SKKN Một số biện pháp tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ 4-5 tuổi trong thời gian nghỉ dịch ở nhà
Trong hoạt động tạo hình, trẻ em có nhiều cơ hội tìm hiểu, nghiên cứu các đối tượng miêu tả để có được hiểu biết, sự hình dung về các đối tượng, từ đó xây dựng các biểu tượng. Bởi vậy, có thể khẳng định rằng, hoạt động tạo hình là một trong những phương tiện tích cực để phát triển ở trẻ khả năng hoạt động trí tuệ như: óc quan sát, trí nhớ, tư duy, tưởng tượng. Nhờ hoạt động tạo hình mà vốn hiểu biết của trẻ về thế giới xung quanh được tăng lên, ngày càng trở nên “giàu có” hơn cả về lượng và chất.
Ngay từ đầu năm học 2020-2021, khi nhận các cháu từ 3 tuổi lên lớp 4 tuổi tôi cảm nhận được rằng khả năng tạo hình của các con còn hạn chế do đặc thù của các cháu còn chưa có nhiều kĩ năng. Các cháu chưa có đủ khả năng thể hiện được những bức tranh có tính sáng tạo, tính thẩm mỹ, kỹ năng vẽ tô màu xé dán, …của nhiều cháu còn kém và chưa nhận xét được tác phẩm tạo hình của mình và của bạn. Xuất phát từ những vấn đề trên, để nâng cao chất lượng tạo hình cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi. Là giáo viên mầm non, tôi nghĩ mình phải làm gì để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và hoạt động tạo hình nói riêng. Chính vì thế mà tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Một số biện pháp tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ 4-5 tuổi trong thời gian nghỉ dịch ở nhà”.
Ngay từ đầu năm học 2020-2021, khi nhận các cháu từ 3 tuổi lên lớp 4 tuổi tôi cảm nhận được rằng khả năng tạo hình của các con còn hạn chế do đặc thù của các cháu còn chưa có nhiều kĩ năng. Các cháu chưa có đủ khả năng thể hiện được những bức tranh có tính sáng tạo, tính thẩm mỹ, kỹ năng vẽ tô màu xé dán, …của nhiều cháu còn kém và chưa nhận xét được tác phẩm tạo hình của mình và của bạn. Xuất phát từ những vấn đề trên, để nâng cao chất lượng tạo hình cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi. Là giáo viên mầm non, tôi nghĩ mình phải làm gì để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và hoạt động tạo hình nói riêng. Chính vì thế mà tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Một số biện pháp tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ 4-5 tuổi trong thời gian nghỉ dịch ở nhà”.
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ 4-5 tuổi trong thời gian nghỉ dịch ở nhà", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ 4-5 tuổi trong thời gian nghỉ dịch ở nhà
1 A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Tạo hình là một hoạt động mang tính nghệ thuật, nhất là ở lứa tuổi mầm non nó là một hoạt động sáng tạo không thể thiếu được. Thông qua hoạt động tạo hình giúp trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên trong cuộc sống về thế giới xunh quanh trẻ, giúp trẻ thể hiện xúc cảm, tình cảm của mình, khi tham gia hoạt động tạo hình qua sự hướng dẫn gởi mở của giáo viên, từ đó trẻ có thể tìm hiểu khám phá kích thích sự hứng thú với hoạt động tạo hình. Ở trường mầm non hoạt động tạo hình giữ vị trí quan trọng trong các hoạt động nhằm góp phần giáo dục thẩm mĩ và hình thành nhân cách cho trẻ. Dạy tạo hình cho trẻ mẫu giáo nhằm đào tạo cho trẻ thành các họa sĩ mà thông qua hoạt động tạo hình nhằm khơi gợi và phát huy khiếu thẩm mĩ vốn có ở trẻ. Gây cho trẻ hứng thú trước cái đẹp, tiến tới hình thành thị hiếu thẩm mĩ. Dạy trẻ hoạt động tạo hình giúp trẻ bước đầu làm quen với phương tiện và ngôn ngữ tạo hình như: Đường nét, hình dáng, màu sắc, bố cục thông qua đó giúp trẻ phát triển các chức năng tâm lý, và khả năng tri giác các sự vật hiện tượng xung quanh, từ đó phát triển tư duy và quá trình đó làm phát triển trí tưởng tượng và ham muốn tạo ra cái đẹp, sẽ góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường đối với từng nhóm lớp. Trong hoạt động tạo hình, trẻ em có nhiều cơ hội tìm hiểu, nghiên cứu các đối tượng miêu tả để có được hiểu biết, sự hình dung về các đối tượng, từ đó xây dựng các biểu tượng. Bởi vậy, có thể khẳng định rằng, hoạt động tạo hình là một trong những phương tiện tích cực để phát triển ở trẻ khả năng hoạt động trí tuệ như: óc quan sát, trí nhớ, tư duy, tưởng tượng. Nhờ hoạt động tạo hình mà vốn hiểu biết của trẻ về thế giới xung quanh được tăng lên, ngày càng trở nên “giàu có” hơn cả về lượng và chất. Ngay từ đầu năm học 2020-2021, khi nhận các cháu từ 3 tuổi lên lớp 4 tuổi tôi cảm nhận được rằng khả năng tạo hình của các con còn hạn chế do đặc thù của các cháu còn chưa có nhiều kĩ năng. Các cháu chưa có đủ khả năng thể hiện được những bức tranh có tính sáng tạo, tính thẩm mỹ, kỹ năng vẽ tô màu xé dán, của nhiều cháu còn kém và chưa nhận xét được tác phẩm tạo hình của mình và của bạn. Xuất phát từ những vấn đề trên, để nâng cao chất lượng tạo hình cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi. Là giáo viên mầm non, tôi nghĩ mình phải làm gì để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và hoạt động tạo hình nói riêng. Chính vì thế mà tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Một số biện pháp tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ 4-5 tuổi trong thời gian nghỉ dịch ở nhà”. 3 * Về phía giáo viên - Bản thân tôi có trình độ chuyên môn trên chuẩn đã có nhiều năm phụ trách lớp mẫu giáo lớn nên có nhiều kinh nghiệm trong việc tổ chức các hoạt động dạy trẻ - Tôi rất yêu nghề, mến trẻ, luôn có ý thức học hỏi vươn lên trong công tác chăm sóc giáo dục. - Thường xuyên tham gia các chuyên đề do phòng giáo dục và nhà trường tổ chức, dự giờ của đồng nghiệp, nên việc học hỏi kiến thức được nâng cao rõ rệt. - Có trang thiết bị dạy học để giảng dạy như: Tivi, máy tính kết nối internet... *Về phía phụ huynh: Có đầy đủ máy tính, điện thoại thông minh để cho trẻ tham gia kết nối. 2. Khó khăn: * Về phía giáo viên - Việc lựa chọn các hoạt động tạo hình để dạy trẻ còn chưa sáng tạo - Còn ngại trong việc tổ chức các hoạt động giao lưu trong hoạt động học - Giáo viên chưa chủ động trong việc rèn luyện kĩ năng tạo hình cho trẻ - Một số trẻ tham gia nhóm lớp chưa chuyên cần * Về phía trẻ - Trẻ mới ở 3 tuổi lên chưa có nề nếp. - Trẻ bị ảnh hưởng bởi cuộc sống phát triển hiện đại như: Internet, tivi, các trò chơi điện tử - Trẻ được sống trong môi trường quá bao bọc khiến trẻ quen dựa dẫm, không chủ động, sáng tạo khi hoạt động tạo hình. - Trong khi đó, một số phụ huynh lại chưa nhận thức được tầm quan trọng của tuổi mẫu giáo, còn xem nhẹ việc rèn kỹ năng tạo hình cho trẻ, cho con nghỉ học tuỳ tiện, không tham gia kết nối cùng cô. * Về phía phụ huynh - Một số gia đình còn nuông chiều con , luôn sẵn sàng làm hộ trẻ nên trẻ có thái độ ỷ lại, hay làm nũng bố mẹ. - Một số phụ huynh cho rằng cứ lo cho con đầy đủ, chiều chuộng theo ý thích của con, còn việc dạy dỗ thì phó mặc cho giáo viên. + Một số phụ huynh quá bận, chưa thường xuyên nắm bắt hoạt động trong lớp, chưa kịp thời phối hợp chuẩn bị cho con trước ngày tham gia kết nối. 5 Học tập thông qua các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn để cùng nhau trau dồi thêm kiến thức, đưa ra những sáng kến hay, những tình huống sư phạm để giải quyết và rút kinh nghiệm, .... Học qua mạng internet, ti vi về một số kĩ năng tạo hình cho trẻ 4-5 tuổi, như tự học qua sách báo, tạp chí, học hỏi bạn bè đồng nghiệp. Thực tế cho thấy, việc xác định các kỹ năng tạo hình cơ bản phù hợp với lứa tuổi sẽ giúp giáo viên lựa chọn đúng nội dung trọng tâm để dạy trẻ. Để có thể thực hiện tốt các mục tiêu giáo dục đã đề ra thì trước tiên mỗi giáo viên phải trang bị cho mình hệ thống kiến thức phong phú chính xác, và trải nghiệm các hoạt động tạo hình thực tế. Để thiết kế các bài dạy, hoạt động sáng tạo, hiệu quả tôi đã đăng ký tham gia các lớp học về thiết kế bài giảng và kỹ năng tạo hình online. Thông qua việc tự học tự bồi dưỡng tôi hiểu rằng: Để dạy trẻ tích cực, sáng tạo, tự tin thể hiện trong hoạt động tạo hình thì cô giáo phải luôn luôn lắng nghe và thấu hiểu trẻ, cô cần tạo cơ hội cho trẻ chia sẻ ý tưởng mà trẻ thích với bạn bè. Lắng nghe trẻ, gợi ý thêm cho ý tưởng của trẻ. Dạy trẻ cách thực hiện sản phẩm một cách đơn giản và dễ hiểu nhất. Động viên khuyến khích trẻ tự tin nhận xét sản phẩm của mình và của bạn . Qua biện pháp này, tôi đã tích lũy thêm được nhiều kiến thức và kinh nghiệm cho bản thân, trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ, từ đó giúp cho việc xác định nội dung, mục tiêu và xây dựng các hoạt động tạo hình phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ mà vẫn đảm bảo được yêu cầu chuyên môn, góp phần nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của bản thân mình. 2. Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động tạo hình Lập kế hoạch tổ chức hoạt động tạo hình có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định nội dung, mục tiêu chương trình giáo dục mầm non. Trong hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ, muốn thực hiện tốt bất cứ hoạt động nào, đều phải xây dựng kế hoạch rõ ràng, cụ thể ngay từ đầu năm học và để kế hoạch phù hợp với tình hình thực tế . Để lập được kế hoạch tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ, trước hết, giáo viên phải nắm được các mục tiêu, nội dung, kết quả của trẻ độ tuổi mẫu giáo nhỡ. Muốn cho trẻ thực sự tích cực và hào hứng tham gia vào các hoạt động tạo hình thì giáo viên phải tổ chức được các hoạt động mà trẻ thích, trẻ có thể tự mình phát huy được bản thân, hiểu biết về hoạt động, có kỹ năng tham gia hoạt động đó. Chính vì vậy tôi đã xây dựng một kế hoạch, chọn những hoạt động phù hợp với khả năng và nhận thức của trẻ. 7 nhà cô sẽ vẽ hình tam giác, cô vẽ 2 nét xiên 2 bên, sau đó cô vẽ nét ngang. Tương tự với các chi tiết khác của ngôi nhà để tôi hướng dẫn trẻ. Tiếp theo giao nhiệm vụ cho trẻ: Các con hãy suy nghĩ và đưa ra ý tưởng cho ngôi nhà của mình, khi thực hiện các con chú ý bố cục bức tranh cho hợp lý, sau đó các con sẽ vẽ thêm cảnh vật khác xung quanh ngôi nhà, để ngôi nhà thêm đẹp. Và một điều cũng rất quan trọng là trẻ phải học cách cầm bút sao cho đúng tư thế, trẻ không thể tự cầm bút mà cần có sự chỉ dẫn trực quan và giải thích rõ ràng của giáo viên. Cầm bút không đúng là một trong những nguyên nhân cơ bản làm ảnh hưởng sự phát triển các thao tác tạo hình của bàn tay và làm cho quá trình miêu tả hình vẽ trở nên khó khăn.Tôi phải rèn trẻ cách cầm bút đúng bằng 3 ngón tay: giữ bút bằng ngón cái và ngón trỏ; ngón giữa giữ ở phía dưới; khi vẽ cánh tay cho tới bàn tay phải đặt nằm trên bàn làm điểm tỳ hoặc hơi nhích cao hơn, dựa vào cây bút. Khi trẻ đã cầm bút thành thạo thì hướng dẫn cho trẻ tập tạo hình các bức tranh sáng tạo theo ý thích của trẻ, ở giai đoạn này chưa đòi hỏi trẻ phải tạo được bức tranh hoàn chỉnh mà chỉ yêu cầu trẻ tưởng tượng và đặt tên cho bức tranh của mình là được. Cho trẻ làm quen với bút lông, màu nước: Sau khi trẻ cầm bút chì vẽ khá thành thạo, tôi thực hiện mức độ cao hơn là cho trẻ làm quen với bút lông, màu nước. Ở trẻ 4 tuổi việc sử dụng màu nước là rất khó, xong thực tế tiếp xúc với trẻ tôi thấy việc cho trẻ sử dụng màu nước trẻ rất hứng thú. Khi thực hiện tôi tổ chức như sau: Chọn và sử dụng màu sắc của màu nước đẹp nổi bật. Để gây hứng thú cho trẻ hoạt động tôi xây dựng video thực hiện in hình, chấm màu, in bàn tay bàn chân, in đồ chơi, vẽ những hình thù đơn giản như ông mặt trời, cỏ cây Khi quay video để gửi cho phụ huynh tôi chuẩn bị các nguyên vật liệu như tăm bông, bông mút, con lăn, bút lông, chổi quét màu giấy nổ, giấy vệ sinh, đồ chơi lắp ghép, ống chỉ, lõi giấy, .... mỗi một đồ dùng có thể tạo ra được rất nhiều sản phẩm khác nhau. Ví dụ: Để tạo hình được lá cây thì trước tiên cô vẽ thân cây trước, sau đó cô buộc những chiếc tăm bông này lại và sau đó chấm màu xanh và in lên trên bức tranh để tạo thành lá cây, và từ đây cô có cách tạo hình khác để tạo thành những bông hoa cẩm tú rất đẹp. Hoặc 1 video khác cô chọn những đồ chơi ghép hình để in màu tạo hình những bông hoa có nhiều màu sắc sau đó kết hợp dùng bút vẽ cành và lá. Có thể cho trẻ thổi màu để thành bông pháo hoa,in đường nát tạo thành hình người, hình mà trẻ thích ... Cô yêu cầu trẻ khi thực hiện: cầm bút chấm vào màu, gạt nhẹ vào mép hộp để màu không vung vãi lung tung. Sau đó để cách mặt tờ giấy đến bút 1 khoảng cách từ 25 – 30 cm vẩy nhẹ theo ý của trẻ, có thể đan xen các màu bằng 9 4. Biện pháp 4: Tổ chức các hoạt động tạo hình 4.1: Tổ chức hoạt động tạo hình thông qua nhóm chát zalo Năm học 2021-2022 là một năm học rất dặc biệt, do ảnh hưởng của dịch bệnh covd 19 nên trẻ mầm non được nghỉ học ở nhà. Chính vì vậy để hoạt động tạo hình được hiệu quả thì tôi đã thành lập nhóm chát zalo cho 25 phụ huynh lớp B1 để tiện trao đổi. Nhóm zalo là một hình thức trao đổi theo nhóm trên các ứng dụng chat, nhắn tin giúp giáo viên và phụ huynh dễ dàng trao đổi với nhau hơn khi cùng nói về một chủ đề. Trong nhóm zalo, giáo viên vừa thông báo, tất cả phụ huynh sẽ biết ngay. Giáo viên tiết kiệm thời gian khi chỉ cần soạn một thông báo, thay vì phải gửi tin nhắn đến từng phụ huynh. Ví dụ: “Kính gửi các bậc phụ huynh: Giáo viên gửi phụ huynh video hướng dẫn hoạt động tạo hình gấp và dán quần áo. Rất mong các bậc phụ huynh sắp xếp thời gian hướng dẫn các con thực hiện để ngày mai thứ 6 các con tham gia kết nối cùng cô. Trân trọng thông báo” rồi ghim lên bảng tin. Vậy là thông báo này luôn nằm ở phần đầu cuộc hội thoại, các phụ huynh khác chỉ cần mở lên là thấy, và giả sử có quên cũng dễ dàng xem lại. Ngoài ra giáo viên còn thêm “Nhắc hẹn” đối với id và mật khẩu kết nối để bố mẹ nhận được thông báo trước giờ kết nối của con 15 phút. Đặc biệt hơn giáo viên có thể chia sẻ các video hướng dẫn, đường link các hoạt động tạo hình lên đây để tất cả phụ huynh đều có thể xem được để hướng dẫn các con thực hiện tại nhà và phụ huynh thì sẽ gửi lại cho cô những hình ảnh hoặc video thực hiện bài tập của các con đã hoàn thành. Sau khi phụ huynh gửi bài của các con vào nhóm thì giáo viên sẽ xem và nhận xét từng bài của các con. (Hình ảnh minh hoạ trẻ gửi bài trên zalo nhóm lớp) Nhóm chat Zalo giữa giáo viên và phụ huynh không chỉ là nơi cập nhật tình hình lớp, mà đây là một cộng đồng những người cùng quan tâm nuôi dạy con cái; chia sẻ những kiến thức, giúp đỡ nhau trong việc thấu hiểu tâm lý con. Giáo viên cũng đưa ra những lời khuyên hữu ích trong việc giáo dục các con. Như vậy, nhóm chat zalo đã giáo viên và bố mẹ trẻ dù bận rộn, vẫn cập nhật tình hình học tập của con yêu mỗi ngày, mỗi tuần. 4.2: Tổ chức hoạt động tạo hình thông qua phần mềm zoom metting Do ảnh hưởng của dịch bệnh covid 19 mà phần mềm Zoom là ứng dụng rất cần thiết, phần mềm này cho phép nhiều người được kết nối với nhau trong một khoảng cách rất xa. Vì dịch bệnh nên cô và trẻ không được đến lớp mà thường xuyên gặp nhau qua phần mềm này. Trước khi diễn ra những giờ học kết nối thì tôi thường xuyên tổ chức giờ học kết nối để dạy trẻ một số kỹ năng như: giới thiệu bản thân, mạnh dạn trả lời câu hỏi, nói về sở thích của mình, để trẻ mạnh dạn tự
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_to_chuc_hoat_dong_tao_hinh_cho_tre_4_5.doc