là một giáo viên đã có kinh nghiệm dạy lớp mẫu giáo 4 - 5 tuổi nhưng tôi nhận thấy kiến thức của mình về việc giáo dục trẻ có kiến thức đảm bảo an toàn cho bản thân và tạo ra lớp học thật sự hạnh phúc là chưa cao. Chính vì thế tôi quyết định lựa chọn đề tài: “Một số biện pháp xây dựng lớp học an toàn và hạnh phúc cho trẻ 4 - 5 tuổi trong trường mầm non” làm sáng kiến kinh nghiệm của mình. Phấn đấu xây dựng lớp học thật sự an toàn và hạnh phúc cho các con, làm cho phụ huynh yên tâm, tin tưởng gửi gắm con em mình.
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp xây dựng lớp học an toàn và hạnh phúc cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp xây dựng lớp học an toàn và hạnh phúc cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non
Bản thân tôi là một giáo viên đã có kinh nghiệm dạy lớp mẫu giáo 4 - 5 tuổi nhưng tôi nhận thấy kiến thức của mình về việc giáo dục trẻ có kiến thức đảm bảo an toàn cho bản thân và tạo ra lớp học thật sự hạnh phúc là chưa cao. Chính vì thế tôi quyết định lựa chọn đề tài: “Một số biện pháp xây dựng lớp học an toàn và hạnh phúc cho trẻ 4 - 5 tuổi trong trường mầm non” làm sáng kiến kinh nghiệm của mình. Phấn đấu xây dựng lớp học thật sự an toàn và hạnh phúc cho các con, làm cho phụ huynh yên tâm, tin tưởng gửi gắm con em mình. 2. Mục đích nghiên cứu Mục đích tôi nghiên cứu “Một số biện pháp xây dựng lớp học an toàn và hạnh phúc cho trẻ 4 - 5 tuổi trong trường mầm non” Nghiên cứu và tìm ra các biện pháp phù hợp nhằm góp phần vào việc giúp trẻ nhận biết và có các kỹ năng phòng tránh các nguy cơ không an toàn. Qua đó trẻ biết chia sẻ, tự tin, hứng thú, tích cực học tập và cảm thấy hạnh phúc yêu trường lớp mình hơn. - Giúp cho giáo viên có giải pháp để có thể giải tỏa được những áp lực những căng thẳng trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ. - Giúp cho mục tiêu xây dựng lớp học an toàn, hạnh phúc của lớp mình được thành công. 3. Đối tượng nghiên cứu “Một số biện pháp xây dựng lớp học an toàn và hạnh phúc cho trẻ 4 - 5 tuổi trong trường mầm non” 4. Đối tượng khảo sát thực nghiệm Trẻ mẫu giáo nhỡ lớp 4 - 5 tuổi B1 trong trường mầm non huyện Ba Vì Số trẻ: 23 trẻ 5. Các phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài này tôi đã sử dụng các phương pháp sau: Phương pháp nghiên cứu( tổng hợp tài liệu, sách báo có liên quan đến đề tài) Phương pháp dùng lời Phương pháp thực hành, thực nghiệm sư phạm Phương pháp kiểm tra đánh giá Phương pháp khuyến khích động viên Phương pháp so sánh, phân tích tổng hợp Phương pháp sử dụng công nghệ thông tin 6. Phạm vi thực hiện đề tài 2: Cơ sở thực tiễn để giải quyết vấn đề Hưởng ứng sự chỉ đạo của ngành, trong năm học 2020 – 2021, với mục tiêu “ Xây dựng trường học, lớp học an toàn và hạnh phúc”, chúng tôi những giáo viên nhận thức được đây là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng, là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của mình trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ. Chúng tôi hiểu rằng một lớp học hạnh phúc là nơi các con được an toàn về cả thể chất và tâm lý, được chăm sóc, yêu thương, được tiếp cận với những phương pháp giáo dục phù hợp, giúp truyền cảm hứng tham gia tích cực vào các hoạt động để phát triển toàn diện cả về cảm xúc, trí tuệ và thể chất.Trên thực tế ngay cả khi ở nhà hay đến trường dù trẻ được chăm sóc cẩn thận chu đáo nhưng vẫn gặp phải một số tai nạn đáng tiếc và hơn thế nữa trẻ lại không đủ tự tin để có thể chia sẻ cùng mọi người xung quanh. Chính vì vậy ngay từ đầu năm khi tiếp nhận trẻ, chúng tôi đã đề ra những biện pháp để tạo chuyển biến cho cả giáo viên, học sinh và phụ huynh để xây dựng lớp mình đạt các tiêu chí của một lớp học an toàn và hạnh phúc. Đứng trước tình hình như vậy tôi đã suy nghĩ phải làm thế nào và bằng phương pháp gì để trẻ lớp tôi một mặt vừa có các kỹ năng cần thiết tự bảo vệ cho mình mặt khắc trẻ lại có thể tự tin, vui vẻ, hòa đồng cùng nhau chia sẻ với cô và các bạn, với người thân trong gia đình, làm điều mình yêu thích, và có thể thỏa sức sáng tạo và thực hiện đam mê của mình. Khi trẻ thấy tự tin mạnh dạn sẽ làm cho trẻ thấy hạnh phúc hơn. Do đó tôi lựa chon đề tài “Một số biện pháp xây dựng lớp học an toàn và hạnh phúc cho trẻ 4 - 5 tuổi trong trường mầm non” 3. Thực trạng vấn đề nghiên cứu Năm học 2020 - 2021 được Ban giám hiệu phân công dạy lớp 4 tuổi với tổng là 23trẻ. Trong quá trình giảng dạy tôi gặp một số thuận lợi và khó khăn sau: 3.1. Thuận lợi Ban giám hiệu nhà trường chỉ đạo sát sao về chuyên môn, tạo điều kiện cho giáo viên được học tập các lớp chuyên đề do phòng Giáo dục tổ chức và đi thăm quan kiến tập một số chuyên đề tại các trường mầm non trong thành phố Hà Nội. Có sự quan tâm chia sẻ và phối hợp nhiệt tình giữa giáo viên với giáo viên trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ của lớp nói riêng và của nhà trường nói chung. Trẻ của lớp tôi khỏe mạnh, nhanh nhẹn, rất ham học hỏi. Đa số trẻ đã học qua lớp mẫu giáo bé nên đã có kiến thức và kỹ năng nhất định. Lớp tôi có 2 giáo viên trình độ trên chuẩn, có nhiều năm kinh nghiệm nuôi dạy trẻ, sử dụng ứng dụng công nghệ thông tin thành thạo, luôn có ý thức học hỏi và tiếp thu những kinh nghiệm mới. tính cách của trẻ giúp trẻ có được sự tự tin khi gặp khó khăn, có được niềm hân hoan hạnh phúc mỗi khi đến trường. Để làm được đó trước tiên cô giáo phải có kiến thức, có kế hoạch rõ ràng để xây dựng lớp học an toàn và hạnh phúc. Ngay từ đầu năm học bản thân tôi đã lên kế hoạch tự bồi dưỡng, tiếp cận các tri thức mới để nâng cao trình độ chuyên môn cho bản thân. Tôi học tập đút rút kinh nghiệm từ các buổi học bồi dưỡng chuyên môn và các buổi triển khai chuyên đề do Phòng giáo dục tổ chức. Qua đó nắm bắt được sự đổi mới các hình thức hoạt động dạy học, học hỏi đồng nghiệp các trường bạn sự sáng tạo trong các hoạt động để làm vốn kinh nghiệm cho bản thân mình.Tham quan các chuyên đề xây dựng trường lớp hạnh phúc tại các trường mầm non trong thành phố Hà Nội do Phòng giáo dục tổ chức như Trường mầm non Thạch Bàn, trường mầm non Yên Sở. Qua đó tôi học tập được rất nhiều kinh nghiệm trong việc trang trí môi trường trong và ngoài lớp học đảm bảo an toàn, sự gần gũi thân thiện cởi mở của giáo viên với trẻ làm cho trẻ thật sự thấy hạnh phúc. Tôi nhận thấy tác phong sư phạm của các giáo viên trường họ làm cho tôi có động lực thay đổi bản thân để hoàn thiện mình hơn.(Ảnh minh họa: Phần minh chứng) Đầu năm học 2020 - 2021 thực hiện sự chỉ đạo của cấp trên về việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên, bản thân tôi đã lên kế hoạch nghiên cứu nội dung thực hiện và đặc biệt chú ý đến các mô đun nghiên cứu như: + Mô đun MN2: Quản lý cảm xúc bản thân của người giáo viên mầm non trong hoạt động nghề nghiệp. + Mô đun MN3: Rèn luyện phong cách làm việc khoa học của người giáo viên mầm non + Mô đun MN24: Xây dựng môi trường giáo dục đảm bảo an toàn, lành mạnh, thân thiện cho trẻ em lứa tuổi mầm non. Việc nghiên cứu các mô đun giúp tôi có thêm kinh nghiệm trong việc xây dựng lớp học an toàn và hạnh phúc nên bản thân tôi đã nghiên cứu rất sâu kết quả được nhà trường đánh giá tốt. (Ảnh minh họa: Phần minh chứng) Ngoài ra ngay từ đầu năm học căn cứ vào đặc điểm lứa tuổi, phiên chế chương trình, tôi đã xây dựng và lồng ghép các nội dung giáo dục cũng như các sự kiện hoạt động của lớp vào kế hoạch theo tháng nhằm giúp trẻ vừa có các kiến thức đảm bảo an toàn cho bản thân vừa giúp trẻ được tự tin thoải mái làm những điều mình thích ví dụ như: + Tháng 9: Bé làm gì khi có người lạ đến đón? Những điều cần tránh khi ăn Tiêu chí đầu tiên xây dựng mô hình lớp học an toàn và hạnh phúc là mỗi lớp phải tạo ra là sự an toàn cho trẻ, tức là trẻ được sống, học tập trong môi trường lành mạnh, đậm tính nhân văn, dân chủ. Để xây dựng được môi trường lớp học an toàn và hạnh phúc trước tiên tôi phải dựa vào đặc điểm tình hình thực tế của của lớp mình, xem cơ sở vật chất của lớp mình đã đủ đảm bảo an toàn với trẻ chưa. Kiểm tra, rà soát, sửa chữa kịp thời cơ sở vật chất bị hư hỏng, loại bỏ các yếu tố gây mất an toàn cho trẻ.Tôi thiết kế các góc chơi trong lớp với những hình ảnh đẹp sinh động an toàn cho trẻ khi chơi, trên các góc có gắn nội quy của từng góc dựa trên tiêu chuẩn lấy trẻ làm trung tâm. Thỉnh thoảng tôi đổi chỗ và thay đổi đồ dùng, đồ chơi để hấp dẫn trẻ. Ở các góc chơi phải trang trí mở để trẻ được hoạt động tối đa trong các góc, đồ dùng, đồ chơi đảm bảo thuận tiện mang tính gợi mở, phong phú, đa dạng và sắp xếp bố trí ở trong tầm mắt của trẻ. Vị trí giá đồ chơi vừa tầm với của trẻ cho trẻ dễ lấy, dễ cất. Tôi đã khuyến khích trẻ sưu tầm đồ chơi, tranh ảnh, các loại cây cảnh...để trang trí lớp học theo chủ đề điều đó kích thích tính tích cực hoạt động của bản thân trẻ cũng như khả năng hoạt động một cách có chủ đích. (Ảnh minh họa: phần minh chứng) Để lớp học thân thiện, hạnh phúc, xứng đáng là ngôi nhà, gia đình, tổ ấm thứ hai với mỗi người học thì những giá trị yêu thương, quan tâm, sẻ chia cần được thực hành tốt trong mỗi lớp học. Chính vì vậy trong các hoạt động giáo dục, giáo viên phải ân cần, gần gũi, yêu thương trẻ, chăm sóc trẻ tận tình chu đáo, thân thiện để trẻ tự tin, yêu trường, yêu lớp; tuyệt đối không dùng bất kỳ một hình thức phạt nào ảnh hưởng đến thể chất và tâm lý trẻ, nói không với bạo lực học đường. Ví dụ trong hoạt động góc tôi luôn quan sát các nhóm chơi và quá trình chơi của trẻ, tham gia nhập vai chơi cùng trẻ, tạo cơ hội và mở rộng dần mối quan hệ giữa trẻ trong nhóm chơi và giao lưu giữa các nhóm chơi. Luôn tôn trọng ý kiến của trẻ. Sau khi chơi tôi tập chung cả lớp nhận xét theo yêu cầu của chủ đề chơi và nhiệm vụ chơi. Tôi gợi ý để trẻ tự nhận xét về cách chơi, chơi xong trẻ có thói quen cất dọn đồ dùng, đồ chơi ngăn nắp gọn gàng. Các sản phẩm của trẻ được trưng bày đó là một sự khích lệ với trẻ, động viên trẻ để trẻ phấn đấu cố gắng trong các hoạt động. Tạo cho trẻ cảm nhận được mỗi ngày đến trường là một ngày vui làm cho trẻ yêu trường, yêu lớp, yêu cô, gắn bó với ngôi nhà chung. Việc xây dựng môi trường giáo dục an toàn, cùng với sự chăm sóc và giáo dục tận tình của giáo viên là tiền đề để trẻ phát triển toàn diện, đủ hành trang sẵn sàng bước vào bậc học tiếp theo. cho quà các con có nhận quà không?... Hoặc tôi cho trẻ chơi các trò chơi như: Mình cùng nói không, Ai thông minh, Tôi hỏi bạn trả lời... Và nhất là trò chơi “năm ngón tay thông minh” dựa vào bàn tay, trẻ có thể xác định 5 nhóm người con cần chú ý khi tiếp xúc. Sau mỗi lần chơi rèn cho trẻ phản xạ nhanh nhạy và một số kỹ năng cần thiết để tự bảo vệ mình. Từ đó bé có thể giúp mình tránh khỏi bị lạm dụng tình dục. Thông qua các hoạt động như vậy trẻ vừa được chơi vừa được cùng nhau thảo luận nêu ý kiến giúp trẻ ghi nhớ rất lâu và hình thành được những kỹ năng nhất định cho trẻ. ( Ảnh minh họa: phần minh chứng) *Hoạt động trải nghiệm Dạy học gắn với hoạt động trải nghiệm là cách kết nối kiến thức, kỹ năng với thực tiễn cuộc sống phong phú, sinh động mà trẻ em đã và sẽ trải qua trong cuộc sống. Hoạt động trải nghiệm không chỉ giúp hình thành kiến thức mới mà quan trọng hơn là tạo cho trẻ có niềm say mê tìm hiểu, thích khám phá và biết cách lĩnh hội những kiến thức mới, cách hình thành kỹ năng mới. Đây cũng là hoạt động mà ở đó tôi có thể lồng ghép tích hợp giáo dục nhiều kỹ năng cần thiết, những quy tắc an toàn như: Cách tham gia giao thông an toàn, cách leo lên xuống thang, cách nắm thành cầu trượt, cách cầm chắc xích đu khi chơi, hướng dẫn trẻ cách kiên trì chờ đến lượt mình chơi, tuyệt đối không xô đẩy, tranh giành đồ chơi, chỗ chơi với bạn... Nếu không thực hiện đúng thì sẽ bị ngã mất an toàn cho bản thân và bạn khác nữa Trẻ có thể học các kỹ năng sống bằng việc lặp đi lặp lại hành vi qua các bài tập, hoạt động, từ đó tăng cường khả năng ứng dụng các kỹ năng đó vào thực tế. Trong các hoạt động trải nghiệm, giáo viên mầm non có vai trò định hướng, hỗ trợ, đánh giá, uốn nắn, sửa sai cho trẻ. Tùy thuộc vào từng hoạt động trải nghiệm, giáo viên đưa ra các tình huống có vấn đề để trẻ trải nghiệm với các tình huống đó. Như vậy, trẻ rất hứng thú và kiến thức, kỹ năng sẽ hình thành một cách nhẹ nhàng, tự nhiên. Do vậy, tại trường mầm non các cô giáo cho trẻ trải nghiệm thông qua các hoạt động như hoạt động ngoài trời, các hoạt động khám phá khoa học, hoạt động trải nghiệm tham quan, dã ngoại, giao lưu, Đảm bảo môi trường hoạt động an toàn cả về thể chất và tinh thần. Làm thế nào để kết thúc hoạt động trải nghiệm, trẻ thực sự có tâm trạng vui thích, phấn khởi, tích cực và mong muốn được tham gia các hoạt động tiếp theo.( Ảnh minh họa:phần minh chứng) *Hoạt động góc: Trẻ em đến trường không chỉ cần được chăm sóc sức khỏe, được học tập mà quan trọng nhất là trẻ được vui chơi. Thông qua các hoạt động góc hàng ngày còn giúp trẻ chia sẻ niềm vui của mình với bạn bè, cộng đồng, làm cho thế giới
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_xay_dung_lop_hoc_an_toan_va_hanh_phuc.docx