SKKN Một số biện pháp tổ chức tốt trò chơi dân gian cho trẻ mầm non 4 tuổi

Trong những năm qua, khi phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” được triển khai sâu rộng trong các nhà trường. Ngoài những nội dung được nhà trường đang triển khai để nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục, tạo môi trường sư phạm xanh, sạch, đẹp cho trẻ hoạt động. Một nội dung được coi là điểm nhấn của phong trào này là đưa trò chơi dân gian lồng ghép vào các hoạt động trong ngày của trẻ. Vì thế tôi chọn đề tài đề tài sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp tổ chức tốt trò chơi dân gian cho trẻ mầm non 4 tuổi”. Trên cơ sở nghiên cứu cơ sở lý luận và thực trạng tổ chức các trò chơi dân gian ở lớp 4 tuổi tại trường Mầm non; đề xuất được các biện pháp phương pháp sáng tạo hơn cho trẻ chơi trò chơi dân gian từ đó giúp hình thành cũng cố và mở rộng vốn tri thức của trẻ, làm thỏa mãn nhu cầu nhận thức của trẻ.
docx 18 trang skmamnon 12/03/2025 210
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp tổ chức tốt trò chơi dân gian cho trẻ mầm non 4 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp tổ chức tốt trò chơi dân gian cho trẻ mầm non 4 tuổi

SKKN Một số biện pháp tổ chức tốt trò chơi dân gian cho trẻ mầm non 4 tuổi
 Nhắc đến tuổi thơ ai cũng gắn liền với con trâu, cánh đồng và cánh diều thả 
gió với những trò chơi dân gian đầy lý thú. Thế nhưng, ngày nay, các em ở một xã 
hội công nghiệp, chỉ quen với máy móc và không có khoảng thời gian chơi cũng là 
một thiệt thòi. Thiệt thòi hơn khi các em không được làm quen và chơi những trò 
chơi dân gian của thiếu nhi ngày trước đang ngày càng bị mai một và quên lãng, 
không chỉ có ở các thành phố mà còn ở cả các vùng quê với tốc độ phát triển của 
công nghệ thông tin cùng những trò chơi hiện đại, liệu trẻ em hôm nay và thế giới 
ngày mai còn nhớ đến những trò chơi cổ truyền dân gian nữa hay không? Câu trả 
lời vẫn nằm ở chính chúng ta, những nhà giáo dục. Vì thế giúp các em hiểu và tìm 
về cội nguồn qua những trò chơi dân gian là một việc làm cần thiết.
Trong những năm qua, khi phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học 
sinh tích cực” được triển khai sâu rộng trong các nhà trường. Ngoài những nội dung 
được nhà trường đang triển khai để nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục, tạo môi 
trường sư phạm xanh, sạch, đẹp cho trẻ hoạt động. Một nội dung được coi là điểm 
nhấn của phong trào này là đưa trò chơi dân gian lồng ghép vào các hoạt động trong 
ngày của trẻ. Vì thế tôi chọn đề tài đề tài sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp tổ 
chức tốt trò chơi dân gian cho trẻ mầm non 4 tuổi”.
2. Mục đích nghiên cứu:
 Trên cơ sở nghiên cứu cơ sở lý luận và thực trạng tổ chức các trò chơi dân gian 
ở lớp 4 tuổi tại trường Mầm non; đề xuất được các biện pháp phương pháp sáng tạo 
hơn cho trẻ chơi trò chơi dân gian từ đó giúp hình thành cũng cố và mở rộng vốn tri 
thức của trẻ, làm thõa mãn nhu cầu nhận thức của trẻ.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Một số biện pháp tổ chức tốt trò chơi dân gian cho trẻ mầm non 4 tuổi”.
4. Đối tượng khảo sat thực nghiệm:
Lớp mẫu giáo 4 tuổi B4 trường mầm non nơi tôi đang công tác.
 2 1.2. Khó khăn:
- Về phụ huynh học sinh: Trong xã hội hiện nay mỗi gia đình chỉ có từ 1 đến 2 con 
nên đa số các bậc phụ huynh thường rất quan tâm đến con cái, luôn bao bọc con 
quá kĩ lưỡng. Phụ thuộc vào các trò chơi hiện đại như TiVi hay điện thoại thông 
minh
 Một số phụ huynh do mải làm ăn kinh tế dẫn tới việc đưa con đến lớp không 
 thường xuyên và nghỉ học tùy tiện. Chưa có thời gian quan tâm gần gũi và nắm bắt 
 cá tính riêng của con, các cô cũng như phụ huynh có ít thời gian để trao đổi với 
 từng phụ huynh về đặc điểm riêng, những mặt mạnh yếu của con em mình.
Giáo viên vốn kiến thức và hiểu biết về các trò chơi dân gian có nhưng chưa thật 
phong phú
 Tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ đòi hỏi phải có sự linh hoạt và tính sáng tạo 
cao. Nhưng giáo viên vẫn chưa thật linh hoạt, sáng tạo.
 Mức độ chơi của các trò chơi dân gian không giống nhau, có trò chơi rất đơn 
giản, nhưng lại có trò chơi rất phức tạp, đòi hỏi người chơi phải có tính tư duy cao.
 Thời gian hạn hẹp, vì đa số TCDG chỉ tổ chức lồng ghép cùng với các hoạt 
động.
 Khả năng chú ý có chủ định của trẻ còn hạn chế. Trẻ dễ dàng nhập cuộc chơi 
nhưng cũng nhanh chóng tự rút ra khỏi trò chơi nếu nó không còn hứng thú.
 Vẫn còn một số trẻ rụt rè nhút nhát không chịu tham gia vào cuộc chơi đòi hỏi 
tính tập thể cao.
 4 4. Biện pháp từng phần
4.1. Biện pháp thứ nhất: Lựa chọn trò chơi gian phù hợp với lứa tuổi và khả 
năng nhận thức của trẻ.
 - Trò chơi dân gian rất phong phú và đa dạng, không hẳn trò chơi nào cũng 
phù hợp với trẻ nhỏ. Vì thế, khi lựa chọn trò chơi dân gian giáo viên phải có sự cân 
nhắc và lựa chọn những trò chơi đơn giản, dễ hiểu và dễ nhớ đối với trẻ. Bên cạnh 
đó, trong trường mầm non lại có sự phân chia trẻ theo nhiều độ tuổi. Mỗi độ tuổi lại 
có mức độ nhận thức và khả năng chú ý có chủ định khác nhau, các trò chơi cũng cần 
phải được lựa chọn cho phù hợp với từng độ tuổi. Chính vì thế, ngay từ đầu năm học 
giáo viên bám sát kế hoạch giáo dục năm học, trên cơ sở nhận thức, khả năng của trẻ 
trên lớp lựa chọn những trò chơi dân gian phù hợp đưa vào kế hoạch thực hiện.
Cụ thể như sau:
Trẻ lứa tuổi nhà trẻ và mẫu giáo bé: khả năng chú ý có chủ định còn kém, nhận thức 
còn đơn giản. Vì vậy trẻ chỉ có thể chơi được các trò chơi đơn giản như: “ Lộn cầu 
vồng”, “ Chi chi chành chành”, “ Tập tầm vông”, “ Nu na nu nống”, “ Dung dăng 
dung dẻ” “Kéo co”, “Mèo đuổi chuột”, “Rồng rắn lên mây”, “Bịt mắt bắt dê”, “đi cầu 
đi quán”, “Câu ếch”, “ Kéo cưa lừa xẻ”, “ Tập tập vông”, “ Thả đĩa ba ba”, “Lộn cầu 
vồng”, “Oẳn tù tì”,
4.2 Biện pháp thứ hai: Chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi, lời đồng dao và địa điểm 
trước khi tổ chức cho trẻ chơi:
* Chuẩn bị đồ dùng:
Đồ dùng đồ chơi của TCDG cũng thật sự phong phú và mang đặc thù riêng biệt, mỗi 
trò chơi có mỗi loại đồ dùng tương ứng mà khi thiếu nó thì chúng ta không thể thực 
hiện được. VD như: Trò chơi “ Bịt mắt bắt dê”, nếu thiếu tấm vãi bịt mắt thì không 
thể thực hiện được, hay trò chơi “Kéo co” nếu không có dây thì cũng không thể tổ 
chức đượcChính vì vậy, trước khi tổ chức cho trẻ chơi một trò chơi dân gian nào 
đó, giáo viên cần phải tìm hiểu trước về cách chơi và luật chơi, cũng như các đồ dùng 
trong trò chơi cần đến. Để từ đó có thể chuẩn bị đầy đủ những thứ cần thiết cho một 
trò chơi và tổ chức tốt được.
* Dạy trẻ đọc thuộc lời đồng dao trong trò chơi:
 6 cục tác cục ta/ Hay đỗ đầu hè hay chạy rông rông/ Má gà thì đỏ hồng hồng/ Cái mỏ 
thì nhịn, cái mồng thì tươi/ Cái chân hay đạp hay bơi/ Cái cánh hay vỗ lên trời gió 
bay” chơi những trò chơi kết hợp với lời giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, cụ thể:
– Với HĐ ngoài trời: Mỗi trò chơi có một sắc thái riêng, một quy luật riêng vì thế 
khi tổ chức cho trẻ chơi tôi luôn dựa vào tính chất, tác dụng của từng trò chơi dân 
gian, lựa chọn trò chơi phù hợp với lứa tuổi và thời điểm. Đối với trò chơi dân gian 
nhằm phát triển các tố chất vận động, mang tính tập thể đòi hỏi phải có không gian 
rộng, nên tôi chọn tổ chức vào buổi hoạt động ngoài trời. Trò chơi dân gian thực sự 
lôi cuốn được trẻ bời những tiềng cười nói của tất cả các bạn cùng chơi như: “Rồng 
rắn lên mây”, “Bịt mắt bắt dê”, “Nhảy lò cò”
 Trò chơi “Mèo đuổi chuột”
-Với hoạt động góc: nên tổ chức cho trẻ các trò chơi có thể chơi theo nhóm nhỏ trong 
một không gian hẹp như: “Kéo cưa lửa xẻ”, “Lộn cầu vồng”, “Chi chi chành 
chành”.
Với lĩnh vực phát triển thể chất: nên lựa chọn các trò chơi vận động nhằm rèn luyện 
thân thể khoẻ mạnh, hoạt bát và năng động. Nhiều trò chơi đòi hỏi trẻ phải mạnh mẽ, 
 8 VD: Đối với LQVT, có thể sử dụng trò chơi “nhảy cạnh” để cho trẻ vừa nhảy qua 
từng cạnh vừa đếm số cạnh mà mình đã nhảy qua. Để lồng ghép củng cố kiến thức về 
toán (Cao – thấp, ôn số lượng) có thể sử dụng trò chơi, Chồng nụ chồng hoa, ô ăn 
quan, kẹp kè
Với lĩnh vực phát triển thẩm mỹ (âm nhạc) nên chọn các trò chơi có giai điệu và lời 
hát như các trò chơi: “Tập tầm vông”, “Vuốt ve vuốt vẻ”
Trong trò chơi dân gian còn có loại trò chơi sáng tạo, trò chơi này cô hướng dẫn trẻ 
làm những đồ vật bằng vật liệu trong thiên nhiên như làm chong chóng, xếp con trâu, 
con châu chấu bằng lá cây, trò chơi này giúp trẻ khéo tay phát huy sáng kiến, phát 
triển năng khiếu thẩm mỹ.
Tôi luôn lựa chọn những trò chơi dân gian nhẹ nhàng, đề lồng ghép, chuyển tiếp từ 
hoạt động này sang hoạt động khác nhằm gây hứng thú cho trẻ. Ổn định lớp tôi có 
thể dùng trò chơi “ Tập tầm vông” hay “ Nu na nu nống” trẻ vừa đọc lời vừa đập vào 
đùi bạn luyện phát âm, tiếng cuối cùng của bài đến bạn nào thì trẻ nào thì trẻ đó phải 
nói được từ có chứa yêu cầu của cô, hoặc trò chơi “ Rồng rắn lên mây” có tác dụng 
giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, khả năng đối đáp, sự nhanh nhẹn, cuối cùng trẻ nào cô 
bắt được cũng phải nói tên của đò vật, con vật theo yêu cầu của cô.
Ngoài ra khi lựa chọn các trò chơi dân gian trong hoạt động chung, một điều cần đặc 
biệt lưu ý đó là: phải lựa chọn trò chơi phù hợp với đề tài và chủ đề của bài dạy.
Đối với chủ đề “Thế giới động vật” có thể tổ chức các trò chơi: ” Bịt mắt bắt dê”, “ 
Mèo đuổi chuột”
Đối với chủ đề “Thế giới thực vật” có thể cho trẻ chơi các trò chơi: “ Trồng nụ trồng 
hoa” 
Chủ đề “Tết và mùa xuân” là thời điểm thích hợp để giới thiệu cho trẻ các trò chơi 
truyền thống của dân tộc trong dịp lễ tết như: “ Kéo co”; “ Cướp cờ”;.
Riêng những trò chơi mới trẻ chưa biết thì tôi tổ chức hướng dẫn cho trẻ vào các hoạt 
động chiều.
 10 sớm hoàn thành các thói quen hoạt động có hệ thống, tính tập thể giúp trẻ tự tin, linh 
hoạt hơn trong mọi hoạt động cũng như sự phát triển sau này của trẻ. Thông qua trò 
chơi dân gian, trẻ sẽ phát triển được các giác quan, phát triển trí nhớ, tư duy, trí 
tưởng tượng, ngôn ngữ Trò chơi dân gian thực sự góp phần giáo dục trẻ về truyền 
thống văn hoá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Nhận thức sâu sắc về giá trị của 
trò chơi dân gian. Với những biện pháp như trên, tôi đã vận dụng vào tình hình thực 
tế trong việc tổ chức lồng ghép vào các hoạt động của trẻ mẫu giáo 4 tuổi, và đã 
mang lại kết quả cao:
* Đối với trẻ
Đa số trẻ đều được mở rộng vốn hiểu biết của mình về các trò chơi dân gian, các 
phong tục truyền thống của dân tộc.
Trẻ nhanh nhẹn, năng động, tự tin tham gia vào các hoạt động tập thể, hồn nhiên 
trong giao tiếp với mọi người xung quanh.
Một số trẻ đã tự mình nói lái lại lời một số câu trong bài đồng dao cho nhóm chơi. Và 
ngoài ra san sẽ cùng cô một số trò chơi mà trẻ biết.
Trò chơi dân gian còn giúp các trẻ trong lớp tôi thêm gắn bó với nhau, nâng cao tinh 
thần đoàn kết và ý thức tập thể của trẻ.
* Đối với giáo viên:
– Biết thêm nhiều trò chơi dân gian của nhiều vùng quê khác nhau: tổng cộng có 52 
trò chơi dân gian được tổ chức cho trẻ trong năm học.
– Có kỹ năng làm đồ dùng đồ chơi để phục vụ tùy theo nội dung từng trò chơi.
– Trong quá trình tổ chức giáo viên linh hoạt, sáng tạo thu hút sự hứng thú tham gia 
của trẻ
* Đối với phụ huynh:
Nhận thức rỏ tầm quan trọng của việc cho trẻ chơi trò chơi dân gian.
Trẻ về nhà được gia đình dạy nhiều trò chơi dân gian gần gũi có ý nghĩa mang tính 
giáo dục cao.
 12 dân gian cùng với bạn
 4 Phát triển thể lực 28 17 60,7 8 28,6 3 10,7 0 0
 Tinh thần đoàn kết, ý thức tập 
 5 28 17 60,7 8 28,6 3 10,7 0 0
 thể
 Qua 2 bảng so sánh trước khi thực hiện đề tài và sau khi thực hiện chúng ta có 
thể dễ dàng nhận thấy sự thay đổi rõ rệt như sau:
 1. Trẻ yêu thích, hứng thú tham gia các trò chơi dân gian.
 + Mức tốt tăng : 64,3%
 + Mức trung bình giảm: 28,6%
 + Mức yếu: còn 0%
 2. Hiểu biết về trò chơi dân gian
 + Mức tốt tăng: 57,1%.
 + Mức trung bình giảm tới 37,5%
 + Mức yếu: giảm còn 0%
 3. Trẻ tự tổ chức các trò chơi dân gian cùng với bạn
 + Mức tốt tăng: 42,8%
 +Mức trung bình giảm 26,8%
 + Mức yếu còn: 0%
 4. Phát triển thể lực
 + Mức tốt tăng: 42,8%
 + Mức trung bình giảm:14,3%
 14

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_to_chuc_tot_tro_choi_dan_gian_cho_tre.docx