SKKN Một số biện pháp tăng cường các hoạt động trải nghiệm cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non

Trong quá trình “Học bằng chơi, chơi mà học”, trẻ tích lũy được nhiều kiến thức về tự nhiên, xã hội, các kỹ năng cần thiết giúp trẻ chủ động, hứng thú, tích cực tham gia chơi và thỏa mãn nhu cầu chơi. Chủ đề chơi của trẻ phụ thuộc đặc điểm môi trường tự nhiên, xã hội xung quanh, các sự kiện diễn ra trong cuộc sống của trẻ theo từng thời điểm cụ thể. Sự phong phú về nội dung các sự vật, hiện tượng, hoạt động của con người diễn ra trong môi trường sống sẽ trở thành các chủ đề chơi hấp dẫn trẻ và giáo viên có thể thiết kế môi trường chơi cho trẻ. Đối với trẻ mẫu giáo nhỡ, giáo viên kết hợp giữa việc khơi gợi ý tưởng chơi cho trẻ với việc để trẻ chủ động đề xuất chủ đề chơi khi trẻ có nhu cầu, hứng thú với vấn đề mới nảy sinh trong thực tiễn.
Theo đặc điểm tâm sinh lý của trẻ 4-5 tuổi, trẻ đã có sự nhận thức rõ rệt, ý thức hơn về “cái tôi”, bộc lộ cảm xúc rõ ràng hơn, thích bắt chước người lớn. Trẻ muốn được công nhận từ những người xung quanh, từ đó trẻ muốn được làm những thứ mà trẻ thấy hứng thú, tích cực tham gia các hoạt động trải nghiệm để thỏa mãn được sự “muốn thể hiện mình” của trẻ.
Tuy nhiên, thực tế lại gặp một số vướng mắc do việc thiết kế hệ thống các hoạt động trải nghiệm còn nghèo nàn, chưa thống nhất được quy trình và chưa sử dụng được xuyên suốt nên giáo viên còn gặp nhiều khó khăn trong việc tổ chức hoạt động trải nghiệm dẫn đến sự nhàm chán, không hấp dẫn, không thu hút được sự quan tâm của trẻ, dẫn đến hiệu quả hoạt động trải nghiệm không đạt kết quả cao.
docx 29 trang skmamnon 05/07/2024 3011
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp tăng cường các hoạt động trải nghiệm cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp tăng cường các hoạt động trải nghiệm cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non

SKKN Một số biện pháp tăng cường các hoạt động trải nghiệm cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non
 1
 MỤC LỤC
I. ĐẶT VẤN ĐỀ....................................................................................................2
 1. Lý do chọn đề tài.......................................................................................2
 2. Mục đích nghiên cứu.................................................................................3
 3. Đối tượng nghiên cứu ...............................................................................3
 4. Đối tượng khảo sát thực nghiệm...............................................................3
 5. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................3
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ ...................................................................................3
 1. Những vấn đề lý luận liên quan đến đề tài.............................................3
 2. Thực trạng vấn đề....................................................................................5
 a. Thuận lợi. ...................................................................................................5
 b. Khó khăn: ..................................................................................................5
 c. Kết quả khảo sát đầu năm..........................................................................5
 3. Các biện pháp đã tiến hành .........................................................................6
 Biện pháp 1: Học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ tổ chức hoạt động trải 
 nghiệm cho trẻ.................................................................................................6
 Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch ngân hàng - nội dung, bổ sung các hoạt 
 động trải nghiệm cho trẻ. ..............................................................................7
 Biện pháp 3: Tăng cường đồ dùng, giáo cụ học tập trải nghiệm cho trẻ. ....9
 Biện pháp 4: Đổi mới hình thức tổ chức, phương pháp giáo dục hoạt động trải 
 nghiệm cho trẻ...............................................................................................10
 Biện pháp 5: Phối hợp với phụ huynh để nâng cao chất lượng các hoạt 
 động trải nghiệm cho trẻ tại trường học và tại nhà ....................................13
III. KHUYẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT .....................................................................15
 1. Kết luận ..................................................................................................15
 2. Khuyến nghị, đề xuất.............................................................................15
 2.1.Đối với giáo viên:..................................................................................15
 2.2.Đối với Nhà trường:..............................................................................16
 2.3. Đối với Phòng giáo dục Huyện:...........................................................16
IV: TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................17 3
 Năm học này, tôi được phụ trách lớp 4 tuổi B2, thông qua một số hoạt động 
giáo dục, giáo viên đưa ra các hình thức mang tính trải nghiệm còn hạn chế, chưa 
phong phú. Khi tổ chức các hoạt động, tôi nhận thấy trẻ ít hứng thú tham gia, trẻ bị 
thụ động và khả năng ghi nhớ kém. Năm học 2021-2022, do ảnh hưởng của dịch 
bệnh covid -19, trẻ mầm non không thể đến trường học trực tiếp và bị hạn chế tham 
gia các hoạt động vui chơi trải nghiệm, trẻ bị phụ thuộc vào các thiết bị điện tử quá 
nhiều do không được giao lưu với các bạn khiến trẻ thực hiện một cách lúng túng, e 
dè, nhút nhát, trẻ không tự tin và phụ thuộc nhiều vào người lớn. Vì thế, tôi đưa ra 
các hoạt động mang tính trải nghiệm để khắc phục các hạn chế nêu trên. Từ đó tôi 
đã mạnh dạn áp dụng “Một số biện pháp tăng cường tổ chức các hoạt động trải 
nghiệm cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non” tại nhóm lớp mình. 
 2. Mục đích nghiên cứu 
 Đánh giá thực trạng việc thực hiện các hoạt động trải nghiệm cho trẻ 
 4-5 tuổi trong trường mầm non. Đưa ra một số biện pháp nhằm tăng cường 
 các hoạt động trải nghiệm cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non.
 3. Đối tượng nghiên cứu 
 Trẻ lớp 4 tuổi B2 trường mầm non Yên Sơn.
 4. Đối tượng khảo sát thực nghiệm
 28/28 trẻ lớp 4-5 tuổi do tôi phụ trách.
 5. Phương pháp nghiên cứu 
 - Phương pháp nghiên cứu lý luận
 - Phương pháp quan sát
 - Phương pháp thực nghiệm
 - Phương pháp điều tra
 - Phương pháp thu thập số liệu
 - Phương pháp phân tích tổng kết kinh nghiệm.
 6. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu 
 - Trong năm học 2022-2023, bắt đầu từ tháng 9/2022 – 4/2023.
 II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 1. Những vấn đề lý luận liên quan đến đề tài
 Theo nhà tâm lý - giáo dục học David Kolb cho rằng, khái niệm giáo dục 
theo hướng trải nghiệm cho trẻ mầm non là: “là phương thức sử dụng các hoạt 
động giáo dục, trong đó giáo viên là người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn các hoạt 
động để trẻ tham dự hay tiếp xúc, tương tác trực tiếp, được chiêm nghiệm, tự tích 
lũy kiến thức, kĩ năng, thái độ tạo thành kinh nghiệm riêng của bản thân”. Trải 
nghiệm là một cách học thông qua thực hành với quan điểm việc học là quá trình 
tạo ra tri thức mới trên cơ sở trải nghiệm thực tế, dựa trên những đánh giá, phân 5
thấy một số thuận lợi và khó khăn sau đây:
 2.1. Thuận lợi.
 - Năm học 2022- 2023, nhà trường đã đầu tư cơ sở vật chất đáp ứng cho việc 
tổ chức các hoạt động trải nghiệm, bổ sung đồ dùng Montessori.
 - Bản thân tôi được tham gia vào các lớp kiến tập, tập huấn các chuyên đề cấp 
trường, cấp huyện do Phòng giáo dục tổ chức chuyên đề Montessori nhằm nâng cao 
chất lượng giảng dạy và trình độ chuyên môn. 
 - Tôi và các đồng nghiệp là giáo viên trẻ, năng động, nhiệt huyết, có tính 
sáng tạo, mạnh dạn đổi mới.
 - Được phụ huynh trong nhóm lớp ủng hộ, phối hợp với giáo viên chủ nhiệm 
để tạo môi trường học tập – vui chơi tốt nhất cho con trẻ.
 2.2. Khó khăn:
 - Một số trẻ còn chậm chạp, nhút nhát, thiếu tự tin, chưa tích cực khi tham gia các 
hoạt động trải nghiệm. Trẻ trả lời chưa theo hiểu biết mà đang bị thụ động, bắt chước.
 - Một số phụ huynh thờ ơ, chưa thực sự nhận thức được vấn đề tổ chức cho 
trẻ trong hoạt động trải nghiệm.
 - Đồ dùng phục vụ cho hoạt động trải nghiệm cho trẻ chưa phong phú đa 
dạng, chủ yếu đồ dùng của trẻ là do giáo viên tự làm.
 2.3. Kết quả khảo sát đầu năm
* Bảng1: Bảng khảo sát mức độ đạt trên trẻ trong một số hoạt động trải nghiệm 
đầu năm học
 TT Tổng Đạt Chưa đạt
 Nội dung khảo sát
 số trẻ Số trẻ Tỷ lệ % Số trẻ Tỷ lệ %
 1 Trẻ hứng thú, tích cực 28 7 25 % 21 75%
 khi tham gia hoạt động 
 trải nghiệm
 2 Trẻ bắt chước và thao 28 6 21,4% 22 78,6%
 tác được một số đồ dùng 
 thật quen thuộc.
 3 Trẻ biết vận dụng kiến 28 7 25% 21 75%
 thức và kỹ năng đã học 
 vào thực hành cuộc sống
 Dựa vào bảng điều tra thực tế trên, tôi nhận thấy khả năng hứng thú, tích 
cực, ghi nhớ, bắt chước, thao tác với đồ dùng thật và cách các vận dụng chúng 
vào thực hành cuộc sống còn rất thấp, chiếm khoảng 25%. Nguyên nhân do trẻ ít 
có cơ hội được trải nghiệm, đồ dùng thật còn hạn chế, không đủ cho số lượng trẻ 
tham gia, giáo viên còn chưa mạnh dạn đưa đồ dùng thật vào tiết dạy.Vì vậy tôi 7
tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm non cho trẻ 4- 5 tuổi của NXB Giáo 
Dục, từ các trang tạp chí giáo dục, qua mạng internet. Tôi học hỏi, đúc rút thêm 
được nhiều kinh nghiệm từ đồng nghiệp về cách thức tổ chức hoạt động trải 
nghiệm cho trẻ trong trường mầm non. Ngoài ra, tôi còn dành thời gian nghiên 
cứu về đặc điểm tâm sinh lý của trẻ 4-5 tuổi để có những hiểu biết sâu sắc về trẻ 
(sở thích, nhu cầu, mong nuốn, khả năng của trẻ) từ đó tạo ra những hoạt động 
trải nghiệm mới mẻ, thúc đẩy sự tìm tòi ham hiểu biết của trẻ.
 Sau khi nghiêm túc tự bồi dưỡng, nâng cao trình độ của bản thân, tôi nhận 
thấy kỹ năng tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho trẻ được nâng cao rõ rệt, các 
hoạt động giáo dục được tôi mạnh dạn lồng ghép các hình thức trải nghiệm khác 
nhau, mang đến nhiều sự đổi mới, sáng tạo và kích thích được sự ham hỏi hỏi của 
trẻ.
 (Hình ảnh : buổi sinh hoạt của tổ chuyên môn, thảo luận về việc hướng dẫn 
tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho trẻ)
3.2. Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch ngân hàng - nội dung, bổ sung các hoạt 
động trải nghiệm cho trẻ.
 Với mục tiêu đổi mới hoạt động chăm sóc, giáo dục, nâng cao chất lượng thực 
hiện chương trình GDMN. Ngay từ đầu năm học, tôi đã chủ động xây dựng kế hoạch, 
lồng ghép các hoạt động trải nghiệm phù hợp với từng chủ đề, nhằm giúp trẻ tiếp 
nhận nội dung rõ ràng, cụ thể nhất. Thông qua đó, trẻ rèn được các kỹ năng cơ bản, 
thực tiễn phù hợp với trẻ 4-5 tuổi hình thành các kỹ năng trải nghiệm cho trẻ theo 
đúng nguyên tắc, mục tiêu, nội dung, phương pháp và hình thức giáo dục trẻ. 
 Trong các năm học trước, các hoạt động giáo dục thực hiện chưa mang tính 
trải nghiệm cao do một số hạn chế như đồ dùng đồ chơi thật chưa phong phú, giáo 
viên vẫn sử dụng phương pháp giáo dục truyền thống, chưa mạnh dạn đưa yếu tố trải 
nghiệm thực tế vào giảng dạy. 
 Trong năm học này, tôi nghiên cứu đưa ra một số hoạt động giáo dục theo 
hướng trải nghiệm phù hợp với khả năng của trẻ và điều kiện của lớp:
 Thời gian thực hiện Nội dung-hoạt động
 Trải nghiệm làm bánh trung thu.
 Tháng 9
 Xử lí tình huống khi bị lạc đường.
 Kỹ năng sử dụng máy sấy tóc.
 Kĩ năng bảo vệ bản thân: Không nhận quà và đi theo người 
 Tháng 10
 lạ. 9
thú khi được trực tiếp tham gia. Từ đó, những kiến thức tiếp thu được, khiến trẻ 
thấy yêu thích việc học, giúp trẻ “ngấm” một cách tự nhiên.
3.3 Biện pháp 3: Tăng cường đồ dùng, giáo cụ học tập trải nghiệm cho trẻ.
 Nếu như trước đây, có những hoạt động do giáo viên còn e ngại khả năng 
của trẻ nên chưa tự tin cho trẻ trực tiếp tham gia trải nghiệm thực tế (như độ an 
toàn khi sử dụng dao, kéo hay sự thiếu thốn của đồ dùng giảng dạy). Đến với 
năm học này, tôi xây dựng kế hoạch phù hợp với khả năng của trẻ, tăng tính trải 
nghiệm nhưng phải đặt yếu tố an toàn cho trẻ lên hàng đầu, tránh tai nạn thương 
tích cho trẻ. Ngay từ đầu năm học, tôi xây dựng các video/hình ảnh hướng dẫn trẻ 
cách sử dụng một số đồ dùng quen thuộc như dao - thớt, kéo, máy sấy tóc, ghim 
bấm, kính lúp, bát thủy tinh - sứ, cốc thủy tinh, kẹp, đồ dùng có kích thước nhỏ, 
máy đo nhiệt độ/nhiệt kế, xử lý rác sau khi trải nghiệm Với mỗi hoạt động và 
đồ dùng giáo cụ cụ thể, tôi luôn đưa ra cách sử dụng an toàn với đồ dùng đó, kết 
hợp thao tác mẫu được lặp đi lặp lại nhiều lần. Từ đó trẻ có kỹ năng sử dụng đồ 
dùng thật một cách an toàn. Giáo viên luôn phải giám sát trong quá trình trẻ thao 
tác với các đồ dùng đó.
 Đồ dùng giảng dạy là một yếu tố quyết định thành công của một hoạt động 
giáo dục cho trẻ mầm non. Trẻ học qua chơi và học qua thao tác với giáo cụ học 
tập. Với các hoạt động trải nghiệm, giáo cụ cho trẻ học tập còn đòi hỏi phải mang 
tính chất thật và gẫn gũi trong cuộc sống. Đồ dùng trong các hoạt động trải nghiệm 
thực hành cuộc sống được tôi lựa chọn dựa trên các dồ dùng trẻ đã từng nhìn thấy 
hay đã từng sử dụng trong cuộc sống. Điều này giúp trẻ hứng thú và thực hiện tốt 
trong cuộc sống hằng ngày
 Ví dụ 1: hoạt động tại góc thực hành cuộc sống:
 - Đề tài: hoạt động “chiên trứng lá mơ bằng nồi chiên không dầu”
 - Mục tiêu của hoạt động: Trẻ được thao tác với đồ dùng thật như bát, đũa, 
dao, thớt, nồi chiên không dầu và bắt chước công việc của người lớn.
 - Nội dung của hoạt động trải nghiệm: Trẻ được thực hành nấu ăn với trứng 
gà, lá mơ, dao thớt, nồi chiên không dầu,..
 - Trẻ vận dụng kiến thức: Trẻ thao tác với đồ dùng giáo viên chuẩn bị và 
bắt chước các hành động giống người lớn như: đập trứng, khuấy đều, thái lá mơ, 
cho gia vị và để vào nồi chiên không dầu 
 Tương tự với hoạt động sấy tóc cho bạn: trẻ được thao tác với máy sấy, 
giúp bạn làm khô tóc. Hoạt động sử dụng máy xay sinh tố ép nước hoa quả, tăng 
cường sức khỏe. Hoạt động sử dụng bàn là hơi nước cầm tay, bắt chước những 
công việc của những ngành nghề,..
 Với các hoạt động với các đồ dùng quen thuộc như vậy, tôi phối hợp với 

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_tang_cuong_cac_hoat_dong_trai_nghiem_c.docx