SKKN Một số biện pháp tổ chức cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi trải nghiệm thông qua hoạt động tạo hình

Phương pháp tổ chức cho trẻ trải nghiệm thông qua hoạt động tạo hình chính là quá trình giáo viên cùng trẻ thực hiện chu trình tổ chức huy động và cấu trúc lại các kinh nghiệm đã có, đã trải nghiệm trước đây của trẻ để tạo nên những hiểu biết, những tri thức, giá trị, kĩ năng mới về các loại hình của nghệ thuật tạo hình. Như vậy tổ chức cho trẻ trải nghiệm thông qua hoạt động tạo hình đã cung cấp đa dạng kiến thức kỹ năng, từ đó hình thành những năng lực phẩm chất và kinh nghiệm giúp trẻ có cái nhìn rộng hơn, sâu hơn về thế giới xung quanh, tạo cho trẻ có tâm thế tốt để bước vào lớp một.
Theo hướng đổi mới phương pháp giáo dục mầm non và phương pháp đổi mới hoạt động tạo hình ở trường mầm non với tiêu chí “Lấy trẻ làm trung tâm” thì việc tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ phải kích thích được nhu cầu mong muốn của trẻ, thỏa mãn ý thích qua đó phát triển được khả năng của trẻ; có sự phối hợp thật nhuần nhuyễn ba hình thức tổ chức hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm và hoạt động tập thể.
Hiện nay, một số giáo viên mầm non chưa hiểu đúng về hoạt động tạo hình của lứa tuổi mầm non mà lại cho rằng đó là hoạt động của một “hoạ sĩ” độc lập hay thậm chí là một “người thợ”, do đó chưa chú trọng việc cho trẻ được trải nghiệm, được tự do sáng tạo theo cách riêng của trẻ. Bằng kinh nghiệm thức tế, qua tham khảo từ các nguồn tài liệu như sách báo, đồng nghiệp, các tài liệu chuyên môn về giáo dục mầm non, tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài “Một số biện pháp tổ chức cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi trải nghiệm thông qua hoạt động tạo hình”.
doc 21 trang skmamnon 07/12/2024 340
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp tổ chức cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi trải nghiệm thông qua hoạt động tạo hình", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp tổ chức cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi trải nghiệm thông qua hoạt động tạo hình

SKKN Một số biện pháp tổ chức cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi trải nghiệm thông qua hoạt động tạo hình
 2
của trẻ mầm non. Có bốn dạng hoạt động cơ bản sau: Vẽ, Nặn, Cắt – xé – dán , 
Lắp ghép xây dựng.
 Phương pháp tổ chức cho trẻ trải nghiệm thông qua hoạt động tạo hình 
chính là quá trình giáo viên cùng trẻ thực hiện chu trình tổ chức huy động và cấu 
trúc lại các kinh nghiệm đã có, đã trải nghiệm trước đây của trẻ để tạo nên 
những hiểu biết, những tri thức, giá trị, kĩ năng mới về các loại hình của nghệ 
thuật tạo hình. Như vậy tổ chức cho trẻ trải nghiệm thông qua hoạt động tạo 
hình đã cung cấp đa dạng kiến thức kỹ năng, từ đó hình thành những năng lực 
phẩm chất và kinh nghiệm giúp trẻ có cái nhìn rộng hơn, sâu hơn về thế giới 
xung quanh, tạo cho trẻ có tâm thế tốt để bước vào lớp một. 
 Theo hướng đổi mới phương pháp giáo dục mầm non và phương pháp đổi 
mới hoạt động tạo hình ở trường mầm non với tiêu chí “Lấy trẻ làm trung tâm” 
thì việc tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ phải kích thích được nhu cầu mong 
muốn của trẻ, thỏa mãn ý thích qua đó phát triển được khả năng của trẻ; có sự 
phối hợp thật nhuần nhuyễn ba hình thức tổ chức hoạt động cá nhân, hoạt động 
nhóm và hoạt động tập thể.
 Hiện nay, một số giáo viên mầm non chưa hiểu đúng về hoạt động tạo 
hình của lứa tuổi mầm non mà lại cho rằng đó là hoạt động của một “hoạ sĩ” độc 
lập hay thậm chí là một “người thợ”, do đó chưa chú trọng việc cho trẻ được trải 
nghiệm, được tự do sáng tạo theo cách riêng của trẻ. Bằng kinh nghiệm thức tế, 
qua tham khảo từ các nguồn tài liệu như sách báo, đồng nghiệp, các tài liệu 
chuyên môn về giáo dục mầm non, tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài “Một số biện 
pháp tổ chức cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi trải nghiệm thông qua hoạt động tạo 
hình”.
II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP 
 1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến
 Quan điểm cơ bản trong mô hình học từ trải nghiệm là giáo viên phải nắm 
được kiến thức, kinh nghiệm của trẻ, áp dụng nó vào các tình huống mới xuất 
hiện trong thực tế để trẻ nảy sinh mâu thuẫn trong nhận thức, từ đó xuất hiện 
nhu cầu tìm hiểu vấn đề. Giải quyết vấn đề lúc này đòi hỏi trẻ vận dụng, so sánh, 
đối chiếu với những gì mình biết và đưa ra các phản hồi như là một sự thử 
nghiệm, trải nghiệm của chính bản thân đứa trẻ. Giải quyết được vấn đề chính là 
đã giúp cho đứa trẻ có được các kinh nghiệm mới và chúng lại trở thành đầu vào 4
Bảng 1: Kết quả khảo sát thực trạng trên trẻ:
 TT Nội dung Số trẻ đạt Tỷ lệ đạt
 - Trẻ sáng tạo thêm nội dung trong các 11/27 41%
 1 sản phẩm tạo hình so với sản phẩm mẫu 
 của giáo viên.
 Trẻ biết huy động các kinh nghiệm đã có 10/27 37%
 2 để thể hiện ý tưởng tạo hình trong các 
 hoạt động theo đề tài và theo ý thích.
 Trẻ biết vận dụng, phối hợp, thử nghiệm 13/27 48%
 nhiều cách khác nhau, nhiều nguyên vật 
 3.
 liệu khác nhau trong các sản phẩm tạo 
 hình.
 Trẻ biết phối hợp với nhau trong nhóm 9/27 33%
 4. để tạo ra các sản phẩm tạo hình của 
 nhóm mình.
 Trẻ hứng thú, tích cực trong hoạt động 12/27 44%
 4.
 tạo hình.
Bảng 2: Khảo sát thực trạng việc tổ chức hoạt động tạo hình của giáo viên:
 Kết quả khảo 
 TT Nội dung Ghi chú
 sát
 Chọn đề tài đáp ứng được nhu cầu, khả 
 1 68%
 năng của đa số trẻ
 Tạo môi trường đa dạng, phong phú, 
 2 60%
 kích thích được tính sáng tạo của trẻ
 Tổ chức các hoạt động tạo hình phối 
 3. hợp các hình thức: tập thể, cá nhân, 42%
 nhóm
 Tổ chức một số hoạt động tạo hình 
 4. 44%
 ngoài không gian lớp học, trường học.
 Huy động phụ huynh có khả năng tham 
 5. 36%
 gia hoạt động tạo hình
 Phối hợp với phụ huynh xây dựng môi 
 6 trường “trải nghiệm tạo hình” tại gia 50%
 đình.
 Tổ chức cho trẻ ứng dụng tạo hình 
 7 thông qua hoạt động lễ hội và hoạt 63%
 động khác.
 Xuất phát từ những tồn tại trên, bản thân tôi rất trăn trở làm thế nào để 
nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình tại nhóm, lớp mình đang phụ trách nói 
riêng, chất lượng hoạt động tạo hình của nhà trường nói chung và làm sao để 
mỗi trẻ đều được trải nghiệm phong phú qua đó phát triển trí tưởng tượng, khả 6
 a. Đối với hoạt động vẽ: Tôi luôn hướng dẫn trẻ phối hợp các đường nét, các 
hình thức học để vẽ và tô màu các sự vật, hiện tượng gần gũi xung quanh như: 
cây cối, hoa quả, con vật... tạo nên bức tranh có màu sắc, đường nét, bố cục hấp 
dẫn. Hoạt động vẽ gồm: vẽ theo mẫu, vẽ theo đề tài, vẽ theo ý thích và vẽ trang 
trí. Đối với lứa tuổi 4-5 tuổi, ở các chủ đề cuối năm, tôi luôn ưu tiên tổ chức hoạt 
động vẽ theo đề tài, theo ý thích và vẽ trang trí, hoạt động vẽ theo mẫu tôi chỉ tổ 
chức ở những đề tài khó ở những chủ đề mới lạ với trẻ. 
 Ví dụ: Vẽ cảnh biển hay vẽ cảnh đẹp quê hương Quất Lâm ở chủ đề Quê 
hương, đất nước. 
 Để trẻ có nhiều trải nghiệm phong phú, sự sáng tạo trong hoạt động vẽ, 
giáo viên cần làm phong phú vốn kinh nghiệm của trẻ về sự vật, hiện tượng 
xung quanh bằng cách: Trước khi tiến hành hoạt động, giáo viên cho trẻ xem 
những hình ảnh, video hoặc tham quan thực tế (trong một số chủ đề phù hợp) 
mô tả về con vật, cây cối, môi trường xung quanh trong các hoạt động đón, trả 
trẻ, mọi lúc mọi nơi làm tiền đề cho hoạt động, đồng thời tạo môi trường phong 
phú về các sản phẩm tạo hình phù hợp với chủ đề nhánh, chủ đề lớn đang tiến 
hành tại góc nghệ thuật của lớp, cùng với đó là cung cấp cho trẻ phong phú các 
nguyên liệu, dụng cụ phục vụ cho hoạt động như: bút màu, sáp màu, màu nước, 
giấy, gỗ, vỏ dừa, nón lá, mảng tre... để làm phong phú ý tưởng của trẻ.
 Đối với hoạt động này, tôi luôn sưu tầm, huy động phụ huynh những 
nguyên liệu đã qua sử dụng và nguyên vật liệu có từ thiên nhiên dễ tìm, dễ thấy 
như lá cây khô, hột hạt, vải vụn, len vụn... Trong quá trình tạo hình, tôi không 
chỉ dừng lại ở việc giúp trẻ sử dụng những nguyên vật liệu cô đã chuẩn bị mà 
luôn khuyến khích trẻ sử dụng những nguyên vật liệu thay thế khác tại góc nghệ 
thuật khi cần thiết; hay không chỉ sử dụng những dụng cụ vẽ thông thường như 
cọ, bút... mà mở rộng, khơi gợi giúp trẻ đưa ra ý tưởng sử dụng một số bộ phận 
trên cơ thể mình như: đầu ngón tay, bàn tay, đầu ngón chân để làm dụng cụ tạo 
hình... đây là một trải nghiệm vô cùng thú vị đối với trẻ; hay có thể giúp trẻ đưa 
ra ý tưởng phối hợp nguyên liệu vẽ là màu nước với mùn cưa, bột kim tuyến, len 
vụn... để tạo ra những sản phẩm mới lạ, hấp dẫn.
 Ví dụ: Đối với chủ đề thực vật, khi cho trẻ vẽ “vườn hoa mùa xuân” tôi tiến 
hành các bước cơ bản như sau:
 Bước 1: Tạo vốn kinh nghiệm phong phú cho trẻ làm tiền đề cho hoạt động 
học tạo hình bằng cách: trước khi vào hoạt động, trong các giờ đón trẻ, trả trẻ... 8
vụn....để trang trí cho hoa tạo thành bức tranh mới lạ; hoặc khơi gợi trẻ, ngoài 
việc sử dụng cọ vẽ, có thể sử dụng bộ phận nào trên cơ thể để thay thế cho cọ 
vẽ?
 Sau khi đa số trẻ hoàn thành bức tranh, cô khuyến khích trẻ tự đặt tên cho 
bức tranh của mình theo cách trẻ thích, khuyến khích trẻ cảm nhận về màu sắc, 
bố cục của bức tranh... do chính trẻ tạo ra.
 Bước 4: Tạo cảm xúc tích cực, tình cảm thích thú cho hoạt động tiếp theo
 Để tạo cảm xúc tích cực, tình cảm thích thú cho trẻ trong những hoạt động 
lần sau, tôi thường xuyên thay đổi địa điểm tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ: 
trong lớp, ngoài sân trường, đối với hoạt động này, tôi tổ chức ngoài không gian 
lớp học, nơi có thảm cỏ, thảm hoa, cho trẻ ngồi theo ý thích của trẻ để tăng 
cường cảm xúc tích cực.
 Đối với hoạt động trưng bày sản phẩm, tôi cũng thường xuyên thay đổi 
cách thức trưng bày. Đối với hoạt động này, tôi cho trẻ trưng bày sản phẩm theo 
nhóm trẻ cùng làm, cùng sở thích; mời một số trẻ có ý tưởng sáng tạo tự nói về 
sản phẩm của mình (tên của tác phẩm, ý tưởng, cách thức thực hiện...)
 b. Đối với hoạt động vẽ trang trí: Ngoài tổ chức cho trẻ vẽ trang trí trên mặt 
phẳng tờ giấy, tôi tích cực tận dụng những vật dụng gần gũi, dễ tìm, dễ kiếm 
như rổ rá, mẹt, con ốc, viên gạch, cái quạt, vỏ dừa, lá cây (lá chuối, lá mít), 
mảnh tre, nón... để tạo cơ hội cho trẻ được trải nghiệm vẽ trên nhiều vật dụng 
khác nhau tạo ra những sản phẩm trang trí đẹp, mới lạ, độc đáo.. từ đó giúp trẻ 
biết được việc trang trí không chỉ vẽ trên chất liệu là giấy mà có thể tận dụng 
những vật dụng bỏ đi, nhiều vật dụng khác nhau để tạo ra được các sản phẩm có 
giá trị trong cuộc sống có thể trang trí tại góc nghệ thuật, góc dân gian của lớp... 
Bên cạnh đó, tôi cũng phối hợp với 2 giáo viên dạy mỹ thuật tại trường Tiểu học 
và THCS mời trực tiếp tham gia vẽ cùng trẻ. Cảm giác được vẽ cùng họa sĩ sẽ 
mang đến cho trẻ trải nghiệm vô cùng đặc biệt. 
 Đối với hoạt động vẽ trang trí, là hoạt động khó và đòi hỏi sự sáng tạo, tôi 
thường bố trí cho trẻ hoạt động theo nhóm vật dụng để trẻ thực hiện ý tưởng, 
huy động trí tuệ tập thể. Qua thực tế có thể thấy, vẽ trang trí là hoạt động có sức 
hấp dẫn rất lớn đối với trẻ.
 c. Đối với hoạt động tô màu: Màu sắc trẻ tô trên sản phẩm thể hiện ý thích về 
màu sắc hoặc nói lên trạng thái cảm xúc của bản thân trẻ. Trong việc sử dụng 
màu sắc, giáo viên cần cung cấp kiến thức cho trẻ theo khái niệm nghệ thuật 10
bạn trong nhóm để từ đó cùng nhau tạo ra được những sản phẩm của bản thân 
trẻ, ý tưởng của mình hay là từ ý tưởng, sự tưởng tượng của các bạn., tôi cũng 
thường khai thác tối đa điều kiện thuận lợi của trường như: gần bãi biển, gần 
chợ,gần tượng đài nên trong chủ đề như: Quê hương- đất nước, tôi thường tổ 
chức cho trẻ tham quan thực tế để tạo cảm xúc tích cực quan trọng hơn là có 
kinh nghiệm chân thực, sống động về sự vật, hiện tượng xung quanh.
 Ví dụ: Với chủ đề quê hương - đất nước, với đề tài “tạo hình bức tranh cảnh 
biển”. Để chuẩn bị tổ chức cho trẻ hoạt động, ngày hôm trước tôi tổ chức cho trẻ 
đi tham quan thực tế “bãi biển Quất Lâm” để trẻ thấy được khung cảnh diễn ra 
tại bãi biển, trẻ quan sát tranh cảnh biển được làm bằng những nguyên vật liệu 
khác nhau (nặn, cắt, vẽ, xé, dán), để trẻ nhận xét về bức tranh trẻ quan sát, đặc 
biệt trẻ nói lên được cách tạo hình bức tranh từ những nguyên vật liệu gì... Để 
trẻ thỏa sức sáng tạo, tôi chuẩn bị phong phú những đồ dùng, nguyên liệu như: 
que tính, rơm rạ, lá cây khô, hột hạt... để trẻ thảo luận xếp gắn làm thuyền đánh 
cá, ô, bàn ghế cho du khách ngồi uống nước dưới bãi biển; xé dán giấy màu làm 
nước biển, đám mây, nặn những khối tròn, vuông, chữ nhật tạo thành phao bơi, 
người tắm biển... Làm đến đâu trẻ sắp xếp cho phù hợp hài hòa thành một bức 
tranh “cảnh biển”. Đối với hoạt động này, tôi tổ chức cho trẻ theo từng nhóm, 
trẻ tự do thảo luận đưa ra ý tưởng của mình, mỗi trẻ có thể học bằng nhiều cách 
khác, cô chỉ là người động viên khuyến khích trẻ phát huy hết năng lực sáng tạo 
của mình, với cách xây dựng tổ chức hoạt động như thế trẻ được tự do trải 
nghiệm.
 Một trải nghiệm thú vị mà tôi cũng thường tổ chức cho trẻ thông qua hoạt 
động nặn đó là cho trẻ nặn từ các nguyên liệu khác nhau: ngoài đất nặn công 
nghiệp, tôi còn chuẩn bị thêm đất sét, bột mì, cát... để trẻ tự do lựa chọn nguyên 
liệu tạo hình theo sở thích và quan trọng hơn cả là cho trẻ được cảm nhận, trải 
nghiệm thực tế khi tạo hình từ các nguyên, vật liệu khác nhau sẽ tạo ra được các 
sản phẩm khác nhau và đặc biệt khi phối hợp các nguyên vật liệu đó lại với nhau 
cũng sẽ tạo ra được những sản phẩm có sự phối hợp về màu sắc và hình dạng tạo 
hình rất đẹp và hợp lý.
 2.1.3.Hoạt động cắt, xé, dán
 Hoạt động cắt, xé, dán là hoạt động tạo hình không sử dụng phương tiện 
là bút màu, sáp vẽ, hay cọ vẽ để tạo ra sản phẩm mà sử dụng các kỹ năng như: 
xé rách, xé dải, xé vụn, xé hình theo trí tưởng tượng và dán thành sản phẩm. Đối 

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_to_chuc_cho_tre_mau_giao_4_5_tuoi_trai.doc