SKKN Một số biện pháp rèn luyện khả năng nghe nhạc và hát đúng giai điệu cho trẻ mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi
Khi trẻ ca hát ta thường nhận thấy đôi lúc có phần không chính xác về giai điệu hoặc về lời ca, thậm chí trẻ còn tự sáng tác lời không phù hợp nội dung) . Mặt khác khả năng ca hát của trẻ còn hạn chế về giọng, về hơi, vì âm vực tiết tấu vì thế nó làm giảm đi tính nghệ thuật của bài hát. Ngoài ra cơ quan phát âm của trẻ chưa thực sự hoàn chỉnh, âm phát ra yếu, hơi thở ngắn, nông và đặc biệt sự phối hợp giữa tai nghe và giọng chưa thật chủ động. Do đó trẻ hát chưa chuẩn xác một tác phẩm âm nhạc, Vậy làm thế nào để trẻ hát hay, hát chính xác một tác phẩm âm nhạc?
Chính vì những lý do trên mà năm học này tôi đi sâu nghiên cứu “Một số biện pháp rèn luyện khả năng nghe nhạc và hát đúng giai điệu cho trẻ mẫu giáo nhỡ(4-5) tuổi”. Trong quá trình thực hiện giảng dậy tôi đã cố giắng tìm tòi học hỏi chương trình của sở giáo dục đề ra , đi sâu vào chuyên đề phòng triển khai . Bên cạnh đó tôi không ngừng đúc rút kinh nghiệm của đồng nghiệp để đem kiến thức âm nhạc đến với trẻ thơ đạt hiệu quả cao nhất theo chương trình mầm non mới lấy trẻ làm trung tâm.
Chính vì những lý do trên mà năm học này tôi đi sâu nghiên cứu “Một số biện pháp rèn luyện khả năng nghe nhạc và hát đúng giai điệu cho trẻ mẫu giáo nhỡ(4-5) tuổi”. Trong quá trình thực hiện giảng dậy tôi đã cố giắng tìm tòi học hỏi chương trình của sở giáo dục đề ra , đi sâu vào chuyên đề phòng triển khai . Bên cạnh đó tôi không ngừng đúc rút kinh nghiệm của đồng nghiệp để đem kiến thức âm nhạc đến với trẻ thơ đạt hiệu quả cao nhất theo chương trình mầm non mới lấy trẻ làm trung tâm.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp rèn luyện khả năng nghe nhạc và hát đúng giai điệu cho trẻ mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp rèn luyện khả năng nghe nhạc và hát đúng giai điệu cho trẻ mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi
A. PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lý do chon đề tài 1. Cơ sở lý luận Âm nhạc là con đường đi nhanh nhất, gần nhất đến tâm hồn, đến trái tim của mỗi chúng ta nói chung và tâm hồn trẻ thơ nói riêng. Âm nhạc là phương tiện giúp trẻ nhận thức thế giới xung quanh , phát triển thẩm mỹ quan hệ giao tiếp, trao đổi tình cảm. Đối với trẻ em âm nhạc là thế giới kỳ diệu đầy xúc cảm, vốn ngây thơ trong sáng nên tiếp xúc với âm nhạc là nhu cầu không thể thiếu. Thế giới âm thanh muôn màu không ngừng chuyển động tạo điều kiện cho trẻ phát triển các chức năng tâm lý, năng lực hoạt động và sự hiểu biết của trẻ. Giúp trẻ phát triển toàn diện, hình thành các yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị tốt cho trẻ bước vào tiểu học. Nó là loại hình nghệ thuật có giá trị biểu cảm cao vì nó tác động đến người nghe cả về âm nhạc và lời ca, nó phản ánh cuộc sống sinh hoạt, tâm tư tình cảm của con người và nó gấn gũi với con người, được đông đảo công chúng yêu thích. Vì vậy hoạt động âm nhạc ở bậc mầm non cần được đầu tư, đổi mới sáng tạo.. .đổi mới cả về cách dạy và phương pháp dạy, tăng cường sử dụng đồ chơi , đồ dùng trong giờ hoạt động âm nhạc, tìm những trò hơi phù hợp, trang phục, đồ dùng trực quan cũng nên thay đổi cho phù hợp và thu hút trẻ với từng hoạt động học 2. Cơ sở thực tiễn Ở trường mầm non, đặc biệt là lứa tuổi mẫu giáo âm nhạc là một trong những hình thức phát triển năng lực, cảm xúc, tưởng tượng, sáng tạo, sụ tập trung chú ý, khả năng diễn tả những hứng thú của trẻ. Ca hát là 1 hoạt động được thực hiện thường xuyên liên tục và được lồng ghép trong các hoạt động của trẻ, nó là cầu nối giữa hoạt động này với hoạt động khác và nó là nguồn tạo hứng thú mạnh mẽ nhất để trẻ tham gia vào các hoạt động. Tuy nhiên, thực tế giảng dạy cho thấy vẫn còn nhiều giáo viên chưa hiểu rõ bản chất của hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, chưa biết cách tổ chức để phát huy được tính chủ động, tích cực sáng tạo của trẻ, vẫn còn giáo viên khi thực hiệm các giờ hoạt động âm nhạc theo những nội dung mới mà - Phương pháp thực nghiệm + áp dụng các biện pháp đề xuất + Kiểm tra, so sánh 32 tuần áp dụng các biện pháp đã đề xuất - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm B. PHẦN THỨ HAI: NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐẼ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Cơ sở lý luận Trước khi muốn nâng cao chất lượng giáo dục thông qua hoạt động âm nhạc, chúng ta phải hiểu “ giáo dục âm nhạc” là gì? Để lý giải cho câu hỏi trên trước hết chúng ta thấy âm nhạc là một phần quan trọng trong việc giáo dục nhân cách con người, nó không thể thiếu được trong cuộc sống của mỗi chúng ta đặc biệt là đối với trẻ thơ Giáo dục âm nhạc là hoạt động nghệ thuật có tác dụng giáo dục thẩm mỹ ngoài ra nó còn giúp trẻ phát triển trí tuệ, trẻ có khả năng trải nghiệm những cảm xúc trong quá trình cảm thụ và thể hiện âm nhạc. Khi nghe nhạc trẻ cảm nhận được tính chất, tình cảm của âm nhạc ảnh hưởng bởi những trạng thái cảm xúc có trong tác phẩm. Đồng thời âm nhạc cũng dẫn dắt trẻ đến với những sự vật ,hiện tượng sống động của đời sống, giúp trẻ hình thành sự liên tưởng. Nhịp điệu rắn rỏi của bản hành khúc gợi cho trẻ niềm vui, hào hứng phấn khởi... Bài hát êm dịu đưa trẻ đến tình cảm nhẹ nhàng... Ngoài ra âm nhạc còn giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, phát triển tai nghe và cảm xúc cho trẻ.Với tôi âm nhạc giống như một bí quyết riêng giúp tôi thu hút trẻ, tạo ấn tượng đẹp khi trẻ tới trường lớp. Thật vô cùng quan trọng nhưng để hình thành những phẩm chất tốt đẹp cho trẻ thì không phải là điều dễ dàng. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề, tôi mạnh dạn đưa ra: “Một số biện pháp rèn luyện khả năng nghe nhạc và hát đúng giai điệu cho trẻ mẫu giáo nhỡ(4-5) tuồi”. Tôi đã trực tiếp áp dụng vào lớp mình.. II. Thực trang những vấn đề nghiên cứu - Một số cháu chưa được học qua lớp (3 - 4 ) tuổi nên còn nhút nhát, rụt rè, khả năng nhận biết của các cháu về tất cả các lĩnh vực đều yếu hơn so với các bạn cùng trang lứa, - Hoạt động chơi còn mang tính chất tự do không có nề nếp, không biết liên kết hợp tác với các bạn trong hoạt động chơi và học 3. số liệu điều tra trước khi nghiên cứu Trước những khó khăn và thuận lợi của lớp (4-5) tuổi do tôi phụ trách, tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng của trẻ ngay từ đầu năm học, cụ thể Bảng khảo sát đầu năm của trẻ ( 35 học sinh) Số thứ Các kỹ năng học của trẻ Đạt Tỷ lệ % Chưa Tỷ lệ tự đạt Trẻ hứng thú nghe cô hát 1 14 40% 21 60% múa 2 Trẻ nhớ tên bài hát hiểu nội 18 51% 25 71% dung bài hát 3 Trẻ biết vận động minh hoạ 12 34 % 23 66% theo lời ca Trẻ nhớ tên tác giả , nghe 4 13 37 % 22 63% nhạc đoán tên bài hát 5 Trẻ hát đúng nhạc , rõ lời 7 20% 28 80% không bị ngọng Trẻ trả lời được câu hỏi của 6 16 45 % 19 54% cô 7 Trẻ có khả năng tự tin múa 9 25,7 % 26 74% hát trước đám đông Sau khi khao sat cac kỹ năng cua tre tôi đa tìm ra nguyên nhân dẫn đến thực trạng như sau: - Chưa chủ động trong việc tìm tòi ,sáng tạo trong việc dạy trẻ, Chưa gây được hứng thú nhạc ,cũng như các chuyên đề khác do huyện, nhà trường tổ chức. Hình ảnh các tài liệu phục vụ cho quá trình nghiên cứu Ngay từ đầu năm học, khi số liệu khảo sát cho thấy so với hoạt động âm nhạc sôi nổi,đầy hứng khởi tại sao trẻ lại không tích cực tham gia dẫn đến tỉ lệ trẻ học tốt hoạt động âm nhạc lại thấp chính thực tế trên đã làm tôi băn khoăn,trăn trở rất nhiều nên tôi đã xác định được rằng vai trò của giáo viên đối với trẻ trong hoạt động giáo dục âm nhạc là rất quan trọng . Nhờ sự học tập,ý thức được trách nhiệm đó mà tôi dần nâng cao được nghệ thuật giảng dạy, tổ chức hoạt động dạy theo đúng phương pháp ,lựa chọn các bài hát để dạy trẻ và cô hát cho trẻ cùng những trò chơi âm nhạc theo đúng chủ đề,ngắn gọn dễ thuộc,có nhịp điệu vui tươi phù hợp với lứa tuổi của trẻ,gần gũi với cuộc sống ,không xa lạ đối với trẻ từ đó để trẻ lĩnh hội kiến thức một cách nhẹ nhàng không mang tính chất gò bó, áp đặt và nhồi nhét giúp trẻ thoải mái hào hứng tham gia vào bài học. Với xã hội không ngừng phát triển như ngày nay giáo dục luôn phát triển và phải thay đổi sao cho phù hợp với thời đại, chính vì vậy việc nghiên cứu,học tập là ý thức riêng của mỗi giáo viên, với tôi nhờ sự ham học hỏi, tự học, nghiên cứu sách vở đã giúp tôi bắt kịp tại gia đình cho trẻ xem. - Các con vừa được xem phim gì? các con thấy những chú chim xinh đẹp sống ở đâu? * Hôm nay cô có mang đến cho các con một bài hát cũng có rất nhiều các chí chim đáng yêu và ngộ nghĩnh đấy để biết đó là bài hát gì cô mời cả lớp cùng nghe cô hát nào. * Khi tôi hát cho trẻ nghe một lần cùng kết hợp cử chỉ,điệu bộ,lần hai tôi hát cùng kết hợp những hình ảnh theo nội dung bài hát xuất hiện lần lượt trên máy tính. dạy hết bài để chuyển hoạt động trẻ còn đòi “ học nữa đi cô”. Tôi thấy việc đưa công nghệ thông tin vào giảng dạy rất hữu ích nó giúp tôi tiết kiệm thời gian, công sức cũng như chi phí đầu tư cho hoạt động dạy, tôi có thể sử dụng phần nhạc và hình ảnh cho trẻ học đi học lại nhiều lần vào mỗi buổi chiều vừa củng cố bài vừa cho trẻ được thư giãn Việc ứng dụng công nghệ thông tin đã phát huy tính tích cực của trẻ, ngôn ngữ, tình cảm xã hội của trẻ phát triển, hoạt động học đạt hiệu quả trên 90%. 3. Biện pháp 3 : Nghiên cứu làm đồ dùng sáng tạo Như chúng ta đã biết trẻ ở lứa tuổi mầm non rất hiếu động, thích tìm tòi, ham hiểu biết, tư duy của trẻ là tư duy trực quan hình tượng nên trẻ rất tò mò thích được khám phá. Bởi vậy trong các hoạt động học giáo viên không thể dạy chay mà khi dạy phải có đồ dùng trực quan, trước đây do các cô chưa sáng tạo và chưa có ý thức làm đồ dùng tự tạo phục vụ cho giờ học, giờ chơi nên đồ dùng trong lớp còn ít, hạn chế về số lượng, chưa đa dạng về màu sắc vì vậy trong năm học này được sự chỉ đạo của cấp trên và tham gia các cuộc thi làm đồ dùng tự tạo của nhà trường tổ chức nên việc chuẩn bị đồ dùng đồ chơi đã phong phú về màu sắc, chủng loại,chất liệu trong đó bao gồm cả đồ dùng đồ chơi mang tính sản phẩm công nghiệp và đồ dùng,đồ chơi tự tạo từ nguyên vật liệu thiên nhiên hoặc vật liệu tái sử dụng như: vỏ hộp các tông, thìa nhựa,ống hút... Ngay từ đầu năm học tôi phải kiể m kê lại đồ dùng của lớp xem còn thiếu những loại đồ dùng gì, đồ nào còn dùng được tôi sẽ sử lại, lau chùi sạch sẽ, những đồ còn thiếu tôi sẽ bổ sung Lên kế hoạch làm đồ dùng được bổ sung vào hàng tháng và làm theo từng sự kiện Các vật liệu trên thường được tôi sưu tầm thu nhặt từ những cuộc đi chơi thăm quan ,dã ngoại .Tuyên truyền với các bậc phụ huynh thu gom nguyên vật liệu phế thải như vỏ thùng đựng mỳ tôm, vỏ hộp bánh, lon bia , khúc tre ... + VD: Làm xắc xô bằng lon bia : Cách làm : Lấy lon bia dùng kéo sắc cắt lấy phần đáy hộp có độ cao khoảng 4-5 phân cho 3-4 viên sỏi vào trong sau đó lấy 2 phần đáy hộp ghép lại với nhau . Chú ý khi cắt mép của hộp phải nhẵn không được lồi lõm sẽ không đảm bảo an toàn cho trẻ . Và đây là hình ảnh của xắc xô làm bằng lon bia đề này vì cứ nghĩ trẻ đến lớp chỉ cần ngồi ngoan, giờ nào việc đấy (đón trẻ cho trẻ vào lấy ghế ngồi đến giờ thể dục sáng thì cho trẻ ra thể dục...) thực sự tôi đã nhầm, với năm học 2018-2019 tôi đã thay đổi tư duy của chính bản thân tôi thấy trẻ lớp tôi thích được đi lớp, hát thuộc rất nhiều bài, nhảy múa cũng đẹp và sáng tạo , các cháu tự tin và mạnh bạo hơn rất nhiều . + Hoạt động đón trẻ và thể dục sáng là việc làm hàng ngày nếu cứ như vậy trôi qua thì trẻ sẽ nhàm chán không thích đi học, cả cô cũng thấy mệt mỏi vì thực tế đó tôi đã đưa âm nhạc vào một số các hoạt động và thấy âm nhạc đối với cuộc sống là rất quan trọng VD: Giờ Thể dục sáng : là hoạt động rất cần thiết trong một ngày của các cháu,sáng dậy các cháu được bố mẹ vội vàng đưa tới lớp nếu không được tập thể dục các cháu sẽ rất uể oải với sự kết hợp sáng tạo tập thể dục theo nhạc vào mỗi sáng đã thành thói quen và tạo niền hứng khởi cả ngày cho trẻ.khi âm nhạc cất lên trẻ đã bắt đầu nhún nhảy,tập đúng với nhịp, lời bài hát trẻ vui vẻ ,nghiêm túc + Hoạt động ngoài trời cũng cần cho trẻ làm quen với âm nhạc, hát những bài có nội dung theo đề tài hoặc giáo dục cho trẻ thông qua đề tài. Mỗi ngày các cháu có 30 phút hoạt động ngoài trời như trước đây các cháu được quan sát có chủ đích, chơi trò chơi sau đó chơi tự do tôi nhận thấy các cháu rất lộn xộn, và chạy nhảy quá sức, cô không quản lý được hết các cháu dẫn đến có một số điều không mong muốn xảy ra. từ thực tế hàng ngày đó tôi đã cố gắng tổ chức cho các cháu có được hoạt động ngoài trời vừa chơi nhưng lại vừa học Ví dụ: Giờ hoạt động ngoài trời :cho trẻ quan sát "hiện tượng nắng và mưa". Sau khi quan sát có chủ đích xong tôi cho trẻ hát bài "Cháu vẽ ông mặt trời " hoặc “ cho tôi đi làm mưa với”. Qua đó trẻ sẽ được củng cố lại bài hát cũ hoặc làm quen với bài hát mới.
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_ren_luyen_kha_nang_nghe_nhac_va_hat_du.docx