SKKN Một số biện pháp rèn tính mạnh dạn tự tin, tự lập cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi ở trường mầm non phù hợp với bối cảnh đại phương

Tự tin là một trạng thái của con người chứa đựng hai yếu tố cơ bản là: hiểu rõ về mình, về việc mình có thể làm và đoán được sự tốt đẹp của hành vi hay sự thành công của kết quả công việc mình làm. Tự lập là tự mình làm, tự mình giải quyết mọi việc mà không cần sự giúp đỡ của người khác. Quá trình phát triển lòng tự tin và tính tự lập bắt đầu hình thành từ lúc đứa trẻ mới sinh ra và tiếp tục diễn ra trong suốt cuộc sống của trẻ. Tự tin và tự lập là một trong số những đức tính chỉ có thể có được nhờ vào việc rèn luyện và học hỏi.
Đối với trẻ mầm non, tự tin rất đơn giản là tin vào bản thân, tin mình sẽ làm được, tin vào khả năng suy nghĩ của mình. Tự tin giúp trẻ quyết đoán trong chọn lựa, thêm nghị lực, tập trung vào mục tiêu trong các hoạt động.Tự lập là tự trẻ làm những công việc phục vụ bản thân, tự trẻ biết giúp đỡ người lớn những việc vừa sức. Với trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi, xét về mặt tâm lý, sự tự tin, tự lập rất quan trọng. Nếu trẻ tự tin, tự lập trẻ sẽ dễ dàng thích ứng với môi trường mới, trẻ sẽ có nhiều thuận lợi hơn trong việc tham gia vào các hoạt động và dễ dàng hơn trong giao tiếp và thiết lập mối quan hệ với bạn bè, thầy cô và mọi người xung quanh. Thiếu tự tin, tự lập trẻ sẽ gặp nhiều khó khăn, chúng sẽ rụt rè, e ngại trong việc tự chăm sóc bản thân, thiết lập các mối quan hệ với mọi người. Trẻ sẽ rất lo lắng, sợ sệt, căng thẳng tạo ra những bất lợi cho việc lĩnh hội tri thức mới. Bởi vậy, ngay từ mầm non, chúng ta cần rèn tính mạnh dạn tự tin, tự lập cho trẻ.
Đặc biệt trong năm học 2021-2022 này, nếu tính cả thời gian nghỉ hè chống dịch, các con phải ở nhà tới 10 tháng không được tới trường, và trong hướng dẫn của ngành giáo dục mầm non yêu cầu không tổ chức dạy học trực tuyến đối với trẻ mầm non, cần duy trì hoạt động kết nối với gia đình, trẻ em bằng kênh liên lạc phù hợp. Tổ chức phối hợp, hỗ trợ, hướng dẫn phụ huynh thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý và tổ chức cho trẻ em hoạt động vui chơi tại nhà qua zalo, face book…bằng những video hoạt động giáo dục kết nối cho trẻ tại nhà để hướng tới đạt được mục tiêu, kết quả mong đợi cuối độ tuổi theo Chương trình giáo dục mầm non.
Với bối cảnh đó, tự tin, tự lập sẽ giúp cho trẻ dễ dàng hơn, thuận lợi hơn trong việc tự tạo cho mình môi trường an toàn, lĩnh hội mọi kiến thức từ cô giáo qua video trực tuyến. Việc áp dụng các biện pháp đáp ứng được mục tiêu rèn tính tự tin , tự lập cho trẻ đòi hỏi phải có sự linh hoạt và mềm dẻo, phù hợp với khả năng cũng như hứng thú của trẻ.
doc 33 trang skmamnon 23/06/2024 3140
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp rèn tính mạnh dạn tự tin, tự lập cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi ở trường mầm non phù hợp với bối cảnh đại phương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp rèn tính mạnh dạn tự tin, tự lập cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi ở trường mầm non phù hợp với bối cảnh đại phương

SKKN Một số biện pháp rèn tính mạnh dạn tự tin, tự lập cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi ở trường mầm non phù hợp với bối cảnh đại phương
 MỤC LỤC
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................1
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ...................................................................3
I. Những nội dung lý luận có liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu tổng 
kết kinh nghiệm...................................................................................................3
II. Thực trạng vấn đề ...........................................................................................4
1. Tình hình chung: .............................................................................................4
2. Thuận lợi: ........................................................................................................4
3. Khó khăn: ........................................................................................................4
III. Các biện pháp:...............................................................................................5
1. Xây dựng môi trường hoạt động giáo dục giúp rèn tính mạnh dạn, tự tin, tự 
lập cho trẻ. ...........................................................................................................5
2. Ứng dụng công nghệ thông tin rèn luyện sự mạnh dạn, tự tin, tự lập cho trẻ .
 .............................................................................................................................9
3.Ứng dụng các phương pháp giáo dục tiên tiến nhằm phát triển tính mạnh dạn, 
tự tin, tự lập cho trẻ. ..........................................................................................11
4. Sưu tầm, sáng tác một số trò chơi rèn tính mạnh dạn tự tin, tự lập cho trẻ...14
5.Phối hợp với phụ huynh cùng rèn tính mạnh dạn tự tin, tự lập cho trẻ..........15
IV. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm................................................................17
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ..............................................19
1. Kết luận chung ..............................................................................................19
2. Khuyến nghị, đề xuất ....................................................................................19
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................
PHỤ LỤC .............................................................................................................
Phụ lục 1: Các hình ảnh minh họa.........................................................................
Phụ lục 2:...............................................................................................................
2.1. Một số câu truyện đưa vào các tháng gửi thêm cho phụ huynh:....................
2.2. Trò chơi tập thể. .............................................................................................
2.3. Một số bài thơ ca, hò vè sáng tác cho trẻ hoạt động ngoài trời......................
3. Phụ lục 3: Tài liệu gửi zalo cho phụ huynh....................................................... 2
 * Mục đích nghiên cứu:
 Tìm ra các biện pháp để giúp trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi ở trường mầm non 
mạnh dạn tự tin, tự lập phù hợp với bối cảnh địa phương. 
 * Đối tượng nghiên cứu:
 Đi sâu vào nghiên cứu những hình thức sinh động, hấp dẫn để giúp trẻ 
mẫu giáo 4-5 tuổi mạnh dạn tự tin, tự lập phù hợp với bối cảnh địa phương. 
 * Phạm vi đối tượng khảo sát, thực nghiệm:
 Trẻ Mẫu giáo 4-5 tuổi ở trường mầm non .
 * Phạm vi, kế hoạch nghiên cứu: 
 - Năm học 2021-2022.
 * Phương pháp nghiên cứu:
 - Phương pháp nghiên cứu lý luận
 - Phương pháp tham khảo tài liệu
 - Phương pháp điều tra thực trạng.
 - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
 - Phương pháp quan sát.
 * Bảng tổng hợp đánh giá thực trạng sự tự tin, tự lập trong mọi hoạt 
động của trẻ:
 Ngay từ đầu năm học, tôi đã xây dựng các tiêu chí đánh giá sự mạnh dạn 
tự tin, tự lập của trẻ thông qua các hoạt động của trẻ 4-5 tuổi. Qua khảo sát chất 
lượng đầu năm học trên biểu mẫu gửi phụ huynh, tôi đã thu được kết quả như 
sau: 
 Mạnh dạn Tự lập với 
 Dám làm, giao tiếp Tự lập với các kỹ năng 
 Tính mạnh dám nói lên với mọi các kỹ năng giúp đỡ 
 Tổng số dạn tự tin điều mình người tự chăm sóc người khác 
 nghĩ xung bản thân những việc 
 quanh vừa sức
 48 trẻ Đ CĐ Đ CĐ Đ CĐ Đ CĐ Đ CĐ
 Đầu năm 15 33 19 31 15 33 12 36 8 40
 Tỉ lệ % 31% 69% 40% 60% 31% 69% 25% 75% 17% 83%
 Hình ảnh 1.1 : Cô gửi biểu mẫu khảo sát đầu năm tới phụ huynh
 Với kết quả khảo sát như trên, tôi luôn băn khoăn suy nghĩ để đưa ra và 
thực hiện những giải pháp để nâng dần khả năng mạnh dạn tự tin, tự lập của trẻ 
sao cho phù hợp với bối cảnh địa phương. 4
 II. Thực trạng vấn đề
 1. Tình hình chung:
 Trường mầm non nơi tôi công tác nằm ở trung tâm của xã. Bản thân tôi 
được tin tưởng phân công phụ trách lớp mẫu giáo nhỡ có 48 trẻ, trong đó có 
nhiều trẻ được bố mẹ nuông chiều từ nhỏ nên dẫn đến tính ỷ lại và một số trẻ 
thường xuyên phải ở nhà cùng anh chị do bố mẹ đi làm, nhà trường đóng cửa 
phòng dịch.. 
 Với đặc điểm tình hình như vậy, khi thực hiện đề tài này tôi thấy có một 
số thuận lợi và khó khăn sau:
 2. Thuận lợi:
 - Về Ban giám hiệu: Luôn quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất và chuyên 
môn, bồi dưỡng phương pháp, đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục 
mầm non, tạo mọi điều kiện tốt nhất giúp tôi thực hiện tốt chương trình giáo 
dục mầm non.
 - Về giáo viên: 3/3 giáo viên trong lớp có trình độ trên chuẩn. Đầu năm 
học 100% giáo viên đều được tập huấn nâng cao kỹ năng công nghệ thông tin.
 + Là một giáo viên tâm huyết với nghề, có lòng yêu thương trẻ, tận tình 
với công việc, luôn luôn có ý thức phấn đấu vươn lên, thường xuyên tìm tòi, 
nghiên cứu tài liệu, thông tin trên mạng để áp dụng vào việc chăm sóc giáo dục 
trẻ hằng ngày, nhất là việc rèn trẻ tính mạnh dạn, tự tin, tự lập cho trẻ. 
 + Bản thân phát huy được SKKN đạt giải cấp Thành phố về các biện 
pháp rèn tính mạnh dạn, tự tin cho trẻ mẫu giáo lớn.
 - Về phụ huynh: Phụ huynh luôn nhiệt tình chia sẻ với giáo viên ở lớp về 
tình hình của trẻ ở nhà và luôn quan tâm đến trẻ, thường xuyên giành thời gian 
trao đổi với cô giáo để cùng chăm sóc và giáo dục trẻ.
 3. Khó khăn: 
 - Về giáo viên: Việc chuyển từ dạy học trực tiếp trên lớp học với trẻ qua 
hình thức phối hợp với phụ huynh dạy trẻ tại nhà là phương pháp mới. Trong 
quá trình thực hiện, giáo viên còn nhiều hạn chế về phương pháp tổ chức rèn 
tính mạnh dạn tự tin, tự lập cho trẻ phù hợp với bối cảnh địa phương đang có 
nhiều thay đổi phù hợp với công tác phòng chống dịch.
 - Về trẻ: Đa số trẻ trong lớp tuy cùng một độ tuổi nhưng khả năng không 
đồng đều. Một số bé còn nhút nhát, được bố mẹ nuông chiều nên còn ỷ lại, 
chưa tự tin, tự lập.
 - Về phụ huynh: Mặc dù rất quan tâm đến con nhưng đa số phụ huynh là 
nông dân và làm ăn buôn bán nhỏ lẻ nên ít có thời gian cho con. Đặc biệt đa số 6
 Hiệu quả: Sau gần 1 tháng đầu tiên, đa số trẻ lớp tôi đã có ý thức tự tin, 
tự lập, đã biết tự thực hiện theo đúng thời gian biểu tại nhà dưới sự giúp đỡ của 
người thân trong gia đình. Tháng 10, chúng tôi đã thực hiện một “ Hành trình 
camera giấu kín, ghi lại các hoạt động của các con trong một ngày qua hoạt 
động “ Khám phá một ngày ở nhà của bé”. Video gửi lên zalo nhóm lớp đã 
nhận được rất nhiều tình cảm của phụ huynh cũng như khích lệ rất nhiều trẻ 
cùng tham gia tự lập trong các hoạt động tại nhà.
 Vi deo minh họa1.1: Video “ Một ngày ở nhà của bé” 
 https://drive.google.com/file/d/1c3b4XBfQe2TfWolIAHNf1IG-cg5ta8GS/view?usp=sharing
 Thứ ba, tôi luôn hướng dẫn, chia sẻ với phụ huynh về việc cần tạo điều 
kiện, thời gian cho trẻ hoạt động mọi lúc, mọi nơi, đồng thời khuyến khích, 
động viên để trẻ thêm hứng khởi, tự tin. Tôi thường xuyên gửi tặng phụ huynh 
các hình ảnh ticker để phụ huynh sử dụng khen thưởng con của mình kịp thời 
giúp các con tự tin, tự lập hơn.
 Hình ảnh 1.3 :Các sticker, thư khen cô giáo gửi phụ huynh tặng trẻ.
 1.2. Xây dựng môi trường hoạt động giáo dục rèn tính tự tin, tự lập 
cho trẻ khi trẻ quay trở lại trường học.
 * Cách làm cũ:
 Trước đây, khi xây dựng môi trường lớp học, chúng tôi thường chỉ quan 
tâm nhiều đến việc trang trí các mảng tường sao cho nổi bật và bắt mắt chứ chưa 
chú trọng nhiều đến xây dựng không gian cho trẻ hoạt động. Môi trường lớp học 
trước đây cũng chia thành các góc, nhưng các góc thường có những mảng tường 
nhiều màu sắc, hình thù, chưa có nhiều đồ dùng, và các nguyên vật liệu mở cho 
trẻ hoạt động. Môi trường đó đã ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của trẻ, 
khiến trẻ có ít cơ hội để phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo trong mọi 
hoạt động.
 * Cách làm mới.
 Mặc dù trẻ vẫn nghỉ ở nhà tránh dịch nhưng ngay từ đầu năm học, dưới sự 
chỉ đạo của ban giám hiệu nhà trường, tôi cùng chị em trong lớp đã phân công 
nhau đến xây dựng môi trường hoạt động giáo dục trong và ngoài lớp học với tiêu 
chí “ Xanh- an toàn- Hạnh phúc” lồng ghép chuyên đề “ Tôi yêu Việt Nam”. 
Trong cuộc thi “ Xây dựng môi trường hoạt động giáo dục năm học 2021-2022 do 
nhà trường tổ chức đầu năm, lớp tôi đã đạt giải nhất.
 Hình ảnh 1.4: Môi trường hoạt động giáo dục lớp MGN B4
 Khi trẻ đi trường trở lại, để thực hiện việc phát triển tính mạnh dạn, tự 
tin tự lập cho trẻ, tôi luôn tận dụng mọi lúc, mọi nơi, với bất cứ thời điểm nào 
thích hợp đặc biệt không bỏ qua một thời điểm nào trong chế độ sinh hoạt một 8
động học nào, tôi cũng cố gắng tìm ra và thực hiện một phương thức tốt nhất 
giúp các con có thể tự tin thể hiện mình.
 d. Trong hoạt động ngoài trời:
 - Cách làm cũ: Cô giáo tổ chức hoạt động ngoài trời với các nội dung 
quan sát, trò chuyện, khám phá; chơi trò chơiCác hoạt động lặp lại nhiều do 
giới hạn phạm vi quan sát trong khuôn viên nhà trường. Trẻ dễ nhàm chán. Cô 
giáo thường bị động trong việc lựa chọn đối tượng và nội dung hoạt động.
 - Cách làm mới: Trẻ ra hoạt động ngoài trời, ngoài việc cho trẻ thực hiện 
các nội dung ngoài trời như thông lệ, tôi luôn chú ý cố gắng tổ chức liên tục và 
thường xuyên hoạt động giao lưu cho trẻ. Ở hoạt động giao lưu, trẻ phải tự giới 
thiệu tên mình, tên tổ, tên lớp mình bằng các hình thức khác nhau, đôi khi là do 
cô gợi ý từ trước (với những trẻ chưa tự tin). Tôi đã sáng tác được một số bài 
hát ngắn, hò vè, thơ ca mang nội dung giới thiệu cho trẻ học thuộc nhằm gây 
hứng thú cho trẻ trong các buổi giao lưu. Việc tổ chức cho trẻ giao lưu thường 
xuyên đã kích thích trẻ rất nhiều bởi ở đây trẻ được tự do vui chơi, tự do sáng 
tạo, tự do ngôn ngữ để giới thiệu bản thân qua hai phần nhận diện và tự giới 
thiệu. Việc tiếp xúc như vậy khiến trẻ có kĩ năng giao tiếp nhiều hơn góp phần 
phát triển mạnh mẽ sự mạnh dạn, tự tin trong trẻ.
 - Ví dụ: Bài vè, thơ ca sáng tác, phụ lục 2.2 
 Hình ảnh minh họa 1.6: Trẻ giới thiệu cách chơi trước các bạn
 e. Trong hoạt động góc: 
 - Cách làm cũ: Qua hoạt động góc, trẻ được chọn lựa góc chơi yêu thích, 
trẻ đóng vai và tái hiện lại những gì trẻ nhìn thấy trong cuộc sống.
 - Cách làm mới: Trẻ được tự ra quyết định ý tưởng chơi và tự giải quyết, 
thực hiện các ý tưởng đó. Tôi cố gắng làm nhiều đồ dùng hơn để thu hút các 
con. Trong khi chơi, tôi thường xuyên động viên các con thay nhau làm “thủ 
lĩnh” ( người phân vai chơi). Và kết quả là, các bạn nhút nhát ban đầu chưa biết 
thể hiện vai chơi mà bây giờ đã tự tin phân vai rất tốt.
 Ví dụ 1 : Góc âm nhạc: Tôi đã làm ra một sân khấu mi ni cho trẻ, đồ 
dùng trên sân khấu cũng do các cô tự thiết kế và làm ra. Trẻ được tự do lên sân 
khấu biểu diễn hàng ngày. Sân khấu có thể di động được, không chỉ để cố định 
ở góc âm nhạc mà còn sử dụng vào các hoạt động âm nhạc, biểu diễn văn nghệ, 
nêu gương bé ngoan vào chiều thứ sáu hàng tuần. 
 (Hình ảnh minh họa 1.7: Trẻ biểu diễn trên sân khấu mini.)
 -Ví dụ 2 :Ớ góc văn học, thay vì cứ để các con đọc sách, tôi hướng các 
con tự làm ra các cuốn sách mở, sau đó để các con tự đứng lên giới thiệu sách, 
thuyết trình sách. Đôi khi, các con tự làm rối và phân vai thành các nhóm để 

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_ren_tinh_manh_dan_tu_tin_tu_lap_cho_tr.doc