SKKN Một số biện pháp ứng dụng phương pháp Montessori vào hoạt động góc cho trẻ 4-5 tuổi

Phương pháp giáo dục Montessori là một phương pháp sư phạm giáo dục trẻ em dựa trên nghiên cứu và kinh nghiệm của bác sĩ và nhà giáo dục học người Ý Maria Montessori (1870 – 1952). Đây là phương pháp tiến trình giáo dục đặc biệt dựa vào việc học qua cảm giác. Phương pháp Montessori chấp nhận sự duy nhất của mỗi trẻ và cho phép trẻ phát triển tùy theo những khả năng riêng của mình và thời gian riêng của mình. Việc ứng dụng phương pháp Montessori vào chương trình đào tạo ở các trường sư phạm là cái nôi phát triển cho trẻ em dựa trên sự phát triển các giác quan của chính cá nhân trẻ, tạo điều kiện cho trẻ tự hoạt động, tự khám phá bản thân cũng như thế giới xung quanh. Hiện nay, tại Việt Nam, phương pháp Montessori đã được đưa vào chương trình giáo dục đào tạo tại các trường sư phạm dưới hình thức tham khảo và chương trình nghiên cứu mở rộng của các bộ môn. Đối với chương trình giáo dục đào tạo hệ mầm non, phương pháp Montessori được áp dụng cho rất nhiều các môn học: Tạo hình, Âm nhạc, Thể dục, Văn học…
Nhà tâm lý học Lêônchiep khẳng định: Hoạt động vui chơi mà trung tâm là trò chơi ĐVTCĐ là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo. Thông qua trò chơi giúp trẻ hình thành và phát triển cấu trúc tâm lý trong nhân cách của trẻ. Hoạt động chơi gây ra những biến đổi về chất có ảnh hưởng quyết định đến sự hình thành nhân cách trẻ mẫu giáo và chơi là tiền đề cho hoạt động học tập ở lứa tuổi tiếp theo. Nhận thấy được hiệu quả giáo dục của Montessori và xu hướng giáo dục hiện nay nên tôi đã tìm tòi, học hỏi trên mạng, học hỏi trao đổi với đồng nghiệp đang giảng dạy môn Montessori ở các Trường mầm non quốc tế và Trường mần non chất lượng cao về phương pháp này. Tôi nhận thấy có thể áp dụng phương pháp này vào hoạt động góc nên đã mạnh dạn chọn đề tài “Ứng dụng phương pháp Montessori vào hoạt động góc cho trẻ 4-5 tuổi”, nhằm trao đổi kinh nghiệm cũng như tham khảo thêm nguồn phương pháp mới để giáo dục trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt.
doc 20 trang skmamnon 23/06/2024 1130
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp ứng dụng phương pháp Montessori vào hoạt động góc cho trẻ 4-5 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp ứng dụng phương pháp Montessori vào hoạt động góc cho trẻ 4-5 tuổi

SKKN Một số biện pháp ứng dụng phương pháp Montessori vào hoạt động góc cho trẻ 4-5 tuổi
 MỤC LỤC
 NỘI DUNG TRANG
PHẦN A ĐẶT VẤN ĐỀ 1
PHẦN B GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 2-14
 I Cơ sở lý luận 2-3
 II Thực trạng vấn đề 3-4
 III Các biện pháp đã tiến hành 5-12
 Biện Pháp 1: Xây dựng môi trường học tập theo 
 1 5-6
 phương pháp Montessori
 Biện Pháp 2: Tự học, tự bồi dưỡng kiến thức về ứng 
 2 6-7
 dụng phương pháp Montessori để hướng dẫn trẻ.
 Biện Pháp 3: Lựa chọn các bài tập Montessori phù hợp 
 3 7-10
 với các góc chơi.
 4 Biện Pháp 4: Làm đồ dùng, giáo cụ tự tạo cho trẻ. 10-11
 Biện Pháp 5: Tuyên truyền với phụ huynh về phương 
 5 pháp Montessori và vận động phụ huynh phối kết hợp 12
 với giáo viên cùng dạy trẻ.
 IV Kết quả đạt được 12-14
PHẦN C KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 15
 I Những bài học kinh nghiệm 15
 II Những kiến nghị đề xuất 15
PHẦN D TÀI LIỆU THAM KHẢO Một số biện pháp ứng dụng phương pháp Motessori vào hoạt động góc cho trẻ 4-5 tuổi.
 PHẦN B : GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I CƠ SỞ LÝ LUẬN:
 1.Đặc điểm tâm sinh lý trẻ mầm non:
 Trẻ em bắt đầu có sự tiếp xúc với bên ngoài, giao tiếp với “người lạ” khi 
các em bước vào độ tuổi đi mẫu giáo, bạn bè ở trường mẫu giáo là một thế giới 
vô cùng rộng lớn đối với trẻ thơ. Cũng trong giai đoạn này các em có hứng thú 
với thế giới xung quanh, tò mò và thắc mắc các vấn đề với người lớn. Nếu người 
lớn hiểu được tâm lý của con và định hướng sẽ có thể đem lại nhiều hiệu quả 
tích cực. Ở giai đoạn từ 3 đến 6 tuổi này, trí tưởng tượng của trẻ phát triển mạnh 
và phần lớn thời gian của trẻ là chơi đùa. Trẻ chơi mà học và học mà chơi. 
Chúng tự nghĩ ra những trò chơi và chơi mãi không chán, đôi khi quên cả đi vệ 
sinh. Trẻ con ở lứa tuổi này không thích những trò chơi phức tạp, nhiều quy tắc. 
Những trò chơi ngắn sẽ thích hợp với trẻ ở lứa tuổi này vì khoảng thời gian chú 
ý, tập trung của trẻ không kéo dài
 2. Phương pháp Motessori:
 Phương pháp giáo dục Montessori được hình thành trên cơ sở thực 
nghiệm, quan sát và nghiên cứu đã tạo nên sự thay đổi mang tính cách mạng cho 
nền giáo dục trên thế giới và nhận được sự đánh giá cao của đồng nghiệp các 
nước. Các nhà giáo dục Mỹ cho rằng “Khi nói đến vấn đề giáo dục trẻ em giai 
đoạn trước khi đi học không thể không nhắc đến phương pháp Montessori.” 
 Phương châm giáo dục của Montessori là: "Học trẻ để dạy trẻ tốt hơn".
+ Trẻ được hình thành kỹ năng xã hội từ rất sớm.
+ Trẻ có khả năng cư xử và suy nghĩ một cách độc lập.
+ Trẻ biết làm rất nhiều công việc từ rất sớm theo cách tìm hiểu và nhận thức 
của riêng mình.
+ Trẻ được học và thực hành hầu hết các kỹ năng của đời sống hàng ngày như 
vệ sinh cá nhân, dọn dẹp, giúp đỡ bố mẹ trong các công việc khác.
+ Trẻ được tự khám quá qua đó tự chơi, tự học và tự định hình về thế giới.
+ Trẻ được giáo dục từ rất sớm về tính nhân văn. Qua đó trong quá trình phát 
triển hình thành tính cách hiền hòa, nhân ái và tự chủ.
 Dựa trên những cơ sở giáo dục của Montessoori là:
+ Chương trình dạy được phát triển dựa trên khả năng lĩnh hội của trẻ. Giáo 
viên phải thiết kế bài học linh hoạt và đa dạng theo trình độ riêng của từng trẻ
+ Giáo viên đóng vai trò là người hướng dẫn, chỉ bảo từng em để trẻ phát triển 
tư duy, tự nâng cao tính độc lập và tự tin. Giáo viên được tiếp xúc với các con 
hàng ngày, điều này cho phép giáo viên phát triển quan hệ sát và lâu dài với học 
 2/15 Một số biện pháp ứng dụng phương pháp Motessori vào hoạt động góc cho trẻ 4-5 tuổi.
các buổi kiến tập chuyên môn, các buổi triển lãm đồ dùng đồ chơi sáng tạo, 
khuyến khích chị em sáng tạo trong các hoạt động dạy và học. 
 Nhà trường mới đón bằng công nhận “Trường Mầm non đạt chuẩn 
Quốc gia” nên môi trường lớp học rộng rãi, sạch sẽ, thoáng mát, trang thiết bị 
phục vụ các hoạt động của cô và trò nhà trường khá đầy đủ nên tạo cho trẻ một 
môi trường hoạt động tốt.
 Sân trường rộng rãi, thoáng mát đảm bảo nhu cầu cho các hoạt động của 
trẻ trên sân.
 Hai giáo viên của lớp đều có trình độ chuẩn và trên chuẩn, tận tâm, yêu 
nghề, mến trẻ. Bản thân tôi luôn trau dồi kiến thức, học hỏi kinh nghiệm của 
đồng nghiệp trong và ngoài trường để nâng cao trình độ chuyên môn cũng như 
nghệ thuật lên lớp.
 Số trẻ trong lớp đảm bảo so với quy định do Bộ Giáo Dục đề ra và 100% 
học sinh học đúng độ tuổi.Trẻ yêu cô, thích đến lớp, đi học đều và tích cực 
tham gia vào các hoạt động. 
 Đa số phụ huynh còn trẻ có hiểu biết. Phụ huynh luôn quan tâm và kết 
hợp thường xuyên với giáo viên để chăm sóc, giáo dục trẻ đạt kết quả tốt.
2. Khó Khăn:
 Giáo viên hướng dẫn môn Montessori đòi hỏi sự nhạy bén, tinh tế và được 
đào tạo chuyên môn về Montessori. Nhưng bản thân tôi chỉ được tìm hiểu qua 
tài liệu mạng Internet, tham dự một số buổi học chuyên đề về phương pháp 
Montessori nên mới nắm được phần nào phương pháp này.
 Giáo trình Montessori rất nhiều, khó và học sinh phải được trải nghiệm 
thường xuyên từ dễ đến khó, hơn nữa phương pháp giáo dục hiện nay của chúng 
ta khác với phương pháp mới này nên tôi chỉ chọn lọc được một số bài học phù 
hợp với chương trình giáo dục của ngành để đưa vào hoạt động góc.
 Nhà trường không đủ kinh phí để đầu tư trang thiết bị, đồ dùng học cụ cho 
trẻ theo đúng chuẩn Montessori.
 Học sinh đã quen với việc tiếp thu một cách thụ động lại hiếu động nên 
đôi khi chưa kiên nhẫn thực hiện các bài tập, cô phải luôn theo sát, gợi ý để kích 
thích trẻ tự tìm tòi, khám phá.
3. Khảo sát thực tế:
 Đứng trước những thuận lợi và khó khăn như vậy, để thực hiện tốt nhiệm 
vụ giáo dục trẻ nói chung và ứng dụng được phương pháp giáo dục tiên tiến nói 
riêng, ngay vào đầu năm học khi học sinh đã ổn định, tôi tiến hành khảo sát học 
sinh để nắm bắt tình hình của trẻ trong lớp. 
 4/15 Một số biện pháp ứng dụng phương pháp Motessori vào hoạt động góc cho trẻ 4-5 tuổi.
 Tôi bố trí đồ dùng, đồ chơi trong các góc phù hợp với trẻ, tỷ lệ tương ứng 
với trẻ, đồ dùng là những dụng cụ chuyên dành cho trẻ trong việc phát triển trí 
tuệ, đó thực sự là 1 mô hình gia đình thu nhỏ dành cho trẻ. Ví dụ: Bát, thìa, 
xoong nồi, đĩa, chảo, ấm ước, cốc, chén, bàn ghế, chổi, hót rác Những đồ 
dùng này phải nhẹ, dễ dàng dịch chuyển, nên sơn màu nhạt, để trẻ có thể dùng 
nước và xà phòng rửa sạch.
 Trước khi cho trẻ thực hiện phương pháp Montessori tôi rèn cho trẻ nề 
nếp gọn gàng và tự giác trong các hoạt động. Trẻ muốn thực hiện bài tập nào thì 
tự động đi lấy đồ dùng của mình, sau khi thực hiện xong bài tập nhẹ nhàng cất 
đồ dùng vào trong hộp y như lúc ban đầu và cất lại về vị trí của nó. Trẻ tự chọn 
khu vực học và theo đuổi hứng thú của mình đến khi trẻ muốn đổi qua hoạt động 
khác. 
 Dạy trẻ cách tôn trọng mình và tôn trọng mọi người xung quanh, tôn trọng 
không gian riêng tư của người khác.
2/Biện pháp 2: Tự học, tự bồi dưỡng kiến thức về ứng dụng phương pháp 
Montessori để hướng dẫn trẻ. 
 Không phải ai mới được sinh ra đã có kiến thức, kiến thức là vô bờ bến. 
Vì vậy học hỏi giúp con người có thêm nhiều hiểu biết và có thêm nhiều kỹ 
năng sống từ đó giúp con người thành thạo hơn trong công việc. Việc học không 
thể một lúc một nhát mà là sự tiếp thu có chọn lọc của tất cả các tác nhân bên 
ngoài và kéo dài cả đời người. Bất kỳ ai, bất kỳ vật gì cũng đều có thể là người 
thầy của chúng ta; là tất cả những gì quen thuộc xung quanh mình; đồng nghiệp, 
người thân, phụ huynh, học sinh, sách vở, đài , ti vi, tài liệu sưu tầm, qua thực tế 
giảng dạy và lắng nghe những góp ý phản hồi từ mọi người xung quanh
 Phải nói rằng việc tự học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn ngiệp vụ cho 
bản thân là điều đặt lên hàng đầu đối với mỗi giáo viên. Muốn thực hiện được 
điều đó mỗi giáo viên phải tự tìm tòi sách báo và các phương tiện thông tin đại 
chúng để trau dồi bản thân.
 Montessori là phương pháp mới, chưa phổ biến nhiều ở nước ta nên việc 
áp dụng vào chương trình giáo dục của chúng ta hiên nay càng cần có sự đi sâu 
tìm hiểu, học tập để hiểu và áp dụng sao cho có hiệu quả nhất. Bởi vậy tôi đã tìm 
mua và xem các loại sách tham khảo, lên mạng tìm các giáo trình, các đoạn 
video hướng dẫn dạy trẻ phương pháp Montessori, học hỏi, trao đổi với đồng 
nghiệp đang giảng dạy môn học này để hiểu thêm về phương pháp để từ đó có 
thêm hiểu biết về phương pháp này.
 Ngoài tìm hiểu tài liệu về phương pháp tôi còn cần đi sâu tìm hiểu hiệu 
quả áp dụng thực tế đạt được để kịp thời điều chỉnh cho phù hợp với thực tế trên 
 6/15 Một số biện pháp ứng dụng phương pháp Motessori vào hoạt động góc cho trẻ 4-5 tuổi.
 Trẻ nhận ra các chữ số từ 1- 5, so sánh các số lượng với nhau. Luyện đếm 
từ 1-10 qua đếm các đốt gậy. Rèn sự ước lượng bằng mắt cho trẻ, xếp theo thứ 
tự tăng dần hoặc giảm dần. Thêm bớt trong phạm vi 5. 
- Chuẩn bị: Thẻ số từ 1-5, 5 gậy có các đốt từ 1- 5.
- Cách thực hiện: 
* Bài tập 1: Xếp gậy theo thứ tự từ 1- 5 đặt thẻ số. Xếp theo thứ tự giảm dần 
từ 5-1 đặt thẻ số.
* Bài tập 2: Thao tác với gậy để thêm bớt trong phạm vi 5.
 Đặt gậy số 5 và thẻ số ra. Đặt gậy số 4 và thẻ số ra hàng thứ 2, đặt gậy số 
1 trồng tiếp vào gậy số 4, đặt thẻ số 1. Tương tự như vậy với cặp gậy số 3 và 2.
2.1.3. Tri giác chữ số.
 Nhận dạng chữ số. Trẻ cảm nhận được đường nét của chữ số. Hoạt động 
này lặp đi lặp lại thường xuyên sẽ giúp in trong trí não trẻ về hình dạng của chữ 
số. Trẻ phát triển xúc giác khi sờ vào chữ và số với nhiều chất liệu khác nhau.
Phát âm chuẩn các chữ số đó.
- Chuẩn bị: Các thẻ chữ số làm bằng giấy giáp, cúc áo, hột hạt cắt theo hình 
dạng các chữ số và dán chồng lên các chữ trên thẻ. Hoặc có thể làm 1 hộp gồm 2 
ngăn: bên phải là ngăn để thẻ chữ số nổi, có dấu mũi tên chỉ hướng viết. Bên trái 
là ngăn đựng cát hoặc khay cát
- Yêu cầu: Cảm nhận bằng ngón tay khi sờ các chữ số, nói đúng được chữ đó, 
viết lại được chữ số vừa sờ lên cát. 
- Cách thực hiện: 
* Bài tập 1: Trẻ lấy thẻ ra khỏi hộp. Trẻ dùng 2 ngón tay dò theo nét chữ nổi có 
sẵn, chữ số vừa sờ. Dùng ngón tay trỏ vẽ vào cát để tạo lại 
chữ số đó. Sau khi chơi xong cất lại chỗ cũ. 
* Bài tập 2: Bịt mắt trẻ, cho trẻ sờ số và đoán chữ số vừa sờ. 
* Bài tập 3: Bịt mắt trẻ, cho trẻ sờ chữ số, sau đó cho trẻ viết lại chữ số đã sờ lên 
cát. 
2.2. Góc thực hành kỹ năng cuộc sống:
2.2.1 Xúc hạt, rót hạt, rót nước :
 Bài tập này nhằm giúp trẻ rèn luyện sự tập trung cao độ vào việc mình 
đang làm, rèn luyện sự khéo léo, phát triển cơ tay cho trẻ, rèn luyện tính kiên trì 
nhẫn lại.
* Xúc hạt, gắp hạt:
- Chuẩn bị: một cái thìa, một bát to đựng hạt gạo (hoặc hạt thóc, hạt đỗ xanh, đỗ 
đen) những chiếc bát nhỏ hơn.
- Yêu cầu: Không gây tiếng động, không làm rơi vãi hạt, khi xúc hạt lên phải có 
độ ngưng. 
- Cách thực hiện: 
 8/15

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_ung_dung_phuong_phap_montessori_vao_ho.doc