SKKN Một số biện pháp sử dụng nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương để trang trí môi trường lớp học cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi

Trẻ mầm non luôn có nhu cầu vui chơi nhất là những đồ chơi mới, đẹp mắt, đặc biệt là trẻ lứa tuổi 4 - 5 tuổi thích được tự tạo ra đồ chơi cho mình. Để thỏa mãn được nhu cầu đó của trẻ đòi hỏi mỗi giáo viên mầm non phải tìm tòi sáng tạo ra nhiều đồ dùng, đồ chơi sao cho phù hợp với nội dung tiết dạy, với tình huống giáo dục trong các hoạt động.
Nhận thấy vai trò to lớn của việc sử dụng nguyên vật liệu tự nhiên, đồ dùng sẵn có ở địa phương vừa dễ kiếm, dễ tìm xung quanh mà không tốn kém kinh phí như một số đồ dùng, đồ chơi hiện đại. Sử dụng nguyên vật liệu, đồ dùng sẵn có còn giúp trẻ biết bảo vệ môi trường, trẻ thoả sức sáng tạo khám phá phát triển trí tưởng tượng của trẻ giúp trẻ phát triển một cách toàn diện nhất vì vậy tôi đã chọn “Một số biện pháp sử dụng nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương để trang trí môi trường lớp học cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi”.
docx 15 trang skmamnon 12/08/2024 1580
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp sử dụng nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương để trang trí môi trường lớp học cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp sử dụng nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương để trang trí môi trường lớp học cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi

SKKN Một số biện pháp sử dụng nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương để trang trí môi trường lớp học cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi
 BÁO CÁO KẾT QUẢ 
 NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 
 1. Lời giới thiệu.
 Trẻ em là niềm vui, niềm hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của 
mỗi dân tộc. “Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai”. Chăm sóc và giáo dục trẻ 
ngay từ khi còn nhỏ là vô cùng quan trọng trong sự nghiệp chăm lo, đào tạo và 
bồi dưỡng thế hệ trẻ trở thành người hữu ích cho xã hội. Nhưng để trẻ có được 
một nhân cách toàn diện để trở thành người công dân tốt thì chỉ sự yêu thương 
chăm sóc thôi là chưa đủ mà cần giáo dục trẻ một cách khoa học và phù hợp. Và 
trường mầm non chính là môi trường thuận lợi nhất để giáo dục trẻ ngay từ 
những năm tháng đầu đời.
 Tư duy và sự tập trung ở trẻ mầm non còn rất hạn chế, trẻ không thể tiếp 
thu các kiến thức một cách bài bản và có hệ thống như trẻ ở phổ thông. Vì thế cần 
tạo cho trẻ môi trường để trẻ được hoạt động, trải nghiệm, vui chơi, từ đó trẻ có 
thể tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng, tự nhiên hơn. Trẻ học mà chơi, chơi 
mà học, qua chơi việc học của trẻ trở nên nhẹ nhàng và đạt hiệu quả cao hơn.
 Trẻ mầm non luôn có nhu cầu vui chơi nhất là những đồ chơi mới, đẹp 
mắt, đặc biệt là trẻ lứa tuổi 4 - 5 tuổi thích được tự tạo ra đồ chơi cho mình. Để 
thỏa mãn được nhu cầu đó của trẻ đòi hỏi mỗi giáo viên mầm non phải tìm tòi 
sáng tạo ra nhiều đồ dùng, đồ chơi sao cho phù hợp với nội dung tiết dạy, với 
tình huống giáo dục trong các hoạt động. 
 Nhận thấy vai trò to lớn của việc sử dụng nguyên vật liệu tự nhiên, đồ 
dùng sẵn có ở địa phương vừa dễ kiếm, dễ tìm xung quanh mà không tốn kém 
kinh phí như một số đồ dùng, đồ chơi hiện đại. Sử dụng nguyên vật liệu, đồ 
dùng sẵn có còn giúp trẻ biết bảo vệ môi trường, trẻ thoả sức sáng tạo khám phá 
phát triển trí tưởng tượng của trẻ giúp trẻ phát triển một cách toàn diện nhất vì 
vậy tôi đã chọn “Một số biện pháp sử dụng nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương 
để trang trí môi trường lớp học cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi”. 
 2. Tên sáng kiến: 
 “Một số biện pháp sử dụng nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương để trang 
trí môi trường lớp học cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi”. 
 3. Tác giả sáng kiến:
 - Họ và tên: Lỗ Thị Oanh – Nguyễn Thị Tâm.
 - Số điện thoại: 0394.836.589 – 0398.476.956
 - Email: oanhnha1992@gmail.com – Tamphucmn@gmail.com
 1 Việc trang trí môi trường lớp học chưa có sự sáng tạo, đổi mới hay trang trí 
cố định, sử dụng nhiều đồ dùng mua sẵn và làm từ xốp, nỉ mang tính chất trang trí, 
trưng bày giá trị sử dụng chưa cao, trẻ không được khám phá, trải nghiệm. 
 Việc khai thác, sưu tầm và sử dụng những nguyên vật liệu sẵn có tại địa 
phương chưa hiệu quả.
 Một số phụ huynh chưa quan tâm đến môi trường giáo dục của trẻ hàng 
ngày đặc biệt khi thấy giáo viên tìm kiếm nguyên vật liệu tái chế, nguyên vật liệu 
thiên nhiên để trang trí, làm nguyên vật liệu mở cho trẻ trải nghiệm thì phụ huynh 
nghĩ giáo viên bày đặt ở thời đại hiện nay không ai cho chơi những thứ đó.
 Trước khi thực hiện nghiên cứu đề tài, tôi tiến hành điều tra, khảo sát 
tình hình thực trạng về mức độ, kỹ năng hiện có của trẻ đầu năm học 2022-
2023 như sau:
 BẢNG KHẢO SÁT TRẺ ĐẦU NĂM
 Kết quả khảo sát đầu năm
 Tỷ Trẻ Ghi 
 STT Nội dung Tổng Trẻ Tỷ lệ 
 lệ chưa chú
 số trẻ đạt %
 % đạt 
 Trẻ tích cực tham gia hoạt 
 1 11 36,6 19 63,4
 động trải nghiệm.
 Trẻ mạnh dạn, tự tin trong 
 2 giao tiếp và tương tác khi hoạt 10 33,3 20 66,7
 động trải nghiệm. 30
 Trẻ biết và sử dụng được các 
 nguyên vật liệu thiên nhiên đồ 
 3 10 33,3 20 66,7
 dùng sẵn có ở địa phương vào 
 hoạt động trải nghiệm.
 * Các phương pháp áp dụng nghiên cứu: Trong quá trình nghiên cứu 
tôi đã lựa chọn và sử dụng một số phương pháp sau: 
 - Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận.
 + Phương pháp đọc sách nghiên cứu tài liệu.
 - Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
 + Phương pháp dùng lời (giảng giải, chỉ dẫn).
 + Phương pháp trực quan. 
 3 Với không gian trong lớp tôi bố trí các góc cho trẻ chơi sao cho phù hợp 
đảm bảo thuận tiện khi hoạt động. Thay vì các đồ dùng mua sẵn hoặc làm từ xốp 
nỉ, xốp màu, nhựa thì tôi sử dụng các nguyên vật liệu thiên nhiên, đồ dùng dụng 
cụ sẵn có ở địa phương vào để trang trí vừa để trẻ học trẻ trải nghiệm. 
 Môi trường cho trẻ trải nghiệm thân thiện, gần gũi, phát huy khả năng 
sáng tạo cho trẻ, trẻ được học tập, trải nghiệm trên chính sản phẩm của mình 
cùng cô, các nội dung trẻ sử dụng hàng ngày linh hoạt, không mang tính hình 
thức, trẻ có thể sử dụng thay đổi một cách dễ dàng, đồ dùng, đồ chơi phong phú 
thuận tiện, trẻ tự lấy đồ chơi phù hợp với vai chơi của mình, trẻ tự sắp xếp sao 
cho phù hợp khi tham gia các hoạt động.
 Tôi bố trí các góc hoạt động hợp lí: Góc hoạt động cần yên tĩnh bố trí xa góc 
hoạt động ồn ào, góc thư viện sử dụng sách, tranh ở những nơi nhiều ánh sáng,.
 Các góc hoạt động có “ranh giới” rõ ràng, có lối đi cho trẻ di chuyển 
thuận tiện khi liên kết giữa các góc chơi. Sắp xếp các góc để giáo viên có thể dễ 
dàng quan sát được toàn bộ hoạt động của trẻ. Tên hoặc ký hiệu các góc đơn 
giản, gần gũi với trẻ, được viết theo đúng quy định mẫu chữ hiện hành. 
 Ví dụ: Trước đây khi trang trí tên các góc chơi trong lớp tôi thường in lên bạt 
và dán chết tại các góc thì nay tôi dùng bìa cát tông gắn tên bằng hột hạt, bện bằng 
giấy có móc treo tại các góc như vậy sẽ thuận tiện khi thay đổi các góc chơi.
 Sưu tầm, bổ sung các nguyên vật liệu tự nhiên, phế thải đa dạng, phong 
phú vào các góc chơi phù hợp theo từng chủ đề. Lựa chọn các nguyên vật liệu 
đảm bảo vệ sinh, an toàn đối với trẻ. Phân loại đồ dùng, nguyên vật liệu tự 
nhiên, phế thải theo chủng loại và sắp xếp ở dạng mở giúp trẻ dễ lấy, dễ cất.
 Trong khi lựa chọn các nguyên vật liệu này tôi luôn đảm bảo yêu cầu: 
Nguyên vật liệu sử dụng làm đồ chơi phải được vệ sinh sạch sẽ khô ráo và đảm 
bảo an toàn cho trẻ: Không độc hại, không sắc nhọn, kết dính chắc chắn,... Lựa 
chọn nguyên vật liệu có màu sắc đa dạng, thiết kế có kích thước phù hợp lứa 
tuổi, có độ bền, dễ làm và dễ sử dụng. Tôi khuyến khích trẻ cùng tôi sưu tầm các 
nguyên vật liệu phế thải, tự nhiên để làm phong phú thêm nguyên vật liệu tạo 
hình của lớp.
 Sau đó, tôi phân loại, sắp xếp vào các góc chơi. Các nguyên liệu được để 
 vào trong hộp, trong rổ và luôn để trong trạng thái mở để trẻ dễ lấy, dễ cất khi 
 chơi với các nguyên vật liệu cũng như khi sưu tầm được.
 Góc Nghệ thuật: Tôi chuẩn bị các loại lá khô, rơm khô, vỏ ngao, vỏ sò, 
len, vải vụn, các loại chai lọ nhựa, các loại hột hạt, sỏi, vỏ lạc, ống hút,... để cho 
trẻ làm tranh ảnh, đồ chơi. 
 5 Góc xây dựng: Tôi dùng các lon nước mà phụ huynh ủng hộ trang trí và để trẻ 
dùng xếp thành hàng rào thay thế cho những viên gạch bằng nhựa, gỗ. Hay từ bìa cát 
tông tôi thiết kế bộ dụng cụ lao động: Cuốc xẻng, dao xây, nhà,.... 
 Hình ảnh trẻ đang chơi ở góc xây dựng sử dụng các nguyên vật liệu tự nhiên
 Ở góc phân vai: Với chủ đề gia đình thay vì sử dụng những đồ dùng, đồ 
chơi mua sẵn thì tôi tận dụng những đồ dùng cũ hỏng ở gia đình để trẻ tháo, lắp 
khám phá. Ngoài ra tôi tự làm các đồ dùng, đồ chơi gia đình như: ấm, chén, bát, 
nồi, bếp ga bằng bìa cát tông, chai nhựa,... từ đó trẻ được trải nghiệm và đóng 
vai thành các vai chơi theo ý thích của trẻ trong giờ hoạt động góc. 
 Hình ảnh tận dụng bìa cát tông làm đồ dùng, đồ chơi góc phân vai.
 7 Ngoài ra tôi sưu tầm lốp xe hỏng làm xích đu, cổng chui làm con 
đường bằng nguyên vật liệu: sỏi, đá, gỗ, bông, vỏ hộp sữa, can nước giặt, 
tận dụng những nắp vung nồi hỏng, chảo hỏng, vỏ hộp bánh để làm bộ đồ 
chơi âm nhạc cho trẻ được trải nghiệm đánh, gõ. Tạo khu trồng rau mini 
của lớp vào thùng xốp, bánh xe hỏng để trẻ trồng rau, gieo hạt,.
 Biện pháp 3: Phối hợp với phụ huynh xây dựng nguồn nguyên vật 
liệu mở phong phú, đa dạng.
 Trong công tác chăm sóc giáo trẻ trong trường mầm non việc phối 
hợp với cha mẹ học sinh nhằm cung cấp thông tin hai chiều và nâng cao 
chất lượng công tác chăm sóc giáo dục trẻ là hoạt động hết sức quan trọng 
và cần thiết.
 Trong buổi họp phụ huynh đầu năm tôi triển khai nội dung về việc 
trang trí môi trường lớp học cho trẻ để phụ huynh hiểu. Đặc biệt tôi nhấn 
mạnh việc tạo ra các loại đồ chơi từ các nguyên vật liệu có sẵn của địa 
phương sẽ giúp cho trẻ vừa rèn luyện các kĩ năng cần thiết trong cuộc sống 
vừa có tác dụng giáo dục trẻ tính tích cực, phát triển cho trẻ sự khéo léo, 
tính sáng tạo khi tham gia trò chơi.
 Tôi mời phụ huynh tham gia hội thi, hội thảo chuyên đề xây dựng 
môi trường giáo dục do nhà trường tổ chức, và mời phụ huynh tham quan 
môi trường lớp học, dự hoạt động vui chơi, hoạt động học tập của trẻ để 
phụ huynh thấy được tác dụng của nguồn nguyên vật liệu sẵn có tại địa 
phương. Đồng thời thường xuyên trao đổi trực tiếp với phụ huynh trong 
các giờ đón trả trẻ, trên zalo nhóm lớp để bổ sung thường xuyên những đồ 
dùng, những nguyên liệu, nông sản theo từng mùa để làm phong phú thêm 
môi trường cho trẻ trải nghiệm, Ngoài ra hàng ngày tôi thông báo kết quả 
học tập của trẻ trong các giờ trải nghiệm từ những đồ dùng mà phụ huynh 
làm, phụ huynh đóng góp để phụ huynh thấy được hiệu quả từ sự tham gia 
của mình đối với chính con em mình.
 Ví dụ: Khi trang trí môi trường trong lớp tôi huy động phụ huynh 
ủng hộ bìa cát tông, lốp xe, chai, lọ, lon nước, giấy báo đã sử dụng để trang 
trí tại các góc, huy động phụ huynh ủng hộ rau, củ quả theo từng mùa, để 
trang trí trưng bày tại góc cho phù hợp rồi cho trẻ quan sát, trải nghiệm. 
Mỗi đồ dùng sản phẩm mà phụ huynh mang đến đều được tôi gửi lời cảm 
ơn trên nhóm lớp để tất cả phụ huynh đều biết nhằm tạo sự lan tỏa đến tất 
 9 Phụ huynh hoàn toàn có thể thuận tiện tự làm cho con và hướng dẫn con 
cùng chơi. Đây là một quy trình phát minh sáng tạo thiết yếu, tập cho trẻ nhiều 
kiến thức và kỹ năng tự mình hoàn toàn có thể làm và phát minh sáng tạo trong 
quy trình học mà chơi, chơi mà học.
 Trên lớp tôi trò chuyện với trẻ về những nguyên vật liệu và cách làm ra 
đồ dùng đồ chơi đó, trẻ trở thành một tuyên truyền viên tích cực trong việc tuyên 
truyền đến cha mẹ về những đồ dùng đồ chơi có đặc thù giáo dục tương thích 
với trẻ.
 Từ đó, cha mẹ tích cực hơn trong việc tương hỗ những nguyên vật liệu 
phế thải, và nguồn nguyên vật liệu này rất đa dạng và phong phú, có nhiều 
nguyên vật liệu là phế thải từ đặc trưng ngành nghề của cha mẹ, mặt khác cha 
mẹ cũng hứng thú trong việc làm những đồ dùng đồ chơi từ những vật liệu phế 
thải thay cho những đồ dùng mua trôi nổi trên thị trường.
 Chính nhờ sự phối kết hợp chặt chẽ thông qua hoạt động lao động mà 
phụ huynh của lớp tôi đã hiểu được tầm quan trọng của việc sử dụng các đồ 
dùng sẵn có ở địa phương trong trang trí tạo môi trường cho trẻ trải nghiệm, 
học tập và phát triển toàn diện cho trẻ.
 8. Những thông tin cần được bảo mật: Không có thông tin nào cần bảo mật.
 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
 Để thực hiện sáng kiến đạt kết quả cao bản thân tôi đã lựa chọn các 
điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Tôi đã lựa chọn các cháu lớp mẫu 
giáo 4 - 5 tuổi A2 Trường Mầm non Đôn Nhân để thực hiện áp dụng đề tài 
này. Xây dựng kế hoạch và đề cương và những đồ dùng trang thiết bị cần 
thiết cho sáng kiến, tham mưu với ban giám hiệu nhà trường, tuyên truyền 
vận động phụ huynh đầu tư, ủng hộ đồ dùng, nguyên vật liệu làm đồ dùng đồ 
chơi phục vụ sáng kiến. Thường xuyên học tập, nghiên cứu tài liệu về lĩnh 
vực của sáng kiến, học hỏi bạn đồng nghiệp, nâng cao trình độ chuyên môn 
nghiệp vụ cho bản thân.
 10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp 
dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân 
đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có) theo các 
nội dung sau:
 10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp 
dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả:
 11

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_su_dung_nguyen_vat_lieu_san_co_o_dia_p.docx