SKKN Một số biện pháp sử dụng hiệu quả đồ dùng, đồ chơi ở lớp mẫu giáo 4-5 tuổi

Mỗi đồ dùng dạy học được cấp phát hay giáo viên tự làm đều có mục đích sử dụng riêng. Chính vì vậy giáo viên mầm non phải mất rất nhiều thời gian, công sức và tiền bạc để làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho “ý đồ” giảng dạy của mình cũng như nhu cầu chơi của trẻ trên lớp. Tuy nhiên việc sử dụng đồ dùng, đồ chơi còn chưa thực sự hiệu quả. Với bất cứ giáo viên nào cũng gặp những hạn chế nhất định. Sự hạn chế đó không chỉ là do bản thân đồ dùng mà do chính giáo viên chưa biết cách khai thác, sử dụng đồ dùng mình làm ra cũng như đồ chơi được cấp phát.
Để sử dụng hiệu quả đồ dùng đồ chơi tôi luôn trăn trở, suy nghĩ để tìm tòi ra các các biện pháp khác nhau để phát huy tính hiệu quả của việc sử dụng đồ dùng đồ chơi. Hơn nữa với kết quả cao trong các hội thi “Giáo viên sáng tạo tự làm và sử dụng đồ dùng đồ chơi dạy học” cấp trường trong những năm qua đã giúp tôi thêm tự tin để viết đề tài: “Một số biện pháp sử dụng hiệu quả đồ dùng, đồ chơi ở lớp mẫu giáo 4-5 tuổi” trong trường mầm non.
docx 23 trang skmamnon 12/08/2024 870
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp sử dụng hiệu quả đồ dùng, đồ chơi ở lớp mẫu giáo 4-5 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp sử dụng hiệu quả đồ dùng, đồ chơi ở lớp mẫu giáo 4-5 tuổi

SKKN Một số biện pháp sử dụng hiệu quả đồ dùng, đồ chơi ở lớp mẫu giáo 4-5 tuổi
 BÁO CÁO KẾT QUẢ
 NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
 1. Lời giới thiệu 
 Hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo. Vui chơi giúp trẻ 
học tập, lĩnh hội những kinh nghiệm xã hội để trẻ vận dụng trong cuộc sống sau 
này. Tuy nhiên, với bản tính luôn thích tìm hiểu, khám phá thế giới, nếu chỉ chơi 
mà không có đồ chơi thì chắc chắn có lúc trẻ sẽ nhàm chán, buồn tẻ. Có thể nói, 
“Đồ chơi là những dạng đồ vật, không thể thiếu vắng trong các cuộc vui chơi của 
bất cứ đứa trẻ nào”. Đồ chơi là người bạn quan trọng của những đứa trẻ khi chơi 
bất cứ một trò chơi nào. Nó giúp trẻ tự tạo ra hoàn cảnh chơi, cách chơi đúng ý 
tưởng của mình, vì trẻ mầm non thông qua “Chơi mà học, học mà chơi; học bằng 
trải nghiệm”.
 Trong thực tế các đồ dùng, đồ chơi được cấp chưa thể đáp ứng được hết nhu 
cầu hoạt động của cô và trẻ do nguồn kinh phí đầu tư cho giáo dục nói chung và 
giáo dục mầm non nói riêng còn rất hạn chế. Do đó, giáo viên mầm non còn tận 
dụng môi trường trong và ngoài lớp học cùng với tự tay làm ra những đồ dùng, 
đồ chơi để đáp ứng các nhu cầu hoạt động của trẻ.
 Mỗi đồ dùng dạy học được cấp phát hay giáo viên tự làm đều có mục đích 
sử dụng riêng. Chính vì vậy giáo viên mầm non phải mất rất nhiều thời gian, công 
sức và tiền bạc để làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho “ý đồ” giảng dạy của mình 
cũng như nhu cầu chơi của trẻ trên lớp. Tuy nhiên việc sử dụng đồ dùng, đồ chơi 
còn chưa thực sự hiệu quả. Với bất cứ giáo viên nào cũng gặp những hạn chế nhất 
định. Sự hạn chế đó không chỉ là do bản thân đồ dùng mà do chính giáo viên chưa 
biết cách khai thác, sử dụng đồ dùng mình làm ra cũng như đồ chơi được cấp phát. 
 Để sử dụng hiệu quả đồ dùng đồ chơi tôi luôn trăn trở, suy nghĩ để tìm tòi ra 
các các biện pháp khác nhau để phát huy tính hiệu quả của việc sử dụng đồ dùng 
đồ chơi. Hơn nữa với kết quả cao trong các hội thi “Giáo viên sáng tạo tự làm và 
sử dụng đồ dùng đồ chơi dạy học” cấp trường trong những năm qua đã giúp tôi 
thêm tự tin để viết đề tài: “Một số biện pháp sử dụng hiệu quả đồ dùng, đồ chơi 
ở lớp mẫu giáo 4-5 tuổi” trong trường mầm non.
 2 phương pháp dạy học, đồ dùng đồ chơi dạy học là một trong những điều kiện 
cơ bản không thể thiếu để cô và trẻ đạt được mục tiêu hoạt động đề ra. Hơn 
nữa đồ dùng, đồ chơi giúp cho trẻ trực tiếp trải nghiệm bằng các giác quan 
thông qua đây phát triển nhận thức và từ đó nâng cao khả năng tự tìm tòi, phát 
hiện, kích thích các nhu cầu khám phá của trẻ, rèn luyện kỹ năng học tập và 
thực hành của trẻ. Giáo viên chỉ đóng vai trò là người gợi mở, hướng dẫn và 
giúp đỡ trẻ. Dưới sự tác động của cô giáo thì đồ dùng đồ chơi thể hiện được: 
Giúp trẻ dễ tiếp nhận, ghi nhớ sâu hơn và đầy đủ, phong phú những biểu 
tượng. Từ đây tạo ra sự lôi cuốn, hấp dẫn để giờ học sinh động và đạt được 
mục tiêu bài học hiệu quả hơn. Vì vậy mà giáo dục trẻ mầm non đi đôi với sử 
dụng đồ dùng đồ chơi. 
 7.1.2. Đặc điểm chung của lớp
 Bản thân tôi được phân công làm tổ trưởng chuyên môn tổ 4 tuổi với 7 
lớp học và tổng số trẻ là 180 trẻ, riêng lớp tôi chủ nhiệm có 27 trẻ và những đồ 
dùng đồ chơi được cấp phát hay tự làm chưa thật sự phong phú, chưa được sử 
dụng hiệu quả, thường xuyên.
 7.2. Thực trạng của việc sử dụng hiệu quả đồ dùng, đồ chơi ở
 Trong quá trình thực hiện đề tài này tôi nhận thấy những điều kiện thuận lợi 
và khó khăn như sau:
 7.2.1. Thuận lợi
 - Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm, tạo điều kiện về cơ sở vật chất 
cũng như thời gian. Nhà trường thường xuyên tổ chức các buổi bồi dưỡng chuyên 
môn: sinh hoạt chuyên môn tổ, trường, các chuyên đề trao đổi thảo luận về phương 
pháp dạy học, về cách làm, khai thác sử dụng và bảo quản đồ dùng, đồ chơi.
 - Lớp học khang trang, sạch sẽ, đủ diện tích, thoáng mát về mùa hè, ấm áp 
về mùa đông. Lớp được trang bị những cơ sở vật chất như: máy tính, máy chiếu, 
đồ chơi, đồ dùng...phục vụ cho các hoạt động của trẻ.
 - Bản thân tôi là tổ trưởng chuyên môn nhiều năm, có trình độ trên chuẩn và 
được tham gia các lớp bồi dưỡng của sở, phòng giáo dục và nhà trường tổ chức. 
Ngoài ra tôi là giáo viên mầm non trẻ luôn yêu nghề, mến trẻ, ham học hỏi để 
 4 bị sơ sài, ít đồ dùng cho trẻ hoạt động nên trẻ không được trải nghiệm nhiều và 
kết quả hoạt động chưa cao.
 - Một số phụ huynh chưa nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của giáo dục 
mầm non. Còn lại một số phụ huynh lại bận rộn công việc, ít có thời gian quan 
tâm trò chuyện, vui chơi, trải nghiệm cùng với con mình. 
 *Kết quả khảo sát trẻ trước khi thực hiện đề tài:
 Các tiêu chí Kết quả đánh giá
 Trẻ đạt Trẻ chưa đạt
 Trẻ hứng thú, tích cực, 14/27 trẻ = 52% 13/27 trẻ = 48%
 thể hiện tốt vai chơi.
 Trẻ có kỹ năng tốt, có 15/27 trẻ = 56% 12/27 trẻ = 44%
 sự sáng tạo
 Khắc sâu biểu tượng về 13/27 trẻ = 48% 14/27 trẻ = 52%
 đối tượng tìm hiểu.
 *Nhận xét chung:
 - 13/27 trẻ = 48% trẻ chưa hứng thú, tích cực, thể hiện tốt vai chơi.
 - 12/27 trẻ = 44% trẻ chưa có kỹ năng tốt, có sự sáng tạo.
 - 14/27 trẻ = 52% trẻ chưa khắc sâu biểu tượng về đối tượng tìm hiểu.
 Qua khảo sát đầu năm đầu năm tôi nhận thấy trẻ lớp tôi chưa thực sự hứng 
thú, tích cực, thể hiện tốt vai chơi trong các hoạt động ở trường lớp. Kĩ năng của 
trẻ còn hạn chế, chưa linh hoạt và trẻ thực sự còn mờ nhạt, mơ hồ với các biểu 
tượng về đối tượng tìm hiểu.
 Xuất phát từ những khó khăn trên, tôi luôn trăn trở suy nghĩ và nghiên cứu 
để giúp trẻ thực sự hứng thú, sáng tạo và có kiến thức sâu sắc về đối tượng thông 
qua việc sử dụng hiệu quả các đồ dùng, đồ chơi ở trường lớp mình. Tôi mạnh dạn 
đưa ra các biện pháp như sau:
 7.3. Một số biện pháp sử dụng hiệu quả đồ dùng, đồ chơi ở lớp mẫu giáo 
4-5 tuổi. 
 7.3.1. Biện pháp 1: Khai thác, sử dụng hiệu quả đồ dùng đồ chơi được 
cấp phát.
 6 Để tạo thêm hiệu quả sử dụng mới cho đồ dùng được cấp phát, tôi còn thiết 
kế và trang trí các họa tiết ngộ nghĩnh, hấp dẫn trẻ. Ví dụ những chiếc tủ đựng đồ 
dùng đồ chơi được phát rất thuận tiện là có bánh xe quay tôi có thể quay phía sau 
ra và dán bóng kính để cho trẻ chơi được trò chơi: Gài lô tô, tìm chữ cái, tìm số... 
khi trẻ hoạt động góc.
 Với cách khai thác, sử dụng hiệu quả đồ dùng, đồ chơi được cấp phát, trẻ lớp 
tôi luôn hứng thú, tích cực tham gia vào hoạt động. Trẻ chủ động trải nghiệm vào 
các vai chơi, các trò chơi, ngôn ngữ của trẻ phát triển phong phú, sử dụng đồ chơi 
rất sáng tạo.
 7.3.2. Biện pháp 2: Làm và sử dụng hiệu quả đồ dùng đồ chơi tự tạo.
 Ngoài việc sử dụng những đồ dùng, đồ chơi được cấp phát, tôi còn nghiên 
cứu mày mò làm ra được những đồ dùng, đồ chơi tự tạo để tổ chức các hoạt động 
nhằm thu hút trẻ tham gia các hoạt động.
 Để làm ra đồ dùng, đồ chơi tự tạo thì tôi chú ý từ khi chuẩn bị làm như: Mục 
đích sử dụng, nguyên vật liệu phù hợp, màu sắc, giá thành, độ bền... Tôi chỉ làm 
những đồ dùng, đồ chơi phục vụ trực tiếp các hoạt động của trẻ mà thật sự lớp 
không có hoặc không thay thế được. Đồ chơi được làm đa số đều được sử dụng 
tối đa, hiệu quả, đẹp, an toàn, giá thành hợp lí.
 Những đồ dùng, đồ chơi tự tạo ở trong lớp tôi đa số từ các nguyên vật liệu 
gần gũi, dễ kiếm, dễ tìm. Từ những nguyên vật liệu, phế liệu sẵn có ở địa phương 
như: những mảnh gỗ, vỏ hộp bánh, vỏ hộp sữa, bao tải màu, vỏ bắp ngô già, vỏ 
lon bia, hạt sỏi, những mảnh vài vụn, bìa giấy, đốc lịch, vòng nón cũ, vỏ hộp sữa, 
nan tre, vỏ dầu gội đầu, vỏ chai dầu rửa bát, ống hút, len vụn, hạt cúc màu ... Tôi 
làm ra một số đồ dùng đồ chơi phục vụ cho các hoạt động như: Làm hoa, quả từ 
chai nhựa thải, làm bộ bàn ghế từ dây thừng nhỏ, khâu các con vật hay quả từ vải 
vụn cũ, ô tô từ giấy bìa catton, xe đạp bằng ống hút, móc giày dép từ len cũ 
 8 Sản phẩm của cô và trẻ tự làm
 Với bất cứ đồ chơi tự tạo nào khi đã hoàn thành, tôi thường tham khảo thêm 
ý kiến của đồng nghiệp về những ý tưởng sử dụng đồ dùng đó, qua đây tôi đã có 
được nhiều ý tưởng hay và sang tạo khi sử dụng chúng. Ngoài ra, tôi cũng không 
quên dành thời gian để giới thiệu cho trẻ làm quen bộ đồ dùng, đồ chơi mới, về 
nguyên vât liệu làm đồ dùng, ý tưởng chơi của trẻ. Những hoạt động đó đã giúp 
đồ dùng tôi làm ra được sử dụng hiệu quả hơn, phong phú hơn.
 Sau khi áp dụng biện pháp trên, lớp tôi có số lượng đồ dùng đồ chơi phong 
phú. Trẻ rất hào hứng khi được tham gia làm đồ dùng đồ chơi cùng cô. Phụ huynh 
rất phấn khởi, hài lòng khi thấy con em mình có rất nhiều đồ dùng, đồ chơi để học 
tập, vui chơi. Qua các hội thi làm đồ dùng, đồ chơi cấp trường tôi luôn được giải 
cao. Việc sử dụng và bảo quản đồ dùng, đồ chơi trong lớp tôi ngày càng tốt hơn.
 7.3.3. Biện pháp 3: Tận dụng môi trường lớp học và xây dựng môi 
trường lớp học lấy trẻ làm trung tâm.
 Bên cạnh việc khai thác, sử dụng hiệu quả đồ dùng, đồ chơi tôi còn chú ý đến 
việc xây dựng môi trường lớp học lấy trẻ làm trung tâm cho trẻ. Theo tôi, việc sử 
dụng đồ dùng hiệu quả tùy thuộc nhiều vào việc sắp xếp đồ dùng, đồ chơi trong 
môi trường lớp học. Bởi vậy, tôi luôn quan tâm trang trí lớp học với các mảng tường 
sáng, các góc chơi đẹp, thường xuyên thay đổi theo nội dung từng chủ đề. Các đồ 
 10 Trang trí góc theo hướng mở
 Ví dụ: Hoạt động góc tôi thường sử dụng cả không gian trong và ngoài hiên 
lớp học. Bên ngoài hiên tôi sắp xếp là góc khám phá khoa học. Các con sẽ được 
trải nghiệm thiên nhiên như chăm sóc con vật, tưới hoa, cây cảnh, chơi với cát và 
nước. Không gian trong lớp tôi thường sử dụng cho trẻ chơi các trò chơi như biểu 
diễn âm nhạc, chơi cô giáo, lớp học, xây công trình của bé... 
 Tận dụng môi trường trước cửa lớp học
 12 trong tổ khi cần đồ dùng nào sẽ mượn đồ dùng đó, có ký mượn, ký trả rõ ràng. 
Việc làm này đã giúp giáo viên trong tổ tôi nhiệt tình trong việc sẵn sàng chia se, 
trao đổi cho nhau mượn đồ dùng.
 Đối với các đồ dùng chưa đủ để phục vụ cho chủ đề, đề tài mới thì tôi cùng 
các giáo viên trong tổ sẽ bàn bạc, tập trung làm thêm đồ dùng phục vụ cho chủ 
đề, đề tài đó. 
 Ngoài ra tôi tổ chức sinh hoạt chuyên môn tổ, dự giờ đánh giá, so sánh các 
tiết dạy có sử dụng đồ dùng, đồ chơi. Phân tích rõ việc trẻ có hứng thú tham gia 
hơn không, hiệu quả của việc sử dụng đồ dùng, đồ chơi qua mỗi tiết dạy, mức độ 
hiểu của trẻ khi trực tiếp thao tác với các đồ dùng.
 Qua biện pháp quản lí đồ dùng và trao đổi đồ dùng giữa các lớp giúp cho 
giáo viên trong tổ cũng như trong nhà trường có thể trao đổi, chia sẻ, giúp đỡ lẫn 
nhau trong việc mượn, bảo quản, sử dụng một cách khoa học, sáng tạo đồ dùng, 
đồ chơi phục vụ đầy đủ cho các hoạt động của trẻ. 
 7.3.5. Biện pháp 5. Đề ra một số nguyên tắc cho bản thân về cách sử 
dụng đồ dùng, đồ chơi hiệu quả, sáng tạo.
 Bản thân tôi đề ra một số nguyên tắc như sau:
- Đảm bảo an toàn: Đây là một nguyên tắc quan trọng nhất khi sử dụng đồ dùng 
đồ chơi.
- Sử dụng đồ dùng, đồ chơi một cách khoa học, sáng tạo, linh hoạt phù hợp với 
mỗi chủ đề, đề tài học của trẻ.
- Bảo quản tốt đồ dùng, đồ chơi đã có. Bảo dưỡng, sửa chữa hoặc thay thế ngay 
đồ dùng hư hỏng.
- Việc mượn, trả đồ dùng cần nghiêm túc, không làm hỏng hay mất đồ dùng, đồ 
chơi của đồng nghiệp. Nếu đồ dùng, đồ chơi có hiện tượng xuống cấp hay hỏng 
thì báo ngay chgo giáo viên lớp đó biết để sửa chữa, thay thế kịp thời.
- Không nên sử dụng cùng một đồ dùng, đồ chơi nhiều lần trong các hoạt động, 
các chủ đề.
- Lắng nghe, tiếp thu ý kiến đóng góp của đồng nghiệp, không cố chấp, bảo thủ.
 14

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_su_dung_hieu_qua_do_dung_do_choi_o_lop.docx