SKKN Một số biện pháp tuyên truyền phụ huynh học sinh hướng dẫn trẻ 4-5 tuổi xây dựng môi trường “Xanh” ngay tại nhà
Môi trường luôn gắn liền với mọi hoạt động sinh sống của mỗi con người. Với trẻ mầm non, môi trường giáo dục “Xanh” sẽ đem đến cho trẻ cảm giác an toàn, thân thiện và hạnh phúc khi được học tập, vui chơi trong môi trường xanh mát ấy. Tại môi trường ấy trẻ thấy mình được được bảo vệ, không bị tổn hại về thể chất và tinh thần, trẻ được tôn trọng, đối xử công bằng, bình đẳng và nhân ái; được phát huy dân chủ và tạo điều kiện để phát triển phẩm chất và năng lực và trẻ cảm nhận được sự ấm áp, yêu thương tỏa ra từ gia đình, thầy cô, bạn bè và xã hội với niềm vui được nhân lên và nỗi buồn được san sẻ. Việc trẻ chung tay xây dựng môi trường Xanh sẽ giúp trẻ đạt được một số yêu cầu của độ tuổi: Trẻ yêu thích chăm sóc cây,con vật quen thuộc; Trẻ có ý thức bảo vệ môi trường; Cố gắng hoàn thành công việc được giao; Biết nhắc nhở người khác giữ gìn, bảo vệ môi trường (không xả rác bừa bãi, bẻ cành, hái hoa...).
Tuy nhiên, một môi trường giáo dục Xanh đối với các bậc phụ huynh vẫn luôn bị coi như một khẩu hiệu. Vì nhiều bậc phụ huynh không để ý đến sự cần thiết của một môi trường Xanh và họ cũng không hiểu được tại sao, làm thế nào môi trường Xanh có thể thực sự đem lại cho con em họ sự an toàn, thân thiện và hạnh phúc.
Tuy nhiên, một môi trường giáo dục Xanh đối với các bậc phụ huynh vẫn luôn bị coi như một khẩu hiệu. Vì nhiều bậc phụ huynh không để ý đến sự cần thiết của một môi trường Xanh và họ cũng không hiểu được tại sao, làm thế nào môi trường Xanh có thể thực sự đem lại cho con em họ sự an toàn, thân thiện và hạnh phúc.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp tuyên truyền phụ huynh học sinh hướng dẫn trẻ 4-5 tuổi xây dựng môi trường “Xanh” ngay tại nhà", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp tuyên truyền phụ huynh học sinh hướng dẫn trẻ 4-5 tuổi xây dựng môi trường “Xanh” ngay tại nhà
1 Trẻ thực hiện tại lớp 4 -5 tuổi B1 3. Thời gian thực hiện: Từ tháng 9 năm 2021 đến tháng 3 năm 2022. III. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Tôi nghiên cứu đề tài này với mục đích tìm phương pháp hiệu quả nhất trong hoạt động phối hợp với phụ huynh học sinh cùng hướng dẫn trẻ xây dựng một môi trường Xanh ngay tại gia đình trẻ. B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. CƠ SỞ KHOA HỌC: 1. Cơ sở lý luận: Môi trường luôn gắn liền với mọi hoạt động sinh sống của mỗi con người. Với trẻ mầm non, môi trường giáo dục “Xanh” sẽ đem đến cho trẻ cảm giác an toàn, thân thiện và hạnh phúc khi được học tập, vui chơi trong môi trường xanh mát ấy. Tại môi trường ấy trẻ thấy mình được được bảo vệ, không bị tổn hại về thể chất và tinh thần, trẻ được tôn trọng, đối xử công bằng, bình đẳng và nhân ái; được phát huy dân chủ và tạo điều kiện để phát triển phẩm chất và năng lực và trẻ cảm nhận được sự ấm áp, yêu thương tỏa ra từ gia đình, thầy cô, bạn bè và xã hội với niềm vui được nhân lên và nỗi buồn được san sẻ. Việc trẻ chung tay xây dựng môi trường Xanh sẽ giúp trẻ đạt được một số yêu cầu của độ tuổi: Trẻ yêu thích chăm sóc cây,con vật quen thuộc; Trẻ có ý thức bảo vệ môi trường; Cố gắng hoàn thành công việc được giao; Biết nhắc nhở người khác giữ gìn, bảo vệ môi trường (không xả rác bừa bãi, bẻ cành, hái hoa...). Tuy nhiên, một môi trường giáo dục Xanh đối với các bậc phụ huynh vẫn luôn bị coi như một khẩu hiệu. Vì nhiều bậc phụ huynh không để ý đến sự cần thiết của một môi trường Xanh và họ cũng không hiểu được tại sao, làm thế nào môi trường Xanh có thể thực sự đem lại cho con em họ sự an toàn, thân thiện và hạnh phúc. Để giúp phụ huynh hiểu rõ vấn đề này trước tiên ta cần làm rõ một số khái niệm sau: Môi trường “Xanh” là gì? Chính là một môi trường có nhiều cây xanh được bày trí hài hòa hợp lí tạo không gian trong lành thoáng đãng mát mẻ và yên tĩnh cho trẻ học tập và vui chơi. An toàn là gì? Là trẻ được bảo vệ, không bị tổn hại về thể chất và tinh thần. Thân thiện là gì? Đó là trẻ được tôn trọng, đối xử công bằng, bình đẳng và nhân ái; được phát huy dân chủ và tạo điều kiện để phát triển phẩm chất và năng lực. 1 Tháng 9 năm 2021 tôi kết hợp giáo viên ở lớp tiến hành khảo sát trên trẻ 23/23. Tôi thấy được kết quả như sau: BẢNG KHẢO SÁT THỰC TRẠNG ĐẦU NĂM Kết quả Nội dung Đạt Tỉ lệ % Chưa đạt Tỉ lệ % Cố gắng tự hoàn thành công việc được giao. Trẻ thích trồng cây, chăm sóc cây 10/23 43 13/23 56,5 xanh. Trẻ có ý thức tự giác trồng và chăm sóc cây xanh. Biết nhắc nhở người khác giữ 8/23 34,7 16/23 69,5 gìn vệ sinh môi trường (Trồng và chăm sóc cây xanh...) Tận dụng các nguyên liệu tự nhiên sẵn có tạo thành sản phẩm đẹp dùng để 5`/23 21,7 18/23 78,2 trồng cây, hoa ngay tại nhà trẻ. Phụ huynh học sinh chủ động hướng dẫn con xây dựng môi trường Xanh tại gia 5/23 21,7 18/23 78,2 đình II. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN: * Biện pháp 1: Tham mưu với Ban giám hiệu nhà trường về kế hoạch tuyên truyền phụ huynh học sinh hướng dẫn trẻ xây dựng môi trường Xanh ngay tại nhà. * Biện pháp 2: Biện pháp 2: Xây dựng môi trường “Xanh” tại nhóm lớp. * Biện pháp 3: Kích thích và tạo hứng khởi cho trẻ về việc xây dựng môi trường Xanh ngay tại nhà. * Biện pháp 4: Tuyên truyền phối hợp với phụ huynh học sinh hướng dẫn trẻ xây dựng môi trường Xanh ngay tại nhà 1. Biện pháp 1: Tham mưu với Ban giám hiệu nhà trường về kế hoạch tuyên truyền phụ huynh học sinh hướng dẫn trẻ xây dựng môi trường Xanh ngay tại nhà. Công tác tuyên truyền phụ huynh học sinh là một loại hoạt động Xã hội hóa giáo dục. Do đó dù bất kì là nội dung gì, giáo viên muốn tuyên truyền đến phụ huynh học sinh đều phải cần báo cáo cụ thể, chi tiết lên Ban giám hiệu nhà trường để xin ý kiến chỉ đạo. 1 một môi trường xanh, an toàn, thân thiện và hạnh phúc . Thứ hai, tôi muốn lớp mình luôn có một môi trường xanh, thân thiện để mỗi khi tôi quay video hướng dẫn trẻ học tập vui chơi để gửi phụ huynh học sinh huóng dẫn con học tại nhà tôi đều cảm thấy an toàn hơn, thân thiện hơn, hạnh phúc hơn. Nhờ cảm giác ấy mà các video của tôi xây dựng mỗi ngày lại đong đầy cảm xúc yêu thương hơn, gần gũi với trẻ hơn. Thứ ba là tôi muốn xây dựng một môi trường xanh tại lớp để qua đó tôi có thể chụp ảnh, quay video môi trường lớp học gửi cho phụ huynh học sinh nhằm tuyên truyền đến 100% phụ huynh lớp mình để họ xem, quan sát và hưởng ứng cùng cô hướng dẫn chính con em họ tạo môi trường xanh ngay tại gia đình. Có mục tiêu rõ ràng, nên việc xây dựng môi trường xanh tại lớp của tôi được tiến hành thuận lợi. Với phương châm “Xanh - sạch - đẹp - an toàn - tiết kiệm”, tôi tiến hành tuyên truyền phụ huynh học sinh ủng hộ cây xanh. Tôi sưu tầm hình ảnh một số cây trồng trong nhà rồi gửi lên nhóm lớp tuyên truyền phụ huynh nhà ai có thì tách ủng hộ cho lớp một nhánh nhỏ. Phụ huynh nào có tôi sẽ đến tận nhà họ để xin về và ươm để cho cây bén rễ và phát triển rồi tôi mới mang đến lớp. Bên cạnh đó tôi cũng sưu tầm cây từ hàng xóm, bạn bè, tận dụng một số cây sẵn có của gia đình mình để mang đến lớp trồng. Tuy nhiên, muốn trồng cây trong lớp thì cần phải có những chiếc chậu nhỏ và xinh xắn, những chiếc chậu nhỏ cũng góp phần làm tăng lên vẻ đẹp và sang trọng của một lớp học xanh. Tôi tận dụng những hộp nhựa không dùng nữa, tôi tạo hình đơn giản để biến chúng thành những cái chậu xinh xắn trồng cây. Với cách làm đơn giản này, tôi đã tạo được một môi trường lớp học thực sự xanh, an toàn, thân thiện và hạnh phúc. Như vậy, để xây dựng môi trường xanh theo phương châm “Xanh - sạch - đẹp - an toàn - tiết kiệm”, tôi đã vừa tranh thủ được sự ủng hộ của phụ huynh học sinh, của hàng xóm, gia đình lại vừa góp phần bảo vệ môi trường sạch đẹp mà không tốn kém về tiền của. Từ môi trường xanh của lớp, tôi đã quay video, chụp hình gửi tới phụ huynh học sinh lớp mình để tuyên truyền phụ huynh hướng dẫn con em họ xây dựng môi trường xanh ngay tại nhà. Hầu hết phụ huynh lớp tôi thấy môi trường lớp đơn giản, đẹp, an toàn, tiết kiệm và mang nhiều ý nghĩa nên họ đã nhiệt tình hưởng ứng và chủ động tích cực con em mình xây dựng môi trường xanh ở gia đình họ. 3. Biện pháp 3: Kích thích và tạo hứng khởi cho trẻ về việc xây dựng môi trường xanh ngay tại nhà. Tôi luôn nghĩ, muốn phụ huynh học sinh phối hợp với mình trong các 1 đem lại niềm vui, niềm hạnh phúc, sự vui vẻ cho con người. Đó chính là tình cảm yêu thương, sự sẻ chia của một cuộc sống an toàn, thân thiện và hạnh phúc. Những tác phẩm văn học đã khơi lên cho trẻ cảm xúc yêu thương đối với cây xanh, đã cho trẻ biết về lợi ích, tầm quan trọng cũng như sự an toàn, thân thiện của cây xanh đối với đời sống con người. Qua đó trẻ hiểu được rằng trồng cây xanh cũng sẽ góp phần làm cho cuộc sống vui vẻ hơn, hạnh phúc hơn. Tôi tiếp tục khơi gợi cảm hứng của trẻ thông qua các hoạt động: Âm nhạc; Tạo hình; Phát triển vận động. Làm thế nào để thông qua những hoạt động này có thể khơi gợi cảm xúc thích trồng và chăm sóc cây xanh, muốn xây dựng một môi trường xanh tại gia đình của trẻ. Tôi nghĩ chắc chắn được và tôi đã làm. Hàng ngày, trước khi gửi bài cho trẻ qua zalo, tôi đều lồng vào một bài hát về cây xanh, về hoa, về quả... hoặc một vài bức tranh vẽ cây, hoa, quả thật đẹp mắt hay một vài động tác thể dục dưới tán lá của những cây xanh. Những bài hát có nội dung nói về tình cảm của các bạn nhỏ dành cho cây xanh: Em yêu cây xanh; Vườn cây của ba; Bầu và bí; Gieo hạt... Những giai điệu âm nhạc nhẹ nhàng du dương sẽ đưa trẻ đến với cảm xúc tự nhiên, thoải mái, tự tin, và vui vẻ. Từ đó sẽ giúp trẻ thấy yêu cây xanh hơn, yêu thích cây xanh, muốn chăm sóc và bảo vệ cây xanh. Hay những bức tranh cây, hoa, quả đẹp. Những tán cây dâm mát mà trẻ có thể tập thể dục hàng ngày cũng giúp trẻ cảm nhận được lợi ích, sự cần thiết phải trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh ngay tại gia đình mình. tạo một môi trường Xanh, an toàn, thân thiện, và hạnh phúc tại nơi mà trẻ được sinh ra và lớn lên. Nhưng khi đã khơi gợi được cảm hứng của trẻ, tôi cần làm gì để trẻ có thể hiểu được quy trình phát triển của cây và cách trồng cây để có được một môi trường cây xanh tốt. Lúc này, thông qua các hoạt động khám phá, tôi hhướng dẫn trẻ cách gieo hạt thành cây, cách trồng cây và chăm sóc cây hàng ngày. Tuy rằng chỉ là sự hướng dẫn bằng lời nói và hình ảnh, trẻ không được thực hành trực tiếp với cô nhưng tôi thấy trẻ rất hăng say, hứng thú và phấn khởi. b. Tạo hứng khởi cho trẻ thông qua các hoạt động vui chơi, dã ngoại: Vui chơi và dã ngoại, mới nghe đến ai cũng thấy thật hoang đường. Trong giai đoạn dịch bệnh Covid đang diễn biến phức tạp, làm sao có thể tổ chức cho trẻ vui chơi, dã ngoại cơ chứ!? Nhưng tôi đã làm theo cách của riêng mình, đó là tôi tổ chức cho trẻ vui chơi, dã ngoại qua hình ảnh, video, qua trò chuyện, đàm thoại, chia sẻ và cảm nhận. Vào những buổi giao lưu kết nối, tôi thường gợi mở, tạo hứng thú, kích thích trẻ rồi dành thời gian cho trẻ tưởng tượng và cảm nhận là mình đang đi vào 1 hợp của phụ huynh học sinh thì đề tài của tôi cũng không thể thực hiện được. Vì với đề tài này, phụ huynh không những phải dành nhiều thời gia cho con hơn mà họ còn phải đầu tư cơ sở vật chất, kinh phí để mua cây, mua chậu trồng cây. Quan trọng hơn là các bậc phụ huynh phải chuẩn bị một tâm thế thoải mái để sẵn sàng hướng dẫn, trao đổi, trò chuyện với các con một cách vô tư như một người bạn thân thiết, như một người anh, chị luôn nhường nhịn chia sẻ cùng em và là một người cha, người mẹ mẫu mực luôn sẵn sàng che chở, tạo cho con cảm giác an toàn tuyệt đối về cả thể xác và tình thần để con cảm thấy mình được tôn trọng, được đối xử công bằng, bình đẳng và nhân ái; được phát huy dân chủ và tạo điều kiện để phát triển phẩm chất và năng lực. Hơn nữa là phụ huynh cho con cảm giác hạnh phúc khi cùng bố mẹ xây dựng được một môi trường có nhiều cây xanh được bày trí hài hòa hợp lí tạo không gian trong lành thoáng đãng mát mẻ và yên tĩnh cho mình học tập và vui chơi ngay tại nhà mình. Với biện pháp này, tôi hiểu mình không thể vội vàng ngay được, do đó ban đầu tôi chỉ tuyên truyền phụ huynh học sinh dành thời gian hướng dẫn các con chăm sóc cây xanh ngay tại nhà trẻ. Thông qua buổi họp phụ huynh học sinh đầu năm trên zoom, tôi đưa nội dung tuyên truyền vào như một mục tiêu trong năm học 2021 - 2022 của lớp. Sau đó tôi cũng thường xuyên tuyên truyền trên zalo nhóm lớp, nhờ phụ huynh chụp hình, quay video con em họ chăm sóc cây gửi cho cô và cô nhận xét, khen ngợi các con kịp thời. Nhờ đó mà chỉ giữa tháng 10/2021, đa số trẻ của lớp đã có kỹ năng chăm sóc cây rất tốt, nhờ đó mà hình thành được cho trẻ ý thức cố gắng tự hoàn thành công việc được giao, trẻ thích trồng cây, chăm sóc cây xanh. Chắc hẳn là khi phụ huynh nhìn thấy sự tiến bộ của các con thì cũng rất phấn khởi và tin tưởng ủng hộ các tích cực hơn trong các hoạt động tiếp theo của lớp. Cũng từ đó số phụ huynh thường xuyên chủ động trao đổi với giáo viên về tình hình của con em họ ngày càng nhiều hơn. Nắm bắt được sự ủng hộ của phụ huynh học sinh, tôi tiến hành bước tiếp theo của kế hoạch. Đó là tôi chụp hình ảnh, quay video môi trường xanh tại nhóm lớp mà mình đã xây dựng, gửi lên zalo nhóm lớp, zalo cá nhân của phụ huynh học xinh và tôi tuyên truyền phụ huynh học sinh mua, sư tầm cây xanh, cây hoa, mua chậu trồng cây, hỗ trợ trẻ lấy đất, cho đất vào chậu để trẻ được tự trồng cây. Tuy nhiên, đợt tuyên truyền này tôi không chỉ dừng lại ở việc đề nghị phụ huynh hướng dẫn trẻ trồng cây mà quan trọng hơn tôi mong muốn các bậc phụ huynh cùng con vui chơi, học tập bằng một tâm trạng thoải mái, gần gũi, yêu thương, sẵn sàng chia sẻ và tôn trọng ý kiến của trẻ. Thông qua thời gian cha mẹ hướng dẫn con vừa trồng cây vừa trò chuyện với con, tạo cho con cảm
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_tuyen_truyen_phu_huynh_hoc_sinh_huong.doc