SKKN Một số biện pháp sử dụng nguyên vật liệu tự nhiên trong hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi
Giáo dục thẩm mỹ là một bộ phận quan trọng trong giáo dục, đó là quá trình hoạt động chung của nhà giáo dục và được hình thành và phát triển ở người được giáo dục những quan hệ thẩm mỹ đúng đắn với hiện thực bằng cách thông qua các phương tiện thẩm mỹ, đặc biệt là phương tiện nghệ thuật nhằm góp phần phát triển nhân cách toàn diện hài hòa cho người được giáo dục. Nói cách khác, giáo dục thẩm mỹ thực chất là quá trình nhà giáo dục giúp đứa trẻ biến đổi mình trở thành một chủ thể thẩm mỹ đích thực với quan hệ thẩm mỹ đúng đắn, được biểu hiện ở các dấu hiệu cơ bản sau:
- Hình thành và phát triển được những tình cảm thẩm mỹ trong quá trình cảm thụ và lĩnh hội cái đẹp trong nghệ thuật, trong tự nhiên, trong các mối quan hệ xã hội; tạo được hứng thú đối với các khía cạnh thẩm mỹ của hiện thực; cảm nhận và hiểu biết được cái đẹp trong những biểu hiện đa dạng của nó.
- Hình thành những quan niệm, chuẩn mực, niềm tin thẩm mỹ; phát triển năng lực phán đoán và đánh giá thẩm mỹ; thị hiếu và lý tưởng thẩm mỹ đúng đắn.
- Hình thành năng lực sáng tạo nghệ thuật, lòng ham muốn và khả năng đem cái đẹp vào đời sống học tập, lao động và ứng xử.
- Có thái độ không khoan nhượng đối với những cái xấu xa, phản thẩm mỹ trong tâm hồn, trong hành vi ứng xử, trong hình dáng, trang phục cũng như đối với những cái phi thẩm mỹ trong các tác phẩm nghệ thuật.
- Hình thành và phát triển được những tình cảm thẩm mỹ trong quá trình cảm thụ và lĩnh hội cái đẹp trong nghệ thuật, trong tự nhiên, trong các mối quan hệ xã hội; tạo được hứng thú đối với các khía cạnh thẩm mỹ của hiện thực; cảm nhận và hiểu biết được cái đẹp trong những biểu hiện đa dạng của nó.
- Hình thành những quan niệm, chuẩn mực, niềm tin thẩm mỹ; phát triển năng lực phán đoán và đánh giá thẩm mỹ; thị hiếu và lý tưởng thẩm mỹ đúng đắn.
- Hình thành năng lực sáng tạo nghệ thuật, lòng ham muốn và khả năng đem cái đẹp vào đời sống học tập, lao động và ứng xử.
- Có thái độ không khoan nhượng đối với những cái xấu xa, phản thẩm mỹ trong tâm hồn, trong hành vi ứng xử, trong hình dáng, trang phục cũng như đối với những cái phi thẩm mỹ trong các tác phẩm nghệ thuật.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp sử dụng nguyên vật liệu tự nhiên trong hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp sử dụng nguyên vật liệu tự nhiên trong hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi
A. ĐẶT VẤN ĐỀ I/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Hoạt động tạo hình là một hoạt động nghệ thuật nhằm phát triển khả năng thẩm mỹ cho trẻ. Đó là kĩ năng quan sát, trí tưởng tượng và khả năng sáng tạo của trẻ, giúp trẻ thể hiện được cảm xúc của mình về vẻ đẹp trong thế giới xung quanh. Hoạt động tạo hình đóng vai trò quan trọng việc chuẩn bị những kĩ năng, kĩ xảo để trẻ thực hiện tốt các hoạt động khác. Bởi vì thông qua hoạt động tạo hình, trẻ rèn luyện sự khéo léo của đôi bàn tay, rèn thói quen làm việc có mục đích.Hơn nữa còn giúp trẻ hình thành lòng yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống và yêu nghệ thuật.Hoạt động tạo hình còn là phương tiện để trẻ thể hiện những ấn tượng, hiểu biết và ý muốn của mình về thế giới xung quanh. Kết quả của hoạt động tạo hình phụ thuộc vào kiến thức, kinh nghiệm mà trẻ tích luỹ được trong nhiều hoạt động khác nhau. Việc tham gia vào các hoạt động sẽ tạo nguồn cảm hứng làm nảy sinh những ý tưởng sáng tạo của trẻ.Tuy nhiên hoạt động tạo hình không thể thực hiện được nếu không có nguyên vật liệu tạo hình. Để hoạt động tạo hình có hiệu quả thì việc lựa chọn và sử dụng hợp lý nguyên vật liệu tạo hình là rất quan trọng. Nguyên vật liệu càng phong phú bao nhiêu thì khả năng sáng tạo của trẻ càng được phát huy bấy nhiêu. 1. Cơ sở lý luận: Nguyên vật liệu tạo hình rất phong phú và đa dạng. Sự đa dạng của nguyên vật liệu tạo hình nhằm khuyến khích tính chủ động sáng tạo của trẻ. Những hoạt động tạo hình liên quan tới thể hiện màu sắc và biểu tượng như tô màu, vẽ, và nặn khuyến khích sự tự thể hiện ở trẻ. Những hoạt động này giải toả sự căng thẳng về tinh thần và luyện tập cơ tay, cơ ngón tay cho trẻ. Thông qua thao tác, động tác nhịp nhàng khi trẻ thực hiện làm tăng sự phối hợp giữa mắt và tay. Mặt khác, để kích thích tính sáng tạo và trí tưởng tượng cho trẻ, tôi sử dụng các nguyên vật liệu tự nhiên. Đó là những thứ có sẵn trong môi trường xung quanh, dễ kiếm, không phải mua. Bằng những thứ thông thường và gần gũi đó trẻ có thể tạo thành những sản phẩm làm đồ dùng, đồ chơi hàng ngày và trẻ rất hứng thú khi được học, được chơi bằng sản phẩm do chính bàn tay mình làm ra. Qua đó cũng giáo dục trẻ yêu lao động, quý trọng công sức lao động 2. Cơ sở thực tiễn Hiện nay ở trường tôi nói riêng cũng như một số trường mầm non trên địa bàn nói chung, việc sử dụng các nguyên liệu đa dạng trong hoạt động tạo hình của trẻ còn rất hạn chế. Đa số giáo viên vẫn sử dụng các nguyên liệu mua sẵn như: Giấy (giấy màu, giấy để vẽ); sáp màu; hồ dán; đất nặn để thực hiện các bài tạo hình trong chương trình. Giáo viên chưa sáng tạo sử dụng các 1.Thuận lợi: - Được các cấp lãnh đạo quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, tạo điều kiện cho đi tham quan, học tập ở các trường bạn, tham gia vào các lớp học bồi dưỡng chuyên môn. - Được sự giúp đỡ của bạn bè đồng nghiệp cũng như Hội cha mẹ học sinh quan tâm, ủng hộ nhiệt tình trong mọi hoạt động của trường lớp - Đa số trẻ trong lớp đều đã học qua lớp 3 tuổi nên có kĩ năng cơ bản về tạo hình nhiều trẻ có trí tưởng tượng và khả năng sáng tạo phong phú. - Tôi luôn gần gũi với trẻ, vì thế tôi nắm bắt được đặc điểm riêng, tâm sinh lý, thói quen của từng trẻ trong lớp. Do đó, tôi đảm bảo được mục tiêu giáo dục và dễ dàng giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng một cách phù hợp nhất với lứa tuổi, tính cách, khả năng của trẻ. - Thông qua các cuộc họp, sinh hoạt chuyên môn đưa các nội dung để phát triển thẫm mĩ cho trẻ qua việc sử dụng tối đa và có hiệu quả các nguyên vật liệu sẵn có ( như: vỏ hộp giấy, báo, đĩa giấy, chai nhựa.) 2. Khó khăn: - Đặc điểm tâm sinh lý của trẻ mẫu giáo khiến trẻ gặp nhiều khó khăn trong hoạt động tạo hình: Cơ bàn tay và ngón tay còn yếu, khả năng tập trung chưa cao, đặc biệt sự khéo léo của nhiều trẻ còn hạn chế. - Một số trẻ trong lớp kỹ năng còn chưa thuần thục. Một số trẻ còn nhút nhát không tích cực hoạt động. - Ngôn ngữ của một số trẻ còn hạn chế, chưa diễn tả được ý hiểu của mình đối với người khác - Còn một số phụ huynh chưa quan tâm đến việc học tập của con nên chưa phối hợp tốt với giáo viên và giúp con sưu tầm nguyên vật liệu phục vụ cho hoạt động tạo hình ở lớp của trẻ. 3. Kết quả điều tra trước khi thực hiện đề tài: Trong quá trình giảng dạy, tìm hiểu quan sát và đàm thoại về quá trình học tập của trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi lớp B1, tôi đã khảo sát thực trạng của trẻ qua nội dung phiếu điều tra và có bảng kết quả như sau: - Xem các chương trình truyền hình về chăm sóc giáo dục trẻ mầm non trên các kênh truyền hình như VTC11( Chương trình“ Những tờ giấy diệu kỳ”,vào mạng xem các chương trình (Hướng dẫn làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ mầm non từ nguyên liệu tự nhiên”, đồ dùng đồ chơi mầm non handmade.....). Như vậy, qua tự bồi dưỡng bản thân, học hỏi đồng nghiệp cũng như xem các phương tiện thông tin hiện đại tôi đã nắm vững được các phương pháp để dạy trẻ làm dược một số đồ dùng đồ chơi từ tự nhiên nhằm phát huy tính tích cực sáng tạo của trẻ. 2. Biện pháp 2: Sưu tầm nguyên vật liệu tự nhiên Để thực hiện hoạt động tạo hình đạt hiệu quả tôi tiến hành sưu tầm và tích trữ thành “kho” nguyên vật liệu.Trong cuộc sống hiện nay, các phế liệu trong sinh hoạt gia đình vô cùng phong phú: Lõi giấy vệ sinh, lốp xe cũ, các hộp bánh kẹo, các túi nilon, các lon đồ hộp, báo cũ, tạp chí Đặc biệt là ở trường mầm non nông thôn như trường tôi thì việc sưu tầm các nguyên vật liệu từ sản phẩm của nghề nông lại càng đa dạng như: Các loại hạt ngũ cốc, rau củ quả tươi và khô, lá cây, các loại vỏ trai, sò, hến Tuy nhiên, khi sưu tầm nguyên vật liệu tôi đã cân nhắc để “kho” nguyên vật liệu cần đảm bảo tính an toàn (không độc, không nhọn, không có cạnh sắc..); dễ cầm (kích cỡ phù hợp với tay trẻ); dễ bảo quản và cất giữ; dễ phục hồi hoặc sửa chữa; đặc biệt đòi hỏi trí nhớ, sự tưởng tượng và óc quan sát của trẻ và tạo cơ hội để trẻ lựa chọn, sắp xếp nguyên vật liệu. Để có được các nguyên vật liệu phong phú và đa dạng cô giáo cần tuyên truyền với phụ huynh bằng các sản phẩm của trẻ ở góc tuyên truyền, viết thông báo về các nguyên vật liệu cần thu gom, tư vấn cho phụ huynh giúp trẻ sưu tầm thêm các loại nguyên vật liệu khác nhau. Sau đó, tôi phân loại, sắp xếp vào các giá, các góc chơi. Các nguyên liệu được cho vào trong hộp, rổ và được đánh tên, nhãn mác, luôn để trong trạng thái mở để trẻ có thể được tiếp xúc thường xuyên. Ngoài góc tạo hình, các nguyên vật liệu tự nhiên còn được tận dụng để sử dụng trong những góc chơi khác như góc học tập ( sử dụng lõi giấy vệ sinh, cành cây khô cho trẻ học toán, cho số lượng cành cây khô tương ứng với chữ số trên mỗi ống lõi giấy), góc khám phá ( cảm nhận của bé khi sờ bông, dây kim tuyến, giấy vụn, vỏ sò, len, que kem, rây ngô, vải vụn, thép xù..), góc bán hàng ( tận dụng vỏ chai sữa, hộp bánh, ống hút, vải vụn, chai nhựa để làm đồ chơi), góc xây dựng ( sử dụng hộp sữa làm ngôi nhà, hộp caramen, hộp thạch, thìa sữa chua , ống hút, dạ màu, giấy vụn làm cột đèn, hàng rào, cây cối, hoa lá và đồ chơi..), góc kĩ năng tự phục vụ ( sự dụng hộp bánh, gỗ, dạ vụn để làm giá phơi quần áo, len màu, dạ, cốc nhựa, lọ sữa chua..để cho trẻ đong nước, tết tóc, 4. Biện pháp 4:Tổ chức các hoạt động tạo hình với nguyên vật liệu tự nhiên: a.Tổ chức hoạt động học: Hiện nay trong các tiết học tạo hình của trẻ, giáo viên vẫn chủ yếu sử dụng giấy màu, sáp màu, hồ dán làm nguyên vật liệu. Nhận thấy những nguyên vật liệu “truyền thống” này chưa phát huy tối đa khả năng sáng tạo của trẻ nên tôi mạnh dạn sử dụng các nguyên vật liệu sưu tầm để cho trẻ hoạt động. Kết quả là trẻ rất say mê và hứng thú. Chẳng hạn ở một số tiết học như sau: *Trong tiết tạo hình: “ In đường nét tao bức tranh ô tô” Tôi đã chuẩn bị các nguyên liệu: Giấy làm bài, bìa cát tông vụn, ống nhựa to nhỏ khác nhau, nắp chai, tăm bông, dĩa nhựa .Màu nước, đĩa đựng màu, rổ đựng bìa đã nhúng màu, khăn lau tay.Cách thực hiện: - Trẻ chơi trò chơi: “ Tạo dáng” - Cô cho trẻ xem video về các loại ô tô con được tạo từ các đường nét cơ bản - Trò chuyện với trẻ về cách tạo ô tô con + Dùng miếng nhựa cong, chấm màu, ấn vào giấy , nhấc lên tạo bộ phận mui xe + Để tạo hình thân xe cô dùng miếng bìa phẳng chấm màu và in lên giấy + Để tạo hai đầu xe ô tô: Sử dụng miếng bìa phẳng uốn cong lại nhúng cạnh miếng bìa vào màu rồi nhấc lên in đường cong 2 bên đầu xe. Sau đó dùng miếng bìa phẳng dài, nối hai đầu nét cong còn lại ( Chú ý khi miếng bìa không đủ dài thì mình sẽ in nối tiếp bằng cách đặt thẳng và trùng khít với 1 phần của nét trước. Nếu hình in chưa rõ sẽ chấm màu, đặt trùng khít với nét mình vừa in để nét rõ hơn ) + Cửa sổ ô tô: Dùng miếng bìa phẳng ngắn nhất, chấm màu rồi in hình bên trong thân xe + Sử dụng nét cong tròn để in hai bánh xe ->Vậy là với cách sử dụng in đường nét để tạo thành 1 ô tô con hoàn chỉnh - Cho trẻ đặt tên sản phẩm và chia sẻ cảm xúc của mình sau hoạt động Hình 3: Xếp dán đàn cá bơi *Trong tiết học tạo hình “Xếp dán đàn cá bơi” : Chủ điểm Thế giới động vật tôi đã chuẩn bị rất nhiều loại lá bằng cách cho trẻ sưu tầm như: Lá hồng xiêm, lá mướp, lá gấc, lá dâm bụt; cùng các loại hạt ngũ cốc, băng dính hai mặt, kéo, bút màu và bìa A4. Cách thực hiện như sau: - Cho trẻ quan sát bể cá hoặc lọ cá cảnh - Trẻ nhận biết con cá và nêu rõ được các bộ phận của con cá: Thân, đầu, đuôi, mắt, vây, vẩy,... - Làm máy xay sinh tố: Chuẩn bị nguyên vật liệu: Chai nước, hộp sữa chua, xốp màu, nắp lọ hồ Mic, băng dính hai mặt, xốp dính. - Cách làm như sau: + Cô cắt lấy 2/3 chai nước phía trên + Úp hộp sữa chua xuống, quay ngược chai nước, dùng keo gắn cổ chai nước lên đáy hộp sữa chua. + Cho trẻ cắt xốp màu làm quai, làm nắp và nút khởi động cho máy xay sinh tố - Làm bàn là: Chuẩn bị nguyên vật liệu: Can nước rửa bát, xốp trải nền cũ, dây sợi, ống hút sữa,keo dán. - Cách làm như sau: + Cắt lấy phần trên của can làm bàn là. + Khoét thủng miếng xốp trải nền để gắn chìm bàn là xuống. + Gắn các bộ phận lại với nhau bằng keo và trang trí thêm cho giống bàn là (Hình 5: Một số đồ dùng trong gia đình) *Chủ điểm Tết và mùa xuân: Trẻ làm lẵng hoa bằng ống hút, xốp màu, chai nước ngọt nhựa loại to. Chuẩn bị nguyên vật liệu: Vỏ chai nước fanta hoặc côca loại to, xốp màu, kéo.Cách làm: + Cô cắt bỏ phần cổ chai, sau đó cắt chai nước thành nhiều cành nhỏ, uốn cong. + Trẻ vẽ hoa lên xốp màu, dùng kéo cắt rời từng bông hoa. Cắt rãnh nhỏ ở giữa các bông hoa. + Cho trẻ gắn các bông hoa vào cành. Ngoài ra, trẻ cũng có thể tạo ra những lọ hoa xinh xắn từ ống hút sữa, vỏ thạch, hộp sữa, xốp màu. ( Hình 6: Hoa mùa xuân) Ngoài ra trẻ có thể tạo ra những bức tranh đẹp bằng cách sử dụng bông tăm. Bìa cứng để vẽ, để in trên những tấm gỗ, hoặc vẽ lên chính những miếng gỗ nhỏ để tạo ra những ngôi nhà, vẽ lên những cành khô để trang trí hay tô màu lên chính những viên đá, sỏi tạo ra lọ hoa thật đẹp bằng chai nhựa, cành khô và giấy vụn Khi cho trẻ hoạt động tạo hình trong nhóm chơi tôi còn khuyến khích trẻ phối hợp cùng bạn để tạo ra sản phẩm chung. Đây cũng là kĩ năng cần thiết khi tổ chức hoạt động góc cho trẻ. Với biện pháp này trẻ đã cùng nhau tạo ra những bức tranh tường ngộ nghĩnh: Trẻ tự vẽ phác thảo trên giấy khổ lớn hoặc giáo viên có thể giúp đỡ trẻ. Sau đó trẻ cùng nhau thảo luận để lựa chọn nguyên liệu phù hợp để tạo ra bức tranh chung. Trẻ rất vui khi đã cùng bạn tạo thành sản phẩm mang công sức của tất cả các thành viên trong nhóm c. Hoạt động ngoài trời
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_su_dung_nguyen_vat_lieu_tu_nhien_trong.doc