SKKN Một số biện pháp rèn luyện nề nếp thói quen ban đầu cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non

Muốn thực hiện được nhiệm vụ to lớn này thì gia đình và nhà trường là sợi dây chăm sóc và kích thích của trẻ. Trẻ đến trường thời gian bên cô nhiều hơn bên bố mẹ, nên cô giáo là người mẹ thứ hai của trẻ. Vì vậy cô phải làm sao hình thành cho các con bước đầu có một đức tính tốt để sau này trẻ trở thành người công dân tốt. Vậy làm thế nào để nhanh chóng đưa trẻ vào nề nếp thói quen ngay từ những ngày đầu, những ngày mà trẻ không muốn rời xa mẹ để đến với cô giáo và các bạn. Bởi thế muốn rèn luyện nề nếp cho trẻ thì những ngày đầu trẻ mới vào lớp cô giáo cần phải làm như nào để trẻ cảm nhận được sự gần gũi, thương yêu, thấy mình được an toàn khi đến lớp.
Tuy nhiên, do mấy năm gần đây đại dịch COVID-19 bùng phát nên trẻ phải nghỉ dịch tại nhà nên việc giao tiếp của trẻ với gia đình là chủ yếu. Khi hết dịch trẻ quay lại trường học, có những trẻ lần đầu đến lớp, cũng có trẻ đã đi học nhưng đa số trẻ khi quay trở lại trường cũng đều trở về trạng thái như mới ngày đầu đi học trẻ thường có thái độ lạ lẫm, sợ hãi, tránh né bạn và không nhận sự giúp đỡ của cô giáo, thậm chí còn la hét, khóc lóc, không ăn, không ngủ, không tham gia vào các hoạt động... Ở độ tuổi này đặc điểm tâm sinh lý trẻ phát triển khá mạnh, trẻ rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương về tâm lý. Ngoài ra một số trẻ còn có hành vi chưa tốt như nói tục chửi bậy, chưa biết vâng lời ông bà cha mẹ, chưa biết yêu quý con vật, thiên nhiên, chưa biết đoàn kết với bạn bè và chưa biết nói lời cảm ơn, xin lỗi, ngồi trong lớp trẻ chưa biết ngồi nghiêm túc khi học bài, chưa biết lắng nghe và làm theo yêu cầu của cô.
docx 21 trang skmamnon 28/10/2024 840
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp rèn luyện nề nếp thói quen ban đầu cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp rèn luyện nề nếp thói quen ban đầu cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non

SKKN Một số biện pháp rèn luyện nề nếp thói quen ban đầu cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non
 2 /16
III. KẾT QUẢ 14 4 /16
 PHẦN I - ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
 Giáo dục Mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục Quốc dân. Bảo vệ 
và chăm sóc giáo dục trẻ em là trách nhiệm của Nhà nước, xã hội và của mỗi gia đình. 
Việc giáo dục trẻ ngay từ khi còn nhỏ là vô cùng quan trọng, đồng hành với giáo dục gia 
đình, giáo dục mầm non là bậc học giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, 
thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, hình thành và phát triển ở trẻ 
em những chức năng tâm sinh lí, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kĩ 
năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng 
tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời. 
Để thực hiện được nhiệm vụ to lớn này vai trò của cô giáo mầm non người mẹ thứ hai 
của trẻ phải là người giúp trẻ hình thành những kỹ năng, nề nếp, thói quen tốt để tạo nền 
nền tảng vững chắc trong chặng đường khôn lớn của trẻ.
 Muốn thực hiện được nhiệm vụ to lớn này thì gia đình và nhà trường là sợi dây 
chăm sóc và kích thích của trẻ. Trẻ đến trường thời gian bên cô nhiều hơn bên bố mẹ, nên 
cô giáo là người mẹ thứ hai của trẻ. Vì vậy cô phải làm sao hình thành cho các con bước 
đầu có một đức tính tốt để sau này trẻ trở thành người công dân tốt. Vậy làm thế nào để 
nhanh chóng đưa trẻ vào nề nếp thói quen ngay từ những ngày đầu, những ngày mà trẻ 
không muốn rời xa mẹ để đến với cô giáo và các bạn. Bởi thế muốn rèn luyện nề nếp cho 
trẻ thì những ngày đầu trẻ mới vào lớp cô giáo cần phải làm như nào để trẻ cảm nhận 
được sự gần gũi, thương yêu, thấy mình được an toàn khi đến lớp.
 Tuy nhiên, do mấy năm gần đây đại dịch COVID-19 bùng phát nên trẻ phải 
nghỉ dịch tại nhà nên việc giao tiếp của trẻ với gia đình là chủ yếu. Khi hết dịch trẻ quay 
lại trường học, có những trẻ lần đầu đến lớp, cũng có trẻ đã đi học nhưng đa số trẻ khi 
quay trở lại trường cũng đều trở về trạng thái như mới ngày đầu đi học trẻ thường có thái 
độ lạ lẫm, sợ hãi, tránh né bạn và không nhận sự giúp đỡ của cô giáo, thậm chí còn la hét, 
khóc lóc, không ăn, không ngủ, không tham gia vào các hoạt động... Ở độ tuổi này đặc 
điểm tâm sinh lý trẻ phát triển khá mạnh, trẻ rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương về tâm lý. 
Ngoài ra một số trẻ còn có hành vi chưa tốt như nói tục chửi bậy, chưa biết vâng lời ông 
bà cha mẹ, chưa biết yêu quý con vật, thiên nhiên, chưa biết đoàn kết với bạn bè và chưa 
biết nói lời cảm ơn, xin lỗi, ngồi trong lớp trẻ chưa biết ngồi nghiêm túc khi học bài, chưa 
biết lắng nghe và làm theo yêu cầu của cô.
 Đa số trẻ lớp tôi chưa có nề nếp, thói quen trong các hoạt động đặc biệt là việc lễ 
giáo và các kỹ năng ban đầu của trẻ.
 Xuất phát từ những lý do trên, bản thân tôi là một giáo viên mầm non phụ trách 
lớp 4 tuổi B2 nhận thức được tầm quan trọng đó tôi đã mạnh lựa chọn đề tài: “Một số 6 /16
trẻ, qua chuyên đề giáo dục lễ giáo.... Trẻ ở nhà được gia đình nuông chiều nên trẻ chưa 
có kỹ năng, nề nếp trong các hoạt động. Đó là một trong những nguyên nhân chính dẫn 
đến tình trạng nề nếp thói quen của trẻ hầu như chưa có.
 Việc lễ giáo cho trẻ mầm non là rất quan trọng đặc biệt là việc rèn nề nếp ban đầu 
cho trẻ 4 - 5 tuổi. Khi trẻ ở nhà quá lâu vì dịch bệnh COVID -19, đa số trẻ đi lớp chưa có 
nề nếp khi chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi, xếp hàng chờ đến lượt, cất gọn đò dùng đồ chơi 
đúng nơi quy định, chấp hành nội quy của lớp. Vì vậy, tôi muốn rèn nề nếp cho trẻ khi 
trẻ ở trường nhằm giúp trẻ có thói quen ban đầu.
3. Thực trạng vấn đề nghiên cứu
 Trong quá trình giáo dục rèn luyện nề nếp thói quen ban đầu cho trẻ tuổi mẫu giáo 
nhỡ nhiệm vụ đặt ra hàng đầu là hoàn thiện các nề nếp thói quen như: nề nếp thói quen 
chào hỏi, nề nếp cất đồ dùng đồ chơi, nề nếp giờ ăn, giờ ngủ, giờ vui chơi, giờ học tập, 
nề nếp vệ sinh.
 Năm học 2022-2023 tôi được Ban giám hiệu phân công phụ trách lớp mẫu giáo nhỡ 
4-5 tuổi B2, với sĩ số là 29 trẻ. Qua thời gian đứng lớp cũng như nghiên cứu đề tài bản 
thân tôi gặp một số thuận lợi và khó khăn sau:
3.1. Thuận lợi:
 - Cơ sở vật chất của nhà trường khang trang, đầy đủ đầy đủ để phục vụ các hoạt 
động trong ngày của trẻ. Nhà trường luôn đầu tư về cơ sở vật chất: lớp học được trang bị 
đầy đủ đồ dùng đồ chơi, ti vi...sân tập rộng rãi, thoáng mát, đồ dùng trực quan đầy đủ, 
đẹp mắt, phục vụ chăm sóc, giáo dục các hoạt động trong ngày của trẻ, đã thu hút trẻ thích 
đi học và tích cực học tập .
 - Lớp học thoáng mát, đảm bảo ấm về mùa đông và mát về mùa hè
 - Ban giám hiệu luôn quan tâm tạo điều kiện cho tôi tích cực tham gia vào các 
buổi sinh hoạt tổ, dự chuyên đề các tiết dạy mẫu...để nâng cao, bồi dưỡng chuyên môn 
cho giáo viên.
 - Lớp có 3 giáo viên, cả 3 giáo viên đều có trình độ chuyên môn, yêu nghề mến 
trẻ, nhiệt tình trong công tác giảng dạy và luôn trau dồi kinh nghiệm học hỏi các đồng 
nghiệp để nâng cao trình độ chuyên môn.
 - Bản thân đã được đào tạo đúng chuyên ngành nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm, 
thực hiện nghiêm túc quy chế chuyên môn, luôn yêu nghề mến trẻ, có trình độ chuyên 
môn nghiệp vụ, tích cực nghiên cứu tài liệu và tham khảo các phương tiện thông tin đại 
chúng, học hỏi đồng nghiệp để nâng cao trình độ chuyên môn.
 - Trẻ đi học ngoan, đúng giờ nên lớp luôn đạt tỉ lệ chuyên cần cao.
 - Đa số phụ huynh nhiệt tình với lớp, luôn quan tâm đến việc học tập, sức khỏe 
của con em mình, đã phối kết hợp thường xuyên với giáo viên trong công tác chăm sóc 8 /16
 Đầu năm
 ĐẠT CHƯA ĐẠT
 STT NỘI DUNG KHẢO SÁT Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ
 % %
 1 Trẻ có nề nếp chào hỏi 18 62,1 11 37,9
 2 Trẻ đi học thường xuyên 24 82 5 18
 3 Trẻ có nề nếp cất đồ dùng đồ chơi 22 76 7 24
 4 Trẻ có nề nếp trong giờ ăn 20 68,9 9 31
 5 Trẻ có nề nếp giờ ngủ 16 55 13 45
 6 Tre có nề nếp vui chơi 14 48 15 52
 7 Trẻ có nề nếp vệ sinh 23 79 6 21
 8 Trẻ có nề nếp học tập 24 82 5 18
 9 Trẻ có thói quen cảm ơn, xin lỗi 15 52 14 48
 Qua kết quả trên bản thân tôi thấy việc rèn luyện nề nếp thói quen cho trẻ kết quả 
trẻ thực hiện còn thấp. Để thực hiện được những mục tiêu trên thì vấn đề rèn luyện nề 
nếp thói quen ban đầu cho trẻ mầm non phải được chú trọng thường xuyên, liên tục và 
không ngừng đổi mới. Đặc biệt việc giáo dục nề nếp thói quen ban đầu cho trẻ 4 - 5 tuổi 
nếu cứ thực hiện theo phương pháp cũ thì sẽ không đưa lại kết quả cao, không phát huy 
được tính chủ động tích cực và khả năng sáng tạo của trẻ. Để đi vào nề nếp thói quen cho 
trẻ từ những thuận lợi và khó khăn nêu trên, dựa trên cơ sở thực tế bản thân tôi đã tìm tòi, 
áp dụng một số biện pháp tích cực nhất để rèn luyện nề nếp thói quen ban đầu cho trẻ một 
cách tốt nhất
II. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
 1. Biện pháp 1: Tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn
 2. Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch giáo dục rèn nề nếp cho trẻ
 3. Biện pháp 3: Phân nhóm đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, sắp xếp chỗ ngồi hợp lý
 4. Biện pháp 4: Rèn luyện nề nếp thói quen cho trẻ trong hoạt động hàng ngày
 5. Biện pháp 5: Phối kết hợp với gia đình để rèn nề nếp thói quen cho trẻ
 Nội dung và cách giải quyết từng biện pháp như sau:
Biện pháp 1: Tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn 10 /16
Vì vậy để có thể rèn thói quen nề nếp cho trẻ được tốt hơn tôi đã lên ý tưởng để xây dựng 
kế hoạch phù hợp theo chủ đề.
 Đầu năm học, tôi đã xây dựng kế hoạch rèn thói quen nề nếp cho trẻ ở lớp tôi theo 
từng tháng và theo chủ đề sự kiện. Tôi luôn bám sát với kế hoạch mà mình đã đưa ra 
nhằm đảm bảo với mục tiêu giáo dục, phù hợp với mục tiêu của nhà trường, của nhóm 
lớp, đảm bảo thực hiện các phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục phù hợp với sự 
phát triển lứa tuổi của trẻ.
 KẾ HOẠCH RÈN THÓI QUEN NỀ NẾP CỦA LỚP MGN B2
 Tháng Nội dung
 - Rèn nề nếp lễ giáo
 - Rèn nề nếp xếp hàng
 Tháng 9
 - Rèn nề nếp ngồi đúng tổ
 - Rèn cho trẻ biết nói lời cảm ơn, xin lỗi
 - Rèn cho trẻ có thói quen tự phục vụ bản thân
 Tháng 10 - Rèn cho trẻ có hành vi văn minh trong ăn uống
 - Rèn trẻ chơi ở các góc
 - Rèn trẻ mạnh dạn, tự tin khi giao tiếp
 Tháng 11 - Rèn nề nếp lấy và cất đồ đùng, đồ chơi đúng nơi quy định
 - Rèn thói quen gọn gàng ngăn nắp
 - Rèn cho trẻ cách tránh những con vật hung dữ
 Tháng 12 - Rèn cho trẻ chơi ngoan đoàn kết, biết nhường nhịn và giúp đỡ bạn 
 trong khi chơi
 - Rèn cho trẻ biết chờ đến lượt khi tham gia các hoạt động
 Tháng 1 - Rèn cho trẻ có thói quen chăm sóc, bảo về cây, hoa và không ngắt hoa 
 bẻ cành
 - Rèn nề nếp giữ trật tự khi ăn uống
 Tháng 2
 - Rèn nề nếp thói quen ăn, ngủ đúng giờ
 - Rèn thói quen cho trẻ đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông
 Tháng 3
 - Rèn cho trẻ cách thoát hiểm khi gặp đám cháy
 Tháng 4 - Rèn cho trẻ biết cách tránh một số nơi nguy hiểm: ao, hồ sông suối
 Tháng 5 - Rèn trẻ biết cách bảo quản, giữ gìn đồ dùng đồ chơi
 Khi đã xây dựng kế hoạch rèn thói quen nề nếp cho cả năm học tôi thấy bản thân 
tôi đã lĩnh hội thêm được nhiều kiến thức trong việc rèn luyện trẻ. Từ đó trẻ có những 
thói quen nề nếp tích cực hơn. Khi đã áp dụng kế hoạch rèn luyện thói quen cho cả năm 
học tôi thấy mình có thêm kinh nghiệm và các kiến thức mới từ đó tôi có thể điều chình 
và thay đổi sao cho phù hợp với những tháng tiếp theo. 12 /16
sẽ học qua cô, qua bạn để trẻ sẽ có nề nếp trong mọi hoạt động.
Biện pháp 4. Rèn luyện nề nếp thói quen cho trẻ trong hoạt động hàng ngày
 Mỗi ngày đến lớp trẻ đều được tham gia các hoạt động như: thể dục sáng, học tập, 
vui chơi, vệ sinh, giờ ăn, giờ ngủ... mọi sinh hoạt đều là những hình thức để trẻ được rèn 
luyện. Đối với độ tuổi này trẻ cũng đã có chút nề nếp, nhưng để cho trẻ vào nề nếp với 
quy định của nhóm lớp mình như nào mới là điều cần quan tâm. Muốn tạo cho trẻ có 
được thói quen thường xuyên cô phải luôn nhẹ nhàng gần gũi và tình cảm với trẻ để uốn 
nắn trẻ hoặc thông qua bài hát, bài thơ, câu chuyện... trò chơi có nội dung nói về nề nếp 
thói quen, cô cũng có thể sử dụng để trẻ phần nào liên hệ tới bản thân mà ngoan hơn và 
biết vâng lời cô giáo.
* Nề nếp đi học
 Như chúng ta đã biết trẻ lứa tuổi mầm non bước vào năm học mới, học lớp mới, 
cô mới không thể tránh khỏi sự mới lạ nên tôi luôn nhẹ nhàng gần gũi với trẻ cho trẻ làm 
quen với cô và các bạn trong lớp để trẻ nhớ tên bạn, tên cô. Nhưng tôi thấy trẻ vẫn còn 
nhút nhát chưa mạnh dạn, một số trẻ vẫn không chịu tham gia các hoạt động của lớp, nên 
tôi đã tìm hiểu tính cách của từng trẻ trong lớp.
 Ví dụ : Với những trẻ mẫu giáo bé mới lên bước đầu đã có thói quen đi lớp tôi có 
sự quan tâm đặc biệt hơn tôi luôn gần gũi dỗ dành trẻ, chơi cùng trẻ, gợi ý giới thiệu đồ 
chơi, các góc chơi để cho trẻ không bị hụt hẫng. Cứ như vậy tôi thấy trẻ gần gũi với nhau 
hơn, thích tham gia các hoạt động hơn. Dần dần tôi đã tạo được tình cảm giữa cô và cháu. 
Khi đã quen với việc đi học rồi tôi luôn khen những trẻ đi học ngoan, đúng giờ, mặc quần 
áo gọn gàng, sạch đẹp, biết chào cô khi đến lớp, biết cất đồ dùng đúng nơi qui định gọn 
gàng, ngăn nắp, không khóc nhè... trước lớp, ngay hôm sau tôi thấy các bạn khác cũng đi 
học ngoan, biết chào cô vì cháu muốn được khen và bắt chước các bạn. Qua trao đổi với 
phụ huynh được biết trẻ ngày càng thích đi lớp hơn.
* Nề nếp thói quen chào hỏi
 Với tâm lý của trẻ là dễ nhớ, mau quên nên việc tạo nề nếp thói quen cho trẻ phải 
được thường xuyên và lặp đi lặp lại. Hàng ngày các cháu đến lớp tôi rèn luyện cho trẻ 
thói quen biết chào hỏi thông qua các bài hát như: Lời chào buổi sáng, Mẹ yêu không 
nào...Các bài thơ: Miệng xinh ... Bên cạnh đó vào giờ đón, trả trẻ cô có thể nhắc trẻ chào 
cô, chào bạn ra về, chào cha mẹ khi đến đón về.
* Hình thành thói quen trong nề nếp học tập
 Để hình thành thói quen nề nếp học tập tôi cũng thực hiện các bước: Sắp xếp chỗ 
ngồi, chia tổ, chia đội.. ..Khi tiến hành hoạt động tôi thấy trẻ lớp tôi còn uể oải, lơ đãng 
ít tập trung nề nếp còn lộn xộn. Tôi đã đi tìm hiểu nguyên nhân thấy trẻ thích học nhưng 
nhanh chán vì vậy mà tôi sử dụng các hình thức động viên thi đua giữa các tổ và áp dụng 

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_ren_luyen_ne_nep_thoi_quen_ban_dau_cho.docx
  • pdfSKKN Một số biện pháp rèn luyện nề nếp thói quen ban đầu cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non.pdf