SKKN Một số biện pháp tổ chức trò chơi vận động nhằm phát triển thể lực cho trẻ 4-5 tuổi

Để sáng kiến đem lại hiệu quả trong việc tổ chức các trò chơi vận động nhằm phát triển thể lực cho trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non thì trước hết giáo viên phải tận tâm, tận tình chăm sóc trẻ trong tất cả các hoạt động ở trường, luôn động viên, khích lệ trẻ từ miếng ăn, giấc ngủ. Phải coi trẻ như chính con đẻ của mình.
Giáo viên phải linh hoạt, có chuyên môn tốt, thường xuyên rèn luyện, bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng, học hỏi đồng nghiệp trong các lĩnh vực chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ nói chung và các hoạt động tổ chức trò chơi vận động cho trẻ nói riêng. Có kỹ năng thực hành, trang trí mang tính thẩm mỹ cao để thu hút các hoạt động học tập, vui chơi của trẻ.
Lên kế hoạch, tìm tòi nghiên cứu các trò chơi vận động vui nhộn, hứng thú, phù hợp với điều kiện, cơ sở vật chất sẵn có của trường, của lớp sau đó sắp xếp các trò chơi vận động phù hợp với từng chủ đề trong năm học.
Khi tổ chức các trò chơi vận động nhằm phát triển thể lực cho trẻ 4-5 tuổi. Điều quan trọng là giáo viên có sự chuẩn bị chu đáo về đồ dùng trục quan, đồ chơi, địa điểm chơi, thời gian và không gian chơi cho trẻ. Giáo viên cần nắm rõ cách chơi, luật chơi, phổ biến nội dung chơi cho trẻ một cách ngắn gọn, rõ ràng và dễ hiểu.
Thông qua mạng xã hội zalo nhóm lớp truyên truyền cho phụ huynh về chế độ dinh dưỡng theo từng độ tuổi, về cách chăm sóc sức khỏe và phòng chống dịch bệnh để năng cao sức đề kháng đảm bảo trẻ có sức khỏe, thể lực tốt nhất.
Giáo viên là người cung cấp, trang bị cho trẻ nhiều kiến thức, kỹ năng và giúp trẻ có nhiều hiểu biết về các trò chơi vận động để tăng cường sự tự rèn luyện thể lực cho trẻ qua các trò chơi vận động ở mọi lúc, mọi nơi.
doc 25 trang skmamnon 11/01/2025 621
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp tổ chức trò chơi vận động nhằm phát triển thể lực cho trẻ 4-5 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp tổ chức trò chơi vận động nhằm phát triển thể lực cho trẻ 4-5 tuổi

SKKN Một số biện pháp tổ chức trò chơi vận động nhằm phát triển thể lực cho trẻ 4-5 tuổi
 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 ĐƠN YÊU CẦU
 CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN CẤP THÀNH PHỐ
 Kính gửi: Hội đồng sáng kiến thành phố Vĩnh Yên.
 (Cơ quan thường trực: Phòng Kinh tế thành phố Vĩnh Yên)
 Tên tôi là: Vũ Thị Huyền.
 Chức vụ: Giáo viên
 Đơn vị: Trường mầm non Thanh Minh
 Điện thoại: 0987444838 Email: vuhuyenmntm@gmail.com
 Tôi làm đơn này trân trọng đề nghị hội đồng sáng kiến thành phố Vĩnh Yên 
xem xét và công nhận sáng kiến cấp thành phố cho tôi như sau:
 1. Tên sáng kiến: “Một số biện pháp tổ chức trò chơi vận động nhằm phát 
triển thể lực cho trẻ 4-5 tuổi”.
 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: 
 Sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp tổ chức trò chơi vận động 
nhằm phát triển thể lực cho trẻ 4-5 tuổi” tại trường mầm non Thanh Minh 
mang tính cải tiến và có nhiều đổi mới đã được tôi áp dụng vào thực tế tại 
lớp 4 tuổi C tôi đang giảng dạy và đem lại nhiều hiệu quả thiết thực. Vì 
vậy, tôi đã chia sẻ với giáo viên của khối lớp 4 tuổi để áp dụng trong các 
hoạt động hàng ngày. Sáng kiến có thể được nhân rộng, áp dụng vào tất cả 
các trường mầm non trong toàn thành phố vĩnh Yên cũng như các trường 
mầm non trên khắp mọi miền đất nước.
 3. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 
 Tháng 03 năm 2020.
 4. Nội dung cơ bản của sáng kiến: 
 4.1. Xây dựng góc vận động trong và ngoài lớp học.
 4.2. Sưu tầm lựa chọn các trò chơi vận động phù hợp với trẻ theo từng chủ đề.
 4.3. Chuẩn bị đồ dùng đồ chơi, địa điểm trước khi tổ chức cho trẻ tham gia 
vào các trò chơi vận động.
 4.4. Sáng tác lời ca, thủ thuật tạo hứng thú cho trẻ khi chơi trò chơi vận động.
 4.5. Tổ chức các trò chơi vận động mọi lúc mọi nơi phù hợp với tính chất 
của từng hoạt động. cần đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ dùng để trẻ hoạt động. Có khoảng 
rộng cho trẻ vui chơi, sân chơi, sân tập của trẻ phải thoáng mát, bằng phẳng.
 Sau khi sáng kiến được áp dụng vào thực tế thì kết quả mà sáng kiến đem 
lại về mặt kinh tế là rất rõ ràng: Trẻ có nhiều vốn trò chơi vận động, trẻ hứng thú 
trong các trò chơi vận động, trẻ vận động nhiều hơn, trẻ vui vẻ hồn nhiên hơn, 
trẻ thỏa sức nô đùa cùng các bạn , trẻ ăn tốt, ngủ tốt, phát triển ngôn ngữ và thể 
lực cho trẻ... Vì vậy cơ thể trẻ khỏe mạnh, trẻ ít bị ốm đau, bệnh tật hơn từ đó 
giảm tải áp lực cho ngành y tế vốn đang bị quá tải trên cả nước trong thời gian 
qua, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay càng khó khăn hơn trước tình hình dịch 
bệnh covid -19.
 Vì vậy, vận dụng sáng tạo sáng kiến trên vào thực tế sẽ góp phần tiết kiệm 
chi tiêu trong gia đinh, đời sống của người dân được nâng lên, góp phần làm cho 
đất nước ngày càng giàu mạnh.
 Sáng kiến trên đã góp phần quan trọng trong việc thực hiện chương trình 
chăm sóc giáo dục trẻ, đảm bảo trẻ phát triển về đức, trí, thể, mỹ.
 Trẻ mạnh dạn, tự tin, nhanh nhẹn, hoạt bát, không còn nhút nhát, lo sợ, rụt 
rè.Từ đó, giúp trẻ phát triển toàn diện để thế hệ tương lai của đất nước ngày 
càng vững vàng, khỏe mạnh, được phụ huynh tin tưởng và đem lại nhiều niềm 
vui trong công việc và cuộc sống.
 Tôi đã áp dụng sáng kiến: “Một số biện pháp tổ chức trò chơi vận động 
nhằm phát triển thể lực cho trẻ 4-5 tuổi” vào lớp tôi đang giảng dạy, tôi thấy 
mình tiến bộ rất nhiều. Cùng với sự linh hoạt của giáo viên, sự tham gia nhiệt 
tình của các bé 4-5, đặc biệt là các bé lớp 4 tuổi C trường mầm non thanh Minh, 
bản thân tôi đã đạt được những kết quả nhất định như sau:
 Tôi thấy hoạt động tổ chức trò chơi vận động cho trẻ không còn khó khăn, 
không còn e ngại như trước nữa mà ngược lại tôi rất tự tin, thoải mái, say mê, 
hứng thú và dễ thực hiện.
 Nhờ tích lũy được nhiều kiến thức, kỹ năng, bản thân tôi đã có nhiều tiết 
dạy, tổ chức được nhiều trò chơi vận động mang tính sáng tạo, đổi mới và được 
nhà trường đánh giá tốt.
 Tôi đã tự tin chia sẻ, giúp đỡ và xây dựng, góp ý, tham mưu cho các đồng 
chí giáo viên về việc tổ chức các trò chơi vận động cho trẻ, đã được đồng nghiệp 
hưởng ứng, vui vẻ và yêu mến.
 Sáng kiến kinh nghiệm đã được thực nghiệm trên 35 trẻ lớp 4 tuổi C trường 
mầm non Thanh Minh- Thành Phố Vĩnh Yên- Vĩnh Phúc vào tất cả các hoạt 
động trong ngày. Sau một thời gian áp dụng, dựa vào bảng khảo sát trên trẻ 
trước khi áp dụng và sau khi áp dụng cùng với sự tiến bộ của trẻ qua các hoạt 
động, tôi thấy trẻ tiến bộ rõ rệt. Trẻ mạnh dạn, tự tin, có nhiều vốn trò chơi, trẻ BÁO CÁO KẾT QUẢ
 NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
 1. Lời giới thiệu.
 Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã từng nói : 
 “Mỗi một người dân yếu ớt, tức là cả nước yếu ớt, mỗi một người dân 
mạnh khỏe, tức là cả nước mạnh khỏe”.
 Trong mỗi chúng ta, ai cũng biết sức khỏe là vốn quý giá nhất của con 
người, có sức khỏe là có tất cả, làm gì cũng cần có sức khỏe mới thành công. 
Trong giai đoạn hiện nay, con người ngày càng gặp nhiều vấn đề về sức khỏe: 
Bệnh tật, ốm đau. Vậy chúng ta phải làm gì để có sức khỏe? Ngoài chế độ dinh 
dưỡng hợp lý thì chúng ta cần thường xuyên luyện tập, vận động, giúp cơ thể 
khỏe mạnh và rèn luyện thể lực tốt. Còn với trẻ em thì sao? Sự phát triển thể 
chất và vận động của trẻ diễn ra như thế nào? Chúng ta cần phải làm gì để tốt 
nhất cho trẻ trong việc phát triển thể lực.
 Trẻ em những năm đầu của cuộc sống còn rất non nớt, rất cần sự chăm sóc của 
người lớn, đó là sự chăm sóc không chỉ là vật chất mà còn cả về tinh thần, thể lực. 
Ngay từ khi cất tiếng khóc chào đời, trẻ đã có những vận động nhưng đó chỉ là 
những vận động nhỏ từ các cơ non nớt của trẻ. Cùng với thời gian các cơ trong cơ 
thể lớn dần vận động của trẻ ngày một thay đổi rõ rệt và sự tham gia tích cực của hệ 
xương, hệ cơ và sự điều khiển của hệ thần kinh. Khi trẻ vận động, gân, cơ, khớp 
cùng phối hợp vận động và phát triển. Vì vậy vận động có ý nghĩa quan trọng đối với 
sự phát triển thể lực và giúp hệ thần kinh của trẻ phát triển.
 Để giúp trẻ phát triển thể lực được tốt, có cơ thể khỏe mạnh hài hòa, cân đối là 
một trong những nhiệm vụ quan trọng của trường mầm non. Trong chương trình 
chăm sóc giáo dục trẻ, phát triển thể lực cho trẻ thông qua các hoạt động một ngày 
của trẻ như: chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục, phát triển vận động thể chất. Đó là 
những nội dung cơ bản ảnh hưởng trực tiếp đến việc nâng cao chất lượng của quá 
trình giáo dục thể chất cho trẻ nhằm đào tạo thế hệ trẻ phát triển trí tuệ, cường tráng 
về thể chất, phong phú về tinh thần và trong sáng về đạo đức.
 Đặc điểm tâm sinh lý của trẻ mầm non “Dễ nhớ, dễ quên, học qua chơi, 
chơi qua học”, vậy để giáo dục trẻ lòng yêu thích thể dục thể thao, sự hứng thú 
tự giác độc lập, tập luyện thường xuyên thì chúng ta phải làm gì? Điều kiện cơ 
sở vật chất phục vụ cho công tác giáo dục thể chất ảnh hưởng trực tiếp đến việc 
phát triển thể lực cho trẻ, đó là các điều kiện về trang phục, địa điểm, thiết bị 
dụng cụ. Nó góp phần vào sự phát triển hài hòa về thể chất của trẻ, thúc đẩy sự 
hoạt động của cơ thể, tăng cường sức khỏe của trẻ. Các trang thiết bị sử dụng để 
giáo dục thể chất cho trẻ trong các trường mầm non phải đảm bảo đáp ứng được 
các yêu cầu về các mặt: giáo dục, vệ sinh, an toàn và thẩm mĩ. Cách sử dụng 
thiết bị, dụng cụ phụ thuộc vào sự sáng tạo của cô giáo. Điều chủ yếu là chúng 
 1 + Thực trạng sử dụng trò chơi vận động cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi ở 
trường mầm non.
 Bảng khảo sát lấy ý kiến của 6 giáo viên khối 4 tuổi.
 Tổng số Thỉnh thoảng Thường xuyên
Nội dung khảo sát
 giáo viên 
Tổ chức trò chơi vận động 6 4= 67% 2= 33%
Tổ chức trò chơi dân gian 6 4=67% 2= 33%
Tổ chức chơi tự do 6
 2= 33% 4= 67 %
 Qua bảng trên cho thấy: Số lần tổ chức các trò chơi vận động, trò chơi dân 
gian trên một tuần còn thấp đa số là cho trẻ chơi tự do vì bản thân giáo viên còn 
ngại không muốn chuẩn bị đồ dùng để cho trẻ chơi hoặc vẫn chưa biết cách tổ 
chức các trò chơi vận động, trò chơi dân gian.
 Bảng khảo sát trẻ tại lớp 4 tuổi C
 Tổng 
 STT Tiêu chí đánh giá Trẻ đạt Trẻ chưa đạt
 số trẻ
 Trẻ mạnh dạn, tích cực tham 
 1 35 20 (57%) 15 (43%)
 gia vào hoạt động.
 Vận động tinh 35 17 (48%) 18 (52%)
 Kĩ năng vận 
 2
 động
 Vận động thô 35 20 (57%) 15 ( 43%)
 3 Cân nặng 35 31 (89%) 4 (11%)
 4 Chiều cao 35 30 (86%) 5 (14%)
 Nhận thấy, phát triển thể lực cho trẻ là một nhiệm vụ quan trọng trong 
trường mầm non. Có câu nói “Mọi tài năng đều ẩn chứa trong một cơ thể khỏe 
mạnh”. Với mong muốn trẻ có một cơ thể khỏe, hài hòa, cân đối, trẻ mạnh dạn, 
tự tin và trẻ được phát triển toàn diện.
 Từ những lý do trên tôi lựa chọn đề tài “Một số biện pháp tổ chức trò chơi 
vận động nhằm phát triển thể lực cho trẻ 4-5 tuổi” tại trường Mầm non tôi 
giảng dạy. Với mong muốn tìm ra được những giải pháp tốt nhất để tổ chức trò 
chơi vận động cho trẻ mầm non đạt kết quả cao hơn.
 3 Đối với lớp học ngay từ đầu năm tôi trang trí lớp đẹp theo các chủ điểm để 
gây hứng thú cho trẻ khi tới trường.
 Ảnh trang trí góc vận động trong lớp học
 Môi trường ngoài lớp học: Hành lang, cầu thang lên xuống cũng được 
trang trí theo hình thức vận động để trẻ thường xuyên được thực hành. Tôi cùng 
các cô giáo trong trường cùng phối hợp bố trí thời gian để thay đổi tạo quang 
cảnh sự phạm mới mẻ hấp dẫn. Đồ chơi ngoài trời trường bố trí sắp xếp tạo 
khoảng trống của sân trường cho trẻ tập thể dục sáng, trẻ có địa điểm để tham 
gia các hoạt động phát triển thể chất. Bên cạnh đó là việc trồng cây, chăm sóc 
cây cũng được tổ chức cho trẻ tham gia hoạt động lao động ngoài trời từ đó trẻ 
hứng thú tham gia hoạt động này như chăm sóc cây, tưới cây 
 Ảnh trẻ chơi vận động ngoài sân trường
 5 bằng nhau). Các nhóm bạn nắm tay nhau vừa đi vừa hát. Đến khi cô hô : "Đổi 
bạn" thì trẻ phải tách nhau ra và tìm cho mình một bạn khác theo đúng luật chơi.
 - Tìm bạn thân, ai giỏi nhất
 + Trò chơi dân gian: Kéo co, nhảy bao bố, trốn tìm
 - Kéo co: Cách chơi: Chia trẻ thành hai nhóm bằng nhau, tương đương sức 
nhau, xếp thành hai hàng dọc đối diện nhau. Mỗi nhóm chọn một cháu khoẻ 
nhất đứng đầu hàng ở vạch chuẩn, cầm vào sợi dây thừng và các bạn khác cũng 
cầm vào dây. Khi có hiệu lệnh của cô thì tất cả kéo mạnh dây về phía mình. Nếu 
người đứng đầu hàng nhóm nào dẫm chân vào vạch chuẩn trước là thua cuộc.
 Có thể không dùng dây thừng mà cho hai trẻ đứng đầu cầm tay nhau kéo, 
các bạn tiếp theo ôm ngang lưng bạn.
 - Nhảy bao bố, trốn tìm
 * Chủ đề 3: Gia đình.
 + Trò chơi vận động: 
 - Chuyền bóng: Cách chơi: cô chia lớp làm 2 đội lên chơi. Bạn đầu hàng sẽ 
là người cầm bóng bằng 2 tay . Khi có hiệu lệnh “ Chuyền” thì sẽ cầm bóng 
bằng 2 tay đưa lên đầu, hơi ngả tay về phía sau. Bạn thứ 2 sẽ đón bóng bằng hai 
tay rồi làm động tác tương tự để chuyền bóng cho bạn tiếp theo, cứ vậy chuyền 
lần lượt đến bạn cuối cùng của hàng.
 - Bắt chước tạo dáng, bé với cái bóng
 + Trò chơi dân gian: Tập tầm vông, lộn cầu vồng...
 * Chủ đề 4: Nghề nghiệp.
 + Trò chơi vận động:
 - Gà trong vườn rau: Gà trong vườn rau : - Cô giáo đóng làm gà mẹ và trẻ 
làm gà con. Một người chơi khác ( hoặc cô giáo khác) đóng vai trò là người làm 
vườn, đúng cạnh vườn rau. Theo lệnh của gà mẹ: “Các con hãy đi kiếm ăn đi !”. 
Các chú gà con chui qua hàng rào vào vườn. Các chú gà vào vườn rau, không 
mổ rau, vừa kiếm ăn vừa làm động tác chạy, nhảy, mổ thức ăn, người hơi khom 
và làm động tác bắt sâu). Người làm vườn nhìn thấy chạy ra đuổi. Các chú gà 
phải chạy, chui qua rào để về chuồng. 
 - Bác tài xế giỏi, gà trong vườn rau, hái hoa tặng cô
 + Trò chơi dân gian: 
 - Bịt mắt bắt dê, dung dăng dung dẻ...
 * Chủ đề 5: Thế giới động vật.
 + Trò chơi vận động: 
 - Cáo và thỏ : Một trẻ làm cáo ngồi ở góc lớp, số trẻ còn lại làm thỏ và 
chuồng thỏ, cứ 1 trẻ làm thỏ thì 2 trẻ làm chuồng. Hai trẻ làm chuồng xếp thành 
 7

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_to_chuc_tro_choi_van_dong_nham_phat_tr.doc