SKKN Một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động dạy trẻ lứa tuổi 4-5 tuổi trong trường mầm non
Nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân, ngành giáo dục mầm non là mắt xích đầu tiên trong việc thực hiện nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực CNTT và đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào chăm sóc giáo dục trẻ. Công nghệ thông tin phát triển đã mở ra những hướng đi mới cho ngành giáo dục trong việc đổi mới phương pháp và hình thức dạy học. Công nghệ thông tin phát triển mạnh kéo theo sự phát triển của hàng loạt các phần mềm giáo dục và có rất nhiều những phần mềm hữu ích cho người giáo viên mầm non như bộ office, movi maker, elerning, paint…..Các phần mềm này rất tiện ích và trở thành một công cụ đắc lực hỗ trợ cho việc thiết kế giáo án điện tử và giảng dạy trên máy tính, máy chiếu, cũng như trên các thiết bị hỗ trợ khác như Tivi, đầu Video…vừa tiết kiệm được thời gian cho người giáo viên mầm non, vừa tiết kiệm được chi phí cho nhà trường mà vẫn nâng cao được tính sinh động, hấp dẫn của giờ dạy. Nếu trước đây giáo viên mầm non phải rất vất vả để có thể tìm kiếm những hình ảnh, biểu tượng, đồ dùng phục vụ bài giảng thì hiện nay với ứng dụng công nghệ thông tin giáo viên có thể sử dụng Internet để chủ động khai thác tài nguyên giáo dục phong phú, chủ động quay phim, chụp ảnh làm tư liệu cho bài giảng điện tử. Có thể thấy ứng dụng của công nghệ thông tin trong giáo dục mầm non đã tạo ra một biến đổi về chất trong hiệu quả giảng dạy của ngành giáo dục mầm non, tạo ra một môi trường giáo dục mang tính tương tác cao giữa giáo viên và trẻ.
Là một giáo viên mầm non đang giảng dạy ở Trường mầm non tôi nhận thấy việc giáo viên biết ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao trình độ chuyên môn và kiến thức tin học cho bản thân có tác dụng to lớn trong giáo dục để tổ chức các hoạt động nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện như: trí tuệ, đạo đức, thẩm mỹ, tình cảm kĩ năng xã hội… Mặt khác, ứng dụng công nghệ thông tin sẽ nâng cao chất lượng học tập của trẻ trẻ được học qua máy tính một cách tích cực, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng dạy và học phù hợp với chương trình giáo dục mầm non hiện nay.
Nhưng thực tế các trường mầm non nói chung và trường mầm non chúng tôi nói riêng việc ứng dụng CNTT trong giáo dục mầm non mới chỉ là những bước đi đầu tiên còn nhiều hạn chế cho nên việc ứng dụng CNTT trong giáo dục mầm non hiệu quả chưa cao . Phần nhiều giáo viên mầm non không nắm bắt được cách sắp xếp hệ thống một giáo án điện tử sao cho hợp lý và dễ sử dụng. Một số giáo viên không biết lựa chọn đề tài hợp lý cho một giáo án điện tử.
Là một giáo viên mầm non đang giảng dạy ở Trường mầm non tôi nhận thấy việc giáo viên biết ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao trình độ chuyên môn và kiến thức tin học cho bản thân có tác dụng to lớn trong giáo dục để tổ chức các hoạt động nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện như: trí tuệ, đạo đức, thẩm mỹ, tình cảm kĩ năng xã hội… Mặt khác, ứng dụng công nghệ thông tin sẽ nâng cao chất lượng học tập của trẻ trẻ được học qua máy tính một cách tích cực, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng dạy và học phù hợp với chương trình giáo dục mầm non hiện nay.
Nhưng thực tế các trường mầm non nói chung và trường mầm non chúng tôi nói riêng việc ứng dụng CNTT trong giáo dục mầm non mới chỉ là những bước đi đầu tiên còn nhiều hạn chế cho nên việc ứng dụng CNTT trong giáo dục mầm non hiệu quả chưa cao . Phần nhiều giáo viên mầm non không nắm bắt được cách sắp xếp hệ thống một giáo án điện tử sao cho hợp lý và dễ sử dụng. Một số giáo viên không biết lựa chọn đề tài hợp lý cho một giáo án điện tử.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động dạy trẻ lứa tuổi 4-5 tuổi trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động dạy trẻ lứa tuổi 4-5 tuổi trong trường mầm non
Một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động dạy trẻ lứa tuổi 4 – 5 tuổi trong trường mầm non. PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ Ngày nay với sự phát triển nhảy vọt của khoa học công nghệ nói chung của ngành tin học nói riêng, với những tính năng ưu việt, sự tiện dụng và ứng dụng rộng rãi, tin học ngày nay là một phần không thể thiếu được của nhiều ngành trong công cuộc xây dựng và phát triển xã hội. Hơn thế nữa nó còn đi sâu vào đời sống của con người. Tin học đã thâm nhập khá mạnh mẽ vào Việt Nam, nhiều lĩnh vực hoạt động từ lĩnh vực quản lý hành chính, quản lý kinh tế, đến các lĩnh vực giáo dục và đào tạo đều có thay đổi đáng kể nhờ ứng dụng tin học. Máy tính là công cụ cần thiết đối với con người trong thời đại ngày nay. Mọi loại thông tin, âm thanh, hình ảnh nào cũng có thể được đưa vào máy tính để lưu trữ, xử lý và chuyển tiếp cho nhiều người. Cho phép chúng ta dễ dàng thu thập, chia sẻ thông tin. Công nghệ thông tin là một trong các động lực quan trọng nhất của sự phát triển. Ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin ở nước ta nhằm góp phần giải phóng sức mạnh vật chất, trí tuệ và tinh thần của toàn dân tộc, thúc đẩy công cuộc đổi mới, phát triển nhanh và hiện đại hoá các ngành kinh tế, tăng cường năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, hỗ trợ có hiệu quả cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, đảm bảo an ninh quốc phòng. CNTT đi vào cuộc sống sẽ lan toả đến mọi nơi, mọi lĩnh vực, máy tính sẽ có mặt ở khắp mọi nơi, việc kết nối mạng cũng trở nên dễ dàng và thuận tiện nhất cho tất cả mọi người dân. Vì vậy với sự phát triển của công nghệ thông tin hiện nay là thách thức rất lớn đối với các nước đang phát triển như nước ta đó là làm thế nào để phát huy được thế mạnh của CNTT thúc đẩy sự phát triển của xã hội mà không mất đi văn hoá truyền thống quý báu của dân tộc trong đó có sự góp mặt của nền giáo dục. Đối với ngành Giáo dục – Đào tạo đặc biệt là Giáo dục mầm non, CNTT là phương tiện hữu ích góp phần đổi mới phương pháp và nâng cao chất lượng dạy học. Việc ứng dụng CNTT trong chăm sóc giáo dục trẻ được xem là ưu tiên hàng đầu của ngành Giáo dục mầm non. Trong những năm qua ngành giáo dục mầm non đã triển khai việc ứng dụng CNTT trong các hoạt động chăm sóc giáo dục và các hoạt động khác một cách tích cực về mọi mặt và đã gặt hái được nhiều thành quả đáng khích lệ. 2 | 3 2 Một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động dạy trẻ lứa tuổi 4 – 5 tuổi trong trường mầm non. Mặt khác, một số các cô lựa chọn ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động chưa đạt hiệu quả cao. Đến nay, trong năm học 2016 – 2017 tôi được sự phân công của ban giám hiệu chịu trách nhiệm chăm sóc giáo dục trẻ lứa tuổi 4 -5 tuổi, tôi tiếp tục học tập, bồi dưỡng và ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động dạy trẻ lứa tuổi này 4 | 3 2 Một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động dạy trẻ lứa tuổi 4 – 5 tuổi trong trường mầm non. chân thực, phong phú. Trong bài giảng điện tử trẻ có thể làm quen với hiện tượng tự nhiên, xã hội mà trẻ khó có thể tự bắt gặp trong thực tế. Thông qua những giờ học có áp dụng công nghệ thông tin và sử dụng các bài giảng điện tử, những hình ảnh đẹp, sống động được chuyển tới trẻ một cách nhẹ nhàng góp phần hình thành cho trẻ nhận thức về cái đẹp trong cuộc sống và những kĩ năng sống cần thiết đối với trẻ lứa tuổi mầm non. Hiện nay các trường mầm non đang từng bước đầu tư trang bị ,phòng máy, nối mạng Internet, thiết bị ghi âm, chụp hình, quay phim và một số thiết bị khác, tạo cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin cho giáo viên sử dụng vào quá trình dạy học của mình. Tuy nhiên việc sử dụng công nghệ thông tin để đổi mới phương pháp dạy học chưa được nghiên cứu kỹ, dẫn đến việc ứng dụng nó không đúng chỗ, không đúng lúc, nhiều khi lạm dụng nó. Việc đánh giá một tiết dạy có ứng dụng công nghệ thông tin còn lúng túng, chưa xác định hướng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học chính xác, cơ chế quản lý còn nhiều bất cập, chưa tạo được sự đồng bộ trong thực hiện. Các phương tiện, thiết bị phục vụ cho việc đổi mới phương pháp dạy học bằng phương tiện chiếu, chụp còn thiếu, chưa đồng bộ và chưa hướng dẫn sử dụng nên chưa thực hiện thường xuyên. Việc kết nối và sử dụng Internet chưa được thực hiện thường xuyên và chưa có chiều sâu. Công tác đào tạo, công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng ở những trường như chúng tôi chỉ mới dừng lại ở việc xoá mù tin học nên giáo viên chưa đủ kiến thức, mất nhiều thời gian và công sức để sử dụng công nghệ thông tin trong lớp học một cách có hiệu quả. Bản thân tôi được sự tin tưởng của Ban giám hiệu nhà truờng giao cho tôi phụ trách mảng công nghệ thông tin. Một nhiệm vụ hết sức quan trọng và nặng nề đối với tôi vì mặc dù trình độ năng lực về công nghệ thông tin có nhưng bên cạnh đó thì bề dày về kinh nghiệm chưa sâu đặt ra cho tôi một bài toán cần phải có sự cố gắng để tìm ra đáp số hoàn thành đựơc nhiệm vụ mà BGH tin tưởng giao cho. Đứng trước khó khăn đó bản thân tôi luôn suy nghĩ trăn trở để tìm ra những biện pháp như thế nào cho phù hợp với năng lực của mình và khả năng của trẻ . Từ đó tôi không ngừng nghiên cứu, học hỏi và tìm ra “ Một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động dạy trẻ lứa tuổi 4 – 5 tuổi trong trường mầm non” nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trẻ mầm non. 6 | 3 2 Một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động dạy trẻ lứa tuổi 4 – 5 tuổi trong trường mầm non. + Phụ huynh cho con đi lớp đầy đủ chuyên cần, thường xuyên quan tâm ủng hộ sách báo, tạp trí, tranh ảnh cho trẻ học tập, Việc trao đổi giữa phụ huynh và giáo viên rất kịp thời. - Về phía giáo viên: + Trong năm học này lớp tôi được nhà trường phân công 3 giáo viên phụ trách lớp. chúng tôi đều rất nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ + Giáo viên thường xuyên bồi dưỡng chuyên đề trong hè, được đi dự nhiều tiết tập huấn, kiến tập, học tập kinh nghiệm của các chị em trong trường và các trường bạn. + Giáo viên có trình độ chuẩn trở lên, nắm vững chuyên môn và phương pháp dạy. Có tinh thần đoàn kết và ý thức trách nhiệm cao trong mọi công việc. + Bản thân tôi khoẻ mạnh nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ, có trình độ chuyên môn đại học , biết lắng nghe ý kiến của tất cả mọi người đóng góp, cũng như sự học hỏi kinh nghiệm từ phía đồng nghiệp để kịp thời điều trỉnh bản thân mình. 3. Khó khăn - Về phía nhà trường: + Cơ sở vật chất, đồ dùng đồ chơi tuy đã được đầu tư mua sắm nhưng các đồ dùng dạy học hiện đại còn hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu để thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, đồ dùng dạy học chưa đa dạng, chưa phong phú, chưa hấp dẫn trẻ. + Đội ngũ chị em giáo viên trình độ mặc dù đã đạt chuẩn và trên chuẩn nhưng đào tạo chủ yếu theo hệ tại chức nên việc cập nhật công nghệ thông tin còn phần nào hạn chế. - Kết quả của các giáo viên trong trường tham gia các đợt hội giảng của nhà trường phát động được đánh giá không cao, giáo viên chưa mạnh dạn và chưa phát huy được tính sáng tạo trong quá trình dạy học, việc vận dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy còn rụt rè. - Về phía trẻ: Các cháu trong lớp vẫn chưa đồng đều về chất lượng, một số cháu còn nhút nhát chưa chủ động tham gia vào các hoạt động. - Về phía phụ huynh: + Phụ huynh học sinh đa phần làm nông nghiệp đưa con đến sớm, đón con lại muộn... chưa thật sự quan tâm đến con cái phó thác cho cô giáo nên việc phối 8 | 3 2 Một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động dạy trẻ lứa tuổi 4 – 5 tuổi trong trường mầm non. • Bảng khảo sát thực trạng đầu năm với tổng số trẻ: 21/21 cháu Đầu năm STT Phân loại Tốt Khá TB Yếu khả năng SL % SL % SL % SL % 1 Trẻ hứng thú trong 4 /21 7/21 6/21 4/21 các giờ hoạt động = 19% = 33,4% = 28,6% = 19% chung. 2 Trẻ hứng thú trong 7/21 6/21 6/21 2/21 các hoạt động khác = 33,4% = 28,6% = 28,6% = 9,5% ( trong ngày) 3 Trẻ hứng thú qua 5 /21 8/21 6/21 2/21 các ngày lễ hội. = 23,8% = 38% = 28,6% = 9,5% 4 Mức độ nhận thức 4 /21 7/21 6/21 4/21 của trẻ trong các HĐ = 19% = 33,4% = 28,6% = 19% 5 Khả năng thực hành 2/22 3/22 6/22 11/22 sáng tạo của trẻ = 90% = 13.6% = 27,2% = 50% trong các HĐ 6 Sự mạnh dạn tự tin 4 /21 6/21 6/21 5 /21 trong các hoạt động = 19% = 28,6% = 28,6% = 23,8% Chương III. CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỀ TÀI 1. Biện pháp 1: Bồi dưỡng nâng cao về trình độ tin học và kỹ năng sử dụng. Xác định vai trò của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, trong những năm qua tôi đã chủ động từng bước: Từ học hỏi đồng nghiệp, Tự học qua sách, học qua mạng, tham gia học các lớp đào tạo, bồi dưỡng về tin học. Bản thân không ngừng tìm tòi học hỏi, khai thác thông tin. 10 | 3 2 Một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động dạy trẻ lứa tuổi 4 – 5 tuổi trong trường mầm non. Các loại máy móc, thiết bị Số lượng Máy tính xách tay 01 Máy in 01 Máy ảnh 01 Điện thoại chụp ảnh 02 Đầu đĩa 01 Loa 02 3. Biện pháp 3: Xây dựng kho tư liệu điện tử, khai thác tư liệu phục vụ việc ứng dụng công nghệ thông tin. Bên cạnh việc học tập bồi dưỡng về trình độ tin học, máy móc thiết bị, thì kho “tư liệu điện tử” là nội dung không thể thiếu trong quá trình ứng dụng công nghệ thông tin. Thiết kế một bài giảng điện tử hoặc ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động giáo dục đòi hỏi tư liệu rất phong phú, phải có quá trình tìm kiếm hoặc tạo dựng rất công phu. Vì vậy tôi đã xây dựng kho tư liệu cho riêng mình. + Kho tư liệu điện tử: Hiện nay “kho tư liệu” điện tử của lớp có tới gần 10G (USB), chứa đựng những tư liệu cần thiết, giúp cho giáo viên dùng để thiết kế bài giảng, tổ chức các hoạt động giáo dục. + Tủ sách điện tử của lớp có trên 20 băng đĩa, có một USB dành riêng cho âm nhạc của từng chủ đề. Ngoài ra, bản thân đã tích cực khai thác tư liệu trên các trang thông tin như google, Trang Violet ,westie các trường khác để tạo thêm tư liệu phong phú trong việc thiết kế bài giảng điện tử hoặc ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động giáo dục. 12 | 3 2
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_ung_dung_cong_nghe_thong_tin_vao_cac_h.doc