SKKN Một số biện pháp sử dụng nguyên liệu thiên nhiên trong các hoạt động nhằm nâng cao hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo lớp 4 tuổi A Trường Mầm non Vạn Thọ

Tạo hình là một hoạt động mang tính nghệ thuật, là phương tiện quan trọng trong việc góp phần vào sự hình thành nhân cách và phát triển toàn diện của trẻ, thông qua hoạt động giúp nâng cao chất lượng, chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường mầm non, giúp trẻ hình thành những kỹ năng, kỹ xảo, khả năng quan sát, phát triển tư duy, ghi nhớ, trí tưởng tượng cho trẻ một cách có mục đích, thông qua hoạt động tạo hình giúp trẻ thể hiện được sự sáng tạo của mình qua sự hướng dẫn, gợi ý của giáo viên từ đó trẻ được tìm hiểu khám phá về thế giới xung quanh gần gũi với trẻ, trẻ hứng thú với hoạt động tạo hình hơn. Những sản phẩm trẻ tạo ra tuy rất đơn giản nhưng lại rất đẹp, chứa sự hồn nhiên, ngây thơ, ngộ nghĩnh và sinh động.
Thực tế cho thấy trong quá trình hướng dẫn trẻ thực hiện các hoạt động tạo hình ở trường mầm non đa số các giáo viên đều lựa chọn các nguyên vật liệu mua sẵn như: Giấy màu, giấy để vẽ, vở tạo hình, sáp màu, màu nước, màu dạ, đất nặn, phấn vẽ để thực hiện các hoạt động trong chương trình mà chưa hề chú trọng đến việc sử dụng các nguyên vật liệu có sẵn trong thiên nhiên gần gũi với đời sống của trẻ để đưa vào các hoạt động hướng dẫn trẻ học hàng ngày, vì thế trẻ thường thụ động, tạo hình theo mẫu của cô, trẻ chưa có nhiều ý tưởng sáng tạo, chưa có ý tưởng của riêng mình, nên chưa phát triển được năng khiếu tạo hình cho trẻ, trẻ dễ bị nhàm chán không có hứng thú tham gia vào hoạt động.
doc 25 trang skmamnon 11/01/2025 820
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp sử dụng nguyên liệu thiên nhiên trong các hoạt động nhằm nâng cao hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo lớp 4 tuổi A Trường Mầm non Vạn Thọ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp sử dụng nguyên liệu thiên nhiên trong các hoạt động nhằm nâng cao hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo lớp 4 tuổi A Trường Mầm non Vạn Thọ

SKKN Một số biện pháp sử dụng nguyên liệu thiên nhiên trong các hoạt động nhằm nâng cao hoạt động tạo hình cho trẻ mẫu giáo lớp 4 tuổi A Trường Mầm non Vạn Thọ
 3
trẻ, trẻ hứng thú với hoạt động tạo hình hơn. Những sản phẩm trẻ tạo ra tuy rất đơn 
giản nhưng lại rất đẹp, chứa sự hồn nhiên, ngây thơ, ngộ nghĩnh và sinh động.
 Thực tế cho thấy trong quá trình hướng dẫn trẻ thực hiện các hoạt động tạo 
hình ở trường mầm non đa số các giáo viên đều lựa chọn các nguyên vật liệu mua 
sẵn như: Giấy màu, giấy để vẽ, vở tạo hình, sáp màu, màu nước, màu dạ, đất nặn, 
phấn vẽ để thực hiện các hoạt động trong chương trình mà chưa hề chú trọng đến 
việc sử dụng các nguyên vật liệu có sẵn trong thiên nhiên gần gũi với đời sống của 
trẻ để đưa vào các hoạt động hướng dẫn trẻ học hàng ngày, vì thế trẻ thường thụ 
động, tạo hình theo mẫu của cô, trẻ chưa có nhiều ý tưởng sáng tạo, chưa có ý 
tưởng của riêng mình, nên chưa phát triển được năng khiếu tạo hình cho trẻ, trẻ dễ 
bị nhàm chán không có hứng thú tham gia vào hoạt động.
 Vậy làm thế nào để phát huy được tính chủ động và sự sáng tạo ở trẻ và làm 
thế nào để hoạt động tạo hình của trẻ được nâng cao và có hiệu quả ?
 Để hoạt động tạo hình của trẻ được nâng cao và có hiệu quả thì giáo viên cần :
 Giáo viên cần tiến hành sưu tầm các nguyên liệu thiên nhiên gần gũi với cuộc 
sống của trẻ.
 Cho trẻ tiếp xúc và khám phá các nguyên liệu thiên nhiên đã được sưu tầm ở 
mọi lúc mọi nơi.
 Giáo viên dạy trẻ sử dụng nguyên liệu thiên nhiên trong các hoạt động nhằm 
nâng cao hoạt động tạo hình cho trẻ thông qua các hoạt động giáo dục trẻ hàng ngày.
 Phối hợp với phụ huynh trong việc sưu tầm các nguyên vật liệu trong thiên 
nhiên trong hoạt động tạo hình cho trẻ.
 Việc sử dụng nguyên liệu thiên nhiên trong các hoạt động nhằm nâng cao hoạt 
động tạo hình có vai trò rất quan trọng, nguyên liệu trong thiên nhiên càng phong 
phú bao nhiêu thì trẻ càng được tìm tòi, khám phá và khả năng sáng tạo của trẻ 
càng được phát huy, nó giúp trẻ tạo ra những sản phẩm mà mình mong muốn, từ 
đó giúp trẻ thích thú, say mê hơn với hoạt động tạo hình, có ý tưởng tạo hình của 
riêng mình. Với mong muốn phát triển ở trẻ tính chủ động, sự sáng tạo và phát 
triển ở trẻ năng khiếu tạo hình khi sử dụng nguyên liệu thiên nhiên trong các hoạt 
động tôi đã mạnh dạn đưa ra biện pháp: “Một số biện pháp sử dụng nguyên liệu 5
sáng tạo và sự khéo léo của đôi bàn tay giúp trẻ tạo ra những sản phẩm tạo hình 
đẹp mắt, ngộ nghĩnh, từ đó sẽ giúp trẻ cảm thấy yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống 
xung quanh trẻ hơn.
 Cấu trúc của sáng kiến: Sáng kiến kinh nghiệm đảm bảo cấu trúc đúng thể 
thức văn bản, ngôn ngữ dễ hiểu, đảm bảo tính khoa học.
 4.3. Tính thực tiễn:
 4.3.1. Thực trạng việc sử dụng nguyên liệu thiên nhiên trong các hoạt 
động nhằm nầng cao hoạt động tạo hình của trẻ mẫu giáo lớp 4 tuổi A trường 
mầm non Vạn Thọ.
 Việc sử dụng các nguyên liệu trong thiên nhiên trong các hoạt động ở trong 
trường mầm non không còn là vấn đề mới mẻ nhưng thông qua quá trình thực hiện 
và điều tra thực trạng trên trẻ tôi thấy được để nâng cao hoạt động tạo hình của trẻ 
thông qua các hoạt động có sử dụng các nguyên liệu có sẵn trong thiên nhiên còn 
nhiều hạn chế. Các hoạt động tạo hình sử dụng các nguyên liệu trong thiên nhiên 
còn chưa phong phú và đa dạng, phương pháp dạy học của giáo viên còn cứng 
nhắc chưa linh hoạt, vẫn sử dụng các nguyên liệu mua sẵn, giáo viên ít đưa các 
nguyên liệu trong thiên nhiên vào trong các hoạt động của trẻ, trẻ tạo hình thụ động 
theo mẫu của cô và chưa hứng thú tham gia vào hoạt động. Trước thực trạng như 
vậy, tôi đã tìm tòi và mạnh dạn sử dụng nguyên liệu thiên nhiên trong các hoạt 
động nhằm nâng cao hoạt động tạo hình của trẻ. Tuy nhiên trong quá trình thực 
hiện có một số thuận lợi và khó khăn:
 Thuận lợi:
 Nhà trường luôn quan tâm, tạo điều kiện cho giáo viên được đi thăm quan học 
tập, tập huấn chuyên đề, dự giờ đồng nghiệp và trải nghiệm thực tế môi trường lớp 
học ở các trường bạn từ đó có thêm các kiến thức và kỹ năng trong việc hướng dẫn 
trẻ sử dụng các nguyên liệu thiên nhiên trong các hoạt động nhằm nâng cao hoạt 
động tạo hình cho trẻ.
 Nhà trường luôn khuyến khích giáo viên tổ chức các hoạt động cho trẻ trải 
nghiệm, trẻ được khám phá, tìm hiểu môi trường tự nhiên, thế giới xung quanh gần 
gũi với trẻ. 7
các hoạt động, nhiều sản phẩm tạo hình chưa phong phú và đa dạng.
 Trẻ còn tạo ra những sản phẩm thụ động theo mẫu của cô và chưa có ý 
tưởng sáng tạo của riêng mình. Trẻ chưa chú ý lắng nghe và chưa hứng thú tham 
gia vào hoạt động.
 Trẻ ở trong lớp ở cùng một độ tuổi nhưng khả năng nhận thức của trẻ trong 
lớp là khác nhau, chưa đồng đều.
 Trẻ chưa mạnh dan, tự tin khi diễn đạt về sản phẩm tạo hình.
 Một số cha mẹ chưa thật sự quan tâm đến con em mình, chưa thấy được tầm 
quan trọng của việc sử dụng các nguyên liệu thiên nhiên trong các hoạt động để 
nâng cao hoạt động tạo hình cho trẻ, nên chưa tích cực phối hợp với giáo viên 
trong việc sưu tầm các nguyên liệu trong thiên nhiên. 
 Để hướng dẫn trẻ biết sử dụng nguyên liệu thiên nhiên trong các hoạt động 
nhằm nâng cao hoạt động tạo hình thì bản thân tôi luôn trang bị những kiến thức cơ 
bản cho bản thân và tích hợp một cách hợp lý vào các hoạt động giáo dục trẻ đúng 
yêu cầu và lựa chọn nguyên liệu thiên nhiên phù hợp vào các hoạt động để dạy trẻ. 
 Từ thực trạng nêu trên tôi đã tiến hành khảo sát thực trạng về việc sử dụng 
nguyên liệu thiên nhiên trong các hoạt động nhằm nâng cao hoạt động tạo hình của 
trẻ lớp mẫu giáo 4 tuổi A trường mầm non Vạn Thọ như sau: 
 Bảng 1: Khảo sát thực trạng về việc sử dụng nguyên liệu thiên nhiên 
trong các hoạt động nhằm nâng cao hoạt động tạo hình của trẻ đầu năm học
 Mức độ đánh giá
 Tổng 
 Nội dung khảo sát Tỷ lệ Chưa Tỷ 
 số trẻ Đạt
 % đạt lệ %
 Biết sử dụng các nguyên liệu trong 
 34 7 27 79,4
 thiên nhiên 20,6
 Mạnh dạn tự tin diễn đạt về sản phẩm 
 34 7 27 79,4
 tạo hình 20,6
 Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động 34 8 23,5 26 76,5
 Qua bảng khảo sát về việc sử dụng các nguyên liệu thiên nhiên trong các 
hoạt động của trẻ đầu năm học ( Bảng 1) ta thấy được :
 - Đa số các trẻ trong lớp chưa biết sử dụng nguyên liệu thiên nhiên trong các 9
sự sáng tạo của trẻ thì việc sưu tầm các nguyên vật liệu trong thiên nhiên là một 
điều hết sức quan trọng. Trường mầm non Vạn Thọ thuộc khu vực ở nông thôn nên 
việc sưu tầm các nguyên liệu trong thiên nhiên gần gũi với cuộc sống của trẻ lại rất 
phong phú và đa dạng như: Lá cây, cành cây, hột, hạt, sỏi, đá, vỏ sò, ốc, rơm, dạ, lá 
cọ, lá dừa, các loại hột, hạt, hoa, quả, tôi sẽ tiến hành sưu tầm và thu thập các 
nguyên liệu trong thiên nhiên gần gũi với trẻ.
 Khi đã sư tầm được các nguyên liệu trong thiên nhiên tôi sẽ tiến hành phân 
loại thành các nhóm khác nhau và đem vệ sinh sạch sẽ, các nguyên liệu đã được 
sưu tầm phải đảm bảo tính an toàn với trẻ không độc hại, không sắc, không nhọn, 
không có gai, dễ bảo quản, dễ cất dữ, phải được rửa sạch và phơi khô.
 Ví dụ: Khi đã sưu tầm được các nguyên liệu tôi sẽ đem ra phân loại thành 
các nhóm khác nhau như: Nhóm các nguyên liệu là sỏi, nhóm nguyên liệu hột hạt, 
nhóm nguyên liệu lá cây khô, cành cây khô, nhóm nguyên liệu là rơm, nhóm 
nguyên liệu là vỏ ốc, vỏ sò. Sau khi phân loại song tôi sẽ vệ sinh sạch sẽ, rửa sạch, 
phơi khô, các nguyên liệu này sẽ được cất ở các rổ, các hộp khác nhau sao cho trẻ 
dễ thấy và dễ nhận biết và dễ lấy khi cần sử dụng.
 Các nguyên liệu phải phù hợp với khả năng sử dụng của trẻ, kích thước của 
các nguyên liệu không quá to và không quá nhỏ, vừa với tay cầm của trẻ, tùy từng 
hoạt động mà giáo viên lựa chọn các nguyên liệu thiên nhiên phù hợp để cho trẻ 
thực hiện. Hình ảnh các nguyên liệu thiên nhiên mà tôi đã sưu tầm được đã được 
đăng tải trên website của nhà trường.
 Để thuận tiện cho các hoạt động của trẻ, tôi sẽ phân loại các nguyên liệu sưu 
tầm được sắp xếp các tại góc chơi nghệ thuật sao cho trẻ dễ nhận biết, dễ lấy, dễ 
thực hiện hoạt động tạo hình, tôi tạo cho trẻ một môi trường nghệ thuật đẹp, sắp 
xếp đồ dùng, đồ chơi trong lớp một cách hợp lý và đẹp mắt, ngoài góc nghệ thuật 
các nguyên liệu thiên nhiên còn được trưng bày để chơi ở các góc chơi khác như ở 
góc bán hàng, góc xây dựng, góc nấu ăn, góc dân gian.
 * Biện pháp 2: Cho trẻ tiếp xúc và khám phá các nguyên liệu thiên nhiên 
đã được sưu tầm ở mọi lúc mọi nơi.
 Các nguyên liệu trong thiên nhiên gần gũi với đời sống hàng ngày của trẻ là 11
dưới sự hướng dẫn của cô khiến trẻ càng tò mò và hứng thú với nguyên liệu thiên 
nhiên và hứng thú với hoạt động tạo hình hơn. Trẻ biết được nhiều hơn về các 
nguyên liệu có trong thiên nhiên, các nguyên liệu thật sự hữu ích, trẻ biết sử dụng 
nguyên liệu thiên nhiên vào các hoạt động một cách hợp lý. Qua sự giúp đỡ của cô 
cùng với trí trưởng tượng phong phú, sự khéo léo của đôi bàn tay trẻ đã biến những 
nguyên liệu đó thành những sản phẩm sáng tạo, khéo léo và đẹp mắt chứa sự hồn 
nhiên, ngây thơ và ngộ nghĩnh, giúp phục vụ trong các hoạt động học tập và vui 
chơi của trẻ ở trường mầm non, đồng thời kích thích trẻ sưu tầm được các nguyên 
liệu thiên nhiên ngày càng nhiều hơn khi trẻ được trải nghiệm thực tế môi trường 
thiên nhiên, được quan sát và ngắm nhìn các sự vật hiện tượng xung quanh, sẽ có 
tác dụng phát triển ở trẻ trí tưởng tượng và óc sáng tạo khi trẻ sử dụng nguyên liệu 
thiên nhiên vào trong các hoạt động nhằm nâng cao hoạt động tạo hình ở trẻ.
 Cùng với việc cho trẻ tiếp xúc và khám phá với các nguyên liệu thiên nhiên đã 
sưu tầm được tôi sẽ tạo một môi trường lớp học đẹp mắt, hấp dẫn trẻ bằng cách 
trang trí lớp đẹp, khoa học, sáng tạo bằng chính những sản phẩm của cô và trẻ tạo 
ra, tạo cho trẻ cảm giác hứng thú, vui tươi, thích thú và sung sướng với các nguyên 
liệu thiên nhiên và mong muốn được hoạt động.
 * Biện pháp 3: Giáo viên dạy trẻ sử dụng nguyên liệu thiên trong các hoạt 
động nhằm nâng cao hoạt động tạo hình cho trẻ thông qua các hoạt động giáo 
dục trẻ hàng ngày.
 Để nâng cao hoạt động tạo hình cho trẻ, tôi sẽ hướng dẫn trẻ sử dụng các 
nguyên liệu thiên nhiên để tạo ra các sản phẩm tạo hình trong các hoạt động giáo 
dục trẻ hàng ngày như: Hoạt động học, hoạt động chơi ở các góc, chơi ngoài trời, 
chơi hoạt động theo ý thích.
 Hoạt động học: Khi xây dựng hoạt động tạo hình có sử dụng các nguyên liệu 
trong thiên nhiên vào hoạt động học của trẻ tôi thấy trẻ tò mò, thích thú, thích 
khám phá và tìm hiểu các nguyên liệu trong thiên nhiên, tùy từng hoạt động tạo 
hình mà cô lựa chọn các nguyên liệu phù hợp để cho trẻ thực hiện, trong quá trình 
cho trẻ tiếp xúc và thực hiện, trẻ chú ý nghe cô nói và hứng thú tham gia vào hoạt 
động tạo hình hơn, với trí tưởng tượng phong phú, sự tư duy, ghi nhớ có chủ định 

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_su_dung_nguyen_lieu_thien_nhien_trong.doc