SKKN Một số biện pháp rèn kỹ năng vẽ trong hoạt động tạo hình cho trẻ 4-5 tuổi khi trẻ nghỉ dịch tại nhà

Hoạt động tạo hình trong trường mầm non gồm(vẽ, nặn, xé dán, chắp ghép mảng màu, tô màu...) trong đó hoạt động vẽ là một trong những hoạt động hấp dẫn nhất đối với trẻ mẫu giáo, hoạt động vẽ giúp trẻ tìm hiểu, khám phá và thể hiện một cách sinh động thế giới xung quanh qua sản phẩm vẽ và gây cho trẻ những xúc cảm, tình cảm tích cực. Thông qua hoạt động vẽ giúp trẻ mở rộng hiểu biết về thế giới xung quanh, phát triển khả năng tri giác, hình thành ở trẻ khả năng tư duy, tưởng tượng, phát triển xúc cảm - tình cảm - nhân cách - trí tuệ - sự khéo léo, sự sáng tạo tính kiên trì. Hoạt động tạo hình cũng chính là một môi trường, một phương tiện để hình thành ở trẻ những cơ sở ban đầu của hoạt động học tập trong trường phổ thông. Đặc biệt là phát triển thẩm mỹ - nghệ thuật, tính sáng tạo phản ánh thế giới xung quanh một cách tích cực, biết yêu quý và trân trọng cái đẹp (tình yêu con người, yêu thiên nhiên, con vật, cỏ cây, hoa lá…).
Giáo dục Mầm non ngày càng đòi hỏi chất lượng dạy và học và nhằm đáp ứng kịp thời sự thay đổi của đất nước. Nhu cầu của phụ huynh cũng đặt hy vọng vào thầy cô ngày càng cao nếu trẻ không được bồi dưỡng, phát huy tính tích cực chủ động và sáng tạo thì làm sao trẻ có thể phát triển toàn diện được. Đối với trẻ Mẫu giáo 4-5 tuổi việc cho trẻ hoạt động tạo hình cũng là một vấn đề cần thiết nhằm phát triển kỹ năng và thể hiện nghệ thuật. Thông qua hoạt động “Tạo hình” đem đến cho trẻ ấn tượng sâu sắc về cái đẹp và những cảm xúc chân thật, những phẩm chất tốt đẹp của nhân cách con người. Do vậy tôi đã chọn đề tài
này để nghiên cứu thực hiện trong năm học này.
doc 16 trang skmamnon 13/10/2024 530
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp rèn kỹ năng vẽ trong hoạt động tạo hình cho trẻ 4-5 tuổi khi trẻ nghỉ dịch tại nhà", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp rèn kỹ năng vẽ trong hoạt động tạo hình cho trẻ 4-5 tuổi khi trẻ nghỉ dịch tại nhà

SKKN Một số biện pháp rèn kỹ năng vẽ trong hoạt động tạo hình cho trẻ 4-5 tuổi khi trẻ nghỉ dịch tại nhà
 2
mầm non, tôi nghĩ mình phải làm gì để góp phần nâng cao chất lượng giáo 
dục nói chung và hoạt động tạo hình nói riêng 
 Chính vì thế mà tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Một số biện pháp rèn kỹ 
năng vẽ trong hoạt động tạo hình cho trẻ 4-5 tuổi khi trẻ nghỉ dịch tại nhà” 
để thực hiện trong năm học này. 
II.PHẠM VI VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 
* Về thời gian thực hiện đề tài: Từ tháng 10 năm 2021 đến tháng 4 năm 2022
* Kết nối với phụ huynh qua zoom tại lớp B4
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
 Như chúng ta đã biết, con người sinh ra không phải ai cũng có sẵn trong mình 
những năng khiếu thẩm mỹ, cũng không ai có sẵn những tài năng bên mình, mà 
phải đòi hỏi thông qua giáo dục và hoạt động thực hành thì từ đó những tài năng 
và khả năng đó mới được bộc lộ và phát triển. Đối với trẻ nhỏ việc học của trẻ 
không phải đơn thuần là đưa trẻ vào một khuôn phép chặt chẽ, mà học của trẻ ở 
đây thông qua "học mà chơi, chơi mà học" 
 Hoạt động tạo hình là một loại hình nghệ thuật có một vị trí rất quan trọng 
trong lĩnh vực giáo dục phát triển thẩm mỹ cho trẻ mầm non, tạo hình giúp trẻ 
cảm nhận được vẻ đẹp của nghệ thuật, giúp trẻ yêu mến say mê với nghệ thuật. 
Hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non được tổ chức nhằm thực hiện những nhiệm 
vụ giáo dục sau: Hình thành ở trẻ khả năng thẩm mỹ, hình thành thái độ thẩm 
mỹ trước vẻ đẹp của thế giới xung quanh. Giúp trẻ có những điều kiện, những 
cơ hội biểu lộ thái độ, xúc cảm, tình cảm của mình đối với những gì được thể 
hiện trong quá trình tạo hình. Hình thành và phát triển ở trẻ tính tích cực sáng 
tạo, tập cho trẻ biết miêu tả ý tưởng sáng tạo của bản thân qua các hoạt động tạo 
hình.
 Hoạt động tạo hình trong trường mầm non gồm(vẽ, nặn, xé dán, chắp ghép 
mảng màu, tô màu...) trong đó hoạt động vẽ là một trong những hoạt động hấp 
dẫn nhất đối với trẻ mẫu giáo, hoạt động vẽ giúp trẻ tìm hiểu, khám phá và thể 
hiện một cách sinh động thế giới xung quanh qua sản phẩm vẽ và gây cho trẻ 
những xúc cảm, tình cảm tích cực. Thông qua hoạt động vẽ giúp trẻ mở rộng 
hiểu biết về thế giới xung quanh, phát triển khả năng tri giác, hình thành ở trẻ 
khả năng tư duy, tưởng tượng, phát triển xúc cảm - tình cảm - nhân cách - trí tuệ 
- sự khéo léo, sự sáng tạo tính kiên trì. Hoạt động tạo hình cũng chính là một 
môi trường, một phương tiện để hình thành ở trẻ những cơ sở ban đầu của hoạt 
động học tập trong trường phổ thông. Đặc biệt là phát triển thẩm mỹ - nghệ 
thuật, tính sáng tạo phản ánh thế giới xung quanh một cách tích cực, biết yêu 
 4
 + Một số ít phụ huynh chưa nhận thấy tầm quan trọng của hoạt động tạo 
hình nên chưa quan tâm đúng mức đến việc học của trẻ, chưa hiểu hết việc giáo 
dục tạo hình cho trẻ có tác dụng như thế nào.
 + Do mạng internet quá tải dẫn đến đường truyền không ổn định nên vẫn 
còn gặp khó khăn trong những giờ kết nối của cô và trẻ
 + Một số phụ huynh tuy cũng có quan tâm tới việc học vẽ của trẻ, song 
phương pháp dạy trẻ vẽ chưa đúng phương pháp như : vẽ sẵn cho trẻ tô mầu ... 
 3. Khảo sát thực tế 
 Tháng 10 năm 2021 tôi kết hợp giáo viên ở lớp tiến hành khảo sát trên trẻ 
22/22. Thấy được kết quả như sau:
 * Đối với trẻ
 Kết quả khảo sát
 Tốt % Khá % Trun %
 Nội dung 
 STT g Y Yếu %
 khảo sát bình
 T TS % TS% % TS TS% %TS TS% %
 Trẻ này có kĩ 
 1 năng vẽ và 5 tô 4 185 5 238 9 4112 4 18
 màu sản phẩm 
 Khả năng sáng 
 2 5 3 147 4 188 10 4510 5 23
 tạo của trẻ 
 Trẻ biết nhận 
 3 4 18 5 23 8 36 5 23
 xét sản phẩm
 Trẻ hứng thú 
 4 tham gia hoạt 5 23 4 18 9 41 4 18
 động 
 Từ thực trạng về việc học vẽ của trẻ, để có phương pháp dạy đúng và tạo 
hứng thú cho trẻ hoạt động tích cực trong giờ học vẽ đồng thời phát triển khả 
năng tư duy, trí tưởng tượng, sáng tạo cho trẻ, tôi đã áp dụng một số biện pháp 
sau :
III .BIỆN PHÁP THỰC HIỆN 
1.Biện pháp 1: Giúp trẻ vẽ các nét cơ bản và phối hợp cách cầm bút và tư thế 
ngồi 
 Theo tâm lý học lứa tuổi và thực tiễn. Trẻ mẫu giáo bé tri giác sự vật hiện 
tượng bằng tư duy trực quan hành động kỹ năng tạo hình của trẻ còn yếu như: 
 6
 Hướng dẫn kết nối với phụ huynh cho trẻ ra ngoài trời: Trẻ được làm 
quen với môi trường xung quanh khi đi dạo chơi trẻ được ngắm nhìn vật thật, 
được sờ nắm, khi cho trẻ ra ngoài trời bố mẹ có thể đưa cho trẻ phấn để trẻ có 
thể vẽ lên nền sân của nhà mình.
 *Ví dụ: Trẻ dùng phấn để in cánh hoa, vẽ những biểu tượng mà trẻ thích.
 - Giáo viên trao đổi với phụ huynh ở giờ kết nối, khi ở nhà vào buổi chiều 
các con cũng sẽ có những bài tập để cho các con biết cách cầm bút, được cầm 
bút để vẽ:
 *Ví dụ: Tôi sẽ gửi video vẽ ngôi nhà lên nhóm lớp.Khi vẽ ngôi nhà của 
bé, chủ đề “ gia đình”. Tôi cho trẻ quan sát video vẽ ngôi nhà các kiểu khác 
nhau. Tôi hỏi trẻ để vẽ được ngôi nhà cô vẽ bằng các nét gì? Khi ghép các nét đó 
lại cô được hình gì?
Từ đó tôi hướng dẫn trẻ vẽ các hình vuông, chữ nhật, hình tam giác... và tạo 
thành ngôi nhà như sau: 
 Để vẽ được hình vuông cô sẽ đặt bút vẽ 2 nét ngang ở trên và ở dưới, cô 
kéo từ trái sang phải. Sau đó cô vẽ 2 nét xổ thẳng, cô đặt bút từ trên kéo xuống 
dưới và các nét đó gặp nhau ở các góc. Tiếp theo cô sẽ vẽ mái nhà: mái nhà cô 
sẽ vẽ hình tam giác, cô vẽ 2 nét xiên 2 bên, sau đó cô vẽ nét ngang. Tương tự 
với các chi tiết khác của ngôi nhà để tôi hướng dẫn trẻ.Tiếp theo tôi sẽ hỏi ý 
tưởng của trẻ: Con định vẽ ngôi nhà như thế nào?(Vì đây cũng là một tiết mà trẻ 
được vẽ ngôi nhà theo ý thích và trí tưởng tượng của trẻ). Tôi sẽ giải thích cho 
trẻ vì các con cùng vẽ ngôi nhà của bé. Vậy ngôi nhà phải là chính, các con sắp 
xếp, bố cục ngôi nhà là mảng chính. Sau đó các con sẽ vẽ thêm cảnh vật khác 
xung quanh ngôi nhà, để ngôi nhà thêm đẹp.
 Và một điều cũng rất quan trọng là trẻ phải học cách cầm bút sao cho 
đúng tư thế, trẻ không thể tự cầm bút mà giáo viên cần phải kết hợp với phụ 
huynh qua những buổi kết nối qua zoom để phụ huynh rèn trẻ cách cầm bút ở 
nhà. Cầm bút không đúng là một trong những nguyên nhân cơ bản làm ảnh 
hưởng sự phát triển các thao tác tạo hình của bàn tay và làm cho quá trình miêu 
tả hình vẽ trở nên khó khăn.Tôi phải hướng dẫn kết hợp với phụ huynh của trẻ 
cách cầm bút đúng bằng 3 ngón tay: giữ bút bằng ngón cái và ngón trỏ; ngón 
giữa giữ ở phía dưới; khi vẽ cánh tay cho tới bàn tay phải đặt nằm trên bàn làm 
điểm tỳ hoặc hơi nhích cao hơn, dựa vào cây bút.
 Phải học cách nhấn bút mạnh, hoặc nhẹ với các mức độ khác nhau tùy 
theo ý muốn để tạo nên các sắc thái màu, các đường, nét,... với các tính chất 
khác nhau nhằm gây nên sức truyền cảm cho các hình vẽ. Ngoài ra tôi bồi 
dưỡng cho trẻ cách vẽ màu (đưa bút theo một hướng hoặc không ra ngoài nét 
 8
có sự giúp đỡ của bố mẹ ở nhà ( dùng hồ gắn kết giấy vo lại để tạo thành hòn 
non bộ trang trí ở góc tạo hình rất đẹp). Tận dụng giấy thừa, các tờ lịch cũ cô 
giúp trẻ đóng thành các quyển sách, sau đó cho trẻ sưu tầm tranh ảnh vẽ hoặc xé 
dán vào, mỗi trẻ cảm nhận cái đẹp riêng về quyển sách của mình .Được cô 
hướng dẫn trẻ và bố mẹ để bố mẹ giúp đỡ trẻ làm ở nhà.Khi làm xong sản phẩm 
bố mẹ sẽ gửi video trẻ thực hiện lên để cô nhận xét .Từ đó có cảm hứng sáng tạo 
ra những câu chuyện kể cho cô và các bạn nghe. Cách làm này có tác dụng rất 
tích cực trong quán trình hình thành tình cảm thẩm mỹ và phát triển ngôn ngữ 
độc thoại của trẻ 4 tuổi. Hay vỏ hạt dưa, giấy màu vụn, vỏ sò, tất cũ cho trẻ 
cùng trang trí hình ảnh cùng cô làm chủ đề, hay cùng trẻ làm những con thú nhồi 
bông đáng yêu... Như vậy, để giúp trẻ tích cực tham gia vào hoạt động tạo hình 
thì giáo viên phải làm tốt công tác chuẩn bị, chuẩn bị video chất lượng , tranh 
ảnh vật mẫu đến các nguyên vật liệu phù hợp. Có như vậy thì giờ hoạt động 
chung của cô mới đảm bảo, từ đó sẽ thu được kết quả cao hơn. Tận dụng và sáng 
tạo những thứ sẵn có, những vật liệu tưởng như bỏ đi nhưng lại luôn tạo hứng 
thú cho trẻ, giúp trẻ luôn động não suy nghĩ, tưởng tượng. Nó không chỉ phát 
triển khả năng thẩm mỹ ở trẻ, còn nâng cao tư duy ngôn ngữ trừu tượng, và rèn 
phẩm chất tiết kiệm và gọn gàng, sạch sẽ ở trẻ. Nâng cao ý thức bảo vệ môi 
trường ở trẻ.Muốn thu hút được sự chú ý của trẻ trước hết phải tạo điều kiện cho 
trẻ được sống trong một không gian đẹp, đảm bảo tính thẩm mĩ. 
 Ngoài việc cung cấp cho trẻ những kĩ năng cần thiết thì việc tạo điều kiện 
cho trẻ thể hiện cảm xúc của mình cũng rất quan trọng , để trẻ hứng thú hơn 
trong hoạt động tạo hình tôi đã lôi cuốn trẻ vào việc tham gia chuẩn bị cho các 
hoạt động mới. Tôi cho trẻ xem video một số sản phẩm tự tạo bằng các nguyên 
vật liệu khác nhau, trò chuyện với trẻ về các vật liệu cần thiết, cho trẻ tư duy 
tìm tòi, đóng góp những vật liệu để chuẩn bị cho các hoạt động mới
 Khi đưa biện pháp này vào dạy trẻ trong hoạt động tạo hình, tôi thấy trẻ 
của lớp mình học tốt hơn, hứng thú hơn , kỹ năng của trẻ được nâng lên rõ rệt, 
trẻ yêu thích và hứng thú với hoạt động tạo hình hơn. 
3.Biện pháp 3: Tạo cảm xúc hứng thú cho trẻ khi tham gia hoạt động Tạo 
hình 
* Trong giờ kết nối :
 Để giúp trẻ tích cực tham gia trong giờ kết nối thì giáo viên phải khai thác 
sâu để giúp trẻ nắm được cái hay cái đẹp trong mỗi giờ hoạt động kết nối. Khi 
cho trẻ xem video tranh ảnh về những sự vật, hiện tượng nhất là những sự vật 
hiên tượng mà trẻ ít có điều kiện quan sát để mở rộng kiến thức và kinh nghiệm 
của trẻ tôi luôn tăng cường biên pháp lời nói, sử dụng hệ thống câu hỏi đàm 
 10
 Muốn tạo được hứng thú cho trẻ với hoạt động vẽ, thì giáo viên cần giúp trẻ 
nâng cao khả năng cảm nhận và đánh giá thẩm mỹ bằng cách cô gửi những 
video qua nhóm lớp cho trẻ tiếp xúc với các tác phẩm nghệ thuật tạo hình có 
tính thẩm mỹ, tranh ảnh, xem băng hình,. cô luôn tận dung cơ hội để giúp trẻ 
nhận xét đánh giá, nhằm kích thích trẻ vận dụng tích cực và tìm kiếm thêm 
những cách thức thể hiện suy nghĩ, tình cảm của mình qua tranh vẽ .Việc tổ 
chức những buổi kết nối qua zoom cho trẻ xem video, tranh minh hoạ, ảnh nghệ 
thuật , rồi đối chiếu với khung cảnh thật cũng là biện pháp tốt giúp bồi dưỡng 
cho trẻ khả năng thể hiện nội dung mạch lạc vì ở lứa tuổi này khả năng tạo hình 
theo sơ đồ ở trẻ vẫn là chủ đạo.
 Để sưu tầm được nhiều tranh ảnh có tính thẩm mỹ, thì ngay khi xây dựng 
nội dung phối hợp của từng chủ đề tôi đã suy nghĩ và vạch ra những nội dung 
tranh ảnh cần thiết. Bên cạnh đó tôi cũng đã sưu tầm và sử dụng công nghệ 
thông tin, xây dung thành bộ giáo án điện tử nâng cao chất lượng cho giờ kết 
nối. 
* Cung cấp hình ảnh, biểu tượng, ngôn ngữ diễn đạt đặc chưng của hoạt 
động
 Như trước đây, khi cho trẻ quan sát tranh hay quan sát sự vật hiện tượng 
nào đó, thì giáo viên chỉ dừng lại ở mức độ hình thức phản ánh bên ngoài như nó 
là cái gì ? hính dáng nó như thế nào? nó có màu gì ? .. mà chưa chú ý đến mức 
độ phản ánh cảm nhận của trẻ , vì vậy đối tượng quan sát của trẻ rời rạc, đơn 
điệu không để lại ấn tượng sâu trong trẻ .
 Để phát huy được tính tích cực, tìm tòi sáng tạo của trẻ thì giáo viên phải 
chú ý cung cấp và tập cho trẻ sử dụng ngôn ngữ ở cấp độ cao hơn như ngôn ngữ 
nghệ thuật tượng thanh, tượng hình để khơi gợi cảm xúc cho trẻ .
 Qua các hoạt động hàng ngày ở nhà của trẻ như dạo chơi quan sát, tôi 
luôn muốn tân dụng cơ hội để cung cấp cho trẻ những hiểu biết về caí hay cái 
đẹp của các sự vật hiện tượng cũng như tập cho trẻ ngôn ngữ giao tiếp với mọi 
người xung quanh. Giúp trẻ rèn luyện các kỹ năng miêu tả : miêu tả bằng ngôn 
ngữ nghệ thuật, miêu tả bằng hành động, miêu tả hình dáng, miêu tả chuyển 
động, miêu tả màu sắc, bố cục nhăm kích thích trẻ vận dụng tích cực thể hiện 
suy nghĩ, tình cảm của mình qua tranh vẽ. 
 Ngoài ra cho trẻ ngắm nhìn vẻ đẹp của sự vật, hiện tượng trong thiên 
nhiên, cuộc sống gần gũi với trẻ như: Vườn hoa, quang cảnh đẹp xung quanh 
nhà, nghe các âm thanh gợi cảm xúc tích cực có trong thiên nhiên,cuộc sống gần 
gũi với trẻ . Cho trẻ trải nghiệm được vẽ trên sân chơi,trên nền gạch 

File đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_ren_ky_nang_ve_trong_hoat_dong_tao_hin.doc