SKKN Một số biện pháp tạo hứng thú cho trẻ 4-5 tuổi tích cực, chủ động tham gia hoạt động khám phá khoa học

Trong những năm gần đây thực hiện phong trào xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực của Bộ giáo dục và đào tạo đã đem lại những kết quả tương đối cao trong hoạt động giáo dục của các nhà trường.Bản thân là một giáo viên trực tiếp đứng lớp, tôi nhận thấy một nội dung quan trọng trong phong trào “Trường học thân thiện” đó là hoạt động nhận thức khám phá khoa học. Cho trẻ làm quen với bộ môn khám phá khoa học có một tầm quan trọng trong quá trình giáo dục trẻ mầm non. Vì thông qua việc dạy trẻ khám phá khoa học là rèn khả năng quan sát, so sánh, phân loại, khả năng chú ý tư duy, tưởng tượng. Khám phá khoa học nhằm củng cố hoá kiến thức, góp phần hình thành những biểu tượng đúng đắn về các sự vật hiện tượng xung quanh, cung cấp cho trẻ những tri thức đơn giản có hệ thống về thế giới xung quanh. Mở rộng vốn hiểu biết từ về thế giới xung quanh và qua đó làm giàu vốn từ cho trẻ. Trẻ nhận biết phân biệt,phát âm đúng chuẩn, đồng thời phát triển ngôn ngữ, diễn đạt rõ ràng mạch lạc. Ở lứa tuổi này tư duy trực quan hình tượng ở trẻ phát triển mạnh,trẻ có nhu cầu khám phá mối quan hệ giữ các sự vật hiện tượng.Trẻ bước đầu có khả năng suy luận
Bên cạnh đó việc cho trẻ khám phá thế giới xung quanh góp phần giúp trẻ phát triển và hoàn thiện các quá trình tâm lý, nhận thức đặc biệt là cảm giác, tri giác, tư duy, ngôn ngữ và chú ý. Đồng thời nó góp phần quan trọng trong việc giáo dục tình cảm, thẫm mỹ, đạo đức cho trẻ, hình thành ở trẻ những cảm xúc tích cực và tích luỹ những tri thức những kinh nghiệm của cuộc sống, làm cơ sở để trẻ dễ dàng lĩnh hội nội dung giáo dục của các hoạt động vui chơi, học tập, lao động... làm tiền đề giúp trẻ học tốt các môn học khác như: Văn học, toán, âm nhạc, tạo hình. Để mỗi nội dung của khám phá khoa học được tiến hành khám phá như thế nào ? Thì nội dung nghiên cứu trong đề tài này sẽ là minh chứng cho những biện pháp khắc phục nhược điểm của việc giúp trẻ khám phá khoa học.
docx 24 trang skmamnon 24/07/2024 800
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp tạo hứng thú cho trẻ 4-5 tuổi tích cực, chủ động tham gia hoạt động khám phá khoa học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp tạo hứng thú cho trẻ 4-5 tuổi tích cực, chủ động tham gia hoạt động khám phá khoa học

SKKN Một số biện pháp tạo hứng thú cho trẻ 4-5 tuổi tích cực, chủ động tham gia hoạt động khám phá khoa học
 MỤC LỤC
 Trang
MỤC LỤC 1
I. ĐẶT VẤN ĐỀ 2
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 3
1. Cơ sở lý luận 3
2. Cơ sở thực tiễn 4
3. Biện pháp tiến hành 5
4. Hiệu quả SKKN 22
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 22
1.Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm 22
2.Nhận định chung 22
3.Bài học kinh nghiệm 23
4.Ý kiến đề xuất: 24
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO 25
 1 để lôi cuốn trẻ vào hoạt động Qua những phương pháp thí nghiệm,thực hành,thực 
nghiệm trẻ được trải nghiệm được khám phá khi tham gia vào hoạt động khám phá 
khoa học,được tự mình thực hiện trong độ tuổi mầm non sẽ hình thành ở trẻ những 
biểu tượng về thiên nhiên chính là cơ sở khoa học sau này của trẻ. Nhận thức được 
tầm quan trọng của việc cho trẻ khám phá khoa học và làm sao để những giờ học đó 
trở nên thú vị, không khô khan với trẻ nên tôi đã chọn đề tài “ Một số biện pháp tạo 
hứng thú cho trẻ 4-5 tuổi khám phá khoa học”
 II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 1. Những nội dung lý luận liên quan đến vấn đề
 Trong những năm gần đây thực hiện phong trào xây dựng trường học thân thiện 
học sinh tích cực của Bộ giáo dục và đào tạo đã đem lại những kết quả tương đối cao 
trong hoạt động giáo dục của các nhà trường.Bản thân là một giáo viên trực tiếp đứng 
lớp, tôi nhận thấy một nội dung quan trọng trong phong trào “Trường học thân thiện” 
đó là hoạt động nhận thức khám phá khoa học. Cho trẻ làm quen với bộ môn khám 
phá khoa học có một tầm quan trọng trong quá trình giáo dục trẻ mầm non. Vì thông 
qua việc dạy trẻ khám phá khoa học là rèn khả năng quan sát, so sánh, phân loại, khả 
năng chú ý tư duy, tưởng tượng. Khám phá khoa học nhằm củng cố hoá kiến thức, 
góp phần hình thành những biểu tượng đúng đắn về các sự vật hiện tượng xung quanh, 
cung cấp cho trẻ những tri thức đơn giản có hệ thống về thế giới xung quanh. Mở 
rộng vốn hiểu biết từ về thế giới xung quanh và qua đó làm giàu vốn từ cho trẻ. Trẻ 
nhận biết phân biệt,phát âm đúng chuẩn, đồng thời phát triển ngôn ngữ, diễn đạt rõ 
ràng mạch lạc. Ở lứa tuổi này tư duy trực quan hình tượng ở trẻ phát triển mạnh,trẻ 
có nhu cầu khám phá mối quan hệ giữ các sự vật hiện tượng.Trẻ bước đầu có khả 
năng suy luận
 Bên cạnh đó việc cho trẻ khám phá thế giới xung quanh góp phần giúp trẻ phát 
triển và hoàn thiện các quá trình tâm lý, nhận thức đặc biệt là cảm giác, tri giác, tư 
duy, ngôn ngữ và chú ý. Đồng thời nó góp phần quan trọng trong việc giáo dục tình 
cảm, thẫm mỹ, đạo đức cho trẻ, hình thành ở trẻ những cảm xúc tích cực và tích luỹ 
những tri thức những kinh nghiệm của cuộc sống, làm cơ sở để trẻ dễ dàng lĩnh hội 
nội dung giáo dục của các hoạt động vui chơi, học tập, lao động... làm tiền đề giúp 
trẻ học tốt các môn học khác như: Văn học, toán, âm nhạc, tạo hình. Để mỗi nội 
dung của khám phá khoa học được tiến hành khám phá như thế nào ? Thì nội dung 
nghiên cứu trong đề tài này sẽ là minh chứng cho những biện pháp khắc phục nhược 
điểm của việc giúp trẻ khám phá khoa học.
 3 hội thí nghiệm cho trẻ để thu hút trẻ và duy trì hứng thú khi tham gia hoạt động tai 
đây
 - Trong giờ hoạt động chung:
 Hầu như giáo viên sử dụng phương tiện trực quan trong giảng dạy như: Tranh 
ảnh, đồ vật...kết hợp với lời giảng giải,giải thích để cung cấp kiến thức cho trẻ. Nhưng 
các phương pháp này chưa giúp trẻ khám phá được mối liên hệ giữa các sự vật hiện 
tượng khoa học một cách dễ dàng. Nhưng hiện nay vụ giáo dục đã chỉ đạo các trường 
mầm non đưa chương trình giáo dục mầm non mới nhằm đưa nội dung tạo hình thức 
học tập mới, tạo cơ hội cho trẻ tiếp thu kiến thức và rèn luyện kỹ năng một cách chủ 
động hơn. Nhận thức được vấn đề này tôi đã tìm tòi, học hỏi và sáng tạo một số trò 
chơi đê gây hứng thú cho trẻ khi tham gia hoạt động khám phá khoa học
 3. Các biện pháp tiến hành
 Là một giáo viên có nhiều năm thâm niên công tác,trực tiếp chăm sóc và giảng 
dạy trẻ, mnắm bắt được những hạn chế nêu trên tôi đã luôn trăn trở và tìm ra biện 
pháp giúp trẻ lớp tôi học môn khám phá khoa học đạt kết quả cao. Để giúp trẻ khám 
phá khoa học đạt kết quả, tôi nhận thấy trước hết cần phải:
 a. Xây dựng môi trường học tập cho trẻ
 Môi trường học tập có vị trí to lớn trong việc nhận thức của trẻ,vì môi trường 
học tập là nơi để trẻ tiếp xúc hàng ngày hàng giờ.Bởi vậy tôi đã xây dựng môi trường 
có tác dụng mạnh mẽ lên trẻ tạo cho trẻ hứng thú, thích tò mò, thích tìm hiểu khám 
phá xung quanh. Ngay từ đầu năm học tôi đã mạnh dạn đề xuất với Ban giám hiệu 
trang bị thêm cho lớp đồ dùng dạy học và một số mô hình phục vụ dạy học. Tôi đã 
thay đổi lại môi trường học tập trong lớp đẹp,hấp dẫn phù hợp với đặc điểm tâm sinh 
lý của trẻ. Để gây ấn tượng cho trẻ tôi sưu tầm thiết kế các hình ảnh ngộ nghĩnh phù 
hợp với tâm lý của trẻ.
 Để tạo cho trẻ môi trường và không gian tiếp xúc các sự vật hiện tượng một 
cách tốt nhất tôi đã chú trọng xây dựng góc thiên nhiên cho trẻ: cho trẻ được hoạt 
động chăm sóc cây,nhặt cỏ,tưới nước,làm các thí nghiệm.Tôi đã sưu tầm các vỏ hộp 
nhựa,hộp sữa to,các chậu gốm bé để trẻ trồng các loại cây xanh,cây hoa.và lớp tôi đã 
trồng được những cây vạn niên thanh,cây lan bạch chỉ.Hàng ngày trẻ
 5 Vườn cây xanh của bé
 7 Cho trẻ thường xuyên tiếp xúc với các sự vật hiện tượng xung quanh một cách 
trực tiếp như: nhìn, sờ, nắn, ngửi, nếm, nghe.. .Trong quá trình hoạt động đó trẻ được 
bộc lộ mình,trẻ được lĩnh hội những kinh nghiệm xã hội loài người,các mối quan hệ 
và mở rộng vốn từ. Tôi luôn tạo cho trẻ được tiếp xúc với các sự vật hiện tượng thông 
qua các hoạt động hàng ngày của trẻ như: dạo chơi tham quan, hoạt động ngoài trời 
và các hoạt động khác băng các hình thức quan sát vật thật, tranh ảnh, băng hình, 
tham quan trực tiếp, trò chuyện hàng ngày với trẻ, tổ chức cùng nhau lao động chăm 
sóc góc thiên nhiên để trẻ biết tác dụng của đất nước đối với cây.
 Cô và bé tham quan trang trại Hải Đăng
 9 trẻ quan sát nhận biết các hiện tượng thời tiết như: nắng,mưa,gió và cảnh vật xung 
quanh trẻ,nhận xét các dấu hiệu đặc trưng của các mùa,củng cố hiểu biết của trẻ vê 
các mùa, hoặc qua các buổi làm thí nghiệm như làm thí nghiệm về sự nảy mầm của 
cây hoặc thí nghiệm về vật nổi vật chìm dưới nước
 c. Thay đổi các hình thức cho trẻ khám phá khoa học
 Ở lứa tuổi này trẻ tri giác đồ vật qua hình ảnh,vật thật và nếu cho trẻ tri giác các 
sự vật dưới nhiều hình thức khác nhau thì trẻ sẽ hứng thú học tập và tiếp thu bài tốt 
hơn.Bằng kinh nghiệm giảng dạy của bản thân tôi thấy nếu giờ học cung cấp kiến 
thức đưa tranh cho trẻ quan sát,đàm thoại và đặt ra câu hỏi đẻ cung cấp kiến thức thì 
trẻ sẽ dễ nhàm chán,không tập trung.Nhưng nếu thay đổi hình thức dưới dạng trò chơi 
hay làm thí nghiệm trẻ sẽ học tốt hơn,trẻ sẽ được dự đoán các hiện tượng trước,trong 
và sau khi làm thí nghiệm như thế sẽ phát huy tính tò mò,sáng tạo chủ động và khả 
năng tích cực hoạt động,lòng ham hiểu biết của trẻ.Qua đó cho thấy nếu trẻ được tự 
khám phá trẻ sẽ rấ hứng thú,kiến thức đến với trẻ nhẹ nhàng mà sâu sắc.Trong tiết 
khám phá khoa học tôi còn lồng ghép tích học các môn học khác như: toán,âm 
nhạc,tạo hình,văn học để trẻ thêm hứng thú ghi nhớ tốt hơn các vấn đề sâu rộng hơn.
 Ngoài ra tôi luôn thay đổi các thủ thuật để đưa các đối tượng ra cho trẻ quan 
sát,tôi tìm cách vào bài khác nhau giúp trẻ không bị nhàm chán lại dễ tiếp thu đẻ ghi 
nhớ chính xác các biểu tượng của mình
 11 -Chuẩn bị:
 +Một vài hạt đậu tương,đậu xanh
 +4-5 hộp nhỏ
 +Một ít bông thấm nước
 -Cách tiến hành:
 +Ngâm hạt vào nước ấm 2-3 tiếng rồi lấy ra.Để hạt vào những miếng bông thấm 
nước trong 4 cốc
 +Hàng ngày cho trẻ quan sát và tưới nước vào 2-3 cốc,tại khay này hạt sẽ nẩy 
mầm và lớn lên.Còn cốc kia không tưới nước hạt sẽ không nảy mầm
 +Cho trẻ đoán và giải thích tại sao hạt gieo trên bông ẩm có nước có thể nẩy 
mầm và mọc lên,còn hạt gieo trên miếng bông khô không nẩy mầm được
 -Kết luận: Trong miếng bông có nước uống cho cây non nên hạt đã nẩy mầm 
còn khay không tưới nước hạt không có nước uống nên hạt không thể nẩy mầm
 Gieo hạt đậu xanh
 13 +Giúp trẻ biết quá trình phát triển của cây
 +Tạo sự hứng thú cho trẻ trong việc gieo trồng,chăm sóc,theo dõi sự phát triển 
của cây
 -Chuẩn bị:
 +Hạt đậu tương
 +Khay đựng và bông thấm nước
 +Một chậu đất nhỏ và dụng cụ làm đất
 -Cách tiến hành
 +Tiến hành cho hạt nẩy mầm như trong phần gieo hạt
 +Cô cùng trẻ làm đất cho vào chậu cây,gieo hạt đã nẩy mầm vào chậu cây,đặt 
chậu cây nơi ánh sáng
 +Hàng ngày cho trẻ theo dõi và tưới nước cho cây.Cô hướng dẫn trẻ ghi hình 
ảnh quá trình phát triển của cây
 -Kết luận: cô cùng trẻ khái quát 5 quá trình phát triển của cây
 15 - Mục đích:
 + Cho trẻ biết đặc điểm của cây
 + Trẻ biết điều kiện sống của cây,cây cần gì để sống
 + Giáo dục trẻ chăm sóc và bảo vệ cây xanh
 - Chuẩn bị:
 +3 cây đỗ tương
 +3 chậu cây
 +1 túi lynong và 1 hộp bìa to
 - Cách tiến hành
 + Cho trẻ quan sát và đoán xem cây cần gì để sống và phát triển + Lần lượt 
 thực hành thí nghiệm: Cây 1: cho cây vào trong hộp kín
 Cây 2: dùng túi lynong bọc kín thân và lá
 Cây 3: chăm sóc cho cây phát triển bình 
thường
 + Cô cho trẻ đoán xem điều gì sẽ xảy ra?
 + Hàng ngày cùng trẻ tưới cây,quan sát và ghi nhật ký
 + Sau một thời gian cô cùng trẻ quan sát,nhận xét kết quả các hiện tượng
 - Kết luận: Cây cần đủ 4 yếu tố là : nước,ánh sáng,không khí và đất để sống 
 vàphát triển.Thiếu một trong các yếu tố trên cây sẽ bị héo úa và chết
 17 - Kết luận: Có hiện tượng này là vì trong chai chứa đầy không khí.Không khí 
không có màu,không có mùi nên không thể nhìn thấy được.Khi cho chai vào chậu 
nước,nước tràn vào trong chiếm chỗ trong chai nên đẩy không khí ra ngoài tạo thành 
bọt đi lên
 *Bé biết gì về nước
 - Mục đích:
 + Cho trẻ biết nước là chất không màu,không mùi,không vị.Nước chỉ bị thay đổi 
khi ta pha nước với những chất khác
 - Chuẩn bị:
 + 3-4 cốc thủy tinh và thìa
 + Muối,đường,chanh
 - Cách tiến hành:
 + Cô rót nước đun sôi để nguội vào 4 cái cốc có đánh dấu từ 1-4. Cho trẻ quan 
sát, nếm, ngửi và nhận xét xem nước có màu, mùi vị gì không.Đoán xem nước có 
thay đổi thế nào khi cô cho đường,muối,chanh vào các cốc
 - Cô pha đường, muối,chanh vào các cốc 1-3. Cho trẻ nếm thử các cốc nước đã 
pha,nhận xét và so sánh với các cốc 4,giải thích sự thay đổi đó
 - Kết luận:Nước trong suốt không màu,mùi,vị. Đường có vị ngọt khi hòa tan 
vào nước làm nước có vị ngọt. Muối có vị mặn nên khi hòa tan với nước sẽ có vị mặn, 
khi pha với chanh sẽ tạo ra màu và có vị chua
 Thực hành thí nghiệm với nước
 19

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_tao_hung_thu_cho_tre_4_5_tuoi_tich_cuc.docx
  • pdfSKKN Một số biện pháp tạo hứng thú cho trẻ 4-5 tuổi tích cực, chủ động tham gia hoạt động khám phá k.pdf