SKKN Một số biện pháp tạo hứng thú giúp trẻ 4-5 tuổi học tốt hoạt động khám phá khoa học
Thông qua việc tổ chức cho trẻ được hoạt động khám phá, trẻ sẽ được phát triển toàn diện các mặt, nhân cách được hình thành và phát triển. Đây là mục đích hàng đầu của giáo dục nói chung và giáo dục MN nói riêng. Bởi vậy, việc trẻ được khám phá, được làm quen với môi trường xung quanh là một việc làm thiết thực, rất cần thiết và cần đưa đến có hệ thống từ độ tuổi nhà trẻ tới các lứa tuổi tiếp theo. Dựa trên đặc điểm tâm lí, nhận thức của trẻ mẫu giáo nói chung và trẻ Mẫu giáo nhỡ nói riêng, các nhà tâm lí học, giáo dục học đã chỉ ra rằng, quá trình tìm hiểu môi trường xung quanh được tổ chức mang tính chất khám phá, trải nghiệm theo phương thức “học mà chơi, chơi mà học”, là phù hợp hơn cả đối với trẻ. Đặc biệt, việc sử dụng trò chơi, thí nghiệm đơn giản luôn tạo cho trẻ sự hứng thú, kích thích trẻ tích cực hoạt động, phát triển ở trẻ tính tò mò, ham hiểu biết, thích khám phá, tìm tòi, phát triển óc quan sát, phán đoán và các năng lực hoạt động trí tuệ,….từ đó mà nâng cao hiệu quả của quá trình tìm hiểu môi trường xung quanh.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp tạo hứng thú giúp trẻ 4-5 tuổi học tốt hoạt động khám phá khoa học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp tạo hứng thú giúp trẻ 4-5 tuổi học tốt hoạt động khám phá khoa học

“Một số biện pháp tạo hứng thú giúp trẻ 4-5tuổi học tốt hoạt động khám phá khoa học” nhỏ chưa có vốn sống, vốn kinh nghiệm, trẻ chưa tự khám phá về thế giới xung quanh nên người lớn phải giúp đỡ trẻ, phải tổ chức, hướng dẫn trẻ tham gia vào các hoạt động nhằm cho trẻ làm quen, khám phá về môi trường xung quanh. Khi trẻ được làm quen với thế giới xung quanh sẽ giúp trẻ tích lũy được kiến thức, kĩ năng về tự nhiên và xã hội, giúp trẻ được phát triển về các mặt: Đức – Trí - Thể - Mĩ - Lao động. Thông qua việc tổ chức cho trẻ được hoạt động khám phá, trẻ sẽ được phát triển toàn diện các mặt, nhân cách được hình thành và phát triển. Đây là mục đích hàng đầu của giáo dục nói chung và giáo dục MN nói riêng. Bởi vậy, việc trẻ được khám phá, được làm quen với môi trường xung quanh là một việc làm thiết thực, rất cần thiết và cần đưa đến có hệ thống từ độ tuổi nhà trẻ tới các lứa tuổi tiếp theo. Dựa trên đặc điểm tâm lí, nhận thức của trẻ mẫu giáo nói chung và trẻ Mẫu giáo nhỡ nói riêng, các nhà tâm lí học, giáo dục học đã chỉ ra rằng, quá trình tìm hiểu môi trường xung quanh được tổ chức mang tính chất khám phá, trải nghiệm theo phương thức “học mà chơi, chơi mà học”, là phù hợp hơn cả đối với trẻ. Đặc biệt, việc sử dụng trò chơi, thí nghiệm đơn giản luôn tạo cho trẻ sự hứng thú, kích thích trẻ tích cực hoạt động, phát triển ở trẻ tính tò mò, ham hiểu biết, thích khám phá, tìm tòi, phát triển óc quan sát, phán đoán và các năng lực hoạt động trí tuệ,.từ đó mà nâng cao hiệu quả của quá trình tìm hiểu môi trường xung quanh. 2. Cơ sở thực tiễn: Ở trường mầm non trẻ không chỉ được chăm sóc mà trẻ còn được làm quen nhiều hoạt động khác nhau, trong đó hoạt động : “ Khám phá khoa học” có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển nhận thức cho trẻ. Tổ chức cho trẻ hoạt động khám phá từ lâu đã được đưa vào chương trình Giáo dục MN. Trong thực tế, các giáo viên MN đã rất quan tâm, đã biết cách tổ chức cho trẻ tham gia vào các hoạt động khám phá và đạt được một số hiệu quả nhất định. Đó là trẻ đã có những kiến thức, hiểu biết về một số sự vật, hiện tượng xung quanh như biết tên gọi, đặc điểm, lợi ích của các sự vật, hiện tượng, thông qua đó cũng đã hình thành cho trẻ một số kĩ năng nhằm phát triển toàn diện cho trẻ. Đất nước ta ngày một phát triển do vậy con người cần phải năng động sáng tạo để phù hợp với sự phát triển của nó. Muốn được như vậy trẻ MN cần được tiếp xúc và khám phá khoa học quanh mình. Đặc biệt là trẻ 4-5 tuổi nhận thức, tư duy, ngôn ngữ và tình cảm xã hội gần như hoàn thiện. Trên thực tế hiện nay những cái trẻ đã biết vẫn có phân phối chương trình học cô giáo vẫn phải dạy dù trẻ 4-5 tuổi vẫn trả lời tốt, làm tốt những gì cô yêu 2/30 “Một số biện pháp tạo hứng thú giúp trẻ 4-5tuổi học tốt hoạt động khám phá khoa học” - Phương pháp trò chơi. 4. Phạm vi thực hiện đề tài - Đề tài được thực hiện trong năm học 2017 -2018 với tổng số trẻ là 24 trẻ ở lớp mẫu giáo bé B3 và tiếp tục nâng cao thực hiện tốt trong những năm tiếp theo. 5. Thời gian thực hiện đề tài - Từ tháng 9 năm 2017 đến tháng 4 năm 2018. PHẦN HAI : NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. KHẢO SÁT THỰC TRẠNG 1. Đặc điểm tình hình, thuận lợi, khó khăn a. Đặc điểm tình hình -Trường mầm non nơi tôi đang công tác thuộc huyện Ba Vì thành phố Hà Nội. Trường có 13 lớp trên tổng số học sinh là 381cháu. -Trường có hai khu trung tâm,được xây dựng khang trang hai tầng, rộng rãi có đủ điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục trẻ.Nhà trường có năm năm liền đạt danh hiệu “Trường tiên tiến xuất sắc cấp huyện”.Năm 2014 nhà trường vinh dự đón nhận danh hiệu “cơ quan đạt chuẩn văn hóa”. Nhiều năm nhà trường đạt được giải nhất của cụm, huyện ,thành phố trong cuộc thi” tiếng hát thầy và trò nghành giáo dục” .Trong năm học 2016-2017nhà trường giữ vững anh hiệu trường tiên tiến xuất sắc cấp huyện và cơ quan dạt chuẩn văn hóa. Trường có bề dày thành tích, nhiều năm đạt trường tiên tiến cấp huyện, đội ngũ giáo viên đạt chuẩn là 100%, trên chuẩn là 83%, phụ huynh đa số làm nghề nông. - Năm học 2017– 2018 nhà trường giao cho tôi phụ trách lớp 4-5 tuổi B3 với sĩ số là 24 cháu trong đó: Nam 14 cháu, nữ 10 cháu. - Lớp có 2 cô với trình độ Đại học sư phạm mầm non b. Thuận lợi - BGH nhà trường luôn quan tâm, giúp đỡ lớp về mọi mặt, trang bị đầy đủ các đồ dùng đồ chơi theo Thông tư 02/2010/TT-BGDĐT ngày 10/02/2010 về danh mục đồ dùng - đồ chơi - thiết bị dạy học tối thiểu trong trường MN và một số đồ dùng hiện đại như: Máy chiếu, máy vi tính, đàn, loa, Micro. - Giáo viên được đào tạo chính quy, có chuyên môn, có lòng say mê tìm tòi, sáng tạo, thường xuyên trau dồi những kiến thức về môi trường xung quanh. 4/30 “Một số biện pháp tạo hứng thú giúp trẻ 4-5tuổi học tốt hoạt động khám phá khoa học” II. CÁC BIỆN PHÁP 1. Biện pháp 1: Tạo hứng thú cho trẻ với hoạt động khám phá khoa học. Đặc điểm của lứa tuổi MN là sự tò mò, ham hiểu biết những gì mới lạ nhất. Vì vậy được tận mắt nhìn thấy các đối tượng xung quanh, điều đó có tác dụng làm chính xác những biểu tượng đã được hình thành trong đầu óc trẻ. Đối với trẻ mẫu giáo, phạm vi hiểu biết và học hỏi, tìm tòi rộng hơn do đó cô giáo cần tạo điều kiện cho trẻ tiếp cận với các vật có thật để cho trẻ được hoạt động tìm tòi, khám phá và phát hiện. Nhờ có trực quan, trẻ nhận biết đối tượng hứng thú hơn, dễ dàng hơn, chính xác hơn. Nhưng đồ dùng trực quan cần phải đảm bảo tính thẩm mỹ, đẹp, rõ ràng, không gây nguy hiểm đối với trẻ. Bằng những dụng cụ trực quan thật hấp dẫn, quá trình tri giác của trẻ sẽ làm nảy sinh tính ham hiểu biết, khám phá và phát hiện đối tượng của trẻ. Việc lựa chọn đồ dùng trực quan phải phù hợp và phải tuân theo qui luật của tự nhiên của chính bản thân đối tượng. VD: Trong hoạt động “Trò chuyện về trường Mầm non”, tôi cho trẻ hoạt động trực tiếp nhìn vào đồ dùng đồ chơi ở sân trường cầu trượt, xích đu, hoặc đồ chơi các góc ở trong lớp, sau đó tôi dùng thủ thuật của mình để “biến” đối tượng đã quan sát này thành một đề tài hấp dẫn, dẫn dắt trẻ từ những cái trẻ không biết để đi đến cái trẻ sẽ biết như những đồ dùng này làm từ đâu? Chất liệu như thế nào? Vì sao để ngoài trời mà không bị hỏng? Hoặc cho trẻ xem, học những đồ dùng trẻ đã sử dụng hàng ngày ở nhà cũng như trong lớp, như: khăn lau mặt, bát ăn cơm, bàn chải đánh răng, ly nước...Từ những vật thân thuộc trẻ sử dụng hàng ngày, tôi sẽ tạo ra một buổi hoạt động học “Khám phá Khoa Học” trên những đồ dùng của trẻ, từ đó trẻ sẽ có ý thức hơn khi sử dụng đồ dùng cá nhân của mình. Vì vậy, việc chọn dụng cụ trực quan quen thuộc rất quan trọng. Trước khi tổ chức cho trẻ quan sát, cô giáo cần xác định mục tiêu, yêu cầu của hoạt động học. Mục tiêu là cái cần phải đạt được của hoạt động, còn yêu cầu là mức độ cần đạt được của mục tiêu. Tuỳ theo mục tiêu và yêu cầu đã xác định, cùng với tình hình thực tế của mỗi địa phương, cô giáo nên chọn dụng cụ trực quan sao cho thích hợp. Đối tượng cho trẻ quan sát có thể là vật thật, tranh ảnh, mô hình và màn hình nhưng phải đảm bảo tính sư phạm. Tuỳ theo đặc điểm tâm lý của trẻ trong lớp mà cô giáo cần xác định số lượng đối tượng quan sát như thế nào cho phù hợp. VD: Với hoạt động quát trình phát triển của cây, tôi cho trẻ quan sát sự phát triển của cây xanh là từ hạt - nảy mầm – cây non – cây trưởng thành – ra hoa - kết quả - hạt., cho trẻ quan sát sự biến đổi của hoa thành quả, điều kiện sống 6/30 “Một số biện pháp tạo hứng thú giúp trẻ 4-5tuổi học tốt hoạt động khám phá khoa học” Tuy nhiên đối với trẻ nhỏ, sự kiên trì và khả năng chú ý của chúng chưa được tốt nên cũng dễ dẫn đến sự nhàm chán và không hào hứng với công việc được giao trong một thời gian ngắn, và chính người lớn chúng ta cũng không thể nào ép buộc trẻ hoàn thành nhiệm vụ được, xuất phát từ những đặc điểm đó để hướng dẫn trẻ đi vào một hoạt động khám phá, tôi không yêu cầu trẻ thực hiện ngay, vì như thế sẽ làm cho một giờ hoạt động khô khan và không đạt ở trẻ sự hứng thú tích cực, mà đặc biệt với sự áp dụng chương trình giáo dục MN nó đòi hỏi một giờ hoạt động phải nhẹ nhàng và chủ động trên trẻ nhiều hơn trong đó người giáo viên chỉ là người định hướng cho trẻ. Để lôi cuốn được trẻ tham gia vào hoạt động thì người giáo viên cần phải tìm tòi những sáng kiến mới, những thủ thuật sư phạm và từ đó dùng ngôn ngữ của mình để truyền đạt tới trẻ một cách sinh động và lôi cuốn. Điều đó muốn nói đến khả năng ứng xử của người giáo viên cũng như ngôn ngữ và phong cách đứng lớp thật tự tin, dí dỏm, vui vẻ, ngộ nghĩnh gây sự chú ý của trẻ vào hoạt động. VD: Học bài “nước có từ đâu” tôi cho trẻ hát bài “cho tôi đi làm mưa với”, sau đó đặt câu hỏi trò chuyện với trẻ. Tuy nhiên, tôi chọn cách gây hứng thú cho trẻ phải phù hợp với nội dung hoạt động, phù hợp với chủ đề và đặc biệt tránh việc đưa ra tình huống lấn chiếm quá nhiều thời gian hoạt động chính. 8/30 “Một số biện pháp tạo hứng thú giúp trẻ 4-5tuổi học tốt hoạt động khám phá khoa học” giúp trẻ được khắc sâu hơn những kiến thức về bài học, giúp trẻ không nhàm chán. Với cách thay đổi hình thức vào bài, qua các hoạt động học khám phá khoa học, tôi thấy trẻ rất tập trung chú ý, thể hiện sự phấn chấn, sảng khoái, hứng thú và trẻ đã có những hiểu biết và kỹ năng sống tốt cũng như ngôn ngữ được phát triển. 2. Biện pháp 2: Cho trẻ khám phá khoa học thông qua thí nghiệm thực hành. Khi nghe nói đến từ “Khoa học” tôi đã bị cảm giác đau đầu vì cảm giác cần phải huy động nhiều kiến thức. Trên thực tế, khoa học dành cho trẻ không khó đến thế vì có thể tìm nội dung hoạt động trong kinh nghiệm sinh hoạt hằng ngày. Nếu suy nghĩ như thế thì chúng ta sẽ bớt căng thẳng và thấy dễ dàng hơn. Cũng như những gì tôi nêu trên lý do tôi chọn đề tài này để nghiên cứu là trong suốt 8 năm trong ngành, tôi phát hiện trẻ khám phá khoa học một cách khác nhau, cháu luôn hứng thú với những gì chưa biết, chưa làm và đặc biệt hứng thú với thí nghiệm khám phá cái mới lạ. Được trực tiếp làm thí nghiệm với các vật mới lạ quả là một điều thích thú đối với trẻ. Thật vậy, cứ để cho cháu được hoạt động, được trải nghiệm, được thử, sai, đúng và cuối cùng cháu tìm ra một kết quả nào đó sẽ là một điều lý thú đối với trẻ. Trẻ sẽ say mê với phát hiện mới và đưa ra được rất nhiều câu hỏi: Tại sao ngày lại sáng? Tại sao đêm lại tối? Quá trình giải quyết câu hỏi này giúp trẻ nhận ra các quy luật trong sinh hoạt hàng ngày của con người. Hơn nữa, điều đó cũng giúp ích cho trẻ hình thành thái độ sống khoa học và tự mình tìm được những phương pháp giải quyết vấn đề một cách sáng tạo. Với biện pháp này tôi đã áp dụng rất thành công ở trẻ lớp tôi với một số thí nghiệm như sau: VD: Với hoạt động khám phá về: Hiện tượng tự nhiện. Tôi dạy trẻ biết về không khí qua hoạt động “Ai thổi nến” - Mục đích: Trẻ nhận ra không khí làm cho ngọn nến cháy được. Không có không khí thì nến sẽ tắt. - Chuẩn bị: Hai cái cốc, 2 cây nến, 1 tờ giấy bạc đục lỗ, 1 tờ giấy bạc còn nguyên. - Cách tiến hành: + Cho 2 cây nến vào trong hai cái cốc. Đốt nến cho trẻ quan sát thấy 2 cây nến đang cháy. + Cho trẻ quan sát 2 tờ giấy bạc, 1 tờ đục lỗ, 1 tờ không đục lỗ. Cô cho trẻ đoán thử; Điều gì sẽ sảy ra nếu 2 tờ giấy bạc này bịt lên 2 chiếc cốc có nến đang cháy? + Cô dùng 2 tờ giấy bịt miệng cốc. 10/30
File đính kèm:
skkn_mot_so_bien_phap_tao_hung_thu_giup_tre_4_5_tuoi_hoc_tot.docx