SKKN Một số biện pháp tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi
Thông qua hoạt động tạo hình giúp trẻ mở rộng hiểu biết, phát triển khả năng tri giác, hình thành ở trẻ khả năng tư duy, phát triển xúc cảm - tình cảm - nhân cách - trí tuệ - sự khéo léo - tính kiên trì.
Đặc biệt là phát triển thẩm mỹ - nghệ thuật. Tính sáng tạo phản ánh thế giới xung quanh một cách tích cực, biết yêu quý và trân trọng cái đẹp ( tình yêu con người, yêu thiên nhiên, con vật, cỏ cây, hoa lá ...).
Nó là phương tiện hữu hiệu giúp cho cô và trẻ trong việc tổ chức các hoạt động các môn học khác có liên quan trong chương trình dạy và học của lứa tuổi mầm non, có ảnh hưởng mạnh mẽ tới cuộc sống hàng ngày của con người.
Môn dạy trẻ hoạt động tạo hình đóng vai trò vô cùng quan trọng trong chương trình học tập của trẻ, cũng như các hoạt động khác. Chính vì thế là một giáo viên mầm non tôi muốn được nâng cao nhận thức của bản thân đồng thời góp một phần nhỏ bé của mình vào việc nâng cao chất lượng giáo dục trẻ phát triển toàn diện trong đó đi sâu vào lĩnh vực phát triển thẩm mỹ.
Với mục đích chung của giáo dục mầm non thì hoạt động giáo dục tạo hình là một bộ phận của văn hoá tinh thần, nó gắn liền với những kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo và thể hiện nghệ thuật. Thông qua hoạt động tạo hình đem đến cho trẻ ấn tượng về cái đẹp và những cảm xúc chân thật, những phẩm chất tốt đẹp của nhân cách con người.
Hoạt động tạo hình chính là một thứ ngôn ngữ riêng để trẻ biểu lộ tình cảm, tiếng nói của mình với mọi người xung quanh. Để tạo ra một sản phẩm đẹp trước hết trẻ phải hiểu về cái đó, có tình cảm với nó và có kỹ năng tạo ra nó, thì trẻ mới hoàn thành sản phẩm đó được.
Hoạt động tạo hình là một hoạt động có đầy đủ điều kiện để đảm bảo sự tác động đồng bộ lên mọi mặt phát triển của trẻ về đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ, thể chất và hình thành các phẩm chất, kỹ năng ban đầu của con người.
Đặc biệt là phát triển thẩm mỹ - nghệ thuật. Tính sáng tạo phản ánh thế giới xung quanh một cách tích cực, biết yêu quý và trân trọng cái đẹp ( tình yêu con người, yêu thiên nhiên, con vật, cỏ cây, hoa lá ...).
Nó là phương tiện hữu hiệu giúp cho cô và trẻ trong việc tổ chức các hoạt động các môn học khác có liên quan trong chương trình dạy và học của lứa tuổi mầm non, có ảnh hưởng mạnh mẽ tới cuộc sống hàng ngày của con người.
Môn dạy trẻ hoạt động tạo hình đóng vai trò vô cùng quan trọng trong chương trình học tập của trẻ, cũng như các hoạt động khác. Chính vì thế là một giáo viên mầm non tôi muốn được nâng cao nhận thức của bản thân đồng thời góp một phần nhỏ bé của mình vào việc nâng cao chất lượng giáo dục trẻ phát triển toàn diện trong đó đi sâu vào lĩnh vực phát triển thẩm mỹ.
Với mục đích chung của giáo dục mầm non thì hoạt động giáo dục tạo hình là một bộ phận của văn hoá tinh thần, nó gắn liền với những kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo và thể hiện nghệ thuật. Thông qua hoạt động tạo hình đem đến cho trẻ ấn tượng về cái đẹp và những cảm xúc chân thật, những phẩm chất tốt đẹp của nhân cách con người.
Hoạt động tạo hình chính là một thứ ngôn ngữ riêng để trẻ biểu lộ tình cảm, tiếng nói của mình với mọi người xung quanh. Để tạo ra một sản phẩm đẹp trước hết trẻ phải hiểu về cái đó, có tình cảm với nó và có kỹ năng tạo ra nó, thì trẻ mới hoàn thành sản phẩm đó được.
Hoạt động tạo hình là một hoạt động có đầy đủ điều kiện để đảm bảo sự tác động đồng bộ lên mọi mặt phát triển của trẻ về đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ, thể chất và hình thành các phẩm chất, kỹ năng ban đầu của con người.
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi
Một số biện pháp tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo nhỡ 4 - 5 tuổi thế giới xung quanh, những gì làm trẻ rung động mạnh mẽ và gây cho trẻ những xúc cảm, tình cảm tích cực. Thông qua hoạt động tạo hình giúp trẻ mở rộng hiểu biết, phát triển khả năng tri giác, hình thành ở trẻ khả năng tư duy, phát triển xúc cảm - tình cảm - nhân cách - trí tuệ - sự khéo léo - tính kiên trì. Đặc biệt là phát triển thẩm mỹ - nghệ thuật. Tính sáng tạo phản ánh thế giới xung quanh một cách tích cực, biết yêu quý và trân trọng cái đẹp ( tình yêu con người, yêu thiên nhiên, con vật, cỏ cây, hoa lá ...). Nó là phương tiện hữu hiệu giúp cho cô và trẻ trong việc tổ chức các hoạt động các môn học khác có liên quan trong chương trình dạy và học của lứa tuổi mầm non, có ảnh hưởng mạnh mẽ tới cuộc sống hàng ngày của con người. Môn dạy trẻ hoạt động tạo hình đóng vai trò vô cùng quan trọng trong chương trình học tập của trẻ, cũng như các hoạt động khác. Chính vì thế là một giáo viên mầm non tôi muốn được nâng cao nhận thức của bản thân đồng thời góp một phần nhỏ bé của mình vào việc nâng cao chất lượng giáo dục trẻ phát triển toàn diện trong đó đi sâu vào lĩnh vực phát triển thẩm mỹ. Với mục đích chung của giáo dục mầm non thì hoạt động giáo dục tạo hình là một bộ phận của văn hoá tinh thần, nó gắn liền với những kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo và thể hiện nghệ thuật. Thông qua hoạt động tạo hình đem đến cho trẻ ấn tượng về cái đẹp và những cảm xúc chân thật, những phẩm chất tốt đẹp của nhân cách con người. Hoạt động tạo hình chính là một thứ ngôn ngữ riêng để trẻ biểu lộ tình cảm, tiếng nói của mình với mọi người xung quanh. Để tạo ra một sản phẩm đẹp trước hết trẻ phải hiểu về cái đó, có tình cảm với nó và có kỹ năng tạo ra nó, thì trẻ mới hoàn thành sản phẩm đó được. Hoạt động tạo hình là một hoạt động có đầy đủ điều kiện để đảm bảo sự tác động đồng bộ lên mọi mặt phát triển của trẻ về đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ, thể chất và hình thành các phẩm chất, kỹ năng ban đầu của con người. II. Cơ sở thực tiễn: 1. Đặc điểm tình hình chung: Trường mầm non A Thị trấn Văn Điển nằm ở trung tâm huyện Thanh Trì, trường đạt chuẩn quốc gia của huyện Thanh Trì. Trường được công nhận là trường chuẩn quốc gia năm 2011, nhiều năm liên tục là trường tiến tiến xuất sắc, chi bộ trong sạch vững mạnh. Năm học 2022 - 2023, Ban giám hiệu nhà trường phân công tôi cùng 2 giáo viên phụ trách lớp mẫu giáo nhỡ B1 với sĩ số 31 học sinh. 2. Thuận lợi: Lớp học sạch sẽ, thoáng mát, lớp được lắp sàn gỗ với hệ thống điều hòa hai chiều, Một số biện pháp tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo nhỡ 4 - 5 tuổi Nề nếp của trẻ là bước đầu của một tiết học, nếu chúng ta không đưa trẻ vào nề nếp thì giờ học không đạt kết quả cao. Khi trẻ có nề nếp tốt cùng với sự hướng dẫn khoa học của cô ngay ban đầu trẻ sẽ say mê với giờ học, luôn thể hiện cảm xúc, trí tưởng tượng cho hoạt đông nghệ thuật. Dựa trên kết quả khảo sát tôi đã xây dựng kế hoạch rèn nề nếp cho trẻ. VD: Kế hoạch rèn nề nếp trong một tuần như sau: Tôi xếp xen kẽ cháu mạnh dạn vớicháu nhút nhát, cháu nam xen cháu nữ. Chia trẻ làm 4 tổ, đặt tên cho tổ “ tổ 1, tổ 2, tổ 3, tổ4 ”. Tôi luôn động viên trẻ trong tiết học, uốn nắn tác phong ngồi học cho trẻ, trẻ ngồi đúng tư thế, không nói chuyện, không nói leo, nói phải xin phép cô, nói rõ ràng, mạch lạc, đủ câu,... Lập kế hoạch để trẻ được tham gia vào các hoạt động tạo hình: vẽ, nặn, xé dán, xếp hình theo từng chủ đề của năm học. Kết quả là sau khi học xong 9 chủ đề của năm học, tôi thấy kỹ năng tạo hình của học sinh lớp tôi có sự thay đổi rõ rệt. Các cháu mạnh dạn, tự tin sáng tạo ra sản phẩm của mình nhờ sự tưởng tượng phong phú của chính mình mà không cần đến sự hướng dẫn tỉ mỉ của cô giáo như đầu năm học và trẻ có thói quen tốt trong nề nếp học tập. * Phương pháp hướng dẫn phải lấy trẻ làm trung tâm: Hình thức dạy học: lấy trẻ làm trung tâm là đặt trẻ vào vị trí trung tâm của hoạt động dạy và học, xem cá nhân trẻ là chủ thể và là mục đích của quá trình học. Chính vì vậy trong giờ học nói chung và giờ học tạo hình nói riêng tôi luôn để trẻ tự thể hiện, cô chỉ là người động viên, khuyến khích trẻ sáng tạo. Trẻ cần được động viên để thể hiện ý muốn, tình cảm, cảm xúc và những hiểu biết của trẻ đối với sự vật, trẻ muốn được lựa chọn. + Cái trẻ muốn làm ( nội dung ) + Làm thế nào để đạt được ( quá trình ) + Cái hoàn thành sẽ như thế nào ( kết quả, sản phẩm ) Mong muốn của trẻ cần được tự thể hiện với những phương tiện tạo hình khác nhau. Sự thể hiện mang tính cá nhân, bởi vì trẻ luôn tiếp cận theo đặc tính riêng của mình. Chẳng hạn sau chuyến đi thăm quan “ Kizciti ” một nhóm trẻ được khuyến khích hoạt động tạo hình: một trẻ vẽ thành phố Kizciti, 5 trẻ khác lắp ghép, trẻ thì xé dán bức tranh thành phố thu nhỏ Kizciti. Mỗi trẻ tự lựa chọn bằng cách được phản ánh bằng xé dán, vẽ, lắp ghép và các hình thức khác nhau để thực hiện cái có ý nghĩa đối với cá nhân trẻ. Tăng cường các câu hỏi gợi ý giúp trẻ củng cố và áp dụng những kinh nghiệm đã lĩnh hội trong các hoạt động khác nhau, động viên trẻ suy nghĩ, thăm dò, tìm cách giải quyết vấn đề của trẻ. Hãy để tự trẻ miêu tả những gì trẻ biết và có thể làm. Ví dụ: “Hãy cho cô biết vì sao”, “Nếu như vậy thì sao”, “Vì sao cháu lại biết”, “Cháu có suy nghĩ gì”, “Còn gì để”, “ Hay có cách nào khác để”,... Với những cử chỉ, hành động, lời nói 4 Một số biện pháp tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo nhỡ 4 - 5 tuổi Một số biện pháp tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo nhỡ 4 - 5 tuổi Trẻ được làm quen với môi trường xung quanh khi đi dạo chơi trẻ được ngắm nhìn vật thật, đựơc sờ nắm, khi cho trẻ họat động ngoài trời cô có thể phát phấn để trẻ có thể vẽ lên nền gạch, sử dụng lá cây để làm các con vật ngộ nghĩnh. Ví dụ: trẻ dùng phấn để in cánh hoa, lá hoa, vẽ những hình mà trẻ thích. Khi hoạt động ngoài trời tôi yêu cầu trẻ lượm lá khô, cành khô để làm vật liệu cho trẻ hoạt động tạo hình khi trẻ học ở chủ đề thực vật, tết và mùa xuân... + Giờ sinh hoạt chiều: tôi khuyến khích trẻ tham gia vào hoạt động tạo hình theo ý thích hoặc tôi hướng dẫn lại cho những trẻ còn lúng túng chưa hoàn thành sản phẩm của mình trên hoạt động học. Hoặc tôi kể cho trẻ nghe câu chuyện, trẻ vẽ nhân vật trong truyện mà trẻ vừa được nghe. + Ở các hoạt động góc: Góc học tập trẻ có thể chơi dậy vẽ, nặn, xé, dán. Góc nghệ thuật trẻ: Ví dụ: Một nhóm trẻ có thể tạo nên một bức tranh xé dán “ Ngôi nhà của bé ”. Bên cạnh dạy tạo hình ở lớp tôi thường gợi ý cho trẻ tạo hình ở nhà bằng cách trao đổi với phụ huynh để cùng nhắc nhở, động viên trẻ, hướng dẫn trẻ thực hiện một vài bài tập ở nhà như vẽ tranh theo đề tài, nặn theo mẫu, vẽ theo ý thích, hay xé dán một hình ảnh nào đó, theo các đề tài mà trẻ đã được làm quen ở lớp. + Hoạt động ngày hội, ngày lễ: Ví dụ: trẻ lớp B1 tô vẽ hoa bằng các nguyên vật liệu 6 Một số biện pháp tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo nhỡ 4 - 5 tuổi Trong quá trình cung cấp biểu tượng về đối tượng tạo hình tôi chỉ cho trẻ thấy được những nét đặc trưng nổi bật , những cái đẹp lý thú gần gũi trẻ. Đồng thời giúp trẻ phân tích, so sánh tổng hợp tìm ra những đặc điểm riêng, chung của những đồ vật cùng nhóm, cùng loại. Từ đó giúp trẻ tìm ra phương thức thể hiện trong những tình huống khác nhau. Ví dụ : Vẽ “ Vườn hoa ” có bông cao, bông thấp, bông cánh tròn, bông cánh dài, bông màu vàng, bông màu đỏ. Nếu trẻ đã được ngắm vườn hoa trong thực tế thì khi tạo hình trẻ sẽ biết sử dụng phối hợp các kỹ năng vẽ nét cong, nét cong tròn khép kín, nét xiên, nét thẳng và tô màu để vẽ vườn hoa sinh động và đẹp hơn. Đặt và sắp xếp các vật liệu sao cho trẻ có thể thấy rõ và lấy được dễ dàng để thực hiện hoạt động tạo hình vào bất cứ lúc nào trẻ thích và có thể trưng bày các sản phẩm của mình. Tạo môi trường nghệ thuật xung quanh trẻ như: bày đồ chơi đẹp, sắp xếp các nguyên vật liệu, đồ dùng một cách hợp lý đẹp mắt,...Từ đây, tạo cho trẻ cảm giác thích thú và mong muốn được tái tạo. * Sử dụng nguyên vật liệu có sẵn làm đồ dùng đồ chơi: - Trang trí lớp học: Trang trí môi trường lớp học phù hợp với với từng chủ đề. Hình ảnh để trang trí ngộ nghĩnh, đáng yêu, màu sắc đẹp phù hợp đặc điểm tâm sinh lý của trẻ. - Làm đồ dùng đồ chơi sáng tạo: Sử dụng các nguyên vật liệu có sẵn, dễ kiếm như : vỏ hộp sữa chua, vỏ chai nước, xốp màu... để tạo ra những đồ dùng, đồ chơi sáng tạo với màu sắc sặc sỡ gây cuốn hút cho trẻ. Khi thực hiện hoạt động tạo hình, nguyên vật liệu không thể thiếu được. Vậy để hoạt động tạo hình có hiệu quả, việc sử dụng nguyên vật liệu tạo hình là vô cùng quan trọng. Nguyên vật liệu là những loại đồ dùng, dụng cụ dễ kiếm. Có thể trẻ tự kiếm như lá cây, phế liệu hư, vỏ hộp, thùng cattông, quần áo cũ, bông, vải vụn,. Chúng có thể được sản xuất như: giấy, hồ dán, kéo, ... Sự đa dạng của nguyên vật liệu tạo hình để lựa chọn để khuyến khích khả năng sáng tạo của trẻ. Hoạt động tạo hình phải thể hiện qua mầu sắc như: tô, cắt, dán, vẽ, nặn, Để đảm bảo khi sử dụng nguyên vật liệu tạo hình tôi cần cân nhắc những điểm sau: + An toàn ( không nhọn, không có cạnh sắc, không độc hại.) + Rẻ tiền ( những nguyên vật liệu mua ở địa phương ) + Dễ kiếm ( Ví dụ: vỏ hộp sưã chua, vỏ hộp nước xả vải, vỏ dầu gội đầu.) + Dễ bảo quản hay cất giữ + Dễ cầm ( phù hợp với tầm tay của trẻ ) + Dễ cung cấp kinh nghiệm bao gồm cả giác quan. + Dễ sửa chữa 8 Một số biện pháp tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo nhỡ 4 - 5 tuổi Những con thiên nga làm bằng vỏ hộp sữa chua Đồ dùng gia đình Một số biện pháp tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo nhỡ 4 - 5 tuổi Các con vật làm bằng giấy bìa - Tranh mẫu, vật mẫu: Là đồ dùng trực quan không thể thiếu trong hoạt động tạo hình đặc biệt là tiết mẫu. Hình mẫu phải đảm bảo cần cho trẻ tìm hiểu và phân tích các đặc điểm cơ bản của hình mẫu. IV. Kết quả đạt được: Sau khi sử dụng các biện pháp trên, tôi nhận thấy rằng trẻ đặc biệt thích thú và say mê với các hoạt động tạo hình. Mặt khác, tôi nhận thấy trẻ nhanh nhẹn, hoạt bát hơn trong các môn học khác. Nhìn chung đa phần các trẻ phát triển tích cực. Trẻ thực sự thích thú khi được tham gia vào các hoạt động tạo hình Góc tạo hình đã có nhiều tranh của nhiều cháu và các sản phẩm bằng đất nặn làm cho phụ huynh phấn khởi và yên tâm hơn. Vì thế mà phụ huynh đã có những cách nhìn nhận tốt hơn về năng lực của con em mình. Từ đó, có những đóng góp tích cực đối với các hoạt động của lớp, sưu tầm đồ dùng, đồ chơi giúp đỡ và phối hợp với giáo viên chủ nhiệm để giúp trẻ ngày càng tiến bộ hơn.
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_to_chuc_hoat_dong_tao_hinh_cho_tre_mau.docx
- SKKN Một số biện pháp tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi.pdf