SKKN Một số biện pháp tiếp cận, ứng dụng phương pháp tiên tiến nhằm nâng cao chất lượng trong hoạt động tạo hình cho trẻ 4-5 tuổi

Ở trẻ mầm non đặc biệt là ở lứa tuổi mẫu giáo nhỡ trẻ rất thích được hoạt động tạo hình nhất là việc sử dụng bút màu, in đồ tạo thành sản phẩm theo ý thích của trẻ, dùng giấy để xé, dán... theo ý thích để tạo ra một sản phẩm mà trẻ thích, trẻ dùng đất nặn để lăn dài hay lăn tròn tạo ra các loại quả mà trẻ thích. Chính từ những sản phẩm trẻ tạo ra, trẻ có thể đặt tên và tưởng tượng ra những gì mình thích. Từ đó làm nảy sinh tình cảm yêu cái đẹp, hướng tới cái đẹp. Đây là yếu tố cần thiết góp phần phát triển toàn diện cho trẻ về: ngôn ngữ, nhận thức, tình cảm xã hội. Để có thể sử dụng hoạt động tạo hình là công cụ giáo dục (GD) trẻ thì đòi hỏi người giáo viên phải có sự tinh ý, tạo được cảm xúc đối với mỗi sản phẩm tạo hình - đó là tình yêu cái đẹp, chân trọng cái đẹp và muốn tạo ra cái đẹp. Người giáo viên muốn làm được điều này đòi hỏi phải có kiến thức, kỹ năng về phương pháp dạy tạo hình cho trẻ, phải có kiến thức cơ bản về hội họa, biết tiếp cận và ứng dụng các phương pháp giáo dục tiên tiến phù hợp. Khi có sự hiểu biết giáo viên mới có thể cung cấp kiến thức và kỹ năng tạo hình cho trẻ. Đó cũng chính là lí do tôi chọn đề tài: ừng dụng một số phương pháp giáo dục tiên tiến nhằm nâng cao chất lượng tạo hình cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non ”.
docx 39 trang skmamnon 28/10/2024 600
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp tiếp cận, ứng dụng phương pháp tiên tiến nhằm nâng cao chất lượng trong hoạt động tạo hình cho trẻ 4-5 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp tiếp cận, ứng dụng phương pháp tiên tiến nhằm nâng cao chất lượng trong hoạt động tạo hình cho trẻ 4-5 tuổi

SKKN Một số biện pháp tiếp cận, ứng dụng phương pháp tiên tiến nhằm nâng cao chất lượng trong hoạt động tạo hình cho trẻ 4-5 tuổi
 MỤC LỤC
 NỘI DUNG TRANG
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐÊ 1
1. Lí do chọn đề tài 1
2. Mục đích nghiên cứu 1
3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 2
4. Thời gian nghiên cứu 2
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 3
1. Cơ sở lý luận 3
2. Cơ sở thực tiễn 4
3. Thực trạng trước khi thực hiện đề tài 5
3.1. Thuận lợi 5
3.2. Khó khăn 5
3.3. Số liệu điều tra trẻ trước khi thực hiện đề tài 6
4. Những biện pháp thực hiện 6
4.1. Biện pháp 1: Tạo môi trường phong phú giúp trẻ có cảm xúc và 6
hứng thú với hoạt động tạo hình thông qua phương pháp tiếp cận 
Reggio Emilia
4.2. Biện pháp 2: Ứng dụng phương pháp Montessori, Steam và tiếp 10
cận Reggio Emilia để xây dựng kế hoạch hoạt động tạo hình phù hợp
4.3. Biện pháp 3: Khai thác, ứng dụng hiệu quả các kỹ năng tạo hình 13
trong hoạt động học và hoạt động góc
4.4. Biện pháp 4: Tạo cơ hội cho trẻ khám phá nguyên vật liệu và các 19
tác phẩm nghệ thuật tạo hình thông qua hoạt động ngoài trời
5. Kết quả sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 21
PHẦN III: KẾT LUẬN 23
1. Kết luận 23
2. Bài học kinh nghiệm 23
3. Khuyến nghị 23
TÀI LIỆU THAM KHẢO Một số biện pháp tiếp cận, ứng dụng phương pháp tiên tiến nhằm nâng cao chất lượng
trong hoạt động tạo hình cho trẻ 4-5 tuổi
 PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
 1. Lý do chọn đề tài:
 Trẻ mầm non luôn nhạy cảm với cái đẹp xung quanh, đây là thời kỳ phát 
triển những cảm xúc thẩm mỹ - đó là những cảm xúc tích cực được nảy sinh khi 
trẻ tiếp xúc trực tiếp với cái đẹp trong các loại hình nghệ thuật trong đó có nghệ 
thuật tạo hình. Hoạt động tạo hình là một hoạt động mang tính nghệ thuật, thẩm 
mỹ đặc thù. Với lứa tuổi Mầm non, nó là một hoạt động sáng tạo không thể thiếu. 
Dạy hoạt động tạo hình là dạy trẻ kỹ năng cơ bản nhất để trẻ ứng dụng vào thực tế. 
Thông qua hoạt động tạo hình, giúp trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên, 
giúp trẻ thể hiện xúc cảm, tình cảm của mình; giúp trẻ khơi gợi và phát huy khiếu 
thẩm mĩ vốn có ở trẻ, rèn luyện khả năng quan sát, cảm nhận, phân tích, tổng hợp, 
sáng tạo, tạo cho trẻ hứng thú trước cái đẹp, tiến tới hình thành thị hiếu thẩm mĩ, 
góp phần giúp trẻ phát triển toàn diện cả về Đức - Trí - Thể - Mỹ. Hoạt động tạo 
hình là một hoạt động học tập mang tính nghệ thuật, ở đó trẻ sử dụng ngôn ngữ 
đặc trưng riêng của nó: màu sắc, hình khối, đường nét, bố cục để phản ánh, miêu 
tả, giúp trẻ nhận thức thế giới xung quanh và phản ánh thế giới thông qua các hình 
tượng nghệ thuật.
 Ở trẻ mầm non đặc biệt là ở lứa tuổi mẫu giáo nhỡ trẻ rất thích được hoạt 
động tạo hình nhất là việc sử dụng bút màu, in đồ tạo thành sản phẩm theo ý thích 
của trẻ, dùng giấy để xé, dán... theo ý thích để tạo ra một sản phẩm mà trẻ thích, 
trẻ dùng đất nặn để lăn dài hay lăn tròn tạo ra các loại quả mà trẻ thích. Chính từ 
những sản phẩm trẻ tạo ra, trẻ có thể đặt tên và tưởng tượng ra những gì mình 
thích. Từ đó làm nảy sinh tình cảm yêu cái đẹp, hướng tới cái đẹp. Đây là yếu tố 
cần thiết góp phần phát triển toàn diện cho trẻ về: ngôn ngữ, nhận thức, tình cảm 
xã hội. Để có thể sử dụng hoạt động tạo hình là công cụ giáo dục (GD) trẻ thì đòi 
hỏi người giáo viên phải có sự tinh ý, tạo được cảm xúc đối với mỗi sản phẩm tạo 
hình - đó là tình yêu cái đẹp, chân trọng cái đẹp và muốn tạo ra cái đẹp. Người 
giáo viên muốn làm được điều này đòi hỏi phải có kiến thức, kỹ năng về phương 
pháp dạy tạo hình cho trẻ, phải có kiến thức cơ bản về hội họa, biết tiếp cận và ứng 
dụng các phương pháp giáo dục tiên tiến phù hợp. Khi có sự hiểu biết giáo viên 
mới có thể cung cấp kiến thức và kỹ năng tạo hình cho trẻ. Đó cũng chính là lí do 
tôi chọn đề tài: ừng dụng một số phương pháp giáo dục tiên tiến nhằm nâng cao 
chất lượng tạo hình cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non ”.
 2. Mục đích của đề tài
 - Tìm ra những biện pháp phù hợp để ứng dụng một số phương pháp giáo 
dục tiên tiến vào hoạt động tạo hình cho trẻ trong năm học và góp phần nâng cao 
chất lượng giáo dục theo sự định hướng chỉ đạo của trường, của ngành.
 - Nâng cao và phát huy năng lực của bản thân, giúp cho việc tiếp cận hoạt 
 1/31 Một số biện pháp tiếp cận, ứng dụng phương pháp tiên tiến nhằm nâng cao chất lượng
 trong hoạt động tạo hình cho trẻ 4-5 tuổi
 PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 1. Cơ sở lý luận.
 HĐTH là một hoạt động nhận thức đặc biệt và nó mang tính sáng tạo. Nó phản 
ánh cuộc sống hiện thực bằng những hình tượng nghệ thuật, trong đó con người không 
chỉ khám phá và lĩnh hội thế giới mà còn cải tạo nó theo quy luật của cái đẹp, gửi gắm 
vào đó tâm hồn và tình cảm của người nghệ sĩ. Có nghĩa là, trẻ con khi tham gia vào 
các HĐTH, trẻ không chỉ đơn thuần là chơi mà thông qua những sản phẩm mà nó làm 
ra, những sản phẩm này thật nghệ thuật trong mắt chúng, nó chứa đựng những tình cảm, 
khát khao của trẻ, những mong muốn, ước vọng, thậm chí cả niềm đam mê của trẻ. 
Những sản phẩm đó còn tái hiện lại cuộc sống của chúng (tranh vẽ gia đình, ngày tết, 
con diều...) và với sự trợ giúp của người lớn, trẻ ngày càng phát triển về khả năng thẩm 
mỹ, tiếp nhận cái đẹp (yêu cái đẹp, yêu nghệ thuật.. ,)Nghệ thuật tạo hình giúp trẻ chấp 
nhận có nhiều giải pháp, có nhiều quan điểm khác nhau, học được cách hợp tác và hòa 
đồng với bạn bè và người lớn, trẻ học được cách thể hiện cảm xúc, xây dựng sự tự tin, 
tất cả trẻ em đều thấy tự hào về tác phẩm sáng tạo nghệ thuật của bản thân.
 Theo quan điểm của nhà giáo dục bà Montessori cho rằng thời kỳ quan trọng 
nhất của cuộc đời không phải là ở tuổi đại học mà là thời kỳ đầu tiên, giai đoạn từ khi 
sinh ra cho đến 6 tuổi và bà cho rằng trong mỗi đứa trẻ mang một “Sức sống nội tại ” 
riêng của mình. Việc giáo viên biết cách tạo dựng cơ hội cho trẻ học và môi trường lớp 
học luôn đẹp, ngăn nắp với nhiều đồ dùng giáo cụ cũng quan trọng như “Biết cách 
chăm sóc trẻ khỏe mạnh ” vậy. Chúng ta có thể nhận thấy rất rõ phương pháp này chủ 
đạo dùng hoạt động tạo hình để lồng ghép giáo dục trẻ các lĩnh vực khác.
 Theo phương pháp tiếp cận Reggio Emilia sẽ kích thích sự tò mò, quan sát của 
trẻ; giúp trẻ khám phá thế giới xung quanh từ đó tạo nên sự yêu thích tìm tòi học tập ở 
trẻ; giúp trẻ phát triển khả năng tưởng tượng và sáng tạo qua các hoạt động như vẽ, nặn, 
sáng tác tranh; phát triển khả năng hợp tác và làm việc nhóm của trẻ; giúp trẻ biết yêu 
và bảo vệ thiên nhiên; tạo cho trẻ cơ hội tìm hiểu, khám phá, mở rộng kiến thức; phương 
pháp giáo dục linh hoạt với các bài học tự nhiên; xây dựng sự tự tin cho trẻ, cho trẻ phát 
triển tư duy độc lập; giúp trẻ phát triển toàn diện cả về trí tuệ và thúc đẩy tính sáng tạo 
dựa trên 3 nguyên tắc: Tôn trọng, tạo dựng mối quan hệ và sức mạnh của môi trường 
học cho trẻ.
 Còn theo phương pháp giáo dục Steam là giúp trẻ học tiếp cận qua chơi, qua việc 
trẻ được trải nghiệm với thí nghiệm khoa học là phương pháp và cách làm hiệu quả 
nhất, dễ thực thi cho giáo viên và trẻ. Phương pháp Steam là viết tắt của các từ Science 
(khoa học), Technology (công nghệ), Engineering (kỹ thuật), Art (nghệ thuật), Math 
(toán học). Là phương pháp học tập chủ yếu dựa trên thực hành và các hoạt động trải 
nghiệm, trẻ được tiếp cận phương pháp giáo dục có những ưu thế nổi bật như: Kiến 
thức khoa học, kỹ thuật, công nghệ và toán học. Từ đó trẻ có khả năng sáng tạo, tư duy 
logic để sử dụng kiến thức vào thực tiễn để giải quyết các vấn đề trong thực tế. Do đó, 
 3/31 Một số biện pháp tiếp cận, ứng dụng phương pháp tiên tiến nhằm nâng cao chất lượng
 trong hoạt động tạo hình cho trẻ 4-5 tuổi
 - Nhà trường trang bị đầy đủ đồ dùng, đồ chơi tương đối hiện đại nhất là đồ 
dùng phục vụ cho hoạt động tạo hình như: Con lăn, sáp màu, màu nước, phấn, giấy 
màu, giấy vẽ, bút chì, bút dạ, giá vẽ...
 - Nhà trường đã chỉ đạo xây dựng đồng bộ môi trường trong và ngoài lớp có 
ứng dụng một số phương pháp giáo dục tiên tiến nên cảnh quan sư phạm đẹp, sáng tạo 
trong thiết kế các phòng chức năng, các khu vực, sân vườn thành không gian nghệ thuật 
đẹp, lôi cuốn trẻ để từ đó cung cấp cho trẻ những biểu tượng thể hiện sự hiểu biết của 
mình về thế giới xung quanh.
 - Bản thân tôi là một giáo viên luôn nhiệt tình trong công việc, luôn yêu nghề, 
mến trẻ và luôn tìm tòi, khám phá ra nhiều cái mới để áp dụng vào hoạt động học của 
trẻ.
 - Nhiều trẻ đã tham gia học năng khiếu nghệ thuật sáng tạo từ lớp mẫu giáo bé 
nên trẻ đã có một số kiến thức kĩ năng về nghệ thuật tạo hình.
 - Phụ huynh luôn quan tâm đến các hoạt động của lớp và của nhà trường, luôn 
ủng hộ các nguyên vật liệu như: giấy, bìa màu, bìa cattong, hộp giấy... để phục vụ cho 
hoạt động của cô và trẻ.
 3.2. Khó khăn.
 * Đối với giáo viên.
 - Bản thân tôi chưa tự tin, chưa mạnh dạn ứng dụng các phương pháp GD tiên 
tiến đề đổi mới nội dung, thay đổi hình thức tổ chức các hoạt động tạo hình giúp trẻ học 
qua chơi.
 - Một số phương pháp giáo dục tiên tiến bản thân tôi chưa được đào tạo chính 
quy mà chỉ mới dừng ở mức bồi dưỡng và tự tham khảo, nghiên cứu qua các phần mềm 
giáo dục nên còn gặp khó khăn trong việc tìm kiếm và cách thức tổ chức.
 * Về cơ sở vật chất (CSVC):
 - Nguyên vật liệu tạo hình chưa phong phú về chủng loại và chất lượng.
 * Đối với trẻ.
 - Trẻ chưa phát huy được tính độc lập, sự sáng tạo trong suy nghĩ còn thụ động 
theo mẫu minh hoạ của cô. Trẻ chưa nói được cảm nhận của mình về thế giới xung 
quanh, các bài tạo hình còn đơn điệu, bố cục chưa đẹp. nên sản phẩm của trẻ kết quả 
chưa cao.
 - Trẻ tham gia vào hoạt động còn chưa đồng đều về chất lượng, có nhiều trẻ thụ 
động chưa mạnh dạn, hạn chế trong ý tưởng và chưa nói nên được ý tưởng sản phẩm 
của mình.
 3.3. Số liệu điều tra trẻ trước khi thực hiện:
* Tình hình chất lượng của lớp khi chưa đưa sáng kiến kinh nghiệm vào áp dụng: (Tổng 
số trẻ điều tra 31/31 cháu = 100%)
 KẾT QUẢ
 STT NỘI DUNG
 Tốt Khá ĐYC
 5/31 Một số biện pháp tiếp cận, ứng dụng phương pháp tiên tiến nhằm nâng cao chất lượng
 trong hoạt động tạo hình cho trẻ 4-5 tuổi
người với nhau, các kinh nghiệm, ý tưởng và nhiều cách thể hiện các ý tưởng của mình.
 Môi trường HĐTH phải chào đón, kích thích tính tò mò, khám phá và giao tiếp 
sẵn có trong mỗi đứa trẻ. Một môi trường mời gọi trẻ đến có những nguyên tắc sau:
 - Thu hút sự tò mò của trẻ, trẻ hưởng ứng và hứng thú tham gia.
 - Thiết kế môi trường phải có chú ý, mục đích và chương trình học tập được 
xuất phát từ chính bên trong trẻ. Các nguồn cảm hứng của trẻ sẽ được nuôi dưỡng và 
phát huy tốt hơn nếu trẻ ở trong một không gian yên tĩnh, không bị chi phối bởi nhiều 
loại âm thanh hỗn loạn. Tuy trong lớp học không thể đáp ứng yêu cầu cung cấp một 
không gian tuyệt đối yên tĩnh cho góc tạo hình, bởi trong một lớp học sẽ có nhiều góc 
khác nhau và tính chất hoạt động của mỗi góc cũng không giống nhau, nhưng khi bố trí 
góc tạo hình trong lớp tôi có thể tạo không gian yên tĩnh tối đa bằng cách đặt góc tạo 
hình gần các góc tĩnh (góc văn học, góc khoa học, góc học tập), xa những góc động 
(góc âm nhạc, góc xây dựng - lắp ráp). Như vậy có thể đảm bảo sự tập trung phát huy 
năng lực, khả năng sáng tạo của trẻ khi tham gia HĐTH.
 - Lựa chọn bố trí kệ, bàn ghế góc tạo hình cũng rất quan trọng, một góc tạo hình 
không thể thiếu nơi để nguyên vật liệu (NVL) cho trẻ hoạt động. Kệ là giải pháp tối ưu 
nhất được sử dụng để bày trí nguyên vật liệu cho trẻ, kệ giúp tiết kiệm diện tích và tận 
dụng được khoảng không của không gian, như vậy có thể sắp xếp được nhiều NVL hơn 
là bày ra sàn. Kệ phải cao vừa tầm với trẻ và có màu sắc mộc mạc, tự nhiên, không nổi 
bật để trẻ dễ dàng nhìn thấy NVL và sử dụng chúng. Tôi luôn đặt kệ sát các mảng tường 
để không chiếm quá nhiều diện tích, chừa chỗ cho trẻ hoạt động và đảm bảo tầm mắt 
của giáo viên không bị che khuất khi quan sát trẻ. Bàn ghế cho trẻ hoạt động nên đặt ở 
vị trí thuận tiện di chuyển, gần nguồn sáng tự nhiên nhất.
 - Tôi luôn xây dựng nội quy trong góc chơi có hình ảnh minh họa để trẻ tuân thủ 
khi hoạt động như: giữ trật tự, biết lấy cất gọn gàng...
 Hình ảnh 1:
 Bố trí nội quy trong môi trường góc sáng tạo
 - Tận dụng những điều kiện sẵn có, dễ kiếm, dễ tìm
 - Chọn lựa nền (mặt bàn) để các vật liệu có màu trung tính (màu gỗ, màu trắng), 
để nó không thu hút sự chú ý của trẻ khỏi các vật liệu chính. Thường lựa chọn tường, 
màu trắng hay màu trung tính vì các hình ảnh có hoạt động của trẻ được dán lên tường 
sẽ thu hút. Các vật liệu tự nhiên được đựng trong các khay, rổ mây, thớt gỗ hay trên 
một lá cây lớn nhằm cho trẻ dễ dàng tiếp cận, sử dụng chúng, không giới hạn, ngăn cản 
trẻ hoạt động. Các vật liệu cùng nhóm sẽ được đặt cạnh nhau. Điều này sẽ giúp trẻ phân 
biệt sự khác nhau giữa các NVL dễ dàng hơn. Tôi thường chọn giấy, bìa có tông màu 
tối để làm nền cho bức tranh của trẻ như: Màu vàng nhạt, màu nâu đất, màu xanh đậm, 
màu đen. để làm nổi bật bức tranh cho trẻ.
 Hình ảnh 2:
 7/31

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_tiep_can_ung_dung_phuong_phap_tien_tie.docx
  • pdfSKKN Một số biện pháp tiếp cận, ứng dụng phương pháp tiên tiến nhằm nâng cao chất lượng trong hoạt đ.pdf