SKKN Một số biện pháp tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ 4-5 tuổi B6 Trường Mầm non Trung Sơn
Chúng ta không thể phủ nhận những mặt tích cực của các trò chơi hiện đại tuy nhiên cũng không nên lạm dụng quá vào các trò chơi hiện đại mà cần có sự kết hợp giữa trò chơi hiện đại và các trò chơi dân gian bổ ích khác vì vậy tôi luôn trăn trở làm sao để có thể đưa những trò chơi dân gian bổ ích, lành mạnh vào trong các tiết học để vừa phát huy được những di sản quý báu của dân tộc vừa giúp trẻ được phát triển một cách toàn diện. Xuất phát từ vai trò quan trọng của trò chơi dân gian đối với trẻ em, tôi thấy việc tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi dân gian là một việc làm cần thiết và rất có ý nghĩa. Đây chính là lí do trong năm học 2022-2023 tôi đã thực hiện nghiên cứu đề tài :“Một số biện pháp tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ 4-5 tuổi B6 trường MN Trung Sơn”
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ 4-5 tuổi B6 Trường Mầm non Trung Sơn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ 4-5 tuổi B6 Trường Mầm non Trung Sơn

- Phụ huynh: Một số phụ huynh nhiệt tình chia sẻ với giáo viên ở lớp về tình hình của trẻ ở nhà và luôn quan tâm đến trẻ, thường xuyên dành thời gian trao đổi với cô giáo để cùng chăm sóc và giáo dục trẻ. 1.2. Tồn tai, hạn chế và nguyên nhân: 1.2.1. Giáo viên: - Tồn tại, hạn chế + Tôi tự nhận thấy bản thân mình chưa có nhiều kinh nghiệm, chưa có sự linh hoạt, sáng tạo trong tổ chức trò chơi dân gian, việc tích hợp trò chơi dân gian vào các hoạt động vẫn còn lúng túng. + Khi tổ chức trò chơi đồ dùng, đồ chơi còn đơn điệu, chưa bắt mắt nên chưa hấp dẫn trẻ tham gia chơi, dẫn đến trẻ chơi nhanh chán. - Nguyên nhân: Giáo viên trẻ mới vào nghề nên kinh nghiệm còn hạn chế và thường chỉ trú trọng đến các hoạt động học. 1.2.2. Trẻ em. - Tồn tại, hạn chế + Khả năng chú ý có chủ định của trẻ 4-5 tuổi còn chưa cao, nhận thức của trẻ không đồng đều, trẻ dễ dàng nhập cuộc nhưng trẻ cũng nhanh chóng rút ra khỏi cuộc chơi khi trẻ không còn hứng thú nữa. + Nhiều trẻ chưa thực sự thích các trò chơi dân gian chỉ thích các trò chơi điện tử. - Nguyên nhân: + Trong lớp mỗi trẻ có khả năng nhận thức khác nhau, một số trẻ mới đến lớp, một số trẻ nhút nhát không tham gia hoạt động cùng các bạn, một số lại hiếu động. + Những đồ dùng đồ chơi trong các trò chơi dân gian còn đơn điệu hình thức không có màu sắc bắt mắt. 1.2.3. Phụ huynh - Tồn tại, hạn chế + Phụ huynh thường chỉ chú ý đến việc học chữ, học toán. + Một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm tới việc kết hợp với nhà trường để nuôi dưỡng và giáo dục trẻ, ít quan tâm đến trò chơi dân gian vì họ nghĩ trò chơi dân gian không giúp trẻ thông minh hơn nên cho trẻ hướng tới trò chơi hiện đại. Bảng khảo sát trước khi áp dụng một số biện pháp tổ chức hoạt động trò chơi dân gian cho trẻ 4-5tuổi B6 trường MN Trung Sơn như sau: STT Nội dung đánh giá Số lượng Trẻ đạt Tỷ lệ Trẻ Tỷ lệ % không % đạt 1 Trẻ hứng thú tham gia vào trò chơi. 13/24 11/24 54 46 2 Trẻ thuộc lời đồng dao 12/24 12/24 50 50 3 Trẻ nắm được cách chơi và luật chơi 11/24 46 13/24 54 4 Trẻ tự tổ chức chơi trò chơi 8/24 33 16/24 67 5 Tinh thần đoàn kết, ý thức tập thể. 11/24 13/24 46 54 6 Cất dọn đồ dùng sau khi chơi. 11/24 13/24 46 54 2. Biện pháp tổ chức một số trò chơi dân gian cho trẻ 4-5 tuổi B6 Trường Mầm non Trung Sơn. 2.1. Biện pháp 1: Lựa chọn trò chơi dân gian phù hợp với lứa tuổi của trẻ 4- 5 tuổi 2.1.1 Nội dung biện pháp. Giáo viên lựa chọn, sưu tầm các trò chơi dân gian phù hợp với độ tuổi 4-5 tuổi để đưa vào từng chủ đề. 2.1.2: Cách thức, quá trình áp dụng biện pháp. - Tôi tích cực sưu tầm, tìm tòi qua sách, báo, trên mạng internet, qua đồng nghiệp, qua những người già về các trò chơi dân gian, tìm hiểu về cách chơi của các trò chơi dân gian để làm phong phú thêm về số lượng các trò chơi dân gian. Ảnh trẻ chơi trò chơi: Lộn cầu vồng - Chuẩn bị điều kiện chơi như địa điểm, đồ dùng đồ chơi, lời ca. - Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi dân gian. 2.2.2.Cách thức, quá trình áp dụng biện pháp. * Chuẩn bị điều kiện để tổ chức trò chơi. - Chuẩn bị địa điểm + Tùy vào từng trò chơi cô sẽ lựa chọn địa điểm chơi phù hợp, an toàn, rộng rãi, sạch sẽ, khi chơi ở trong lớp thì tôi sắp xếp đồ dùng gọn gàng, khi chơi ở ngoài sân phải quét dọn sạch sẽ. VD: Trò chơi “ Kéo co ” thì địa điểm là ngoài sân vận động để đảm bảo không gian chơi rộng rãi, cô dễ dàng quan sát, đảm bảo an toàn cho trẻ. Ảnh trẻ chơi trò chơi: Kéo co - Chuẩn bị đồ dùng đồ chơi cho các trò chơi dân gian. nhờ phụ huynh tối về có thể dạy con lời đồng dao và dành thời gian chơi với con. Khi trẻ đã thuộc lời trẻ chơi rất hứng thú và tích cực tham gia vào trò chơi. Ví dụ với trò chơi “ Nu na nu nống” trẻ đọc. Nu na nu nống Đánh trống phất cờ Mở cuộc thi đua Chân ai sạch sẽ Gót đỏ hồng hào Không bẩn tí nào Được vào đánh trống. * Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi dân gian. Tôi sẽ tổ chức qua các bước: - Bước 1: Cô giới thiệu tên trò chơi dân gian, sau đó cho trẻ nhắc lại tên trò chơi. - Bước 2: Nêu cách chơi, luật chơi: Nêu rõ ràng, ngắn gọn, xúc tích để trẻ dễ nhớ, dễ chơi. Với trò chơi mới trẻ chưa được chơi: Cô nói luật chơi, cách chơi sau đó cho trẻ nhắc lại Với trò chơi trẻ đã được chơi: Cô cho trẻ nhắc lại cách chơi, luật chơi - Bước 3: Quá trình chơi: + Với trò chơi mới cô hướng dẫn trẻ chơi chi tiết, cụ thể. Cô có thể chơi mẫu, phân tích cách chơi, luật chơi và cho trẻ chơi thử. + Với trò chơi trẻ đã được chơi thì cô tổ chức cho trẻ chơi luôn. Khi trẻ chơi cô có thể bao quát trẻ chơi hoặc chơi cùng trẻ. - Bước 4: Kết thúc chơi: Cô củng cố, nhận xét trẻ chơi, khích lệ, động viên trẻ. Ví dụ: Tổ chức cho trẻ chơi mới: Chi chi chành chành Số lượng trẻ tham gia: Cả lớp Hình thức tổ chức: Theo nhóm trẻ Chuẩn bị: Lớp học sạch sẽ,trang phục gọn gàng - Cô giới thiệu tên trò chơi - Cô phổ biến cách chơi, luật chơi Ảnh trẻ chơi: Chi chi chành chành Ảnh trẻ chơi trò chơi: Lộn cầu vồng * Với hoạt động góc: Với không gian hẹp trong lớp tôi sẽ lựa chọn cho trẻ những trò chơi tĩnh để trẻ dễ dàng chơi mà vẫn tạo hứng cho trẻ, nên tổ chức cho trẻ các trò chơi có thể chơi cá nhân, theo nhóm nhỏ, bên cạnh đó tôi lồng ghép những trò chơi mà trong đó trẻ em tự tay làm nên những đồ vật bằng vật liệu trong thiên nhiên dễ kiếm, gần gũi như xếp lá mít, lá đa thành con trâu, làm con mèo bằng lá chuối, làm chong chóng,... để kích thích sự sáng tạo ở trẻ, rèn luyện sự khéo léo của đôi bàn tay, khơi dậy khiếu thẩm mĩ của trẻ. Ảnh trẻ chơi: Làm con mèo từ lá chuối Ảnh: Giáo viên trao đổi cùng phụ huynh Ảnh: Trẻ làm con mèo từ lá chuối tại nhà - Phụ huynh đã cùng với giáo viên tham gia sưu tầm và làm đồ dùng đồ chơi để cho trẻ tham gia chơi. Kế hoạch số 84/KH-MNTS ngày 21/09/2021 của trường mầm non Trung Sơn kế hoạch thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” giai đoạn 2021- 2025. Kế hoạch số 80/KH-MNTS ngày 14/09/2022 của trường mầm non Trung Sơn kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2022-2023 2. Kết quả đạt được, áp dụng của biện pháp Sau quá trình áp dụng biện pháp tổ chức một số trò chơi dân gian cho trẻ 4-5 Tuổi B5 tại trường Mầm non Trung Sơn cho trẻ đến nay tôi đã thấy được một số kết hợp khả quan. + Về phía cô: Đã sưu tầm được nhiều trò chơi bổ ích phù hợp với độ tuổi của trẻ mầm non. Có thêm vốn hiểu biết, kiến thức về trò chơi dân gian, Có kinh nghiệm linh hoạt, sáng tạo hơn trong việc tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ. + Về phía phụ huynh: Đã quan tâm đến con em mình nhiều hơn, biết cách tổ chức các trò chơi dân gian đơn giản gần gũi chơi với con ở nhà, gắn kết giữa các thành viên trong gia đình nhiều hơn. Con cái cũng rời xa điện thoại, tivi hơn trước + Về phía trẻ: Trẻ hứng thú tích cực tham gia vào các trò chơi, tự tổ chức các trò chơi dân gian đơn giản với các bạn trong lớp, có tinh thần đoàn kết và ý thức tập thể trong khi chơi. Trẻ mạnh dạn, năng động, tự tin và hồn nhiên trong giao tiếp với mọi người được thể hiện cụ thể dưới bảng so sánh kết quả: Bảng so sánh kết quả việc áp dụng một số biện pháp tổ chức hoạt động trò chơi dân gian cho trẻ 4-5tuổi B6 trường MN Trung Sơn như sau: STT Nội dung đánh giá Kết quả So sánh Đầu năm Cuối năm tỷ lệ Số % Số % % lượng lượng tăng 1 Trẻ hứng thú tham gia vào trò chơi. 13/24 54 24/24 100 46 2 Trẻ thuộc lời đồng dao 12/24 50 23/24 96 46 3 Trẻ nắm được cách chơi, luật chơi 11/24 46 23/24 96 50 Trung Sơn, ngày 8 tháng 10 năm 2023 GIÁO VIÊN (Ký và ghi rõ họ tên) Nguyễn Thị Hải PHẦN E. ĐÁNH GIÁ, NHẬN XÉT CỦA NHÀ TRƯỜNG 1. Đánh giá, nhận xét của chuyên môn. ..... ..... TỔ TRƯỞNG CHUYÊN MÔN (Ký và ghi rõ họ tên) Nguyễn Thị Nhượng 2. Đánh giá, nhận xét, xác nhận của Hiệu trưởng ..... ..... HIỆU TRƯỞNG (Ký và ghi rõ họ tên) Đặng Thị Yên
File đính kèm:
skkn_mot_so_bien_phap_to_chuc_cac_tro_choi_dan_gian_cho_tre.docx