SKKN Một số biện pháp tổ chức hoạt động khám phá cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non
Khám phá khoa học chính là tạo các cơ hội để trẻ học hỏi, tìm tòi, thích quan sát… tìm hiểu thế giới xung quanh và đặc biệt trẻ hứng thú với điều mới lạ. Trẻ Mầm non được thăm dò khám phá thế giới xung quanh đó là: quan sát, so sánh, nghiên cứu, phân loại, dự đoán, thử nghiệm, suy luận, thực hành …, cô đặt câu hỏi trẻ trả lời, được cô gợi mở trẻ sẽ nhận ra các sự vật hiện tượng và con người có mối quan hệ tác động tương hỗ lẫn nhau từ đó suy nghĩ của trẻ trở lên khách quan. Trẻ thường hỏi: Tại sao?, “Vì sao lại thế…
Dạy học lấy trẻ làm trung tâm là tạo ra các điều kiện, cơ hội để mọi đứa trẻ được chủ động,sáng tạo, tích cực hoạt động, tự chiếm lĩnh kiến thức, kinh nghiệm. Trên cơ sở đó lựa chọn được nội dung, phương pháp phù hợp với từng nhóm, từng cá nhân trẻ. Thông qua hoạt động khám phá trẻ xem xét và tìm hiểu đặc điểm của các sự vật hiện tượng, nhận biết mối quan hệ đơn giản của sự vật hiện tượng và giải quyết vấn đề đơn giản, thể hiện hiểu biết về đối tượng bằng các cách khác nhau.
Vì lẽ đó mà việc tổ chức cho trẻ khám phá là vấn đề vô cùng cần thiết đối với trẻ vì qua hoạt động giúp trẻ nhận ra những quy luật trong sinh hoạt hàng ngày của con người, được củng cố, khám phá, , giúp trẻ biết giải quyết yêu cầu của cô đưa ra một cách linh hoạt, sáng tạo, thông minh có phản ứng nhanh trước các sự vật hiện tượng từ đó giúp trẻ vận dụng và liên hệ vào thực tế một cách dễ dàng. Vậy làm sao để có những phương pháp hay và hữu ích nhất giúp trẻ thỏa mãn được nhu cầu khám phá và tìm hiểu thế giới xung quanh, mai này biết đâu đó những “Mầm non” ấy sẽ tiếp tục là những nhà khoa học khám phá ra những điều kì vĩ hơn nữa.
Dạy học lấy trẻ làm trung tâm là tạo ra các điều kiện, cơ hội để mọi đứa trẻ được chủ động,sáng tạo, tích cực hoạt động, tự chiếm lĩnh kiến thức, kinh nghiệm. Trên cơ sở đó lựa chọn được nội dung, phương pháp phù hợp với từng nhóm, từng cá nhân trẻ. Thông qua hoạt động khám phá trẻ xem xét và tìm hiểu đặc điểm của các sự vật hiện tượng, nhận biết mối quan hệ đơn giản của sự vật hiện tượng và giải quyết vấn đề đơn giản, thể hiện hiểu biết về đối tượng bằng các cách khác nhau.
Vì lẽ đó mà việc tổ chức cho trẻ khám phá là vấn đề vô cùng cần thiết đối với trẻ vì qua hoạt động giúp trẻ nhận ra những quy luật trong sinh hoạt hàng ngày của con người, được củng cố, khám phá, , giúp trẻ biết giải quyết yêu cầu của cô đưa ra một cách linh hoạt, sáng tạo, thông minh có phản ứng nhanh trước các sự vật hiện tượng từ đó giúp trẻ vận dụng và liên hệ vào thực tế một cách dễ dàng. Vậy làm sao để có những phương pháp hay và hữu ích nhất giúp trẻ thỏa mãn được nhu cầu khám phá và tìm hiểu thế giới xung quanh, mai này biết đâu đó những “Mầm non” ấy sẽ tiếp tục là những nhà khoa học khám phá ra những điều kì vĩ hơn nữa.
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp tổ chức hoạt động khám phá cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp tổ chức hoạt động khám phá cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non
2/16 PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ Tên đề tài: “Một số biện pháp tổ chức hoạt động khám phá cho trẻ 4 - 5 tuổi trong trường mầm non”. 1. Lý do chọn đề tài. Trên con đường công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, Đảng và nhà nước đặc biệt quan tâm đến sự nghiệp giáo dục. Bởi ngành giáo dục đóng vai trò vị trí vô cùng quan trọng, không thể thiếu được trong thời kỳ đổi mới đất nước. Giáo dục Mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, là nền tảng đầu tiên của ngành Giáo dục đào tạo. Chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường Mầm non tốt có tác dụng rất lớn đến chất lượng giáo dục ở bậc học tiếp theo. Bác Hồ kính yêu đã nói: “Giáo dục Mầm non tốt sẽ mở đầu cho một nền giáo dục tốt”. Trường mầm non có nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục các cháu, bồi dưỡng cho các cháu trở thành người công dân có ích cho mai sau. Lứa tuổi mầm non thật đáng yêu tâm hồn trẻ thật ngây thơ trong sáng, trẻ em là hạnh phúc của mọi gia đình là chủ nhân tương lại của đất nước. Nên việc bảo vệ chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non là việc làm vô cùng quan trọng là tiền đề, là nền móng vững chắc cho trẻ bước vào học phổ thông sau này và cũng là hành trang, là bước đi đầu cho trẻ bước vào đời. Giáo dục mầm non là cơ sở ban đầu nhằm hình thành và phát triển nhân cách ở trẻ. Trẻ “Học mà chơi, chơi bằng học” thế giới xung quanh qua “ Lăng kính chủ quan” của trẻ, tất cả đều mới lạ “ Với biết bao điều kỳ diệu!” và “Vì sao thế nhỉ ?” luôn là những câu hỏi thắc mắc, là những điều trẻ luôn khao khát muốn biết, muốn tìm hiểu và khám phá. Hoạt động khám phá có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự phát triển tâm lí của trẻ lứa tuổi mầm non nói chung và trẻ 4- 5 tuổi nói riêng. Vì vậy, cho trẻ khám phá chính là cơ hội và tổ chức các hoạt động để trẻ tích cực tìm tòi. Cần phải có hệ thống biện pháp một cách bài bản chưa được trú trọng, đi sâu khám phá, trải nghiệm để trẻ lĩnh hội tri thức thông qua trải nghiệm tích cực. Các bé không chỉ học hỏi những kiến thức khoa học qua những hình ảnh, lời kể mà còn trực tiếp trải nghiệm, tìm tòi, khám phá những gì trẻ quan tâm, muốn tìm hiểu. Mục đích hàng đầu của giáo dục nói chung và Giáo dục mầm non nói riêng. Thông qua việc tổ chức cho trẻ được hoạt động khám phá, trẻ sẽ được phát triển toàn diện các mặt, nhân cách được hình thành và phát triển. Bởi vậy, việc trẻ được khám phá, được làm quen với môi trường xung quanh là một việc làm thiết thực, rất cần thiết và cần đưa đến có hệ thống từ độ tuổi từ nhà trẻ tới các lứa tuổi khác. Chính vì thế tôi không những áp dụng những phương pháp vốn có trong 4/16 hiện tượng và giải quyết vấn đề đơn giản, thể hiện hiểu biết về đối tượng bằng các cách khác nhau. Vì lẽ đó mà việc tổ chức cho trẻ khám phá là vấn đề vô cùng cần thiết đối với trẻ vì qua hoạt động giúp trẻ nhận ra những quy luật trong sinh hoạt hàng ngày của con người, được củng cố, khám phá, , giúp trẻ biết giải quyết yêu cầu của cô đưa ra một cách linh hoạt, sáng tạo, thông minh có phản ứng nhanh trước các sự vật hiện tượng từ đó giúp trẻ vận dụng và liên hệ vào thực tế một cách dễ dàng. Vậy làm sao để có những phương pháp hay và hữu ích nhất giúp trẻ thỏa mãn được nhu cầu khám phá và tìm hiểu thế giới xung quanh, mai này biết đâu đó những “Mầm non” ấy sẽ tiếp tục là những nhà khoa học khám phá ra những điều kì vĩ hơn nữa. 2. Khảo sát thực trạng: *Khảo sát thực tế. Đầu tháng 9 của năm học 2022 – 2023 tôi được phân công dạy lớp 4 tuổi B3 nơi tôi công tác, với số lượng là 18 cháu, trong đó có 8 trẻ gái và 10 trẻ trai. Tôi nhận thấy có một số thuận lợi và khó khăn như sau: a. Thuận lợi: Trường tôi là một trường nằm giữa trung tâm xã, có một điểm trường, 15 nhóm lớp. Bản thân tôi là giáo viên có trên 12 năm công tác, với lòng yêu nghề mến trẻ, ham học hỏi và luôn tìm tòi sáng tạo trong giảng dạy. Tôi luôn cố gắng phát huy hết khả năng của mình vào công tác giảng dạy. Trường có đầy đủ trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho công tác dạy học cho cô và trẻ hoạt động. Ban giám hiệu quan tâm, tạo điều kiện về cơ sở vật chất cũng như chú ý đến công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên. Bản thân luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp, các ban ngành, đoàn thể. Có khả năng tổ chức các hoạt động khám phá linh hoạt, sáng tạo dưới nhiều hình thức, thu hút sự tìm tòi khám phá của trẻ. Biết áp dụng công nghệ thông tin vào hoạt động một cách thích hợp. Về cơ sở vật chất: Lớp có đầy đủ đồ dùng, đồ chơi, diện tích theo đúng quy định. Có phòng nghệ thuật, phòng thể chất cho trẻ hoạt động, sân chơi rộng rãi, thoáng mát Về trẻ: Trẻ nhanh nhẹn, biết giao tiếp khi trò chuyện cùng người đối diện Về phụ huynh học sinh: Luôn nhiệt tình, đưa và đón con đúng giờ, đóng góp đầy đủ theo quy định. b. Khó khăn: Lớp mẫu giáo 4 tuổi B3 có 18 trẻ. Trong đó: 8 trẻ nữ và 10 trẻ nam, có 11 trẻ là con em dân tộc mường. 6/16 - Biện pháp 2: Lồng ghép hoạt động khám phá cho trẻ linh hoạt sáng tạo. - Biện pháp 3: Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong hoạt động khám phá. - Biện pháp 4: Tổ chức các hoạt động khám phá thông qua các trò chơi - Biện pháp 5: Tuyên truyền với phụ huynh 4. Biện pháp từng phần: 4.1.Biện pháp 1: Lập kế hoạch phù hợp và tạo môi trường phong phú * Lập kế hoạch phù hợp Đa số trẻ đều có nhiều sở thích khác nhau và điều đó sẽ chi phối việc lựa chọn hoạt động nào cho phù hợp với trẻ. Một bộ sưu tập màu sắc sẽ là sự vui thích của trẻ 4- 5 tuổi. Ví dụ 1: Tôi cho trẻ thấy sự biến đổi màu sắc. Khi pha màu Đỏ và Vàng sẽ ra màu gì? Cho trẻ thực hiện pha màu Hiểu rõ đặc điểm của trẻ tôi sẽ có quyết định đúng nhất trong việc lựa chọn các hoạt động khám phá khoa học cho trẻ. Tôi sử dụng những hoạt động không quá khó và cũng không quá dễ đối với trẻ. Tôi chọn những hoạt động dễ hơn, bởi vì nếu mọi việc quá khó sẽ khiến bản chất khoa học khó khăn. Người lớn thường cho rằng trẻ con cần những thú có hình thức đẹp đẽ cho cảm hứng khoa học, nhưng thực chất suy nghĩ này là sai lầm. Hãy xem xét đến nhân cách và những thói quen xã hội của trẻ. Có những việc có thể làm tốt bởi cá nhân nhưng một số khác lại cần được làm trong quy mô nhóm. Một số thì cần có sự giúp đỡ, một số khác chỉ yêu cầu một vài giúp đỡ nhỏ hay hoàn toàn không cần đến sự hỗ trợ của người lớn. Hoạt động đơn lẻ có thể phù hợp với một số trẻ, trong khi những trẻ khác lại thích thú với hoạt động nhóm. Dựa vào đặc điểm cá nhân của trẻ trong lớp tôi đã lựa chọn thí nghiệm, phân nhóm chơi cho phù hợp, những trẻ yếu kém, chậm chạp nên chọn những thí nghiệm đơn giản, sau đó nâng dần độ khó để tạo cho trẻ sự tự tin từ những thành công mà trẻ đã đạt được. Cho trẻ tham gia vào việc lựa chọn các hoạt động. Khi trẻ chọn được một việc gì đó mình muốn làm, trẻ sẽ học chăm hơn và sẽ dành nhiều thời gian cho việc đó. * Xây dựng kế hoạch Với mong muốn trẻ có nhiều kỹ năng quan sát, so sánh, phân loại, dự đoán, và được nâng hiểu biết của mình về thế giới tự nhiên. Do vậy ngay từ đầu năm tôi đã lập kế hoạch lồng ghép các bài học theo từng tháng, từng chủ đề, sự kiện tháng. - Tháng 9: Khám phá về trường, lớp, đồ dùng đồ chơi ngoài trời, Cho trẻ thí nghiệm bóng bay, - Tháng 10: Khám phá những bộ phận trên cơ thể, Khám phá về ngày tết 8/16 đến khi kết thúc chủ đề. Khi có đủ một số tranh ảnh cần thiết để trang trí chủ đề, cô cùng trẻ thảo luận xem chọn loại tranh nào để dán các mảng tường, tranh nào có thể treo để tạo không khí sinh động cho lớp học, Vật liệu nào có thể làm đồ dùng, vật liệu nào làm con vật, cành, lá, hàng rào, lối đi ..... Tôi gợi ý cho trẻ tự làm lắp ghép sắp xếp tạo thành các mô hình the ý trẻ. Việc trang trí các hình ảnh trên tường tôi lựa chọn và sắp xếp sao cho có thể sử dụng làm tình huống hoặc phương tiện giáo dục cho các hoạt động có chủ đích trong chủ đề. Ví dụ: Chủ đề động vật tôi cho trẻ tự trang trí hình các con vật theo nhóm sao cho trẻ có thể nhận biết, so sánh, phân loại các con vật. Hoặc sử dụng hình ảnh các loại quả được trang trí theo chủ đề thực vật, tôi yêu cầu: (tìm cho cô các loại quả có nhiều hạt - ít hạt, quả nhẵn - xù xì, quả ngọt - chua, hay chọn theo màu sắc) Để môi trường thiên nhiên luôn có xung quanh trẻ, tôi đã trang trí góc thiên nhiên của lớp để trẻ tìm hiểu khám phá. Phía trước lớp tôi có một khoảng sân trống nhỏ, tôi trang trí vào đó một giá sắt. Trên giá này tôi dùng để trưng bày một số đồ dùng đồ chơi thiên nhiên như: Gỗ, chai lọ, gáo, bình tưới, vật chìm, nổi, sỏi, đá, cát, bột màu, bình tưới, thuyền, xe, que xếp hàng rào, các loại cây, hoa, các chậu đất Một góc nhỏ tôi để chậu cá và một số chậu cây cảnh để trang trí góc cho sinh động.Khoảng không gian nhỏ này tuy còn nhỏ hẹp nhưng thật sự thu hút trẻ. Hằng ngày, cứ đến tiết tìm hiểu khám phá khoa học, đây chính là không gian thiên nhiên cho trẻ tìm hiểu khám phá. Trẻ tự mình chơi với nước, chơi với cá, cho cá ăn, pha màu nước, thả vật chìm nổi, gieo hạt, chăm sóc cây Để giúp trẻ biết quá trình phát triển của cây từ hạt, tôi tìm kiếm những hộp nhỏ, chai dầu ăn, dầu gội đầu, sau đó dùng dao khoét mặt trên làm chậu. Tôi đổ đất vào cho trẻ gieo hạt (Hạt đậu, củ hành, hạt rau) vài ngày sau hạt nảy mầm đâm lá. Tiếp đó lớn lên rồi ra hoa kết quả. Trẻ quan sát rất hứng thú, có những cháu đi học rất sớm để xem cây ngày hôm sau như thế nào, có gì lạ. Xung quanh sân trường có trồng rất nhiều loại cây ăn quả khác nhau: Cây vú sữa, cây đu đủ, cây bưởi, cây chuối, cây ổi, cây táo, cây khế....Tôi thường tổ chức cho trẻ lớp tôi nhặt lá dụng, ngắt lá vàng, tưới nước cho rau, bắt sâu, nhổ cỏ cho cây...Ngoài ra còn có vườn rau của bé, có đầy đủ các loại hoa, cây cảnh, các loại rau Ở đây trẻ có thể đi dạo, quan sát và khám phá thiên nhiên. Ví dụ: Cho trẻ nhặt lá vàng, chọn những chiếc lá đẹp, khám phá về chiếc lá, từ lá vàng chúng mình có thể sáng tạonhững đồ dùng đồ chơi hoặc các con vật, trẻ có thể tạo thành con mèo, con trâu, con ong, con bướm cái nồi, cây cối ... 10/16 và thích tham gia hoạt động mà tôi tổ chức. *Trong giờ hoạt động ngoài trời Dạo chơi thăm quan hoạt động ngoài trời, không những để trẻ khám phá thế giới xung quanh mình mà tôi còn giáo dục tình yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ môi trường. Khám phá khoa học của trẻ nhỏ bắt nguồn từ sự tò mò của trẻ với các sự vật, hiện tượng xung quanh. Sự tò mò của trẻ cùng với sự hỗ trợ và khuyến khích của tôi sẽ dẫn tới sự khám phá và tìm tòi thực sự ở trẻ. Tạo cho trẻ môi trường hoạt động khoa học phong phú, hấp dẫn với các đồ dùng, đồ chơi, các nguyên vật liệu khác nhau. Tôi tìm kiếm những những chủ đề và nội dung khám phá khoa học từ môi trường xung quanh Tôi cũng luôn chú ý kiến thức xã hội với trẻ về công việc của mỗi người, về mối quan hệ giữa con người với nhau, đặc biệt là giáo dục bảo vệ môi trường. Với trẻ mặc dù kiến thức rất đơn giản như tạo cho trẻ thói quen vứt rác đúng nơi quy định,chăm sóc vườn rau bắt sâu cho rau và ý thức bảo vệ môi trường xanh sạch đẹp. Ví dụ: Cho trẻ làm thí nghiệm: “Hoa nở trong nước” - Chuẩn bị: Mỗi trẻ 3, 4 bông hoa gấp từ giấy và khay nước - Cách tiến hành: Cho trẻ lần lượt thả hoa vào khay nước và trẻ quan sát. Cô đặt câu hỏi để trẻ đưa ra phán đoán, nhận xét, giải thích của mình. - Giải thích và kết luận: Nụ hoa làm bằng giấy khi thả xuống nước, đợi một thời gian ngắn nước sẽ ngấm vào trong các cánh hoa bung ra giống như nụ hoa đang nở thành bông hoa. Trong quá trình tổ chức hoạt động tôi không nhất thiết phải dạy hoặc giải thích những kiến thức cho trẻ mà chủ yếu là giúp trẻ suy nghĩ nhiều hơn về những gì chúng đang nhìn thấy và đang làm, kích thích trẻ quan sát, xem xét, dự đoán, suy luận về các sự vật, hiện tượng xung quanh và thảo luận, chia sẻ điều trẻ nhìn thấy, trẻ băn khoăn, thắc mắc. Ví dụ : Cô và trẻ quan sát trong vườn trường có nhiều loại hoa khác nhau. Khi quan sát đến cây hoa hồng cô sẽ đặt câu hỏi: + Các con hãy quan sát và đưa ra nhận xét của mình về cây hoa này nhé! + Cho trẻ quan sát, so sánh và đưa ra ý kiến riêng sau đó cô đặt câu hỏi: + Tại sao có 2 bông hoa nhưng mỗi bông hoa lại có màu sắc khác nhau? Trẻ được quan sát kỹ, có được đầy đủ các đặc điểm của đối tượng nên trẻ so sánh rất tốt và phân loại rất nhanh. * Trong giờ hoạt động góc: Góc khám phá cho trẻ thí nghiệm: Điện thoại cốc. Mục đích: Giúp trẻ biết âm thanh có thể truyền theo dây đến tai người nghe. Trẻ khám phá và thực hành cách làm điện thoại cốc.
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_to_chuc_hoat_dong_kham_pha_cho_tre_4_5.doc