SKKN Một số biện pháp tổ chức trò chơi vận động nhằm phát triển thể lực cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi

Đối với sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ ngoài việc chăm sóc cẩn thận và nuôi dưỡng theo nhu cầu phát triển thì trẻ còn cần sự giao tiếp tình cảm, luyện tập thường xuyên có mục đích với người lớn dưới hình thức trò chơi, bên cạnh đó chúng ta thấy rằng các trò chơi liên quan đến vận động của cơ thể làm trẻ sảng khoái tinh thần, vui vẻ trẻ trở nên hoạt bát, nhanh nhẹn và tự tinh hơn. Trong quá trình tham gia vào các trò chơi vận động trẻ còn được phát triển thêm cả về mặt tình cảm xã hội cũng như thẩm mỹ. Xuất phát từ vai trò quan trọng của phát triển thể chất nhằm nâng cao thể lực cho trẻ, tôi thấy việc tổ chức các trò chơi vận động, trò chơi dân gian là việc làm cần thiết và có ý nghĩa đối với sự phát triển của trẻ. Có thể nói, trò chơi vận động là hình thức hoạt động phát triển thể lực phù hợp và có hiệu quả nhất ở lứa tuổi mầm non nói chung và trẻ mẫu giáo mẫu giáo 4 - 5 tuổi nói riêng. Trò chơi vận động không những giúp trẻ phát triển về thể lực mà còn phát huy tính tích cực, ham muốn vận động.
docx 12 trang skmamnon 23/06/2024 840
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp tổ chức trò chơi vận động nhằm phát triển thể lực cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp tổ chức trò chơi vận động nhằm phát triển thể lực cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi

SKKN Một số biện pháp tổ chức trò chơi vận động nhằm phát triển thể lực cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi
 2
 Phần II
 NỘI DUNG
 1. Thực trạng việc tổ chức trò chơi vận động cho trẻ lớp MG 4-5 tuổi B2 
trường MNCL xã Vĩnh Hà.
 a. Thuận lợi
 - Bản thân là giáo viên có trình độ chuyên môn trên chuẩn. Với năng lực chuyên 
môn vững vàng, nhiệt tình yêu nghề mến trẻ. Có khả năng vận dụng tốt vốn kiến 
thức, kinh nghiệm vào công tác giảng dạy một cách linh hoạt, sáng tạo, luôn mong 
muốn có những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường đó là 
một thuận lợi lớn trong việc thực hiện đề tài.
 - Lớp học rộng rãi, thoáng mát, trang trí lớp đẹp theo hướng mở, phù hợp theo 
từng chủ đề và độ tuổi của trẻ, sân trường được lát gạch sạch sẽ đảm bảo an toàn cho 
trẻ tích cực hoạt động. 
 - Trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi thường rất hiếu động, tò mò và luôn muốn thử những điều 
mới lạ. Trẻ thích tham gia vào các trò chơi, đặc biệt là các trò chơi vận động. 
 - Sĩ số học sinh đảm bảo phù hợp với điều kiện của lớp và nhà trường, tỉ lệ 
chuyên cần của trẻ luôn đạt ở mức cao. 
 - Phần đông phụ huynh nhiệt tình, luôn chia sẻ với giáo viên về tình hình của 
trẻ ở nhà và thường xuyên quan tâm đến trẻ, dành thời gian trao đổi với cô giáo để 
cùng cùng phối hợp với cô giáo trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ.
 b. Khó khăn
 Tuy nhiên khi tổ chức trò chơi vận động giáo viên tôi còn gặp một số khó khăn 
như:
 - Thời gian tổ chức chơi còn hạn hẹp vì trò chơi không thể diễn ra trong suốt cả 
một hoạt động của trẻ mà còn chủ yếu được lồng ghép tích hợp vào các hoạt động 
mà thôi.
 - Khả năng chú ý có chủ định của trẻ còn chưa cao. Trẻ dễ dàng nhập cuộc chơi 
nhưng cũng nhanh tự rút ra khỏi trò chơi nếu không còn hứng thú.
 - Một số trẻ rụt rè nhút nhát chưa tích cực tham gia vào các hoạt động cùng tập 
thể.
 - Trẻ miền núi, nhiều học sinh đến trường đúng độ tuổi song thể chất chưa đảm 
bảo cả về chiều cao lẫn cân nặng. 
 - Tỉ lệ trẻ nam và trẻ nữ trong lớp có sự chênh lệch vì vậy đôi khi còn ảnh hưởng 
đến việc áp dụng trò chơi khi dạy trẻ
 - Đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho các trò chơi theo từng chủ đề còn ít, chưa phong 
phú.
 Trước khi vận dụng các biện pháp của mình tôi đã hoàn thành một số khảo sát 
đới với trẻ
 * Bảng 1: Khảo sát của trẻ đầu năm học
 Nội dung Số trẻ đạt đầu năm học
 Số trẻ Tỉ lệ 4
 * Chủ đề 4: Nghề nghiệp.
 – Trò chơi vận động: “Gánh gánh gồng gồng”; “Đuổi bắt” ; “Ai nhanh nhất”; 
“Hái hoa tặng cô”.
 – Trò chơi dân gian: “Bịt mắt bắt dê”; “Dung dăng dung dẻ”
 * Chủ đề 5: Thế giới động vật.
 – Trò chơi vận động: “Gà trong vườn rau”; “Cáo và thỏ”; “Nhũng con vật 
ngộ nghĩnh đáng yêu”;“Ai nhanh nhất”; “ Những chú ếch tài giỏi”;“Mèo và chim 
sẻ”; “Cho thỏ ăn”; “Tìm chuồng”.
 – Trò chơi dân gian: “ Cắp cua bỏ giỏ”; “ Kéo cưa lừa xẻ”; “ Xỉa cá mè”.
 * Chủ đề 6: Thế giới thực vật
 – Trò chơi vận động: “Thi xem ai nhanh”;“Bé đi chợ tết”;“Bày mâm mũ quả”; 
“ Chuyền bóng qua đầu ”,“Trời nắng trời mưa”; “Về đúng vườn ”;“Gieo hạt”; “ 
Hái quả”;“ Chuyển quả ”.
 – Trò chơi dân gian :“Rồng rắn lên mây”;“Nu na nu nống”;“Ném còn “Mèo 
đuổi chuột”
 * Chủ đề 7: Phương tiện và quy định về giao thông.
 – Trò chơi vận động: “Bánh xe quay”, “Ai nhanh nhất”;“Chèo thuyền ”; 
“Thuyền vào bến”; “Ô tô vào bến ”;“Đèn xanh, đèn đỏ”; “Máy bay”; “Ô tô và 
chim sẻ”; Về đúng bến”; “Tín hiệu”.
 – Trò chơi dân gian : “ Kéo cưa lừa xẻ”; “ Dung dăng dung dẻ”
 * Chủ đề 8: Nước và các hiện tượng tự nhiên.
 – Trò chơi vận động: “Trời nắng trời mưa”; “Nắng mưa”;
 “Nhảy qua suối”; “Tung và bắt bóng”; “Ném bóng vào chậu”.
 – Trò chơi dân gian :“ Nhảy lò cò”; “Lộn cầu vồng”.
 * Chủ đề 9: Quê hương- Bác Hồ.
 – Trò chơi vận động: “Ai nhanh hơn”;“Thi xem tổ nào nhanh”; “Ai nhanh 
hơn”
 – Trò chơi dân gian: “Trốn tìm”; “Bịt mắt bắt dê”;“ Thả đỉa ba ba”.
 Biện pháp 2: Chuẩn bị đồ dùng đồ chơi, địa điểm trước khi tổ chức cho trẻ 
tham gia vào các trò chơi vận động.
 Trò chơi vận động thu hút được nhiều trẻ tham gia chơi.Vậy muốn tổ chức tốt 
các trò chơi vận động có kết quả cần làm tốt các bước sau:
 - Chuẩn bị đồ dùng đồ chơi. 6
cho trẻ chơi các trò chơi vận động giáo viên cần nắm rõ cách chơi, luật chơi, đặc 
điểm của từng trò chơi để từ đó lựa chọn địa điểm cho phù hợp.
 Có trò chơi mang tính chất tập thể thường có số lượng người tham gia chơi đông 
đòi hỏi địa điểm chơi phải rộng như trò chơi: “Kéo co”; “Rồng rắn lên mây”; “Mèo 
đuổi chuột”; “Thả đỉa ba ba”; “Ô tô và chim sẻ”; “Cáo và thỏ” tôi tổ chức cho trẻ 
chơi ngoài sân trường bằng phẳng có lát gạch sạch sẻ đảm bảo an toàn và đủ diện 
tích cho trẻ hoạt động. Những trò chơi trẻ chơi theo nhóm nhỏ như trò chơi: “Tập 
tầm vông”; “Chi chi chành chành”; “Cắp cua bỏ giỏ”; “Kéo cưa lừa xẻ”. tôi đã tổ 
chức cho trẻ chơi trong lớp.
 Hình ảnh: Bé chơi trò chơi “Ô tô và chim sẽ”
 Biện pháp 3: Sưa tầm, sáng tác lời ca, thủ thuật tạo hứng thú cho trẻ khi 
chơi trò chơi vận động.
 - Sưu tầm, sáng tác lời ca, đồng dao.
 + Thường thì các trò chơi vận động nhằm phát triển về các cơ tay, cơ chân, 
đều có lời ca, lời hát, đồng dao kèm theo khi trẻ chơi trẻ thường vừa hát vừa chơi 
hoặc đọc đồng dao nào đó. Các lời hát, đồng dao khiến cho không khí của trò chơi 
vui vẻ, nhộn nhịp hơn. Tuy nhiên mỗi lời hát, đồng dao cổ chỉ được vận dụng vào 
một số trò chơi, một số chủ đề nhất định nào đó mà không thể áp dụng rộng rải cho 8
 + Để các trò chơi vận động không bị nhàm chán, tăng thêm hứng thú cho trẻ, 
kích thích trẻ hoạt động tích cực, mạnh dạn, tự tin, yêu cầu của giáo viên phải luôn 
điều chỉnh hình thức, nâng cao yêu cầu của trò chơi, dùng các âm thanh, tín hiệu để 
thu hút trẻ lại, sau đó giới thệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi. Tôi đã tìm nhiều 
hình thức để lôi cuốn trẻ vào trò chơi như: Giới thiệu và tổ chức cho trẻ chơi trò chơi 
như như đang chơi trong ngày hội làng:
 “Loa! Loa! Loa! Loa
 Hôm nay ngày hội 
 Của mẹ, của cô 
 Xin mời các bé
 Của lớp B2
 Nhanh chân về đây
 Tham gia cùng dự hội
 Loa! Loa! Loa! Loa”
 Biện pháp 4: Vận dụng một số trò chơi nước ngoài vào việc tổ chức các trò 
chơi vận động.
 Tôi đã sưu tầm, lựa chọn vận dụng một số trò chơi nước ngoài vào việc tổ chức 
các trò chơi vận động, phù phợp với độ tuổi của trẻ đễ đưa vào chương trình chăm 
sóc giáo dục trẻ. Những trò chơi mới trẻ được trải nghiệm vô cùng mới lạ, hấp dẫn. 
Hầu hết các trò chơi nước ngoài được tôi lựa chọn đều là những trò chơi yêu cầu 
tính tập thể. Vì vậy, các bé có thể cùng chơi với nhau trên lớp dưới sự hướng dẫn của 
thầy cô 
 Hình ảnh: Bé với trò chơi “Nhảy để rơi giấy” 10
cho trẻ sự mạnh dạn, tự tin. giúp trẻ phát triển ở nhiều mặt. Từ những cố gắng nghiên 
cứu tài liệu, kinh nghiệm của bản thân, sự quan tâm của nhà trường, ủng hộ tích cực 
của các bậc cha mẹ đã giúp tôi đạt được một số kết quả như sau:
 * Đối với giáo viên
 - Giáo viên trong lớp đã phối kết hợp với nhau chặt chẽ hơn, linh hoạt chủ 
động hơn trong mọi hoạt động, có nhiều phương pháp hình thức tổ các trò chơi vận 
động cho trẻ một cách hiệu quả.
 - Biết sưu tầm lựa chọn các trò chơi vận động, các hình thức tổ chức các trò 
chơi vận động gây hứng thú để khuyến khích trẻ tích tham gia đạt hiệu quả cao.
 - Khả năng sáng tạo và khả năng làm đồ dùng đồ chơi tăng lên rõ rệt. Đã làm 
được nhiều đồ dùng đồ chơi sáng tạo để phục vụ cho các trò chơi vận động.
 - Thực hiện tốt đều đặn việc tổ chức các trò chơi vận động và lồng ghép vào 
các hoạt động giáo dục trong ngày cho trẻ.
 - Đã sưu tầm và sáng tác được lời ca cho một số trò chơi vận động.
 * Đối với trẻ
 - Về hứng thú cũng như khả năng tiếp thu của trẻ khi chơi các trò chơi vận 
động: trẻ rất hứng thú và yêu thích, say mê các trò chơi vận động, khi đọc và diễn tả 
các bài đồng dao các bé rất thích và học thuộc rất nhanh. Khi chơi các trò chơi vận 
động trẻ thấy thoải mái, tự tin, tự nhiên và cũng rèn luyện cho những trẻ nhút nhát 
hòa đồng với các bạn trong nhóm, lớp.
 - Trẻ được mở rộng kiến thức và có thêm rất nhiều hiểu biết về các trò chơi 
vận động trò chơi dân gian, các phong tục truyền thống của dân tộc.
 - Qua việc thường xuyên được tham gia vào các trò chơi vận động thì nhận 
thức và thể lực của các trẻ trong lớp tôi được nâng cao rõ rệt. Trẻ nhanh nhẹn, năng 
động, tự tin và hồn nhiên, mạnh dạn trong giao tiếp với mọi người.
 - Trò chơi vận động còn giúp các trẻ trong lớp tôi thêm gắn bó với nhau, nâng 
cao tinh thần đoàn kết và ý thức tập thể của trẻ.
 - Khi lồng ghép các trò chơi vận động vào trong các tiết học trẻ rất say sưa 
hứng thú và tiết học đạt kết quả cao, trẻ không thấy mệt mỏi mà cảm thấy sảng khoái 
sau giờ học.
 * Đối với phụ huynh
 Các bậc phụ huynh ngày càng quan tâm hơn nữa đến hoạt động của con tại 
trường, yên tâm tin tưởng các cô khi gửi con đến lớp, phấn khởi khi thấy con em 
mình có thể lực và sức khỏe tốt
 * Bảng 2: Khảo sát của trẻ sau một thời gian áp dụng các biện pháp 
 Nội dung Số trẻ đạt đầu năm học 12
 2.3. Đối với giáo viên
 - Giáo viên cần tích cực học hỏi, linh hoạt, sáng tạo hơn nữa trong việc tổ chức 
tích hợp các trò chơi vận động vào các hoạt động trong ngày để trẻ được trải nghiệm 
thường xuyên.
 - Mỗi giáo viên cần tích cực sưu tầm, thiết kế nhiều đồ chơi phục vụ cho các trò 
chơi vận động phù hợp với trẻ đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, với từng chủ đề mà vẫn 
đảm bảo tiết kiệm được thời gian, kinh tế, công sức.
 - Cần cố gắng học tập, tích luỹ kinh nghiệm về việc tạo môi trường cho trẻ hoạt 
động, tận dụng những đồ dùng, nguyên phế liệu một cách tối đa để cho trẻ vận động 
một cách đầy đủ, thoải mái nhất.
 Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ của tôi về phát triển thể lực cho trẻ 4-5 tuổi 
thông qua trò chơi, song thời gian áp dụng và phạm vi nghiên cứu chỉ ở lớp Mẫu giáo 
4-5 tuổi B2 của trường mầm non công lập xã Vĩnh Hà nên không sao tránh khỏi 
những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của Ban giám khảo để 
bài báo cáo của tôi được hoàn thiện hơn. 
 Cuối cùng tôi xin cảm ơn ban giám hiệu và chị em đồng nghiệp trong nhà trường 
đã tạo điều kiện và hỗ trợ tôi hoàn thành đề tài này. 
 Xin trân trọng cảm ơn!
 Vĩnh Hà, ngày 11 tháng 11 năm 2021
 Tôi xin cam đoan đây là một số biện pháp của 
 minh mình viết, không sao chép nội dung của người 
 khác
 XÁC NHẬN CỦA Người viết
 THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
 Lê Thị Linh Nguyễn Thị Hải Quỳnh

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_to_chuc_tro_choi_van_dong_nham_phat_tr.docx