SKKN Một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong việc giao lưu kết nối cho trẻ 4-5 tuổi khi nghỉ dịch ở nhà

Việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ là việc làm hàng đầu giúp trẻ có thể lực tốt giúp hạn chế các bệnh truyền nhiễm, trong đó có dịch bệnh Covid-19. Trẻ còn nhỏ chưa hiểu được tầm quan trọng của việc phòng chống dịch và ảnh hưởng của dịch bệnh khiến trẻ chưa thể đến trường do đó trẻ thiếu các kỹ năng tự phục vụ như vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên,…Bên cạnh đó, phụ huynh còn có ý thức chủ quan trong việc phòng chống dịch bệnh, chưa quan tâm hướng dẫn trẻ việc vệ sinh cá nhân thường xuyên, một số phụ huynh còn có những hiểu biết sai lệch về dịch bệnh, coi dịch bệnh Covid-19 giống như bệnh cảm cúm thông thường. Chính vì sự chủ quan, lơ là của người lớn dẫn đến tỷ lệ trẻ em mắc phải bệnh này có sự gia tăng nhanh và mức độ tổn thương rất lớn.
Việc giúp trẻ có các kỹ năng phòng chống dịch bệnh Covid-19 sẽ làm giảm tỷ lệ trẻ mắc bệnh, giúp trẻ có ý thức tự giác vệ sinh cá nhân mọi nơi mọi lúc, biết chăm sóc sức khỏe cho bản thân, thành thạo việc vệ sinh cá nhân như đeo khẩu trang, biết rửa tay, súc miệng bằng nước muối…mà không cần người lớn nhắc nhở. Bên cạnh đó trẻ còn biết tuyên truyền đến ông bà, cha mẹ, những người thân trong gia đình cách phòng dịch.
docx 23 trang skmamnon 13/10/2024 390
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong việc giao lưu kết nối cho trẻ 4-5 tuổi khi nghỉ dịch ở nhà", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong việc giao lưu kết nối cho trẻ 4-5 tuổi khi nghỉ dịch ở nhà

SKKN Một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong việc giao lưu kết nối cho trẻ 4-5 tuổi khi nghỉ dịch ở nhà
 1
 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
 I. Lý do chọn đề tài
 Như chúng ta đã biết, đại dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19 (Covid-
19) đã làm đảo lộn và tàn phá tất cả các lĩnh vực của đời sống. Đó là một bệnh 
truyền nhiễm với tác nhân là virus SARS-CoV-2 và các biến thể của nó đang 
diễn ra trên phạm vi toàn cầu. Từ cuối năm 2019 đến nay, dịch bệnh đã lây lan 
ra khắp các đất nước trên toàn thế giới trong đó có Việt Nam và để lại những 
hậu quả vô cùng to lớn.
 Dịch bệnh Covid 19 rất nguy hiểm, nó gây tổn thương phổi và hệ hô hấp 
của con người. Nếu chúng ta không biết cách phòng tránh thì tỉ lệ lây lan nhanh 
và hệ lụy của nó để lại rất lớn. Người lớn thì đã biết cách bảo vệ và chăm sóc 
sức khỏe để chống chọi với các loại bệnh dịch nhưng với trẻ nhỏ thì chưa biết 
cách phòng chống dịch bệnh cho bản thân. Đặc biệt với trẻ nhỏ trong độ tuổi 
mầm non, do chưa được tiêm phòng vắc xin cũng như chưa ý thức được sự nguy 
hiểm của dịch bệnh, sức đề kháng của trẻ chưa cao nên rất dễ bị nhiễm bệnh và 
hậu quả để lại cũng rất lớn, trẻ có thể gặp phải các biến chứng do tổn thương 
phổi nghiêm trọng và hệ hô hấp có thể dẫn đến tử vong.
 Việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ là việc làm hàng đầu giúp trẻ có thể lực tốt 
giúp hạn chế các bệnh truyền nhiễm, trong đó có dịch bệnh Covid-19. Trẻ còn 
nhỏ chưa hiểu được tầm quan trọng của việc phòng chống dịch và ảnh hưởng 
của dịch bệnh khiến trẻ chưa thể đến trường do đó trẻ thiếu các kỹ năng tự phục 
vụ như vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên,Bên cạnh đó, phụ huynh còn có 
ý thức chủ quan trong việc phòng chống dịch bệnh, chưa quan tâm hướng dẫn 
trẻ việc vệ sinh cá nhân thường xuyên, một số phụ huynh còn có những hiểu biết 
sai lệch về dịch bệnh, coi dịch bệnh Covid-19 giống như bệnh cảm cúm thông 
thường. Chính vì sự chủ quan, lơ là của người lớn dẫn đến tỷ lệ trẻ em mắc phải 
bệnh này có sự gia tăng nhanh và mức độ tổn thương rất lớn. 
 Việc giúp trẻ có các kỹ năng phòng chống dịch bệnh Covid-19 sẽ làm giảm 
tỷ lệ trẻ mắc bệnh, giúp trẻ có ý thức tự giác vệ sinh cá nhân mọi nơi mọi lúc, 
biết chăm sóc sức khỏe cho bản thân, thành thạo việc vệ sinh cá nhân như đeo 3
ho, hắt hơi chưa biết lấy tay che miệng nên dễ bị lây các bệnh về đường hô hấp 
nói chung và bệnh covid -19 nói riêng. Do vậy trẻ mầm non chưa có kỹ năng 
phòng bệnh cho chính bản thân mình cũng như việc đa số phụ huynh còn nhận 
thức sai lệch về dịch bệnh, chưa có hiểu biết sâu về dịch bệnh, chưa nhận thức 
được tầm quan trọng của công tác phòng chống dịch bệnh.
 1.2. Cơ sở thực tiễn.
 Dịch Covid-19 hiện vẫn đang có nhiều diễn biến phức tạp tại nước ta, đặc 
biệt tại khu vực Hà Nội khi mỗi ngày có tới hàng nghìn ca bệnh mới. Không 
thiếu trường hợp toàn bộ gia đình đều bị nhiễm bệnh. Và tất nhiên, trẻ nhỏ cũng 
không ngoại lệ. 
 Trước sự nguy hiểm của dịch bệnh khi có nhiều ca bệnh được ghi nhận 
diễn tiến nhanh, nhiều người lo sợ trẻ nhỏ bị nguy hiểm tính mạng khi chẳng 
may mắc bệnh Covid-19, nhất là khi trẻ còn nhỏ chưa ý thức được rõ việc tự 
chăm sóc bản thân mình và chưa được tiêm vắc xin phòng bệnh.
Tại Phúc Thọ, tỷ lệ trẻ em mắc Covid 19 có dấu hiệu gia tăng. Khi nhiễm bệnh, 
trẻ có thể gặp các triệu chứng nặng như: sốt cao co giật, khó thở, viêm 
phổi,hay để lại một số di chứng sau khi khỏi bệnh. Điều này có ảnh hưởng 
không nhỏ tới sức khỏe của trẻ sau này.
 3. Khảo sát thực trạng
 Năm học 2021- 2022 tôi được nhà trường phân công phụ trách nhóm lớp 
4-5 tuổi với tổng số cháu là 25 cháu.. Theo nắm bắt từ phụ huynh thì lớp B1 có 
3/25 cháu nhiễm Covid 19 chiếm tỷ lệ 12% trên tổng số trẻ. Con số này cho thấy 
việc thực hiện các biện pháp phòng chống dịch cho các con từ phụ huynh còn rất 
chủ quan, lơ là mặc dù nhà nước đã có các biện pháp nghiêm đối với các trường 
hợp gây lây lan dịch bệnh trong cộng đồng.
 Để giúp phụ huynh và mọi người trên địa bàn cũng như phụ huynh của lớp 
hiểu rõ được tầm quan trọng trong công tác phòng chống dịch đạt hiệu quả tôi 
chọn đề tài “Một số biện pháp hướng dẫn kỹ năng phòng chống dịch 
COVID-19 cho trẻ 4-5 tuổi.”
 Tuy nhiên trong quá trình thực hiện tôi gặp những thuận lợi và khó khăn sau: 5
Từ thực trạng trên tôi đã xây dựng và khảo sát tình hình trẻ trong thời gian nghỉ 
dịch bằng cách bình chọn các phương án trên nhóm Zalo của lớp với sự bình 
chọn của phụ huynh của 25 trẻ đã cho kết quả như sau:
 Kết quả
 STT Nội dung khảo sát trẻ
 Đạt Tỷ lệ ( % )
 1 Có một số kiến thức phòng bệnh 14/25 56%
 Có các kỹ năng tự phục vụ như: Rửa tay, sát 
 2
 khuẩn 11/25 44%
 3 Có thói quen đeo khẩu trang thường xuyên 13/25 52%
 Từ những số liệu trên tôi đã xây dựng cho mình một số biện pháp để rèn kỹ 
năng cho trẻ như sau. 
 II. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN.
 1. Biện pháp 1: Xây dựng các hoạt động có liên quan đến nội dung 
phòng chống dịch Covid 19
 Trong suốt thời gian các con nghỉ tại nhà để đảm bảo công tác phòng 
chống dịch bệnh Covid 19, chúng tôi đã xây dựng kế hoạch và thực hiện các 
video bài dạy với nội dung phong phú, phù hợp với độ tuổi của trẻ và nhất là nội 
dung về công tác phòng chống dịch lồng ghép vào một số hoạt động khác và 
một số hoạt động rèn kỹ năng phòng chống dịch cho trẻ. 
 Ngoài ra chúng tôi còn tổ chức các buổi giao lưu kết nối với trẻ, trò 
chuyện với trẻ về việc phòng chống dịch như: Thực hiện tốt khẩu hiệu 5K của 
Bộ y tế bao gồm: Khẩu trang, khử khuẩn, khoảng cách, không tụ tập và khai báo 
y tế hay hạn chế đến những nơi đông người và tiếp xúc với những người có biểu 
hiện của bệnh Covid 19 hay trò chuyện với trẻ về các triệu chứng khi mắc bệnh 
giúp trẻ hiểu hơn về công tác phòng chống dịch là việc cần thiết để bảo vệ chính 
mình. 
 VD: Tổ chức hoạt động giao lưu kết nối với nội dung trò chuyện với trẻ 
về một số kỹ năng phòng chống dịch covid 19, trẻ rất hào hứng trò chuyện cùng 
với cô và các bạn và chia sẻ về các kỹ năng mà trẻ đã làm được. 7
gây bệnh có thể theo dịch tiết lan rộng ngoài cộng đồng khi trẻ vô tình đưa tay 
lên mắt, mũi, miệng hay chạm vào người hoặc vật khác. 
 Việc rửa tay đúng thời điểm là một trong những cách đơn giản để tránh 
nhiễm bệnh và lây lan vi khuẩn. Vì vậy nên hướng dẫn trẻ rửa tay bất cứ lúc nào 
thấy tay bẩn. Tuy nhiên, để loại bỏ được hoàn toàn virus, vi khuẩn bám trên tay, 
chúng tôi hướng dẫn trẻ rửa tay đúng cách theo 6 bước.
 Rửa tay bằng xà phòng và nước là cách tốt nhất để loại bỏ vi trùng trong 
hầu hết các tình huống, nhưng trong trường hợp xà phòng và nước không có sẵn 
thì dung dịch sát khuẩn có thể nhanh chóng làm giảm số lượng vi trùng lưu trú 
trên bàn tay trong nhiều tình huống. Tuy nhiên dung dịch sát khuẩn không thể 
loại bỏ tất cả các loại vi trùng. Do đó, chỉ dùng nước sát khuẩn tay nhanh trong 
những trường hợp cần thiết, rửa tay với xà phòng và nước sạch đúng cách vẫn là 
cách tốt nhất. Chúng tôi cũng hướng dẫn trẻ các bước làm sạch tay bằng dung 
dịch sát khuẩn khô đúng cách.
 Đặc biệt dung dịch sát khuẩn có cồn có thể gây ngộ độc nếu uống, nuốt. 
Vì vậy khi cho trẻ thực hiện việc sát khuẩn tay cần có sự hướng dẫn và giám sát 
của người lớn để đảm bảo an toàn cho trẻ. 
 Hình ảnh 3: Trẻ thực hiện kỹ năng rửa tay, sát khuẩn đúng cách
 ( Ảnh do phụ huynh cung cấp )
 * Hướng dẫn trẻ kỹ năng đeo khẩu trang đúng cách
 Việc đeo khẩu trang y tế hoặc khẩu trang vải đúng cách sẽ ngăn giọt nước 
bọt lớn có chứa virus bắn ra từ người mang nguồn bệnh qua việc hắt hơi hay ho, 
nên sẽ ngăn chặn được virus một cách hiệu quả.
 Bằng việc xây dựng các video hướng dẫn trẻ đeo khẩu trang đúng cách 
với các hình ảnh ngộ nghĩnh và màu sắc tươi vui sẽ có hiệu quả trong việc giáo 
dục trẻ đeo khẩu trang thường xuyên để đảm bảo công tác phòng chống dịch 
một cách hiệu quả. Sau khi kết thúc video chúng tôi thường giao bài tập cho trẻ 
như: Yêu cầu trẻ thực hiện thao tác đeo và tháo khẩu trang đúng cách rồi nhờ 
phụ huynh chụp ảnh hoặc quay lại video và gửi cho cô giáo. Nhờ phương pháp 
này mà trẻ có ý thức hơn trong việc đeo khẩu trang thường xuyên khi đi ra ngoài 9
 Thêm khẩu phần rau xanh và trái cây cho trẻ. Cho trẻ ăn phối hợp nhiều 
loại rau củ quả để cung cấp đa dạng các loại vitamin và chất khoáng khác nhau. 
Các loại vitamin và khoáng chất có nhiều trong rau xanh đặc biệt là Vitamin C 
giúp trẻ tăng sức đề kháng có trong một số loại hoa quả: cam, bưởi, ổi, 
 Ngoài ra, nên cho trẻ ngủ sớm trước 10 giờ tối, tăng cường các môn vận 
động như đạp xe đạp 3 bánh, chạy bộ thi với trẻ, nhảy lò cò, giữ thăng bằng 1 
chân, nhảy cao tùy theo khả năng của trẻPhụ huynh có thể dành nhiều thời 
gian chơi cùng con các trò chơi để tăng thêm sự gần gũi giữa cha mẹ với con cái 
và cũng hạn chế việc các con sử dụng các thiết bị điện tử như điện thoại, Tivi 
quá nhiều trong thời gian nghỉ dịch tại nhà.
 Hình ảnh 5: Hoạt động kết nối trực tuyến với phụ huynh chia sẻ về 
công tác PCD 
 Bên cạnh đó, để đảm bảo công tác phòng chống dịch bệnh phụ huynh cần 
hiểu rõ về bệnh này, tránh những hiểu biết sai lệch về bênh, coi đó như bệnh 
cúm thông thường mà không hiểu rõ mức độ nguy hiểm của bệnh. 
 Để giúp phụ huynh có nhận thức đúng đắn về dịch bệnh tôi đã xây dựng 
và thực hiện 1 bài tuyên truyền về sự khác nhau giữa bệnh cúm thông thường và 
bệnh covid 19 gửi cho phụ huynh để phụ huynh tìm hiểu kỹ hơn và từ đó sẽ có 
nhận thức đúng đắn trong công tác phòng chống dịch bệnh cho gia đình và cộng 
đồng.
 Sau khi đọc nghiên cứu bài tuyên truyền đó phụ huynh có ý thức hơn 
trong việc phòng chống dịch bệnh an toàn cho gia đình và đặc biệt là cho con 
em của họ. 
 Hình ảnh 6: Bài tuyên truyền về phân biệt bệnh cúm thường và 
Covid-19
 Một số phụ huynh đã quay lại video, hình ảnh trẻ thực hiện các kỹ năng 
và gửi lại cho giáo viên trên Zalo nhóm lớp cho các bạn khác cùng xem, các bạn 
nhỏ khác cũng thấy bạn của mình đã thực hiện được các kỹ năng mà cô yêu cầu 
cũng rất tích cực thực hiện nên kết quả đạt được rất cao và trẻ cũng rất hứng thú 
khi thực hiện các kỹ năng đó. Phụ huynh cũng tích cực và có những trao đổi 11
 Kết quả cụ thể: Bảng so sánh và đối chứng kết quả đầu năm và cuối năm:
 Kết quả
 Tăng
 Nội dung khảo sát Đầu năm Cuối năm
 STT
 trẻ Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ
 Đạt Đạt
 (% ) ( % ) ( % )
 Có một số kiến thức 
 1 14/25 56% 23/25 92% 36%
 phòng bệnh
 Có các kỹ năng tự 
 2 phục vụ như: Rửa 11/25 44% 22/25 88% 44%
 tay, sát khuẩn
 Có thói quen đeo 
 3 khẩu trang thường 13/25 52% 24/25 96% 44%
 xuyên
 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
 I. Kết luận
 Việc đảm bảo sức khỏe cho trẻ em là việc làm vô cùng cần thiết, đó phải là 
sự phối kết hợp từ phía nhà trường và gia đình để giáo dục trẻ, giúp trẻ có các kỹ 
năng cần thiết trong việc phòng chống dịch bệnh trong bối cảnh hiện nay. 
 Để đạt được những điều này là một giáo viên trước hết phải luôn học hỏi, 
tìm tòi, tìm hiểu, thường xuyên xem tin tức, thời sự, báo chí để nắm bắt rõ các 
biện pháp phòng chống dịch cũng như hiểu rõ về dịch bệnh.
 Giáo viên cần phải phối hợp chặt chẽ với phụ huynh trẻ để trao đổi những 
phương pháp, nội dung cần dạy trẻ tự bảo vệ bản thân, từ đó giúp trẻ lớn lên 
trong một môi trường an toàn và tự lập
 II. Khuyến nghị
 Qua quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài này tôi xin mạnh dạn đưa ra 
một số đề xuất sau:

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_ung_dung_cong_nghe_thong_tin_trong_vie.docx