SKKN Một số biện pháp xây dựng cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp tại Trường Mầm non thị trấn Hương Sơn

Để hình thành và phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ đòi hỏi mỗi người giáo viên mầm non ca ngành học mầm non phải thực hiện đầy đủ các hoạt động chăm sóc, giáo dục như: Hoạt động học, hoạt động vui chơi, hoạt động ngoài trời....Yếu tố quan trọng để giúp người giáo viên làm tốt điều này phải kể đến đó là môi trường. Môi trường nó là tổ hợp những điều kiện tự nhiên và xã hội cần thiết và trực tiếp ảnh hưởng đến mọi hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ. Có một môi trường xanh, sạch, đẹp tốt sẽ là điều kiện quan trọng giúp trẻ phát triển nhân cách một cách toàn diện. Làm tốt được điều này tức là góp phần lớn vào việc thực hiện tốt mục tiêu của giáo dục. Chính vì thế, khi tạo dựng môi trường xanh, sạch, đẹp cho trẻ hoạt động người giáo mầm non luôn phải quan tâm tới các chi tiết tạo nên sự an toàn cho trẻ, gắn với các nội dung chăm sóc giáo dục vừa sức với trẻ. Môi trường trong và ngoài lớp học phải được giáo viên và trẻ cùng thực hiện và được bổ sung dần dần, tạo dựng để có sự sạch sẽ, đa dạng, phong phú, đẹp mắt, an toàn, để trẻ thấy thích thú khi đến trường. Môi trường đó còn phải được giáo viên tôn tạo hàng ngày để mỗi ngày đều có sự mới lạ hấp dẫn với trẻ. Để môi trường trong trường mầm non ngày một là yếu tố thúc đẩy chất lượng giáo dục có hiệu quả.
doc 20 trang skmamnon 29/03/2025 80
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp xây dựng cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp tại Trường Mầm non thị trấn Hương Sơn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp xây dựng cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp tại Trường Mầm non thị trấn Hương Sơn

SKKN Một số biện pháp xây dựng cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp tại Trường Mầm non thị trấn Hương Sơn
 trẻ, gắn với các nội dung chăm sóc giáo dục vừa sức với trẻ. Môi trường trong 
và ngoài lớp học phải được giáo viên và trẻ cùng thực hiện và được bổ sung dần 
dần, tạo dựng để có sự sạch sẽ, đa dạng, phong phú, đẹp mắt, an toàn, để trẻ thấy 
thích thú khi đến trường. Môi trường đó còn phải được giáo viên tôn tạo hàng 
ngày để mỗi ngày đều có sự mới lạ hấp dẫn với trẻ. Để môi trường trong trường 
mầm non ngày một là yếu tố thúc đẩy chất lượng giáo dục có hiệu quả.
 2. Tên sáng kiến
 “Một số biện pháp xây dựng cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp tại 
Trường MN TT Hương Sơn ”.
 3 Tác giả , đồng tác giả 
 Họ và tên: Dương Thị Liên
 Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường mầm non TT Hương Sơn – Phú Bình – 
Thái Nguyên
 Số điện thoại: 0989572302 . Email:
 4 Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến 
 Học sinh lớp mẫu giáo 4 C1 trường mầm non thị trấn Hương Sơn.
 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến
 Sáng kiến được áp dụng cho lĩnh vực tạo cảnh quan môi trường xanh-sạch-
đẹp- an toàn ở các cơ sở giáo dục mầm non nhằm kích thích trẻ hứng thú tham 
gia các hoạt động từ đó giúp trẻ phát triển toàn diện Đức-trí-thể-mĩ-lao động.
 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu tiên hoặc áp dụng thử
 Ngày sáng kiến được áp dụng thử tại trường mầm non thị trấn Hương Sơn là 
ngày 15/9/2015.
 7. Mô tả bản chất của sáng kiến
 7.1. Cơ sở lý luận 
 Căn cứ vào kế hoạch số 7575/KHLN/BGDĐT-BVHTTDL-TƯĐTN ngày 
19/08/2008 của Bộ giáo dục và đào tạo về việc triển khai phong trào thi đua 
“Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Căn cứ vào nhiệm vụ trọng 
 2 hợp không được thống nhất .
 Cha ông ta thường nói: “Hạt giống tốt phải được gieo ở mảnh đất tốt thì 
mới phát triển được”. Mảnh đất ấy chính là môi trường sống để con người và 
vạn vật phát triển. Đối với trẻ ngoài gia đình, làng xóm, một môi trường không 
thể thiếu để các em trưởng thành đó là trường học. Đặc biệt trường mầm non là 
cái nôi đầu tiên cho các em bắt đầu bước vào cuộc sống học tập và lao động. 
Trong nhà trường, trẻ được học tập và vui chơi tiếp thu những tri thức khoa học 
một cách có hệ thống, những kỹ năng, kỹ xảo cần thiết để hình thành và phát 
triển những phẩm chất tốt đẹp ban đầu của con người mới trong một môi trường 
thuận lợi đó chính là môi trường giáo dục. Mặt khác, môi trường giáo dục luôn 
có tác động rất lớn đến sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ thông qua 
các mối quan hệ xã hội đa dạng trong cuộc sống học tập, sinh hoạt hàng ngày 
của trẻ. Trong mỗi chúng ta, ai cũng mong muốn được sống, học tập, vui chơi 
trong một môi trường thật sự xanh, sạch, đẹp, an toàn. Trường học xanh, sạch, 
đẹp, an toàn tạo ra môi trường học tập, sinh hoạt và vui chơi, thú vị, hấp dẫn đối 
với các em học sinh, làm cho các em càng thêm yêu quý trường lớp, thầy cô, bạn 
bè. Trường học xanh, sạch, đẹp, an toàn còn có ý nghĩa thiết thực trong việc giáo 
dục học sinh ý thức, thói quen giữ gìn bảo vệ môi trường và tạo sự lan tỏa đến 
môi trường gia đình cộng đồng nơi các em đang sống, đồng thời góp phần hình 
thành nhân cách tốt đẹp và lối sống văn minh.
 Nhận thức từ tầm quan trọng của đơn vị trường đứng trước thực trạng khó 
khăn về sơ sở vật chất chất chính vì thế tôi chọn SKKN “Một số biện pháp xây 
dựng cảnh quan môi trường xanh sạch đẹp tại Trường Mầm non TT Hương 
Sơn”.
 7. 3. Thực trạng của vấn đề
 a) Thuận lợi
 Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo ngành giáo dục và đào tạo nói 
chung và các cấp lãnh đạo của Phòng giáo dục và đào tạo Phú Bình nói riêng, 
cùng sự quan tâm ủng hộ của các bậc phụ huynh trong toàn trường mà trong 
 4 Chưa tạo được môi trường xanh - sạch - đẹp để giảm bớt căng thẳng cho 
trẻ, giúp trẻ thoải mái, hít thở không khí trong lành. Do đó mức độ hứng thú của 
trẻ khi tham gia vào các hoạt động là chưa cao.
 Theo khảo sát đầu năm học 2015 - 2016 tại lớp mẫu giáo 4C1 do tôi phụ 
trách: Một số ít cháu ra lớp muộn nên nề nếp chưa đồng đều, trẻ còn nhút nhát 
chưa chủ động tham gia vào các hoạt động. Kết quả tham gia vào các hoạt động 
trong lớp một cách tích cực còn hạn chế, chưa hứng thú vào môi trường lớp, do 
đó chưa tự làm ra sản phẩm cho riêng mình. 
 Mặt khác, phần lớn việc tạo môi trường chủ yếu chú trọng đến môi trường 
trong lớp, còn môi trường ngoài lớp học thường bị giáo viên lãng quên hoặc làm 
cho có, chưa có sự đầu tư và tư duy để tận dụng môi trường cho trẻ hoạt động. 
Như ở trường tôi mảng tường ngoài lớp học giáo viên dán vài tờ tranh tuyên 
truyền về bệnh dịch cho phụ huynh theo dõi, hoặc thông báo kết quả cân đo trẻ, 
hoặc đầu tư hơn một chút thì dán vài bông hoa tự tạo nhưng không nhằm mục 
đích mà chỉ cốt để cho đẹp mắt. 
 Từ thực trạng trên, bản thân tôi luôn suy nghĩ, cần tìm ra những biện pháp 
thiết thực để xây dựng môi trường lớp học xanh, sạch đẹp, an toàn thân thiện 
cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi có cơ hội hoạt động một cách tích cực.
 7. 4. Các biện pháp thực hiện
 Xây dựng môi trường trong và ngoài lớp học xanh, sạch đẹp, an toàn thân 
thiện là một yếu tố quan trọng trong việc khuyến khích tính độc lập, tìm tòi, 
sáng tạo của trẻ, giúp trẻ phát triển toàn diện các mặt phát triển. Vì vậy muốn 
làm tốt điều này bản thân tôi đã đưa ra những biện pháp sau:
 * Đối với môi trường ngoài lớp học.
 a) Trang trí cây xanh ngoài lớp học
 Cây xanh góp phần tô điểm cho khung cảnh sư phạm thêm xanh, thêm đẹp, 
ban ngày cây xanh quang hợp nhả ô xy hơi nước và hút khí cacbonic làm cho 
không khí thêm sạch, mát mẻ, giúp trẻ giảm bớt căng thẳng, tâm hồn thoải mái, 
trẻ được hít thở không khí trong lành một cách nhẹ nhàng. Ngoài ra cây xanh 
còn là những vật mẫu thật, sống động để trẻ trực tiếp quan sát, làm quen, tìm 
 6 cũng như những hoạt động lớn của lớp, của trường. Từ đó đã thu hút được sự 
ủng hộ toàn diện của phụ huynh cả về vật chất và tinh thần cho lớp học.
 * Đối với môi trường trong lớp
 a) Lên kế hoạch trang trí, chuẩn bị đồ dùng đồ chơi trong từng chủ đề. 
 Muốn tạo được môi trường lớp học xanh - sạch - đẹp - an toàn cho trẻ 
hoạt động tích cực thì trước tiên người giáo viên phải lên kế hoạch rõ ràng cho 
việc trang trí môi trường lớp cho từng chủ đề. Để từ đó có sự chuẩn bị về lớp 
học, về các hình ảnh trang trí xung quanh lớp, về đồ dùng đồ chơi, các nguyên 
vật liệu ở các góc theo từng chủ đề nhánh. Để trẻ được khám phá lần lượt từng 
chủ đề một cách hiệu quả.
 Ví dụ: Trước khi thực hiện chủ đề: “Gia đình”. Dựa vào kế hoạch mục 
tiêu, kế hoạch nội dung của chủ đề, dựa vào khả năng của trẻ mà giáo viên lên 
kế hoạch trang trí cho chủ đề theo từng chủ đề nhỏ:
 Chủ đề 
 Tuần Nội dung
 nhánh
 - Trang trí các hình ảnh trong chủ đề nhánh, trong các 
 góc bằng chính sản phẩm của trẻ làm ra, và ảnh sưu 
 tầm của cô về các hình ảnh, hoạt động sinh hoạt của 
 gia đình.
 “Gia đình - Chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi, các nguyên vật liệu phù 
 Tuần 1
 của bé” hợp với chủ đề nhánh cho trẻ hoạt động, tạo ra sản 
 phẩm cho riêng mình.
 - Vệ sinh lớp học sạch sẽ, gọn gàng, cọ rửa đồ dùng, đồ 
 chơi để đảm bảo an toàn cho trẻ khi tiếp xúc trực tiếp 
 với các đồ dùng đó.
 - Trang trí các hình ảnh về các đồ dùng trong quen 
 “Một số đồ thuộc, gần gũi có trong gia đình của bé. 
 Tuần 2 dùng trong - Chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi về các đồ dùng, trong gia 
 gia đình” đình bé. Chuẩn bị các nguyên vật liệu có hình dáng phù 
 hợp cho trẻ tạo thành các đồ chơi về đồ dùng gia đình 
 8 mối quan hệ thân thiết giữa trẻ với trẻ, sự quan tâm giúp trẻ phát hiện ra những 
bạn nghỉ học ngày hôm đó. 
 VD: ở bảng “Một ngày của bé”.
 Tôi đã dùng những chiếc đĩa CD, VCDcũ, dán những hoạt động của bé 
trên mặt đĩa. Cắt một miếng micca trong hình tròn có đường kính 60cm, gắn một 
kim chỉ ở tâm hình tròn sao cho kim chỉ có thể xoay tròn được. Dán một miếng 
đề can tròn màu xanh dương, trang trí thêm những họa tiết xung quanh hình 
tròn, thế là tôi đã tạo nên chiếc đồng hồ xinh xắn, rất đơn giản mà trông lại đẹp 
mắt, giúp trẻ nhớ được những hoạt động của mình ở trường Mầm non.
 Cũng có cách trang trí khác nhau nhưng tôi đã chọn kiểu trang trí như thế 
này vừa đơn giản, dễ hiểu, lại vừa gần gũi với trẻ, không những giúp trẻ nhận 
biết về thời gian mà còn giúp trẻ ghi nhớ được thời gian của từng hoạt động 
trong ngày. Đó cũng là cách tuyên truyền tốt nhất cho phụ huynh của trẻ biết 
được các hoạt động của con mình ở trường mầm non. 
 VD: ở bảng “Mừng sinh nhật của bé”.
 Tôi sử dụng nguyên vật liệu chính là giấy. Dùng len và nút áo tạo thành 
khuôn mặt, cắt hai trái tim gắn thành hai cánh tay, chừa khoảng trống để dán 
hình của những bé có sinh nhật trong tháng. Như vậy tôi đã làm được hình ảnh 
em bé thật là ngộ nghĩnh, dễ thương, vừa hấp dẫn sự chú ý của trẻ, vừa tạo sự 
gần gũi thân thiện cho trẻ 
 Tổ chức hoạt động sinh nhật của bé là một trong những hoạt động không 
thể thiếu được ở mỗi lớp mầm non. Bởi trong hoạt động này không những tạo 
nên mối quan hệ gắn bó, thân thiết giữa cô với trẻ, giữa trẻ với trẻ mà còn giúp 
trẻ cảm nhận được sự yêu thương của cô giáo, sự quan tâm của bạn bè đối với 
mình. Từ đó tạo dựng được lòng tin đối với trẻ, khiến trẻ không sợ hãi mỗi khi 
đến lớp, ngược lại còn tích cực đến trường. Ngẫu nhiên mái trường đã trở thành 
ngôi nhà thứ hai của trẻ.
 Tất cả những mảng trang trí tôi bố trí, sắp xếp để ở các vị trí hợp lý cho trẻ 
dễ thấy, dễ hoạt động với các mảng tường đó. Với màu sắc trang trí hài hòa, dễ 
 10 Các góc có khoảng rộng cách nhau hợp lý để bảo đảm an toàn tuyệt đối 
cho trẻ và vận động của trẻ.
 Phải tạo ranh giới giữa các góc hoạt động. VD: Sử dụng giá đựng đồ chơi 
quay lại tạo thành ranh giới cho các góc chơi. Ranh giới các góc không che tầm 
nhìn của trẻ và không cản việc quan sát của giáo viên.
 Thay đổi vị trí các góc sau mỗi chủ đề để tạo cảm giác mới lạ, kích thích 
hứng thú cho trẻ.
 Góc đồ chơi phải phục vụ thật sự cho việc học hỏi của trẻ, chứ không phải 
để trang trí. Trẻ phải được tự học theo hứng thú cá nhân và tổ chức hoạt động 
vui chơi, tự lựa chọn đồ chơi yêu thích cho mình, trẻ có thể tự hoạt động mà 
không cần sự hướng dẫn của cô giáo, Vì vậy các đồ dùng, đồ chơi trong các góc 
phải phong phú và được sắp đặt vừa tầm với trẻ để trẻ tự lấy, tự cất, tự hoạt động.
 Các đồ dùng, đồ chơi trong lớp phải đảm bảo an toàn cho trẻ, được sắp xếp 
gọn gàng, ngăn nắp không xa cách, tạo cho trẻ một tâm thế vui vẻ và hứng thú 
tham gia các hoạt động trong lớp. Sự thân thiện với môi trường trong lớp chính 
là tạo cho trẻ sự gần gũi. Nếu bước vào một lớp học rất đẹp nhưng trẻ không 
thấy được sự gần gũi, không dám sờ mó vào bất kỳ thứ gì, hoặc không được xê 
dịch mọi thứ thì không thể tạo được môi trường tích cực và thân thiện với trẻ. Vì 
vậy việc trang trí, sắp xếp các góc làm sao cho trẻ dễ dàng hoạt động cũng là 
một yếu tố tạo sự gần gũi thân thiện đối với trẻ. Ngoài ra có thể bố trí một hoặc 
hai góc chơi ra ngoài như góc khám phá, góc chơi dân gian để trẻ hoạt động 
không bị ảnh hưởng đến các góc chơi khác.
 Mỗi đồ dùng, đồ chơi phải phù hợp với mục đích giáo dục trẻ theo từng chủ 
đề, kích thích trẻ phát triển các lĩnh vực vận động, nhận thức tình cảm và mối 
quan hệ xã hội. Ngay từ đầu năm tôi đã lên kế hoạch làm đồ dùng, đồ chơi phục 
vụ các góc, không lên một cách chung chung mà vạch ra rõ ràng cụ thể cho từng 
việc làm đồ dùng, đồ chơi: Cụ thể như sau: Tôi rà soát lại các đồ dùng, đồ chơi 
trong lớp, những đồ nào có thể mua sắm, đồ dùng nào cần làm, bổ sung từ từ 
theo từng chủ đề, đồ chơi nào cần phải bổ sung trước.để từ đó có hướng 
chuẩn bị các nguyên vật liệu cho phù hợp.
 12

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_xay_dung_canh_quan_moi_truong_xanh_sac.doc