SKKN Một số biện pháp tạo hứng thú khi tổ chức hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo nhỡ

Nhằm nâng cao sự hiểu biết về tầm quan trọng của thể dục thể thao đối với sự phát triển của trẻ và tạo cho trẻ tình yêu thể dục thể thao ngay từ nhỏ và rèn luyện cho trẻ sự hứng thú khi tham gia hoạt động giáo dục thể chất tôi đã nghiện cứu đề tài và bám sát vào thực tiễn để đưa ra một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ Mẫu giáo nhỡ tham gia HĐGDTC.
doc 36 trang skmamnon 05/07/2024 700
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp tạo hứng thú khi tổ chức hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo nhỡ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp tạo hứng thú khi tổ chức hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo nhỡ

SKKN Một số biện pháp tạo hứng thú khi tổ chức hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo nhỡ
 Một số biên pháp gây hứng thú khi tổ chức HĐGDTC cho trẻ mẫu giáo nhỡ.
 A. ĐẶT VẤN ĐỀ.
1. Lý do chọn đề tài:
 Trong vài thập kỉ và đặc biệt là trong những năm gần đây, cùng với sự chuyển biến 
mọi mặt của xã hội và đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế – xã hội trẻ em đã có 
điều kiện được chăm sóc tốt hơn dẫn đến tình trạng béo phì rất nhiều . Trên thực tế có 
nhiều yếu tố ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển thể chất của trẻ như: kinh tế, xã hội, 
chất lượng môi trường sống, song yếu tố chính vẫn là hình thức tổ chức giáo dục thể chất 
cho trẻ. Như vậy việc tìm hiểu cách tổ chức các hình thức giáo dục thể chất cho trẻ để từ 
đó tìm ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ là một việc 
làm rất quan trọng trong việc chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ của trẻ.
 Là giáo viên ngành học mầm non vấn đề đặt ra hiện nay đối với tôi là cách tổ chức 
các hình thức giáo dục thể chất cho trẻ 4 – 5 tuổi ở trường ra sao? Xuất phát từ những đặc 
điểm cơ thể trẻ luôn phát triển tuân theo những quy luật cơ bản của sinh học, trình tự và 
tốc độ của sự phát triển phụ thuộc vào những yếu tố về di truyền, môi trường sống và đặc 
biệt là phương pháp nuôi dưỡng và rèn luyện thân thể một cách có ý thức. Chính bởi vậy, 
vận động thể dục thể thao là rất quan trọng đặc biệt là đối với lứa tuổi mầm non. Sinh thời 
Hồ Chủ Tịch đã viết : “ Luyện tập thể dục, bồi bổ sức khỏe là bổn phận của mỗi người 
yêu nước” hay khẩu hiệu 
 Khỏe để lao động
 Khỏe để học tập
 Khỏe để chiến đấu
 Khỏe để xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
 Vâng, lời Bác còn vang mãi, thấm mài trong lòng mỗi người con của dân tộc, Thấm 
sâu lời dạy của Bác chúng ta càng phải tìm ra các biện pháp, cách thức để trẻ được tập 
luyện thể dục, được bồi bổ sức khỏe, được học tập tốt nhất để yêu nước nhiều hơn. Là 
một giáo viên mầm non mang trong mình những tri thức, lòng yêu nước, yêu trẻ thơ và 
hiểu điều quan trọng nhất của mỗi con người chính là sức khỏe. Có sức khỏe là có tất cả 
chính bởi vậy tôi luôn tìm tòi, học hỏi, tham khảo ý kiến của các giáo viên đi trước để đúc 
kết kinh nghiệm và mạnh dạn đưa ra một số biện pháp giáo dục thể chất mang lại hiệu quả 
cao nhất cho trẻ trong bài SKKN “ Một số biện pháp tạo hứng thú khi tổ chức hoạt động 
giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo nhỡ”.
2. Mục đích nghiên cứu:
- Nhằm nâng cao sự hiểu biết về tầm quan trọng của thể dục thể thao đối với sự phát 
triển của trẻ và tạo cho trẻ tình yêu thể dục thể thao ngay từ nhỏ và rèn luyện cho trẻ sự 
hứng thú khi tham gia hoạt động giáo dục thể chất tôi đã nghiện cứu đề tài và bám sát vào 
 Page 2 of 36 Một số biên pháp gây hứng thú khi tổ chức HĐGDTC cho trẻ mẫu giáo nhỡ.
 B. NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
I.Cơ sở lí luận:
 Với trẻ mẫu giáo nhỡ lúc này cơ thể trẻ đang dần phát triển với tốc độ tương đối 
nhanh, trẻ vừa bước qua giai đoạn 3 đến 4 tuổi là thời kỳ tâm sinh lý của trẻ đặc biệt thay 
đổi. Chính bởi vậy việc rèn luyện cả về nhân cách hay phẩm chất thể lực của trẻ rất là 
quan trọng. Nếu ta không biết lắm bắt kịp thời tính nết của trẻ thì rất khó để đưa trẻ phát 
triển đúng hướng. Thời kỳ này sự quan tâm đúng mức của cha mẹ cũng như cô giáo là rất 
cần thiết, những lời nói khen chê, nhận xét đánh giá trẻ mang tính quyết định cao và ảnh 
hưởng đến tâm sinh lý của trẻ, thế nên việc giáo dục trẻ phải đặc biệt cân nhắc và đưa ra 
những biện pháp nhẹ nhàng nhưng đòi hỏi tính tinh tế và khoa học cao. Để đứa trẻ không 
bị tổn thương bởi những đánh giá không tốt. Nếu tâm lý của trẻ không thoải mái trẻ sẽ 
không ăn ngon miệng, ngủ không ngon giấc và lười vận động thì cơ thể trẻ sẽ không phát 
triển được bình thường. Là một giáo viên tôi đã tìm hiểu và nghiên cứu kỹ về tâm sinh lý 
của trẻ để hiểu được sự quan trọng trong việc giúp trẻ phát triển một cách toàn diện. 
Quyết định 55 của bộ giáo dục qui định mục tiêu, kế hoach đào tạo của Nhà trẻ - Mẫu 
giáo Hà Nội, 1990 trang 6 ghi rõ mục tiêu giáo dục mầm non là: “...Hình thành ở trẻ 
những cơ sở đầu tiên của nhân cách con người mới XHCN Việt Nam: - Khỏe mạnh – 
Nhanh nhẹn, cơ thể phát triển hài hòa cân đối - Giàu lòng thương, biết quan tâm, nhường 
nhịn, giúp đỡ những người gần gũi ( Bố mẹ, bạn bè, cô giáo ), thật thà, lễ phép, hồn nhiên 
- Yêu thích cái đẹp, biết gìn giữ cái đẹp và mong muốn tạo ra cái đẹp ở xung quanh. - 
Thông minh, ham hiểu biết, thích tìm tòi khám phá, có một số kỹ năng sơ đẳng ( Quan 
sát, phân tích, tổng hợp, suy luận ,..)|Cần thiết để vào trường phổ thông, thích đi học”. 
Bởi vậy sự vận động là nhu cầu tự nhiên của cơ thể, đặc biệt là với cơ thể đang phát triển 
như trẻ mầm non. Vai trò vận động đối với cơ thể trẻ đã được các nhà khoa học khẳng 
định ngay từ thế kỉ XVIII: “Cơ thể không vận động giống như nước trong ao tù”, “ 
Nguyên nhân chậm phát triển của cơ thể hài nhi là do thiếu vận động”. Ngày nay khoa 
học đã chứng minh được rằng: phần lớn những trẻ ít vận động thì các vận động phúc hợp 
và chức năng thần kinh thực vật thường kém phát triển, hoạt động hệ tuần hoàn và hệ hô 
hấp bị hạn chế, khả năng lao động chân tay giảm sút, trọng lượng cơ thể tăng nhanh. Vận 
động có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của cơ thể, ở mỗi một giai đoạn 
thì nhu cầu vận động của trẻ là khác nhau. Vì vậy khi thực hiện các bài tập giáo dục thể 
chất cho trẻ 4-5 tuổi cần vận dụng các kỹ năng vận động được thực hiện theo các cơ sở 
sau:
+ Trước tiên là đồ dùng phải thực sự bắt mắt và thu hút trẻ, tạo cho trẻ sự hứng thú tối đa 
để trẻ có thể tập trung cao độ vào bài học. Nếu đồ dùng đồ chơi không phong phú gây cho 
trẻ cảm giác nhàm chán không hứng thú khi tham gia hoạt động. Đặc biệt các đồ dùng đồ 
 Page 4 of 36 Một số biên pháp gây hứng thú khi tổ chức HĐGDTC cho trẻ mẫu giáo nhỡ.
với trẻ.Thế nên cách lựa chọn kết hợp bài học với trò chơi đòi hỏi ở người giáo viên phải 
lựa chọn rất khéo để mang lại bài học hiệu quả cao nhất.
II. Cơ sở thực tiễn:
 - Thực hiện sự chỉ đạo của cơ sở giáo dục và đào tạo, phòng giáo dục và đào tạo quận 
Long Biên, trường mầm non Tuổi Hoa đang thực hiện đổi mới hình thức giáo dục cho trẻ 
mầm non để trẻ được phát triển toàn diện. Đặc biệt nhà trường luôn quan tâm và theo sát 
chuyên đề phát triển vận động mà phòng giáo dục đưa ra để đưa ra những biện pháp hay, 
những hình thức tổ chức mới lại hấp dẫn mới lạ để thu hút trẻ tích cực tham gia hoạt động 
giáo dục thể chất. Môn giáo dục thể chất rất dễ nhưng cũng rất khó đối mới giáo viên 
trong cách tổ chức cũng lựa chọn nội dung bài học. Nhiệm vụ đặt ra cho mỗi giáo viên 
phải tìm tòi sáng tạo, tự học hỏi, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn của bản thân 
để luôn luôn đổi mới hình thức hoạt động cho trẻ. Trong quá trình thực hiện cũng như 
được học hỏi bản thân tôi nhận thấy khi tổ chức bộ môn giáo dục thể chất thường gặp 
phải những khó khăn và thuận lợi như sau:
a. Thuận lợi:
- Được sự quan tâm của phòng GD-ĐT quận Long Biên ban giám hiệu nhà trường đã tạo 
điều kiện cho tôi cũng như các giáo viên trong trường được tham gia các tiết kiến tập của 
trường bạn để được trau rồi kiến thức, tích lũy kinh nghiệm. 
- Đồ dung đồ chơi được cấp phát phục vụ tiết học tương đối đầy đủ và phong phú.
- Được sự tham mưu góp ý kiến của ban giám hiệu cho tôi những ý kiến đúng phương 
pháp, ý tưởng sáng tạo và phong phú.
- Bản thân tôi luôn yêu nghề mến trẻ, ham học hỏi nâng cao chuyên môn lắm chắc 
phương pháp lên tiết các môn đặc biệt là chuyên đề giáo dục thể chất. Tôi luôn tìm tòi và 
tự làm một số đồ dùng ,đồ chơi để phục vụ tiết dạy chu đáo và hấp dẫn trẻ tham gia.
- Được sự giúp đỡ của đồng nghiệp, sự góp ý chân thành và tinh tế khoa học của ban 
giám hiệu trong việc chăm sóc giáo dục trẻ.và tổ chức các hoạt thể dục.
- Trẻ ở gần trường nên đi học đều. Sĩ số học sinh trong lớp vừa phải nên sự bao quát và 
quan tâm của cô tới trẻ đúng mức
- Luôn được phụ huynh quan tâm và ủng hộ cả tinh thân và vật chất, được phụ huynh 
đóng góp giúp đỡ và góp ý chân thành. Luôn bên cạnh cô và trò động viên và khuyến 
khích quan tâm tới học sinh.
b. Khó khăn:
- Bên cạnh những thuận lợi trên nhà trường còn gặp một số khó khăn trong việc tổ chức 
giờ học thể dục.
- Trang thiêt bị phục vụ hoạt động thể dục còn hạn chế, đồ dùng đồ chơi được cấp phát 
nhưng chưa phong phú đầy đủ, một số loại đồ dùng chưa bắt mắt thu hút trẻ quan tâm và 
tham gia chơi
- Một số trẻ ở lớp chưa qua lớp nhà trẻ, chưa qua lớp bé nên khả năng nhận thức, khả 
năng tiếp thu chậm và kém.
 Page 6 of 36 Một số biên pháp gây hứng thú khi tổ chức HĐGDTC cho trẻ mẫu giáo nhỡ.
6.Củng cố tư duy, ngôn ngữ, rèn kỹ năng cho trẻ .
7. Phối hợp với phụ huynh .
Biện pháp 1:Trang trí môi trường lớp học thu hút trẻ.
- Đồ dùng đồ chơi, dụng cụ là phương tiện, con đường để cung cấp kiến thức cho trẻ .Đồ 
dùng đồ chơi mới lạ, đẹp, hấp dẫn sẽ kích thích lôi cuốn sự chú ý của trẻ vào hoạt động .
- Khi tổ chức hoạt động thể chất, đồ chơi là yếu tố quan trọng không thể thiếu được vì tư 
duy của trẻ là tư duy trực quan hình tượng. Đối với tổ chức thực hiện “Vận động cơ bản” 
đồ dùng đồ chơi không những có ý nghĩa quan trọng trong nhận thức của trẻ mà còn là 
điều kiện, phương tiện để trẻ thực hiện các kỹ năng. Đồ dùng đồ chơi phải đảm bảo an 
toàn, phù hợp với độ tuổi, có tác dụng hình thành những kỹ năng, kỹ xảo một cách nhanh 
chóng. Do đó giáo viên phải tạo ra nhiều đồ dùng đồ chơi, đảm bảo yêu cầu về nhận thức, 
an toàn cho trẻ, có tính thẩm mỹ cao để kích thích trẻ say mê hoạt động.
- Trang trí góc vân động thu hút trẻ tham gia là điều rất cần thiết, vì vậy trang thiết bị, đồ 
dùng tự tạo để lôi cuốn trẻ tham gia vận động, cách bố trí sắp xếp gọn gàng ngăn lắp. 
Giáo viên phải tạo ra không gian thoải mái vơi các hình ảnh ngộ nghĩnh, đồ dùng phong 
phú và đây là góc vận động của lớp tôi.
 Hình ảnh : Trang trí góc vận động lồng ghép góc âm nhạc.
- Khi tổ chức hoạt động thể chất, muốn đạt kết quả cao. Mỗi giáo viên nên tạo ra đồ 
dùng, đồ chơi cho lớp mình, phù hợp với từng chủ điểm, tận dụng nguyên liệu có sẵn, với 
 Page 8 of 36 Một số biên pháp gây hứng thú khi tổ chức HĐGDTC cho trẻ mẫu giáo nhỡ.
Biện pháp 2:Cải tiến, thiết kế và sử dụng đồ dùng mới lạ đa năng, đẹp kích thích trẻ 
hoạt động.
a. Những “Vỏ dừa khô”: Sơn màu, đục lỗ trẻ dùng tay nhét sỏi vào lỗ, rèn luyện vận 
động tinh sự khéo léo của đôi bàn tay. Nhưng bàn chân sẽ bước trên dải đá.
b. Với “Máy tập chân”,Hình d ễảnh sử dụng : Tay trong khéo lớp chân trẻ có nhanh. thể bám vào song cửa sổ cao 50cm, 
ngoài sân có thể đặt cạnh cầu tụt có cột dọc ngang đều có thể hoạt động được. Khi ngồi 
trên ghế trẻ có thể hoạt động an toàn. Ngoài ra dọc thêm gai dính, thảm, giấy ráp làm tăng 
thêm đội ma sát trẻ rất hứng thú với đồ dùng này.
c. Cây cầu khỉ: Cầu khỉ ở đây khác với cầu thăng bằng. Cầu được làm bằng tre, chân cầu 
rời có thể thuận tiện cho việc lấy và cất, chơi ở ngoài sân, ở hành lang lớp học, trong lớp, 
cầu có các độ cao khác nhau nhằm tăng thêm độ khó và có rất nhiều cách chơi.
 - Khi trẻ mới tập đi, đi với độ cao 15 cm. Khi trẻ đi thành thạo tăng thêm độ khó 1 
đầu cao, một đầu thấp hay tăng độ cao ở 25cm. Dùng dây hỗ trợ khi đi thăng bằng.Vì 
chiều dài cây cầu bằng khoảng cách giữa 2 cây cột trong lớp thuận tiện cho việc căng dây. 
Trẻ đi trên cầu kết hợp với 2 tay đưa cao lên đầu, lòng bàn tay áp vào dây trẻ đi tự tin và 
thích thú. Qua đó kỹ năng đi được củng cố và hoàn thiện.
 * Với vận động : “Đi trong đường. Đi theo đường zích zắc”, tôi dùng bìa cát tông, 
tấm thảm gai dán thành con đường, hay những miếng nhựa xốp bắt vít để trẻ tự ghép tạo 
thành đường đi. Đôi bàn chân làm bằng nhựa xốp được gắn sỏi, trẻ xếp khi trẻ đi tạo 
cảm giác khác nhau, trẻ thích thú với con đường trẻ vừa được ghép và được trải nghiệm 
luôn, qua đó kỹ năng vận động của trẻ sẽ khéo léo chuẩn xác hơn. Trẻ nêu nhận xét về sự 
khác nhau khi đi trên sỏi, khác với đi trên thảm, mút.
 Page 10 of 36

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_tao_hung_thu_khi_to_chuc_hoat_dong_gia.doc