SKKN Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng vận động theo nhạc cho trẻ mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi

Âm nhạc là con đường đi nhanh nhất, gần nhất đến tâm hồn, đến trái tim của mỗi chúng ta nói chung và tâm hồn trẻ thơ nói riêng.
Âm nhạc là phương tiện giúp trẻ nhận thức thế giới xung quanh, phát triển thẩm mỹ, quan hệ giao tiếp và trao đổi tình cảm. Đối với trẻ em, âm nhạc là thế giới kỳ diệu đầy xúc cảm, vốn ngây thơ trong sáng nên việc tiếp xúc với âm nhạc là nhu cầu không thể thiếu. Thế giới âm thanh muôn màu không ngừng chuyển động tạo điều kiện cho trẻ phát triển các chức năng tâm lý, năng lực hoạt động và sự hiểu biết của trẻ. Giúp trẻ phát triển toàn diện, hình thành các yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị tốt cho trẻ bước vào tiểu học. Nó là loại hình nghệ thuật có giá trị biểu cảm cao vì nó tác động đến người nghe cả về âm nhạc và lời ca, nó phản ánh cuộc sống sinh hoạt, tâm tư tình cảm của con người và nó gần gũi với con người, được đông đảo công chúng yêu thích.
Với vai trò như vậy, âm nhạc đã trở thành một nội dung cần thiết trong chương trình Giáo dục mầm non. Trong đó, hoạt động dạy trẻ vận động theo nhạc đóng vai trò quan trọng. Vận động minh họa là hoạt động được phối hợp từ âm nhạc với các động tác múa minh họa, vỗ tay theo tiết tấu hoặc sử dụng các dụng cụ âm nhạc. Qua đó giúp trẻ được bộc lộ cảm xúc, các động t ác múa minh họa giúp trẻ phát triển vận động tinh và có những kĩ năng vận động đẹp.
Vì vậy hoạt động âm nhạc ở bậc mầm non cần được đầu tư, đổi mới sáng tạo.. .đổi mới cả về cách dạy và phương pháp dạy, tăng cường sử dụng nhiều dụng cụ âm nhạc trong giờ hoạt động âm nhạc, tìm những trò chơi phù hợp, trang phục, đồ dùng trực quan cũng nên thay đổi cho phù hợp và thu hút trẻ với từng hoạt động học.
Trong năm học 2019 - 2020 tôi được phân công chăm sóc - giáo dục trẻ 4¬5 tuổi. Với mong muốn giúp trẻ có kĩ năng vận động theo nhạc tốt, tôi đã lựa chọn đề tài sáng kiến “Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng vận động theo nhạc cho trẻ mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi”
docx 21 trang skmamnon 01/06/2024 1270
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng vận động theo nhạc cho trẻ mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng vận động theo nhạc cho trẻ mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi

SKKN Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng vận động theo nhạc cho trẻ mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi
 MỤC LỤC
 NỘI DUNG TRANG
A. PHẦN THỨ NHẤT : ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lý do chọn đề tài
1. Cơ sở lý luận
2. Cơ sở thực tiễn
II. Mục đích nghiên cứu.
III. Đối tượng nghiên cứu .
IV. Đối tượng khảo sát và thực nghiệm.
V. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu.
VI. Phương pháp nghiên cứu.
B. PHẦN THỨ HAI : NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ 
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
I. Cơ sở lý luận.
II. Thực trạng vấn đề nghiên cứu.
1. Thuận lợi
2. Khó khăn
III. Một số biện pháp
1. Biện pháp 1. Rèn luyện kĩ năng hát đúng nhạc, hát rõ lời, kĩ 
năng vận động cho trẻ thông qua các hoạt động khác.
2. Biện pháp 2. Tích cực cho trẻ tham gia vận động ở mọi lúc 
mọi nơi để rèn luyện khả năng tự tin.
3. Biện pháp 3. Chú trọng rèn luyện khả năng vận động nhịp 
nhàng cho trẻ theo lời ca và giai điệu bài hát.
4. Biện pháp 4. Tăng cường rèn luyện kỹ năng thể hiện cảm xúc 
khi trẻ vận động theo nhạc.
5. Biện pháp 5. ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động 
giáo dục âm nhạc và giảng dạy trong thời gian trẻ nghỉ phòng 
dịch covid-19.
IV. Kết quả đạt được
C. PHẦN THỨ BA: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
I. Kết luận.
II. Khuyến nghị.
D. PHẦN THỨ TƯ: TÀI LIỆU THAM KHẢO
E PHẦN THỨ NĂM: HÌNH ẢNH MINH CHỨNG_______ =
 A. PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ
 2/21 được tổ chức trong trường, từ đó khiến kĩ năng vận động theo nhạc của trẻ chưa đạt 
được mục tiêu theo kết quả mong đợi của chương trình giáo dục mầm non.
 Làm một giáo viên nhiều năm đứng lớp, với thực tế đó đã khiến tôi đặt ra 
nhiều câu hỏi. Vậy làm thế nào để rèn luyện khả năng vận động theo nhạc cho trẻ 
mầm non? Để trả lời câu hỏi này, tôi luôn tìm hiểu, ứng dụng các biện pháp, hình 
thức, tổ chức các hoạt động giúp trẻ trong lớp tôi có cơ hội rèn luyện kĩ năng vận 
động theo nhạc. Chính vì vậy mà tôi mạnh dạn xây dựng sáng kiến kinh nghiệm với 
đề tài: “Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng vận động theo nhạc cho trẻ mẫu giáo 
nhỡ 4-5 tuổi”
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.
 Rèn luyện khả năng nghe nhạc và hát đúng giai điệu, khả năng vận động theo 
nhạc của trẻ mẫu giáo nhỡ (4 - 5 tuổi).
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.
 Đề xuất và Tổ chức thực nghiệm một số biện pháp rèn luyện kĩ năng vận động 
theo nhạc cho trẻ mẫu giáo nhỡ 4 -5 tuổi.
IV. ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT VÀ THỰC NGHIỆM.
 22 trẻ lớp mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi B3 Trường Mầm non Tản Viên.
V. PHẠM VI VÀ KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU
 Từ tháng 9 năm 2019 đến hết tháng 6 năm 2020 và những năm tiếp theo.
VI. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
 - Phương pháp điều tra.
 - Phương pháp quan sát, trao đổi.
 - Phương pháp thực nghiệm:
 + Áp dụng các biện pháp đề xuất.
 + Kiểm tra, so sánh 32 tuần áp dụng các biện pháp đã đề xuất.
 - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
 - Phương pháp động viên, khen ngợi trẻ kịp thời.
 B. PHẦN THỨ HAI: NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI
 ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
I.CƠ SỞ LÝ LUẬN.
 Lĩnh vực phát triển thẩm mỹ là gì? Hoạt động âm nhạc có vai trò như 
thế nào đối với trẻ mầm non?
 Lĩnh vực phát triển thẩm mỹ là một trong 5 lĩnh vực giáo dục toàn diện cho 
trẻ. Trong lĩnh vực phát triển thẩm mỹ, hoạt động âm nhạc giữ một vai trò vô cùng 
quan trọng. Hoạt động âm nhạc giúp trẻ phát triển trí tuệ, ngôn ngữ, phát triển tai 
nghe và cảm xúc. Âm nhạc còn có vai trò đặc biệt trong việc thu hút và gây hứng 
thú cho trẻ, tạo ấn tượng đẹp khi trẻ đến lớp. Khi được làm quen với âm nhạc ngay 
từ lứa tuổi mầm non giúp cho trẻ phát triển toàn diện, hoàn thiện các giác quan, các 
quá trình tâm sinh lí của trẻ...
 4/21 Bảng 1: Khảo sát thực trạng đầu năm (Học sinh: 22 trẻ)
STT Các kỹ năng của trẻ Đạt Tỷ lệ Chưa Tỷ lệ
 % đạt
 1 Khả năng tập trung, chú ý, hứng thú 5 22,7 % 17 77,3%
 của trẻ.
 2 Trẻ biết thể hiện cảm xúc khi vận 4 18,1% 18 81,9%
 động.
 3 Trẻ vận động nhịp nhàng theo lời ca 5 22,7 % 17 77,3%
 và giai điệu bài hát.
 4 Trẻ hát đúng nhạc, rõ lời không b ị 6 27,2% 16 72,8%
 ngọng.
 5 3 13,6 % 19 86,4%
 Trẻ tự tin vận động trước đám đông.
 * Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên như sau:
 - Giáo viên tố chức hoạt động còn cứng nhắc, rời rặc, thiếu tính sáng tạo nên 
chưa thu hút được sự tập trung, chú ý tham gia vào hoạt động.
 - Một số giáo viên còn hát chưa đúng giai điệu, lời ca của bài hát, chưa biểu 
lộ được sắc thái, cảm xúc của bài hát.
 - Chuẩn bị cho hoạt động còn sơ sài, đôi khi còn dạy chay hay sử dụng nhạc 
trên mạng.
 - Giáo viên chưa lấy trẻ làm trung tâm trong các hoạt động học, chưa thường 
xuyên cho trẻ hoạt động theo các nhóm nên khả năng hoạt động nhóm của trẻ còn 
hạn chế, trẻ chưa phối hợp nhịp nhàng với nhau.
 - Giáo viên chưa linh hoạt trong viêc tô chú: c các hoạt động âm nhạc ở mọi 
lúc mọi nơi, chưa biết tận dụng tối đa mọi khả năng để trẻ giao tiếp với môi trường 
xung quanh.
 - Một số trẻ hát còn ngọng, chưa rõ lời do cơ quan phát âm chưa hoàn thiện, 
do tiếng địa phương vùng miền của trẻ.
 Khi được phân công vào lớp đứng trước những thực trạng đã và đang tồn tại 
đã khiến tôi suy nghĩ rất nhiều với mong muốn tìm ra những giải pháp hữu hiệu để 
nâng cao chất lượng giáo dục đối với trẻ cùng đồng cảm với những chia sẻ của tôi 
là ban giám hiệu nhà trường, bạn bè đồng nghiệp vơi phu huynh đã hết lòng giúp 
đỡ cho tôi áp dụng “Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng vận động theo nhạc cho 
trẻ mẫu giáo nhỡ(4-5) tuổi” vào trong công tác giảng dạy.
III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP .
Để đáp ứng được khả năng vận động theo nhạc của trẻ một cách linh hoạt, tôi mạnh 
dạn đưa ra một số biện pháp sau:
1. Biện pháp 1: Rèn luyện kĩ năng hát đúng nhạc, hát rõ lời, kĩ năng vận động 
cho trẻ thông qua các hoạt động khác.
 6/21 học cũng sẽ được nâng cao hơn.
2. Biện pháp 2: Tích cực cho trẻ tham gia vận động ở mọi lúc mọi nơi để rèn 
luyện khả năng tự tin.
 Như chúng ta đã biết thì âm nhạc có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển 
của trẻ. Vì ngay từ khi sinh ra trẻ đã được nghe những câu hát ru à ơi của bà và mẹ. 
Nó được ví như là nguồn sữa thứ 2 nuôi dưỡng tinh thần của bé. Và không chỉ như 
thế, âm nhạc còn có vai trò đặc biệt trong sự phát triển của trẻ ở giai đoạn mầm non. 
Âm nhạc có thể giúp trẻ phát triển nhận thức, ngôn ngữ, góp phần giáo dục phát 
triển thể chất cho trẻ. Và nó cũng là phương tiện để giáo dục thẩm mỹ cho trẻ, nó 
tạo cơ hội cho trẻ phát triển cảm xúc của mình.
 Trước đây khi chưa hiểu được hết vai trò của âm nhạc đối với trẻ mầm non 
tôi thường giờ nào việc học đấy, trẻ đến lớp chỉ cần ngồi ngoan, khi đón trẻ vào lớp 
là cho trẻ ngồi ghế đến khi ra thể dục, cả tuần trẻ chỉ có 1 hoạt động âm nhạc... và 
điều đó đã không phát huy được hết tính tích cực của trẻ. Trẻ chỉ thuộc bài hát, bài 
vận động mà cô dạy trong tuần đó. Trẻ không có cơ hội được thể hiện bản thân 
nhiều, không được giao lưu với nhau nên lúc nào cũng rụt rè, nhút nhát, chưa biết 
cách thể hiện cảm xúc khi vận động. Chính vì vậy mà ngay sau khi hiểu hết được 
những lợi ích của âm nhạc đối với trẻ mầm non, tôi đã thay đổi suy nghĩ và tích cực 
giáo dục âm nhạc cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi. Nhất là các hoạt động vận động theo 
nhạc để trẻ có cơ hội được thể hiện bản thân nhiều hơn, trẻ thể hiện được cảm xúc 
khi vận động và mạnh dạn, tự tin vận động trước đám đông.
Ví dụ:
- Trong giờ thể dục sáng: Để trẻ không có cảm giác uể oải khi phải dậy sớm đến lớp 
thì chúng tôi đã cho trẻ tập thể dục trên nền nhạc để tạo hứng khởi cho trẻ. Khi nhạc 
nổi lên trẻ sẽ tập trung nghe nhạc, trẻ vừa có thể hát theo vừa có thể tập theo nhịp 
điệu của bài hát. Cuối mỗi giờ thể dục, chúng tôi kết hợp cho trẻ tập các bài erobic, 
các bài dân vũ để trẻ có cơ hội được vận động trước đám đông, giúp cho trẻ mạnh 
dạn tự tin hơn.
- Giờ hoạt động ngoài trời: Trong các buổi hoạt động ngoài trời như “Quan sát thời 
tiết”, sau khi cho trẻ quan sát và trò chuyện về thời tiết hôm đó. Thay vì ngày nào 
cũng cho trẻ chơi trò chơi vận động hay chơi tự do thì tôi cho trẻ hát các bài hát nói 
về thời tiết như “Cháu vẽ ông mặt trời”, “Trời nắng, trời mưa”, “Cho tôi đi làm mưa 
với”... Qua đó có thể giúp trẻ củng cố được các bài hát cũ và làm quen được với 
nhiều bài hát mới hơn. Và trẻ cũng sẽ không bị nhàm chán với các giờ hoạt động 
ngoài trời.
- Trong các ngày hội, ngày lễ, các cuộc thi văn nghệ như “Ngày hội đến trường của 
bé”, thi văn nghệ “Chào mừng ngày 20/11”, “Ngày noel”... tôi luôn dàn dựng các 
tiết mục văn nghệ đặc sắc để cho trẻ tham gia. Trẻ lớp tôi luôn hào hứng, mạnh dạn, 
tự tin tham gia vào các lễ hội. Và trong cuộc thi văn nghệ “Chào mừng ngày 20/11” 
vừa qua, trẻ lớp tôi đã giành được giải nhất của khối. Đấy chính là công lao thành 
 8/21 trẻ như:
- Đầu tiên khi bắt đầu vào hoạt động dạy vận động, tôi cho trẻ hát lại lời bài hát và 
chia trẻ làm 3 nhóm để các nhóm cùng nhau thảo luận đưa ra các động tác minh họa 
cho bài hát. Ở hình thức này, trẻ được hoạt động nhóm với nhau, được trao đổi, sáng 
tạo để có các động tác riêng cho nhóm mình. Sau đó tôi mời từng nhóm lên vận 
động và nhận xét về các động tác hay, phù hợp với lời bài hát của các nhóm. Khi 
các nhóm đã vận động xong bài của nhóm mình, tôi biên tập lại các động tác hay 
của từng nhóm thành một bài vận động mới hoàn chỉnh và dạy trẻ. Như vậy là nhóm 
nào cũng có động tác của mình trong bài vận động mẫu của cô, và tôi nhận thấy trẻ 
rất vui, rất hào hứng tham gia vào hoạt động tiếp theo.
- Tiếp theo tôi sử dụng hình thức làm mẫu của cô, tôi vận động mẫu cho trẻ quan 
sát 2 lần rồi mời cả lớp đứng lên tập cùng cô 3 lần. Vì bài vận động mẫu của cô có 
các động tác do trẻ tự sáng tác nên trẻ rất nhanh nhớ và thuộc bài.
- Sau khi trẻ vận động theo hình thức tập thể cả lớp, tôi cho trẻ chuyển sang hình 
thức luyện tập theo tổ, nhóm. Để trẻ không bị nhàm chán khi tập và quan sát các 
bạn tập, tôi liên tục cho trẻ thay đổi đội hình khác nhau như 2 hàng ngang, vòng 
tròn, 2 hàng dọc quay mặt vào nhau... Khi thay đổi đội hình như vậy, tôi thấy trẻ 
không bị nhàm chán mà trẻ còn có thể quan sát học hỏi các bạn tập trong khi tập.
- Cuối cùng, tôi sử dụng hình thức rèn luyện cá nhân. Tôi quan sát và mời những 
bạn vận động nhịp nhàng nhất, đẹp nhất lên biểu diễn cho cả lớp cùng quan sát để 
trẻ có thể học được tác phong, phong cách biểu diễn từ các bạn.
- Ngoài ra, ở các hoạt động chiều tôi còn cho trẻ xem video các bạn nhỏ trên youtube 
biểu diễn để trẻ có thể học hỏi khả năng tự tin, mạnh dạn và cách thể hiện cảm xúc 
khi vận động.
 Thông qua các hình thức này, tôi nhận thấy trẻ lớp tôi không những mạnh dạn, 
tự tin hơn mà trẻ còn nhanh nhẹn, hoạt bát, biết thể hiện cảm xúc khi vận động. Trẻ 
biết di chuyển về các đội hình khác nhau, biết cùng nhau trao đổi để sáng tác ra các 
động tác phù hợp với lời bài hát. Và đặc biệt trẻ còn vận động rất nhịp nhàng theo 
lời ca, giai điệu bài hát. Và chất lượng giờ học vận động của tôi cũng đạt kết quả 
cao hơn.
4. Biện pháp 4: Tăng cường rèn luyện kỹ năng thể hiện cảm xúc khi trẻ vận động 
theo nhạc.
 Trong hoạt động âm nhạc thì việc rèn kĩ năng thể hiện cảm xúc cho trẻ khi vận 
động theo nhạc là vô cùng quan trọng. Vì bài vận động muốn hay, muốn có hồn thì 
trẻ phải thực sự nhập tâm và thể hiện được cảm xúc thông qua các động tác vận 
động. Chính vì vậy mà tôi nhận thấy việc rèn kĩ năng thể hiện cảm xúc khi vận động 
cho trẻ là vô cùng cần thiết.
 Trước kia, trong các giờ dạy vận động tôi chỉ chú trọng làm sao cho trẻ thuộc 
động tác thật nhanh và tập thật đều. Tôi cho trẻ tập đi tập lại nhiều lần khiến cho trẻ 
luôn có cảm giác nhàm chán, uể oải không muốn học, trẻ tập mãi không thuộc. 
 10/21

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_ren_luyen_ki_nang_van_dong_theo_nhac_c.docx