SKKN Một số biện pháp tăng cường các hoạt động trải nghiệm cho trẻ 4-5 tuổi tại Trường Mầm non Hải Khê
Nhận thấy được các hạn chế của giáo viên với phương pháp giảng dạy còn lúng túng, chưa áp dụng được nguyên lý dạy học: Trẻ là trung tâm - tích hợp - toàn diện - trải nghiệm. Do đó, để nâng cao các hoạt động giáo dục thì giáo viên phải không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn của bản thân. Đối với các hoạt động trải nghiệm không phải là một nội dung giáo dục mới lạ, tuy nhiên giáo viên phải luôn luôn tìm cách đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức để hoạt động trải nghiệm mang lại hiệu quả cao. Muốn tổ chức tốt các hoạt động trải nghiệm cho trẻ, tôi thiết nghĩ mình phải có nhận thức sâu sắc về quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Tôi dành nhiều tâm huyết để nghiên cứu, học hỏi bằng nhiều hình thức khác nhau về các phương pháp tiên tiến mới, và tôi nhận thấy phương pháp tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho trẻ là rất cần thiết. Trẻ được trải nghiệm một cách tối đa trong trường học, giúp trẻ có cơ hội thích nghi sớm với thực tiễn, có các kỹ năng sống cần thiết để trẻ có thể tự tin xử lý mọi việc nhanh nhạy hơn.
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp tăng cường các hoạt động trải nghiệm cho trẻ 4-5 tuổi tại Trường Mầm non Hải Khê", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp tăng cường các hoạt động trải nghiệm cho trẻ 4-5 tuổi tại Trường Mầm non Hải Khê
MỤC LỤC Trang I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI. ....................................................................................1 II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ, NỘI DUNG CỦA SẢNG KIẾN: ...............................1 1. Tính mới, sáng tạo của sáng kiến: ...................................................................1 1.1......................................................................................................................... Các giải pháp cụ thể ............................................................................................2 1.1.1. Học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ Error! Bookmark not defined. 1.1.2. Xây dựng nội dung, bổ sung các hoạt động trải nghiệm cho trẻ3 1.1.3. Tăng cường đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho việc học tập trải nghiệm 3-4 1.1.4. Đổi mới hình thức tổ chức, phương pháp giáo dục hoạt động trải nghiệm cho trẻ 4-7 1.1.5. Phối hợp với phụ huynh để nâng cao chất lượng các hoạt động trải nghiệm cho trẻ tại trường học và tại nhà 7 1.2. Điểm mới cơ bản của giải pháp....................................................................7 1.3. Tính thực tiển của sáng kiến.........................................................................8 2. Hiệu quả áp dụng và phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến8 2.1. Hiệu quả sáng kiến đưa lại8 2.2. Phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến9 III. KẾT LUẬN 10-11 TÀI LIỆU THAM KHẢO 12 2 - Luôn tạo cơ hội cho trẻ được chơi, được làm, được thử, được thực hành, trải nghiệm, khám phá và đặc biệt trẻ được nói lên mong muốn của trẻ và trẻ được diển đạt ý muốn của mình. - Ngoài kế hoạch mà tôi đã xây dựng nội dung, lớp cũng phối hợp với nhà trường cho trẻ trải nghiệm với môi trường biển, thăm nghĩa trang, thăm quan trường tiểu học. - Việc tổ chức hoạt động học theo hướng trải nghiệm được tiến hành theo bốn bước của quy trình trải nghiệm. Hoạt động học thường diễn ra trong thời gian ngắn nên có thể tiến hành các bước liên tục, nối tiếp nhau và việc thực hành vận dụng kinh nghiệm vào các hoạt động và sinh hoạt hằng ngày không có giới hạn về thời gian. Sau khi đổi mới hình thức, phương pháp giáo dục các hoạt động trải nghiệm cho trẻ, tôi nhận thấy trẻ lĩnh hội kiến thức một cách sâu sắc, tất cả các hoạt động hay tình huống tôi sử dụng, trẻ không còn thực hành thụ động qua phần hướng dẫn của cô, trả lời các câu hỏi vu vơ, không có cơ sở hoặc chỉ là một chút hiểu biết ít ỏi của mình. 1.1. Các giải pháp cụ thể 1.1.1. Giải pháp 1. Học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ. - Nhận thấy được các hạn chế của giáo viên với phương pháp giảng dạy còn lúng túng, chưa áp dụng được nguyên lý dạy học: Trẻ là trung tâm - tích hợp - toàn diện - trải nghiệm. Do đó, để nâng cao các hoạt động giáo dục thì giáo viên phải không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn của bản thân. Đối với các hoạt động trải nghiệm không phải là một nội dung giáo dục mới lạ, tuy nhiên giáo viên phải luôn luôn tìm cách đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức để hoạt động trải nghiệm mang lại hiệu quả cao. Muốn tổ chức tốt các hoạt động trải nghiệm cho trẻ, tôi thiết nghĩ mình phải có nhận thức sâu sắc về quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Tôi dành nhiều tâm huyết để nghiên cứu, học hỏi bằng nhiều hình thức khác nhau về các phương pháp tiên tiến mới, và tôi nhận thấy phương pháp tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho trẻ là rất cần thiết. Trẻ được trải nghiệm một cách tối đa trong trường học, giúp trẻ có cơ hội thích nghi sớm với thực tiễn, có các kỹ năng sống cần thiết để trẻ có thể tự tin xử lý mọi việc nhanh nhạy hơn. - Thông qua các buổi hội nghị, sinh hoạt chuyên môn của tổ,các tiết chuyên đề cấp trường tổ chức: Chuyên đề giáo dục thẩm mĩ, chuyên đề giáo dục thể chất, chuyên đề giáo dục kỹ năng sống.Đặc điểm tâm sinh lý trẻ 4-5 tuổi, tài liệu mô phỏng phương pháp giáo dục hoạt động trải nghiệm ,hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm non cho trẻ 4- 5 tuổi của NXB Giáo Dục, từ các trang tạp chí giáo dục, qua mạng internet. Tôi học hỏi, đúc rút thêm được nhiều kinh nghiệm từ đồng nghiệp về cách thức tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ trong trường mầm non. - Sau khi nghiêm túc tự bồi dưỡng, nâng cao trình độ của bản thân, tôi nhận thấy kỹ năng tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho trẻ được nâng cao rõ rệt, các hoạt động giáo dục được tôi mạnh dạn lồng ghép các hình thức trải nghiệm khác nhau, mang đến nhiều sự đổi mới, sáng tạo và kích thích được sự ham hỏi hỏi của trẻ. 1.1.2 Giải pháp 2: Xây dựng kế hoạch nội dung, bổ sung các hoạt động trải nghiệm cho trẻ. - Với mục tiêu đổi mới hoạt động chăm sóc, giáo dục, nâng cao chất lượng thực hiện chương trình GDMN. Ngay từ đầu năm học, tôi đã chủ động xây dựng kế hoạch, lồng ghép các hoạt động trải nghiệm phù hợp với từng chủ đề, nhằm giúp trẻ tiếp nhận nội dung rõ ràng, cụ thể nhất. Thông qua đó, trẻ rèn được các kỹ năng cơ bản, thực tiễn phù hợp với 4 Điều này giúp trẻ hứng thú và thực hiện tốt trong cuộc sống hằng ngày Ví dụ: hoạt động tại góc thực hành cuộc sống: - Đề tài: hoạt động “chiên trứng lá mơ bằng nồi chiên không dầu” - Mục tiêu của hoạt động: Trẻ được thao tác với đồ dùng thật như bát, đũa, dao, thớt, nồi chiên không dầu và bắt chước công việc của người lớn. - Nội dung của hoạt động trải nghiệm: Trẻ được thực hành nấu ăn với trứng gà, lá mơ, dao thớt, nồi chiên không dầu,.. - Trẻ vận dụng kiến thức: Trẻ thao tác với đồ dùng giáo viên chuẩn bị và bắt chước các hành động giống người lớn như: đập trứng, khuấy đều, thái lá mơ, cho gia vị và để vào nồi chiên không dầu... Tương tự với hoạt động sấy tóc cho bạn: trẻ được thao tác với máy sấy, giúp bạn làm khô tóc. Hoạt động sử dụng máy xay sinh tố ép nước hoa quả, tăng cường sức khỏe. Hoạt động sử dụng bàn là hơi nước cầm tay, bắt chước những công việc của những ngành nghề,.. Với các hoạt động với các đồ dùng quen thuộc như vậy, tôi phối hợp với phụ huynh hỗ trợ chuẩn bị, điều này giúp tôi có đầy đủ đồ dùng và trẻ được thao tác trên chính đồ dùng trong gia đình mình, tạo sự hứng thú hơn cho trẻ. Tất cả đồ dùng, giáo cụ phục vụ cho hoạt động trải nghiệm, tôi luôn luôn bao quát, theo để đảm bảo an toàn cho trẻ Sau qua trình bổ sung, tăng cường các đồ dùng, giáo cụ trải nghiệm cho trẻ, tôi nhận thấy trẻ tiếp thu kiến thức nhanh hơn, trẻ hứng thú tham gia các hoạt động một cách tích cực, tăng cường các kỹ năng và vốn sống cho trẻ 1.1.4. Giải pháp 4: Đổi mới hình thức tổ chức, phương pháp giáo dục hoạt động trải nghiệm cho trẻ. Tùy vào các hoạt động cụ thể tôi lựa chọn hình thức cho trẻ trải nghiệm phù hợp, đồng thời khai thác và sử dụng các loại giáo cụ phù hợp nhằm tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ một cách hiệu quả nhất. Ví dụ 1: Hoạt động học - Chủ đề nghề nghiệp: Trẻ tìm hiểu về chú bộ đội - Mục tiêu của hoạt động: Ở hoạt động này, trẻ được lĩnh hội kiến thức về chú bộ đội, các kỹ năng thao trường, hành động của chú bội đội và biết thể hiện tình cảm của mình với các chú bộ đội. - Nội dung của hoạt động trải nghiệm: + Ổn định, gây hứng thú: Cho trẻ xem video về chú bộ đội + Nội dung chính: Trẻ tìm hiểu về chú bộ dội và vận dụng kiến thức của mình để đóng vai thành chú bội đội, được mặc quân phục, thực hiện một số kỹ năng thao trường: đi hành quân, tập bò bắn súng, chào cờ, tăng gia sản xuất. + Trẻ chia sẻ và rút ra kinh nghiệm: Giáo viên đặt các câu hỏi đàm thoại, tạo cơ hội để mọi trẻ có thể chia sẻ cảm xúc, suy nghĩ về hoạt động mà mình vừa được tham gia trải nghiệm và giáo viên chia sẻ thêm tư liệu thu thập được (ảnh, video) để tạo thêm cảm xúc, khắc sâu trí nhớ và làm đậm thêm phần kiến thức mà trẻ vừa được lĩnh hội - Trẻ vận dụng kiến thức đã học vào các hoạt động khác: âm nhạc, tạo hình, ngoài trời, ghép tranh, loto. Chỉ là thay đổi phương pháp tiếp cận với tiết học, nhưng hoạt động trải nghiệm được đóng vai chú bộ đội lại tạo ra được cảm xúc mới lạ, được diễn tập bắn súng, được chào cờ dưới lá cờ Tổ Quốc, tăng gia sản xuất, trẻ rất hào hứng từ đó, kết quả của tiết học đạt kết quả cao. 6 + Ổn định, gây hứng thú: Cô cùng trẻ xếp hàng nối đuôi nhau đi tham quan, trải nghiệm + Nội dung chính: Trẻ được đi tới các điểm được cấp bằng Di tích tại Đình làng, được thắp hương lễ Tổ, đài tưởng niệm các anh hùng, liệt sĩ và tham quan các gian hàng tại lễ hội. + Trẻ chia sẻ và rút ra kinh nghiệm: Trẻ vui vẻ, hứng thú tham gia hoạt động trải nghiệm, giáo viên đưa ra hệ thống các câu hỏi trong quá trình trẻ tham quan để trẻ có thể chia sẻ cảm nghĩ của mình. - Trẻ vận dụng kiến thức đã học: Trẻ được khắc sâu kiến thức về lòng yêu nước và tình yêu dân tộc, trẻ biết yêu quý quê hương mình. Ngoài kế hoạch mà tôi đã xây dựng nội dung, lớp cũng phối hợp với nhà trường cho trẻ trải nghiệm với môi trường biển, thăm nghĩa trang, thăm quan trường tiểu học. Việc tổ chức hoạt động học theo hướng trải nghiệm được tiến hành theo bốn bước của quy trình trải nghiệm. Hoạt động học thường diễn ra trong thời gian ngắn nên có thể tiến hành các bước liên tục, nối tiếp nhau và việc thực hành vận dụng kinh nghiệm vào các hoạt động và sinh hoạt hằng ngày không có giới hạn về thời gian. Sau khi đổi mới hình thức, phương pháp giáo dục các hoạt động trải nghiệm cho trẻ, tôi nhận thấy trẻ lĩnh hội kiến thức một cách sâu sắc, tất cả các hoạt động hay tình huống tôi sử dụng, trẻ không còn thực hành thụ động qua phần hướng dẫn của cô, trả lời các câu hỏi vu vơ, không có cơ sở hoặc chỉ là một chút hiểu biết ít ỏi của mình. Với phương pháp mới này, trẻ biết tìm cách giải quyết trước mọi tình huống, biết rút ra kinh nghiệm và vận dụng chúng vào cuộc sống đời thực. Trong quá trình thực hiện, trẻ lĩnh hội được nhiều kiến thức hơn, hoạt động càng nhiều, kiến thức càng cao, hiệu quả tiếp thu tốt hơn. Với những ưu thế đó, học qua trải nghiệm giúp tính tích cực của trẻ được phát huy ở các khâu của quá trình giáo dục, kinh nghiệm của trẻ được tích lũy, kiểm chứng, điều chỉnh và phản hồi thông qua hoạt động. Đây có thể nói là cách thức phù hợp giúp trẻ mầm non "học bằng chơi, chơi mà học" hiệu quả nhất, cần được áp dụng triệt để trong quá trình giáo dục trẻ ở trường mầm non 1.1.5 Biện pháp 5: Phối hợp với phụ huynh để nâng cao chất lượng các hoạt động trải nghiệm cho trẻ tại trường học và tại nhà -Ở trường mầm non có rất nhiều các hoạt động, do đó giáo viên cần lựa chọn các hoạt động phù hợp để cho trẻ trải nghiệm bởi vì các hoạt động đó không những tạo cơ hội cho trẻ được giao lưu, học hỏi lẫn nhau mà còn là cơ hội để cha mẹ trẻ hiểu hơn về các hoạt động của trẻ khi đến trường, qua đó tạo ra sự gắn kết giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc chăm sóc giáo dục trẻ mầm non. Năm học này, lớp tôi được sự quan tâm của phụ huynh, nhiệt tình về mọi mặt. Phối hợp cùng giáo viên cung cấp kiến thức cho trẻ về các nội dung mà trẻ được trải nghiệm. Hoạt động trải nghiệm cần nhiều đồ dùng, nguyên liệu thật, nên ở mỗi chủ đề, hoạt động trải nghiệm, phụ huynh luôn tích cực ủng hộ, tạo điều kiện cho cô và trẻ được hoạt động tốt nhất. - Để đạt được kết quả cao trong bất kỳ các phương pháp giáo dục nào, thì vai trò của bố mẹ là vô cùng quan trọng. Nhận thức được điều này, tôi đã cố gắng tạo sự kết nối giữa nhà trường và phụ huynh thông qua một số hình thức. Ví - dụ: qua các buổi họp phụ huynh, tôi tuyên truyền về các hoạt động trải nghiệm của trẻ thông qua các hoạt động cụ thể mà tôi đã thực hiện tại lớp mình. Từ đó, phụ huynh mới thấy được sự hiệu quả của phương pháp mới và phối hợp rất tốt với giáo viên. Ngoài ra, tôi cũng trao đổi trực tiếp ngắn gọn trong giờ đón - trả trẻ cũng mang lại hiệu quả cao. Những trao đổi ngắn gọn, cụ thể và thường xuyên giúp phụ huynh nắm bắt
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_tang_cuong_cac_hoat_dong_trai_nghiem_c.docx
- SKKN Một số biện pháp tăng cường các hoạt động trải nghiệm cho trẻ 4-5 tuổi tại Trường Mầm non Hải K.pdf