SKKN Một số biện pháp triển vận động cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi trong trường mầm non
Đề tài này đã và sẽ có nhiều người lựa chọn để nghiên cứu song ở mỗi người một cách viết khác nhau tùy theo đặc điểm và cách thực hiện của từng đơn vị. Đề tài sáng kiến của tôi chủ yếu tập trung vào việc nghiên cứu một số giải pháp: Lập kế hoạch giáo dục phát triển vận động đảm bảo phát huy tính tích cực chủ động cho trẻ; Tham gia các lớp tập huấn, sinh hoạt chuyên môn do nhà trường tổ chức; Xây dựng môi trường kích thích trẻ vận động; Tổ chức hoạt động phát triển vận động thông qua giờ học; Tổ chức hoạt động phát triển vận động thông qua các hoạt động khác; Sử dụng các đồ dùng trực quan; Theo dõi đánh giá trẻ; Làm tốt công tác phối kết hợp với phụ huynh và cộng đồng. Sau khi áp dụng các giải pháp ở lớp tôi công tác thì thấy trẻ có sự tiến bộ hơn so với trước khi chưa áp dụng. Giải pháp mới được áp dụng trong năm học đã đánh giá thực trạng tổ chức hoạt động giáo dục thể chất của trẻ và sự tham gia vận động của trẻ trong các hoạt động đó để phát triển tính tích cực vận động của trẻ.
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp triển vận động cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp triển vận động cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi trong trường mầm non

2 Vậy làm thế nào để tạo điều kiện cho trẻ được phát triển vận động, nhằm nâng cao thể chất cho trẻ một cách tốt nhất tốt hơn. Tôi đã mạnh dạn nghiên cứu và chọn đề tài: “Một số biện pháp triển vận động cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi trong trường mầm non”. * Điểm mới của đề tài: Đề tài này đã và sẽ có nhiều người lựa chọn để nghiên cứu song ở mỗi người một cách viết khác nhau tùy theo đặc điểm và cách thực hiện của từng đơn vị. Đề tài sáng kiến của tôi chủ yếu tập trung vào việc nghiên cứu một số giải pháp: Lập kế hoạch giáo dục phát triển vận động đảm bảo phát huy tính tích cực chủ động cho trẻ; Tham gia các lớp tập huấn, sinh hoạt chuyên môn do nhà trường tổ chức; Xây dựng môi trường kích thích trẻ vận động; Tổ chức hoạt động phát triển vận động thông qua giờ học; Tổ chức hoạt động phát triển vận động thông qua các hoạt động khác; Sử dụng các đồ dùng trực quan; Theo dõi đánh giá trẻ; Làm tốt công tác phối kết hợp với phụ huynh và cộng đồng. Sau khi áp dụng các giải pháp ở lớp tôi công tác thì thấy trẻ có sự tiến bộ hơn so với trước khi chưa áp dụng. Giải pháp mới được áp dụng trong năm học đã đánh giá thực trạng tổ chức hoạt động giáo dục thể chất của trẻ và sự tham gia vận động của trẻ trong các hoạt động đó để phát triển tính tích cực vận động của trẻ. 1.2. Phạm vi áp dụng của đề tài: Qua nhiều năm làm giáo viên đứng lớp, đối với chuyên đề Giáo dục phát triển vận động tôi cũng đã có một số kinh nghiệm trong tổ chức hoạt động này. Đề tài đã nêu ra được những giải pháp tích cực giúp trẻ phát triển vận động, những cái làm được và những cái chưa làm được, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ 4- 5 tuổi. Đề tài đã được áp dụng tại trường tôi và mang lại hiệu quả rất cao và nó có thể áp dụng cho tất cả các trường mầm non trong Huyện nhà và ở mọi vùng miền. 2. Phần nội dung 2.1. Thực trạng của nội dung cần nghiên cứu: Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong cuộc đời con người với mục tiêu: “Giúp trẻ em phát triển thể chất, tình cảm trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách”. Qua đó cho thấy, rèn luyện kĩ năng vận động cơ bản của trẻ mầm non nói chung và trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi nói riêng làm thỏa mãn nhu cầu hoạt động của trẻ, tăng cường thêm sức khỏe, cơ thể phát triển cân đối, hài hòa, tạo điều kiện phát triển ở trẻ sự cứng cáp của cơ bắp và niềm vui trong hoạt động. Hoạt động đó có liên quan chặt chẽ với quá trình giáo dục nhằm mục đích phát triển thể chất, giáo dục các phẩm chất tâm lý, hình thành nhân cách...để tạo dần nên sự hoàn thiện mọi mặt cho trẻ. 4 Năm học 2021-2022 bản thân tôi được nhà trường phân công giảng dạy lớp mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi. Được sự phân công của nhà trường, bản thân tôi đã tiếp nhận lớp và nghiên cứu hồ sơ của trẻ, nắm bắt tình hình tâm sinh lý của từng trẻ. Vào đầu năm học, tôi đã tổ chức nhiều trò chơi vận động nhằm khảo sát tình hình của trẻ. Qua đó tôi nhận thấy một số nhược điểm lớn là đa số trẻ chưa hứng thú tham gia tích cực các trò chơi vận động, cho nên dẫn đến trong quá trình tổ chức lớp tôi đã đạt được kết quả khá thấp. Kết quả đó được thể hiện qua khảo sát như sau: Số trẻ đạt Số trẻ không đạt Số trẻ (25) Số trẻ % Số trẻ % Sự tập trung chú ý, hứng thú của 11 44% 14 56% trẻ khi tham gia vận động. Trẻ tích cực tự giác trong giờ 12 48% 13 52% học Trẻ khỏe mạnh, nhanh nhẹn, có 10 40% 15 60% thể lực tốt Trẻ có các kỹ năng kỹ xảo vận 11 44% 14 56% động tốt 2.1.1 Thuận lợi: Được sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của các cấp lãnh đạo Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT. Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo và UBND xã đầu tư về cơ sở vật chất nên đến nay các phòng học đã kiên cố hóa, bổ sung trang thiết bị dạy học đảm bảo cho công tác dạy và học. BGH nhà trường luôn tạo điều kiện cho giáo viên tham gia các lớp tập huấn, dự giờ đồng nghiệp để bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Hai giáo viên đứng lớp đều có trình độ Đại học, nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ và nắm rõ tâm lý của từng trẻ. Sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình của phụ huynh học sinh. 2.1.2 Khó khăn: Một số phụ huynh chưa có nhận thức đúng về tầm quan trọng của hoạt động phát triển vận động cho trẻ 4-5 tuổi. Cha mẹ trẻ có xu hướng sợ trẻ bị thương khi tham gia các hoạt động phát triển vận động. Mặt khác, cha mẹ trẻ đa phần làm nông, kinh tế thấp, chưa có điều kiện quan tâm đến con cái nên trẻ ít khi được va chạm nên hơi nhút nhát, trẻ chưa có hứng thú nhiều với các hoạt động phát triển vận động. Đồ dùng phát triển vận động của nhà trường tuy đã có nhưng chưa sinh động. 2.2. Một số giải pháp: 6 hoặc tổ chức thao giảng để bản thân và đồng nghiệp dễ nhận thấy những điểm mạnh và những điểm còn hạn chế của đồng nghiệp từ đó rút kinh nghiệm cho bản thân. Giải pháp 2: Tham gia các lớp tập huấn, sinh hoạt chuyên môn do nhà trường tổ chức. Để bản thân nắm được yêu cầu và phương pháp dạy hoạt động phát triển vận động cho trẻ thì việc tham gia các lớp tập huấn, sinh hoạt chuyên môn là rất cần thiết và thường xuyên. Chính vì vậy tôi đã không ngừng tự bồi dưỡng và học hỏi trình độ chuyên môn bằng những hình thức sau: a. Bồi dưỡng lý thuyết. Trước khi vào năm học tôi đã tham gia các lớp học bồi dưỡng chuyên môn do trường tổ chức với hình thức tổ chức theo khối lớp. Bồi dưỡng về nội dung phát triển vận động bao gồm: Phát thiển các nhóm cơ: cơ hô hấp, cơ tay, cơ lưng, cơ bụng Phát triển các vận động cơ bản (vận động thô) đi, chạy, nhảy, ném, bật, leo trèo nhanh, chậm, thăng bằng Trẻ vận động các vận động theo nhạc, nhịp điệu và hiệu lệnh bằng lời, với các dụng cụ như vòng, bóng, gậy, quả bông Phát triển các vận động tinh: Vận động khéo léo của bàn tay, các ngón tay, phối hợp vận động mắt – tay và kỹ năng sử dụng các đồ dùng như. Bút, kéo, đồ dùng, đồ chơi. Bồi dưỡng về phương pháp tổ chức các hoạt động. Bồi dưỡng về cách xây dựng kế hoạch theo chủ đề. Bồi dưỡng về cách xây dựng góc vận động cho trẻ Hướng dẫn tích hợp lồng ghép vào trong các hoạt động. Hàng tháng tham gia sinh hoạt chuyên môn theo khối để trao đổi học tập lẫn nhau. Kết hợp với nhân viên y tế bồi dưỡng sơ cứu ban đầu khi gặp sự cố không an toàn cho trẻ. Trong các buổi sinh hoạt chyên môn tôi đã cùng đồng nghiệp ôn lại phương pháp thực hiện hoạt động phát triển vận động, bằng cách từng giáo viên nói lại lần lượt các bước thực hiện hoạt động vận động, đồng thời tập nói cách hướng dẫn vận động đó. Ví dụ: Vận động “Ném trúng đích thẳng đứng” Tư thế chuẩn bị: Tay cầm túi cát đứng trước vạch xuất phát, chân trước, chân sau, tay cầm túi cát cùng phía với chân sau. Để túi cát ngang tầm mắt, mắt nhìn vào đích. Dùng sức của cánh tay ném túi cát trúng vào đích. Các hình thức nhằm phát triển vận động cho trẻ trong giờ thể dục buổi sáng, giờ thể dục, trò chơi vận động, dạo chơi, thăm quan. Cụ thể như: 8 Môi trường với nội dung hoạt động mang tính chất phát triển vận động luôn đặt ra cho trẻ những thử thách, tìm tòi khám phá trong các hình thức hoạt động phát triển vận động hấp dẫn, lôi cuốn trẻ tích cực vận động một cách tự nguyện và tự giác. Môi trường cho trẻ không chỉ bó gọn trong lớp, vì thực trạng một số giáo viên ngại cho trẻ vận động ở ngoài lớp vì sợ không quản lí được trẻ, không đảm bảo được an toàn cho trẻ, nên chủ yếu là cho trẻ vận động ở trong lớp. Tuy nhiên việc tổ chức vận động cho trẻ không thể thiếu môi trường ngoài lớp học, hai môi trường này phải được người giáo viên khai thác và tận dụng những ưu thế riêng của chúng để hai loại môi trường này hỗ trợ lẫn nhau để trẻ tham gia vận động một cách có hiệu quả nhất * Đối với môi trường trong lớp: Thông thường môi trường trong lớp có không gian giới hạn nên người giáo viên phải biết cách bố trí sao cho lớp học được rộng rãi, thoáng đãng, đồ dùng đồ chơi để ngăn nắp, khoa học. Các góc chơi trong lớp được bố trí sát tường, không nên để cồng kềnh làm mất khoảng không cho trẻ thực hiện vận động. Chính vì vậy tiêu chí “ngăn nắp, gọn gàng, sạch đẹp” là một khẩu hiệu cho cả cô và trò của lớp tôi. Tôi luôn dành cho trẻ một khoảng không gian đủ rộng cho góc vận động riêng và gần cửa ra vào để có thể tận dụng cả hành lang, để trẻ có thể thực hiện vận động một cách thoải mái mà không làm ảnh hưởng đến các bạn khác. Trẻ sẽ được thực hiện nhiều vận động đa dạng thông qua thiết kế của tôi như: đi thăng bằng trên dây thừng, nhảy dây, ném còn, ném vòng cổ chaiNgoài ra tôi còn thiết kế những đồ dùng gây hứng thú cho trẻ tham gia. Các loại đồ dùng được trưng bày trên một giá riêng để trẻ dễ lựa chọn, dễ lấy. Đồ dùng được sắp xếp khoa học theo chủ đề. Trong mỗi một chủ đề tôi xây dựng những vận động mà trẻ thực hiện, sau đó lựa chọn, làm thêm đồ dùng phù hợp với hoạt động, tránh để nhiều loại chưa dùng đến khiến trẻ khó lấy, ngại lấy vì sợ làm hỏng của cô. Ví dụ : Chủ để trường mầm non Trẻ thực hiện các vận động: Tung bóng, bật xa, ném xa Trẻ tham gia trò chơi vận động: Kéo co, rồng rắn lên mâythì trên góc trưng bày tôi chỉ để các loại bóng nhựa có nhiều màu sắc khác nhau, bao cát to nhỏ được tôi tự làm bằng nhiều loại vải có màu sắc khác nhau để gây hứng thú cho trẻ và một số loại dây vải, dây dù dài tôi sưu tầm, mũ đầu rồng rắn.cho trẻ dễ lấy. Trang trí góc vận động cũng là một yếu tố gây được hứng thú cho trẻ, khiến trẻ tích cực vận động. Những hình ảnh vận động ngộ nghĩnh minh họa cho vận động mà trẻ sẽ được tham gia sẽ khiến trẻ thích thú và chú ý hơn. Nhờ có sự sáng tạo và khéo léo tôi đã thiết kế được rất nhiều bức tranh trang trí cho góc vận động theo chủ đề chủ điểm. 10 Khi áp dụng hình thức này có nghĩa là tôi cho tất cả trẻ cùng thực hiện một bài tập vận động giống nhau. Hình thức dạy học này cho phép giáo viên cùng một lúc chỉ đạo toàn bộ trẻ, tăng lượng vận động, tạo điều kiện củng cố kỹ năng vận động, phát triển tố chất thể lực, tính tập thể, khả năng phối hợp vận động khi thực hiện bài tập. Hình thức tập theo nhóm: Khi áp dụng hình thức này, trong thời gian cho trẻ thực hiện tôi chia lớp thành 2 hoặc 3 nhóm, mỗi nhóm tập bài tập ở các vị trí khác nhau và có giáo viên hoặc trẻ có năng lực tổ chức phụ trách. Trong khi thực hiện bài tập theo nhóm, nếu vận động mới có một bài tập vận động cơ bản thì tập theo kiểu nhóm không chuyển đổi, các nhóm tập xong bài tập đã cho thì cả lớp chuyển sang phần tiếp theo của buổi tập. Nếu bài tập vận động mới có 2 vận động cơ bản thì tôi cho trẻ tập theo kiểu nhóm chuyển đổi, chia lớp thành 2 nhóm: Nhóm 1 tập xong vận động thứ nhất, cùng lúc nhóm 2 tập xong vận động thứ hai. Sau đó nhóm 1 tập vận động 2 đồng thời nhóm 2 tập vận động 1. Cuối cùng cả lớp chuyển sang phần tiếp theo của buổi tập. Tôi đưa hình thức tập theo nhóm này vào buổi tập giúp cho trẻ phát triển khả năng tự lực và tự tổ chức theo tốp nhỏ, tăng lượng vận động và rèn luyện kỹ năng vận động cho trẻ. Hình thức tập cá nhân Khi tiến hành hình thức này, trẻ tập lần lượt một bài tập, giáo viên hướng dẫn, kiểm tra chất lượng bài tập các trẻ còn lại quan sát và nhận xét ưu, nhược điểm của trẻ khi thực hiện bài tập. Việc giảng dạy hoạt động phát triển vận động cần phải có hệ thống cụ thể và toàn diện và cần nâng dần độ khó của các bài tập để cơ thể trẻ quen dần với vận động, các cơ quan và hệ thống trong cơ thể tăng dần khả năng thích ứng. Trong khi đưa vào giảng dạy cũng cần lưu ý dạy từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, khối lượng vận động từ ít đến nhiều, và phải thường xuyên luyện tập, thường xuyên theo dõi, cập nhật tình trạng phát triển của trẻ để làm cơ sở xây dựng các hệ thống tập luyện về sau. Giải pháp 5: Tổ chức hoạt động phát triển vận động thông qua các hoạt động khác Giáo dục phát triển vận động cho trẻ không chỉ trên tiết học mà còn được tổ chức thông qua các hoạt động khác trong ngày. Như chúng ta đã biết, tác dụng của thể dục buổi sáng đối với trẻ em hàng ngày có ý nghĩa to lớn về giáo dục và sức khỏe cho trẻ em, đặc biệt là trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo. Buổi sáng tập thể dục đơn giản, trẻ tích lũy được sự sảng khoái cho cả ngày. Tập luyện
File đính kèm:
skkn_mot_so_bien_phap_trien_van_dong_cho_tre_mau_giao_4_5_tu.doc