SKKN Một số biện pháp tổ chức tốt các hoạt động Khám phá khoa học về thí nghiệm thực hành cho trẻ 4-5 tuổi tại Trường Mầm non Hoàng Lan

Thông qua việc cho trẻ làm các thí nghiệm thực hành, đòi hỏi trẻ phải sử dụng tích cực các giác quan. Chính vì vậy sẽ phát triển ở trẻ năng lực quan sát, khả năng phân tích, so sánh tổng hợp, nhờ vậy khả năng cảm nhận của trẻ nhanh nhạy chính xác, những biểu tượng kết quả trẻ thu nhận được trở nên cụ thể và sinh động hẫp dẫn hơn. Tuy nhiên, nội dung và đối tượng cho trẻ làm quen cần được chọn lọc, nội dung cho trẻ khám phá thử nghiệm đảm bảo cung cấp cho trẻ những kiến thức đơn giản, gần gũi và đặc biệt là phải an toàn về quy trình thực hiện. Từ tầm quan trọng của việc tổ chức các hoạt động khám phá cho trẻ, tuy nhiên làm thế nào để phát triển tốt nhất các kỹ năng của trẻ? Sau khi nghiên cứu bản thân tôi, bằng kinh nghiệm nhiều năm đứng lớp, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ giáo dục, chúng tôi suy nghĩ, tìm tòi các thí nghiệm phù hợp với độ tuổi khối mẫu giáo Nhỡ đưa vào trong các hoạt động để trẻ có hội được trải nghiệm, khám phá khoa học một cách tự nhiên, hiệu quả, giúp trẻ hứng thú, thỏa mãn tính tò mò, ham hiểu biết, thúc đẩy trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động học tập, vui chơi và trải nghiệm khi trẻ ở tại nhà cùng với cha mẹ mình. Xuất phát từ những lí do trên chúng tôi chọn đề tài “Một số biện pháp tổ chức tốt các hoạt động Khám phá khoa học về thí nghiệm thực hành cho trẻ 4-5 tuổi tại trường mầm non Hoàng Lan”
docx 22 trang skmamnon 31/03/2025 70
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp tổ chức tốt các hoạt động Khám phá khoa học về thí nghiệm thực hành cho trẻ 4-5 tuổi tại Trường Mầm non Hoàng Lan", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp tổ chức tốt các hoạt động Khám phá khoa học về thí nghiệm thực hành cho trẻ 4-5 tuổi tại Trường Mầm non Hoàng Lan

SKKN Một số biện pháp tổ chức tốt các hoạt động Khám phá khoa học về thí nghiệm thực hành cho trẻ 4-5 tuổi tại Trường Mầm non Hoàng Lan
 Người thực hiện: Vĩnh Huyền Bảo Trân - Trần Thị Tố Nga
 “Một số biện pháp tổ chức tốt các hoạt động Khám phá khoa học về thí
 nghiệm thực hành cho trẻ 4-5 tuổi tại trường mầm non Hoàng Lan”.
 3. Ngày giải pháp được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử
 Giải pháp này đã được áp dụng, từ tháng 01 năm 2021 đến nay.
 4. Tình trạng của giải pháp đã biết:
 Như chúng ta đã biết Khám phá khoa học là một trong những môn học mà trẻ 
thấy hứng thú và ưa thích nhất trong tất cả các môn học của lứa tuổi mầm non.Bởi 
khám phá đáp ứng nhu cầu tâm sinh lý của trẻ giúp trẻ được là chính mình, được đặt 
ra câu hỏi, được trả lời câu hỏi, được tự tay mình làm nên điều kì diệu mà chính trẻ 
cũng không ngờ đến. Hoạt động này giúp trẻ hình thành các nhận thức về các sự vật 
hiện tượng xung quanh và quan trọng hơn là sự giáo dục thái độ ứng xử đúng đắn với 
thiên nhiên, còn giúp trẻ phát triển toàn diện và hình thành các kĩ năng quan sát, tư 
duy, phân tích, tổng hợp, khái quát các sự vật, hiện tượng xung quanh trẻ trong thời 
gian dịch bệnh Covid -19 hiện nay.
 Trẻ độ tuổi 4-5 tuổi trẻ thích tìm tòi khám phá nhằm để giải đáp những tò mò đó 
là những khó khăn của trẻ mầm non.Khi trẻ được trực tiếp làm thí nghiệm với các vật 
mà mình đang học quả là một điều thích thú đối với trẻ. Thật vậy, cứ để cho trẻ được 
hoạt động, được trải nghiệm, được thử đúng-sai và cuối cùng trẻ tìm ra một kết quả 
nào đó sẽ là một điều kì diệu, lý thú đối với trẻ
 Thông qua việc cho trẻ làm các thí nghiệm thực hành, đòi hỏi trẻ phải sử dụng 
tích cực các giác quan. Chính vì vậy sẽ phát triển ở trẻ năng lực quan sát, khả năng 
phân tích, so sánh tổng hợp, nhờ vậy khả năng cảm nhận của trẻ nhanh nhạy chính 
xác, những biểu tượng kết quả trẻ thu nhận được trở nên cụ thể và sinh động hẫp dẫn 
hơn. Tuy nhiên, nội dung và đối tượng cho trẻ làm quen cần được chọn lọc, nội dung 
cho trẻ khám phá thử nghiệm đảm bảo cung cấp cho trẻ những kiến thức đơn giản, 
gần gũi và đặc biệt là phải an toàn về quy trình thực hiện.
 Từ tầm quan trọng của việc tổ chức các hoạt động khám phá cho trẻ, tuy nhiên 
làm thế nào để phát triển tốt nhất các kỹ năng của trẻ? Sau khi nghiên cứu bản thân 
tôi, bằng kinh nghiệm nhiều năm đứng lớp, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ giáo 
dục, chúng tôi suy nghĩ, tìm tòi các thí nghiệm phù hợp với độ tuổi khối mẫu giáo 
Nhỡ đưa vào trong các hoạt động để trẻ có hội được trải nghiệm, khám phá khoa học 
một cách tự nhiên, hiệu quả, giúp trẻ hứng thú, thỏa mãn tính tò mò, ham hiểu biết, 
thúc đẩy trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động học tập, vui chơi và trải nghiệm khi 
trẻ ở tại nhà cùng với cha mẹ mình. Xuất phát từ những lí do trên chúng tôi chọn đề 
tài “Một số biện pháp tổ chức tốt các hoạt động Khám phá khoa học về thí nghiệm 
thực hành cho trẻ 4-5 tuổi tại trường mầm non Hoàng Lan”
 Từ những thực trạng của trường chúng tôi rút ra một số thuận lợi khó khăn như 
 2 Người thực hiện: Vĩnh Huyền Bảo Trân - Trần Thị Tố Nga
 “Một số biện pháp tổ chức tốt các hoạt động Khám phá khoa học về thí
 nghiệm thực hành cho trẻ 4-5 tuổi tại trường mầm non Hoàng Lan”.
 5. Mô tả giải pháp:
 a) Mục đích của giải pháp
 Phát triển khả năng quan sát, kích thích tính tò mò ham tìm hiểu của trẻ qua các 
thí nghiệm giúp trẻ khám phá được nhiều điều mới lạ ở thể giới xung quanh trẻ.
 b) Nội dung của giải pháp
 Để thực hiện được mục tiêu của mình, chúng tôi cần có những biện pháp phù 
hợp, cần thiết và mang lại hiệu quả cho chính mục đích trọng tâm mà chúng tôi đang 
thực hiện. Các biện pháp mà chúng tôi cần thực hiện đó là:
 Biện pháp 1: Hãy dành thời gian cho hoạt động khám phá khoa học.
 Hầu hết giáo viên mầm non đều nói, họ không có thời gian để đầu tư chuẩn bị 
các điều kiện thí nghiệm để dạy hoạt động khám phá khoa học. Đây chính là trở ngại 
lớn nhất, để dạy trẻ khám phá khoa học một cách có hiệu quả, giáo viên phải có kế 
hoạch định sẵn trước một khoảng thời gian cho việc này. Thời gian ở đây không chỉ 
là truyền đạt nội dung kiến thức mà còn là thời gian để chuẩn bị tốt các điều kiện làm 
thí nghiệm cho trẻ quan sát.
 Ví dụ 1: Thí nghiệm “Về những hạt đỗ nhỏ”.
 Chuẩn bị: Một số hạt đậu, khăn ẩm, hộp nhựa lớn và nhỏ...
 Tiến hành: Cho mỗi trẻ một hạt đậu, bỏ nó vào trong một khăn ẩm và để nó ở 
trong một cái hộp nhỏ. Trẻ sẽ đoán thử xem điều gì sẽ xảy ra với hạt đậu. Trẻ luôn cất 
giữ hạt đậu của mình ở nơi dễ quan sát và theo dõi sự thay đổi hàng ngày. Sau vài 
ngày trẻ sẽ nhận ra là hạt đậu đã nảy mầm. Sau đó phụ huynh cho trẻ thảo luận và trẻ 
sẽ hiểu ra là hơi ẩm trong khăn ướt làm cho những hạt đậu con nẩy mầm. Và chuẩn 
bị một hộp nhựa to đổ đất sẵn, cho cháu bỏ hạt nẩy mầm vào và nhắc nhỡ trẻ quan sát 
về sự phát triển của cây trong những ngày tiếp theo
 Ví dụ 2: Thí nghiệm “Về những cây lúa”.
 Chuẩn bị: Lúa, thau, nước, chậu, đất..
 Tiến hành: Cho mỗi trẻ một ít hạt lúa, bỏ nó vào trong một một thau nước và 
ngâm nó, sau đó cho trẻ gieo nhũng hạt lúa vào chậu có đất ẩm. Trẻ sẽ đoán thử xem 
điều gì sẽ xảy ra với những hạt lúa đó. Trẻ luôn cất giữ chậu lúa của mình ở nơi dễ 
quan sát và theo dõi sự thay đổi hàng ngày. Sau vài ngày trẻ sẽ nhận ra là những hạt 
lúa mọc lên như thế nào? Tương tự phụ huynh cho trẻ thảo luận và hiểu ra vì sao cây 
lúa mọc lên khỏi mặt đất. Cho trẻ quan sát về sự phát triển của cây trong những ngày 
tiếp theo.
 4 Người thực hiện: Vĩnh Huyền Bảo Trân - Trần Thị Tố Nga
 “Một số biện pháp tổ chức tốt các hoạt động Khám phá khoa học về thí
 nghiệm thực hành cho trẻ 4-5 tuổi tại trường mầm non Hoàng Lan”.
 Làm thế nào để bắt được không khí? Lúc này cháu đưa ra rất nhiều ý kiến lấy ly, 
lấy chai, lấy lon, lấy hộp... để bắt không khí.
 Hướng dẫn cho phụ huynh phát cho trẻ một bao Ni lông và yêu cầu “Hãy bắt và 
nhốt không khí vào bao Ni lông”. Trẻ cùng với phụ huynh thực hiện một cách khác 
nhau, nắm bắt không khí xung quanh bỏ vào bao, với không khí cho vào bao...Nhưng 
trẻ vẫn chưa thấy gì trong bao, thì tiếp tục gợi ý “ trẻ hãy làm cách nào để bao ni lông 
phình to lên đi”. Lúc này trẻ phát hiện là mình phải thổi hơi vào bao Ni lông và muốn 
giữ hơi trong bao thì phải xoắn hay cột bao lại.
 Giải thích: “Không khí đang ở trong bao trong bao Ni lông của trẻ đấy”.Tương 
tự cô phối hợp với phụ huynh cho trẻ chơi với không khí.
 Phát cho trẻ một cây tăm và hướng dẫn cháu đâm vào bao Ni lông, cháu sẽ thấy 
hơi thoát ra.
 Nói: con sẽ thấy đó là không khí đấy.
 Khi chơi trẻ thấy hứng thú và cảm nhận được con người nhờ có không khí mới 
sống được, mới thở được và tất cả mọi vật cũng cần có không khí mới sống được và 
phát triển tốt.
 Từ ví dụ minh họa một hoạt động thí nghiệm đơn giản chúng ta phải tìm tòi, sưu 
tầm và tổ chức thường xuyên cho trẻ hoạt động khám phá để tạo sự hứng thú, say mê 
trong học tập và nắm bắt kiến thức một cách vững vàng, chính xác.
 * Thí nghiệm “Trứng chìm - trứng nổi”
 Tôi cho cháu làm thí nghiệm: đổ muối vào hai ly nước, lượng nước hai ly bằng 
nhau, riêng lượng muối thì khác nhau, khuấy đều sẽ thấy trứng có quả nổi, quả chìm....
 Trẻ thực hiện: Bỏ trứng vào 2 ly nước
 Ly A trứng nổi, ly B trứng chìm
 Cho cháu tìm ra nguyên nhân. Thử ly nước A sao thấy mặn quá, thử ly nước B 
không mặn bằng hoặc bạn đổ vào ly A bao nhiêu thìa muối, đổ vào ly B bao nhiêu 
thìa muối..
 Từ đó cháu suy ra: Vì ly B ít muối nên trứng không thể nổi lên được, muốn 
trứng nổi lên phải làm gì? (Cháu thỏa thuận với nhóm là phải thêm muối vào ly B.)
 Vậy trứng ở trong nước muối có nổi được không? Trứng còn nổi được ở đâu nữa 
không? Mở rộng với nước đường, dầu thực vật ... tiếp tục cho trẻ khám phá
 Mỗi khi cháu khám phá ra điều gì, ta cho cháu ghi kết quả bằng kí hiệu mà cô 
 6 Người thực hiện: Vĩnh Huyền Bảo Trân - Trần Thị Tố Nga
 “Một số biện pháp tổ chức tốt các hoạt động Khám phá khoa học về thí
 nghiệm thực hành cho trẻ 4-5 tuổi tại trường mầm non Hoàng Lan”.
 Hỏi trẻ tại sao nước lạnh trong lọ dầu không dâng lên mà lọ nước nóng nước 
màu lại dâng lên?
 * Giải thích: Nước nóng nhẹ hơn nước lạnh, vì vậy nó dâng lên và nổi trên mặt 
vại
 Trẻ quan sát tiếp: một lát sau nước trong 2 vại đều đồng màu với nhau
 * Giải thích nước nóng nguội xuống trộn đều với nước lạnh nên màu hòa lẫn 
vào nhau....
 * Thí nghiệm với không khí
 Ví dụ: Nến cháy nhờ khí gì?
 Mục đích: Cần cho trẻ nhận biết không khí xung quanh. Trẻ nhận biết nến cháy 
nhờ có khí ôxi. Khi khí ôxi hết thì nến sẽ bị tắt.
 Chuẩn bị: Nến, hộp quẹt, đất sét dẻo, chậu nước, vại thủy tinh lớn và nhỏ
 Tiến hành:
 Bước 1:
 Cho trẻ quan sát và gọi tên các đồ dùng của cô đã chuẩn bị
 Hỏi trẻ: gắn nến lên đĩa bằng cách nào?
 Sau khi gắn xong đặt đĩa nến vào 1 cái chậu thủy tinh
 Bước 2:
 Cô đổ nước vào trong chậu thủy tinh. Nến phải cao hơn so với mặt nước. Hỏi 
trẻ: Vì sao cây nến phải cao hơn mặt nước? (để khi đốt nến lên, nến không bị nước 
làm tắt)
 Cô lấy vại thủy tinh nhỏ (cao hơn cây nến). Gắn vào đầu mép lọ 2 cục đất sét to.
 Hỏi trẻ: cô sẽ làm gì tiếp?
 Bước 3:
 Cô thắp nến lên.
 Cô đặt úp lọ thủy tinh lên cây nến. Dùng bút lông đánh dấu mặt nước dâng lên 
trong lọ thủy tinh.
 Hỏi trẻ: vì sao phải gắn đất sét vào miệng lọ thủy tinh? (đổ nước tràn vào lọ)
 Cho trẻ quan sát hiện tượng xảy ra: cây nến cháy một lúc rồi sẽ tắt. Và nước 
trong lọ sẽ dâng cao lên trong lọ thủy tinh.
 * Giải thích: khi nến cháy, nó chỉ lấy khí ôxi trong lọ. Khi khí ôxi cháy hết thì 
 8 Người thực hiện: Vĩnh Huyền Bảo Trân - Trần Thị Tố Nga
 “Một số biện pháp tổ chức tốt các hoạt động Khám phá khoa học về thí
 nghiệm thực hành cho trẻ 4-5 tuổi tại trường mầm non Hoàng Lan”.
 Nhốt không khí vào bao Ni lông; Thổi nước ra khỏi chai; Bong bóng đứng dậy, 
vì sao nến cháy được...
 Trò chơi thí nghiệm với nam châm.
 Chơi câu cá; Nam châm sẽ hút gì; Búp bê giấy biết đi.
 Trò chơi thí nghiệm về cây và hạt.
 Cây xanh mọc trong nhà có cần ánh sáng không? Quan sát chồi non và sự nảy 
mầm của cây, cây cần gì để lớn...
 Trò chơi thí nghiệm về âm thanh:
 Thử nghiệm để lấy âm thanh đi qua không khí bằng cách nói chuyện thông qua 
ống dây, ống dây có hình dạng cuộn tròn. Cô cho trẻ tạo một điện thoại bằng 2 ly 
giấy, gắn với một sợi dây dài thông qua điểm tâm của mỗi ly. Kéo dây chặt và cho trẻ 
nói chuyện với nhau. Mở rộng ra cô cho trẻ tìm hiểu các loại nhạc cụ để thấy âm thanh 
được tạo ra: bộ gõ, đàn phím, đàn dây.
 Trò chơi thí nghiệm về ánh sáng:
 “Thả cá vào chậu, thả chim vào lồng, cho khỉ leo cây” để trẻ hiểu với tốc độ của 
ánh sáng sẽ thay đổi các vật.
 Biện pháp 5: Phối hợp với phụ huynh để tổ chức các hoạt động khám phá 
khoa học về thí nghiệm thực hành tại nhà
 Hiện nay trong trường mầm non, kinh phí dành cho hoạt động này chưacó. Việc 
cho trẻ thực hiện các thí nghiệm lại phải sử dụng nhiều nguyên liệu khác nhau như: 
Dầu ăn, trứng, đường, muối, Sirô.Vì vậy khi thực hiện đề tài này tôi đã thực hiện phối 
hợp vớí nhà bếp, các ban đại diện phụ huynh các lớp để đóng góp các nguyên liệu 
giúp trẻ thực hành có nội dung phong phú hơn. Cụ thể với các nguyên liệu như: Nến, 
nước siro, dầu ăn hay một số nguyên vật liệu khác. Tôi đã trao đổi kế hoạch về nội 
dung hình thức, cách làm và thời gian cho trẻ thực hiện thí nghiệm để BDĐ CMHS 
hiểu được mục đích yêu cầu và hiệu quả của thí nghiệm, từ đó có sự hỗ trợ cho các 
hoạt động khám phá tại lớp.
 Sau khi được sự hỗ trợ tôi sẽ lên kế hoạch tổ chức các hoạt động thí nghiêm tại 
lớp và hướng dẫn cho phụ huynh giúp trẻ luyện tập thêm hay thực hiện một số thí 
nghiệm đơn giản ngay tại nhà. Để bố mẹ và các con cùng được thử sức với thí nghiệm 
đó, bố mẹ cùng con cái chơi và làm thí nghiệm thì chắc chắn trẻ sẽ rất vui và hứng 
thú. Vì vậy sau mỗi giờ học thí nghiệm tôi luôn ghi lại những đồ dùng, cách thực hiện 
thí nghiệm đơn giản mà phụ huynh có thể chuẩn bị được để học thực hiện ngay tại 
 10

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_to_chuc_tot_cac_hoat_dong_kham_pha_kho.docx
  • pdfSKKN Một số biện pháp tổ chức tốt các hoạt động Khám phá khoa học về thí nghiệm thực hành cho trẻ 4-.pdf