SKKN Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm ngoài trời cho trẻ 4-5 tuổi tại Trường Mầm non Lãng Công

Qua hoạt động trải nghiệm ngoài trời trẻ nhận thức được thế giới xung quanh bằng cách tiếp xúc, tìm hiểu, khám phá và quan tâm đến những gì xẩy ra ở cuộc sống xung quanh mình. Trẻ thoả mãn nhu cầu hoạt động, nhu cầu tìm hiểu, khám phá của trẻ. Hoạt động trải nghiệm ngoài trời tạo cho trẻ sự nhanh nhẹn và tự nhiên đồng thời trẻ tự tin, mạnh dạn trong cuộc sống, góp phần tích cực trong sự phát triển toàn diện của trẻ.
Nhận thức được vai trò đó tôi thấy việc đổi mới hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm ngoài trời cho trẻ là một vấn đề cấp thiết và cần phải thực hiện ngay tại lớp của mình. Năm học này tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài “Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm ngoài trời cho trẻ 4-5 tuổi” làm đề tài sáng kiến cho năm học.
docx 18 trang skmamnon 15/08/2024 1540
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm ngoài trời cho trẻ 4-5 tuổi tại Trường Mầm non Lãng Công", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm ngoài trời cho trẻ 4-5 tuổi tại Trường Mầm non Lãng Công

SKKN Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm ngoài trời cho trẻ 4-5 tuổi tại Trường Mầm non Lãng Công
 như giúp trẻ tăng cường sức khỏe và thể lực. Được vui chơi ngoài trời là khoảng 
thời gian vô cùng quý giá đối với sự phát triển của trẻ mà ít thời điểm sinh hoạt 
nào khác có thể so sánh được. Chơi ngoài trời là khoảng thời gian trẻ được thỏa 
mãn thực hiện các vận động giải phóng năng lượng. Không gian chơi ngoài trời 
có rất nhiều lợi thế cho việc tổ chức các hoạt động đa dạng, tích cực của trẻ mà 
điều kiện trong phòng không thể đáp ứng được.
 Qua hoạt động trải nghiệm ngoài trời trẻ nhận thức được thế giới xung quanh 
bằng cách tiếp xúc, tìm hiểu, khám phá và quan tâm đến những gì xẩy ra ở cuộc 
sống xung quanh mình. Trẻ thoả mãn nhu cầu hoạt động, nhu cầu tìm hiểu, khám 
phá của trẻ. Hoạt động trải nghiệm ngoài trời tạo cho trẻ sự nhanh nhẹn và tự 
nhiên đồng thời trẻ tự tin, mạnh dạn trong cuộc sống, góp phần tích cực trong sự 
phát triển toàn diện của trẻ.
 Nhận thức được vai trò đó tôi thấy việc đổi mới hình thức tổ chức hoạt động 
trải nghiệm ngoài trời cho trẻ là một vấn đề cấp thiết và cần phải thực hiện ngay 
tại lớp của mình. Năm học này tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài “Một số biện pháp 
tổ chức hoạt động trải nghiệm ngoài trời cho trẻ 4-5 tuổi” làm đề tài sáng kiến 
cho năm học.
 2. Tên sáng kiến: “ Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm ngoài 
trời cho trẻ 4-5 Tuổi ”
 3. Tác giả sáng kiến:
 - Họ Và tên: Lương Thị Tơ
 - Giới tính: Nữ
- Ngày, tháng, năm sinh: 20/02/1986
- Trình độ chuyên môn: Đại học
- Địa chỉ tác giả sáng kiến: Giáo viên Trường mầm non Lãng công
- Số điện thoại: 097 4512228, E mail: luongthitovp@gmail.com
- Họ Và tên: Lê Thị Minh Hảo
- Giới tính: Nữ
- Ngày, tháng, năm sinh: 02/11/1993
- Trình độ chuyên môn: Đại học
- Địa chỉ tác giả sáng kiến: Giáo viên Trường mầm non Lãng công
- Số điện thoại: 033 6274843, E mail: lehao1993.hpu2@gmail.com
 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Đồng tác giả
- Họ Và Tên:
 2 - Không gian, môi trường khi để chức hoạt động trải nghiệm ngoài trời còn chưa 
thật sự phong phú, đa dạng.
Về giáo viên:
- Giáo viên còn thiếu, nhiều lớp chỉ có 1 cô/ lớp.
- Giáo viên chưa có sự sáng tạo, linh hoạt trong việc tổ chức hoạt động trải nghiệm 
ngoài trời cho trẻ. Chưa khai thác triệt để các điều kiện tự nhiên sẵn có ở xung 
quanh trẻ. Mặt khác giáo viên thì cũng đã thực hiện dạy trẻ theo hướng giáo dục 
lấy trẻ làm trung tâm nhưng chưa thật sự lấy trẻ làm trung tâm. Đa số các hoạt 
động học vẫn theo hướng của cô nhiều hơn .
Về trẻ:
- Khả năng chú ý, tập trung chưa cao, trẻ dễ dàng tham gia vào bất cứ hoạt động 
nào nhưng cũng rất nhanh chán và sớm bỏ cuộc.
Về phụ huynh: Nhận thức của một số phụ huynh còn xem nhẹ, chưa thực sự quan 
tâm về tầm quan trọng của hoạt động trải nghiệm ngoài trời cho trẻ. Đa số phụ 
huynh trong xã sống bằng nghề nông nghiệp nên điều kiện kinh tế còn khó khăn, 
vì vậy việc đóng góp hay mua sắm đồ dùng đồ chơi, trang thiết bị cho trẻ hoạt 
động ngoài trời còn hạn chế. Qua khảo sát thực trạng tình hình thực tế trẻ ở lớp 4 
tuổi A1 trong năm học 2022-2023. Chúng Tôi tiến hành khảo sát trên 30 trẻ vào 
thời điểm tháng 9/2022 khi chưa áp dụng các biện pháp như sau:
 Nội dung SL Đạt Chưa đạt
 Số trẻ Tỷ lệ Số trẻ Tỷ lệ
 Sự tự tin, khả năng 30 20 67% 10 33%
 giao tiếp
 Hiểu biết về thế giới 30 19 63% 11 37%
 xung quanh
 Tính tò mò ham hiểu 30 18 60% 12 40%
 biết
 Trẻ biết phối hợp 30 18 60% 12 40%
 nhóm
 Hoạt động lao động, 30 19 63% 11 37%
 chăm sóc cây
 Từ bảng khảo sát trên cho thấy tỉ lệ phần trăm sự tự tin, khả năng giao tiếp, sự 
hiểu biết về thế giới xung quang, tính tò mò ham hiểu biết, sự phối hợp nhóm, 
hoạt động lao động, chăm sóc cây của trẻ còn thấp. 
 4 phú hấp dẫn để cho trẻ trải nghiệm. Với môi trường hoạt động trải nghiệm ngoài 
trời chúng tôi đã tận dụng hết mọi khoảng không gian để xây dựng một cách khoa 
học. Cụ thể chúng tôi cùng đồng nghiệp đã xây dựng môi trường ngoài trời và 
một số khu vui chơi ngoài trời cho trẻ được trải nghiệm như sau:
 Sắp xếp, bố trí lại khu trải nghiệm vận động: Chúng tôi đã cùng với giáo viên 
trong trường tạo khuôn viên ngoài trời thoáng đãng, rộng rãi cho trẻ vui chơi để 
phát triển thể chất, nhận thức thông qua sắp xếp các đồ chơi theo từng khu vực 
riêng như khu đồ chơi vận động, ném bóng, đá bóng, đu quay, cầu trượt, ném 
vòng cổ trai, khu trải nghiệm chơi cát, sỏi, chợ quê, vườn cổ tích, .... trẻ được trải 
nghiệm tập luyện hàng ngày giúp trẻ nhanh nhẹn, dẻo dai, rèn luyện khả năng 
khéo léo, linh hoạt, mạnh dạn, tự tin... Như vậy, Chúng tôi đã tạo không được 
không gian mới lạ, rộng rãi, an toàn, hấp dẫn, đồng thời với nhiều khu vực chơi 
như vậy sẽ tạo ra nhiều cơ hội chơi cho trẻ cho trẻ vui chơi trải nghiệm thoải mái 
mà ko bị gò bó nhàm chán.
 (Hình ảnh trẻ chơi đá bóng, chơi cát, sỏi)
 6 Bên cạnh việc sắp xếp bố chí không gian thì chúng tôi còn tham mưu với ban 
giám hiệu nhà trường phân công lệch giờ chơi cho các khối lớp theo từng khu vực 
chơi, phối hợp với GV lớp khác để trẻ được giao lưu chia sẻ, cùng nhau khám phá 
trải nghiệm tạo cho trẻ một môi trường xã hội bên ngoài lớp học thật phong phú.
 Môi trường cho trẻ hoạt động là nơi mà ở đó trẻ có thể hoạt động tích cực, 
đáp ứng được nhu cầu của trẻ, môi trường chơi hợp lý sẽ giúp trẻ tìm tòi, khám 
phá và phát hiện những điều mới lạ, hấp dẫn, từ đó các kiến thức, kỹ năng của trẻ 
sẽ được hình thành. Vì vậy môi trường giáo dục phải thực sự an toàn và có tính 
thẩm mỹ cao. trước khi tổ chức cho trẻ chơi thì việc đầu tiên là tạo bầu không khí 
thoải mái: Đối với trẻ nhỏ, sự động viên khích lệ của người lớn trước khi làm một 
việc gì đó là rất quan trọng, nó tạo cho trẻ sự thoải mái, tự tin vào bản thân, trẻ 
dám nghĩ dám làm, và dám nói ra những điều trẻ quan sát phát hiện ra, nếu bầu 
không khí không được thoải mái trẻ sẽ không dám nêu lên những điều trẻ khám 
phá được vì trẻ sợ, nếu sai sẽ bị la, nên việc tạo cho trẻ có tâm thế thoải mái khi 
quan sát sẽ giúp giờ học trở nên sôi động, giúp trẻ tích cực hơn trong giờ khám 
phá đạt kết quả cao. Chúng tôi luôn chú trọng đến việc tạo cho trẻ cảm giác thoải 
mái, bầu không khí vui tươi, tạo ra sự gần gũi thân thiện giữa cô và trẻ, để trẻ 
được hoạt động, trải nghiệm từ đó trẻ có thể tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng, 
tự nhiên hơn.
 7.1.2: Biện pháp 2: Sáng tạo đồ dùng, đồ chơi, trò chơi cho trẻ hoạt động 
trải nghiệm ngoài trời.
 Để kích thích trẻ, giúp trẻ tập trung chú ý khi đến với hoạt động trải nghiệm 
ngoài trời thì đồ dùng, đồ chơi và trò chơi phục vụ cho trẻ là một yếu tố rất quan 
trọng. Vì vậy phải lựa chọn đồ dùng đồ chơi, trò chơi sao cho phù hợp với khả 
năng, độ tuổi, tâm sinh lí của trẻ.
 Bên cạnh việc lựa chọn được những trò chơi, đồ chơi phù hợp, tạo ra nhiều 
cơ hội cho trẻ trải nghiệm. Chúng tôi luôn chú trọng công tác chuẩn bị đồ dùng 
đồ chơi, nguyên vật liệu để trẻ tham gia các hoạt động trải nghiệm như: Các đồ 
chơi cần thiết, các đồ dùng, dụng cụ cho trẻ tham gia lao động, những đồ chơi cho 
trẻ chơi cát, sỏi, nước, hột hạt, lá cây, dụng cụ cho trẻ làm thí nghiệm
 Ngoài những đồ dùng đồ chơi có sẵn chúng tôi còn sưu tầm nhiều nguyên vật 
liệu sẵn có từ thiên nhiên về làm đồ chơi như: Dây chạc, Thùng catton, xốp, lốp 
xe đạp, xe máy, chai nhựa, vỏ hộp bánh, hộp sữa, các loại hạt, vỏ ốc, vỏ ngao, ống 
chỉ, tăm tre, gỗ Tất cả những nguyên vật liệu cần đảm bảo an toàn, không gây 
độc hại, không sắc nhọn, không nặng nề đối với trẻ.
 8 Để đồ dùng đồ chơi thêm phong phú, tôi tuyên truyền vận động phụ huynh 
ủng hộ các nguyên vật liệu để làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ tham gia vào các 
hoạt động trải nghiệm như phụ huynh ủng hộ những lốp xe ô tô, xe máy sơn 
màu để trang trí các khu vực chơi, thùng xốp, chai lọ, ống tre để trẻ ươm hạt, 
trồng rau, trồng hoa
 (Hình ảnh tận dụng các lốp xe,ống tre để làm góc thiên nhiên cho trẻ )
 Để trẻ hứng thú hơn vào các hoạt động trải nghiệm ngoài trời, chúng tôi đã 
sưu tầm, sáng tạo ra các trò chơi có nội dung mới, hấp dẫn trẻ để trẻ được thoả 
mãn nhu cầu vui chơi. 
Ví dụ: Trò chơi bắt đuôi, đua vịt, chim đổi lồng, bắn súng, đổi chỗ cho bạn, bẫy 
cá sấu lên bờ
Ví dụ 3: Trò chơi “ bắt đuôi”. Chúng Tôi chuẩn bị mỗi trẻ một chiếc đuôi xinh 
xắn bằng len đủ màu sắc, trẻ sẽ được lựa chon chiếc đuôi theo ý thích. Trẻ dùng 
những chiếc đuôi lận vào lưng quần của mình làm đuôi thỏ, mèo tuỳ ý. Khi có 
tiếng nhạc vang lên thì các bạn nhanh chân chạy bắt lấy cái đuôi của bạn, nhưng 
đừng quên giữ cái đuôi của mình.
 Bằng Cách sáng tạo ra đồ chơi, trò chơi cho trẻ khi tham gia hoạt động trải 
nghiệm ngoài trời đã góp phần cho kho tư liệu trò chơi, đồ chơi của bản thân 
chúng tôi phong phú hơn và trẻ hứng thú và có nhiều cơ hội để tham gia các hoạt 
động trải nghiệm, khám phá hơn.
 10 Trẻ chơi đồ hình lá cây chắc chắn rằng, sau những hoạt động được liên kết 
với nhau từ đầu đến cuối như vậy, trẻ không chỉ phân biệt được thật tốt các loại 
lá cây mà còn biết thật nhiều trò chơi có thể chơi cùng với những chiếc lá. Cũng 
qua đó trẻ sẽ chẳng bao giờ còn nhầm lẫn các loại lá mà trẻ đã được trải nghiệm.
 Bên cạnh việc cho trẻ khám phá và trải nghiệm chơi với lá cây thì cô còn gợi 
ý và cách chơi với các loại hạt. Cô cho trẻ nhặt quả rụng sau đó ươm trồng vào 
đất, tưới nước và những ngày sau tiếp tục chăm sóc, quan sát đến khi hạt nảy mầm 
phát triển.Từ đó sẽ giúp trẻ rèn sự khéo léo của đôi bàn tay, phát triển được trí 
tưởng tượng, biết vận dụng nguyên vật liệu tự nhiên để tạo ra sản phẩm.
Ví dụ 2: Cho trẻ tham gia trải nghiệm hoạt động “sự kỳ diệu của hoa giấy”
Chuẩn bị: Cô chuẩn bị những bông hoa bằng giấy, chậu nước, giấy, bút màu 
Cách thực hiện: Cô cho trẻ tô màu, gập những cánh hoa lại sau đó thả vào chậu 
nước và cho trẻ đoán xem hiện tượng gì sẽ sảy ra? Vì sao hoa giấy nở trong nước?
 (Hình ảnh trẻ làm thí nghiệm “Sự kỳ diệu của hoa giấy”)
Với những trải nghiệm trẻ được tự tay làm sản phẩm thì trẻ sẽ rất tò mò, chờ đón 
kết quả.Từ đó trẻ sẽ tập trung chú ý, hứng thú hơn trong khi tham gia vào hoạt 
động.
 12 Từ những hoạt động mà trẻ được trải nghiệm, thực hành, khám phá như trên 
thì chúng tôi đã cung cấp được các kiến thức cần thiết về thế giới xung quanh cho 
trẻ, giúp trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt, và hơn thế nữa là trẻ có thể vận dụng 
thực hành chơi ở nhà cùng anh chị, người thân
 7.1.4. Biện pháp 4: Tuyên truyền, phối kết hợp với phụ huynh:
 Để nâng cao nhận thức của phụ hunh về vai trò của hoạt động trải nghiệm 
ngoài trời cho trẻ. Từ việc xây dựng góc tuyên truyền cũng như trao đổi trực tiếp, 
thường xuyên gửi hình ảnh, video khi các con tham gia hoạt động ngoài trời của 
trẻ lên nhóm zalo lớp và tổ chức các hoạt động trải nghiệm ngoài trời để mời phụ 
huynh tham gia cùng. Chúng tôi nhận thấy phụ huynh rất hứng thú theo dõi con 
em mình. Đồng thời chúng tôi cũng đưa ra một số những khó khăn, hạn chế của 
trường của lớp, để các bậc phụ huynh chung tay ủng hộ, giúp đỡ cùng nhà trường, 
cô giáo tạo môi trường tốt cho trẻ hoạt động.
 Qua việc tuyên truyền và phối kết hợp cùng với các bậc phụ huynh chúng tôi 
nhận thấy sự quan tâm và ủng hộ nhiệt tình của các bậc phụ huynh như: Phụ huynh 
cùng cô giáo và trẻ sưu tầm nguyên vật liệu, phế liệu sẵn có ở địa phương, bìa 
cotton, các đồ nhựa chai lọ...., bên cạnh đó có một số phụ huynh cùng cô xây dựng 
môi trường trong và ngoài lớp, từ việc làm cụ thể đó phụ huynh cũng nắm bắt 
được nhu cầu cũng như mọi hoạt động của trẻ, và khi về nhà phụ huynh có thể 
giúp trẻ tự hoạt động và trải nghiệm khám phá thông qua các công việc vừa với 
sức của trẻ ngoài các hoạt động ở lớp. Đặc biệt nắm bắt được kế hoạch cũng như 
nhìn thấy được những điều kiện của trường của lớp. Từ đó phụ huynh tin yêu cô 
và có nhận thức đúng đắn về vai trò của việc tổ tổ chức hoạt động vui chơi ngoài 
trời cho trẻ.
 7.2. Về khả năng áp dụng của sáng kiến: 
 “Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm ngoài trời cho trẻ 4-5 tuổi” 
được áp dụng cho tất cả các lớp mẫu giáo 4-5 tuổi trong trường mầm non Lãng 
Công. Chúng tôi đã phổ biến trong giờ sinh hoạt chuyên môn tổ và trong giờ sinh 
hoạt chuyên môn cho giáo viên trong trường. Khi đi vào thực hiện đã được đánh 
giá cao. Ngoài ra sáng kiến kinh nghiệm này có thể áp dụng rộng rãi cho tất cả 
các giáo viên trong và ngoài huyện khi thực hiện các hoạt động tổ chức vui chơi 
ngoài trời cho trẻ mầm non.
 8. Những thông tin cần được bảo mật: Không có.
 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
 Với thực tế hiện nay, ngày càng nhiều trẻ tự kỷ, không có các kĩ năng xã hội 
thì “biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm ngoài trời cho trẻ 4-5 tuổi” trong 
 14

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_to_chuc_hoat_dong_trai_nghiem_ngoai_tr.docx