SKKN Một số biện pháp rèn kỹ năng vệ sinh cho trẻ 4-5 tuổi phòng chống dịch bệnh tại trường mầm non

Chúng ta đã biết và công nhận rằng: Sức khoẻ là vốn quý của con người, là điều kiện không thể thiếu, để giúp cơ thể khỏe mạnh và phát triển tốt. Vì thế việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ là một vấn đề cấp thiết hiện nay. Có được sức khỏe tốt sẽ giúp trẻ học tập tốt và phấn đấu trở thành những nhân tài tương lai cho đất nước. Chăm sóc sức khỏe ban đầu đạt hiệu quả tốt là mục tiêu quan trọng trong công tác giáo dục toàn diện cho trẻ trong trường học. Việc giáo dục và bảo vệ sức khỏe cho trẻ hiện nay cũng là mối quan tâm lớn của Đảng và Nhà nước, của mỗi gia đình và toàn xã hội. Đặc biệt đối với trẻ em, sức khoẻ ảnh hưởng đến sự phát triển thể lực, trí tuệ, là yếu tố quyết định đến sự phát triển của trẻ sau này. Sức khỏe có vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển về mọi mặt. Vì vậy, để trẻ có sức khỏe vui chơi và học tập thì người lớn cần tích cực quan tâm, chăm sóc cho trẻ và có những biện pháp giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh phòng chống dịch bệnh, để bảo vệ sức khỏe cho trẻ.
Đối với trẻ em, cơ thể còn non nớt, sức khỏe yếu rất dễ mắc phải các bệnh truyền nhiễm, nguy cơ tử vong cao. Hiện nay, những biến đổi khí hậu tự nhiên cũng ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ. Môi trường tự nhiên: Đất, nước, ánh sáng, khí hậu, thời tiết,…Khi khí hậu thời tiết thay đổi, tỉ lệ mắc bệnh cũng thay đổi. Có những bệnh thường gặp nhiều vào mùa đông, trái lại có những bệnh gặp nhiều vào mùa hè. Cũng có những bệnh ở vùng này diễn biến nặng, nhưng khi chuyển sang vùng khác thì diễn biến nhẹ hơn,… Tất cả những điều đó liên quan tới việc cần phải phòng chống dịch bệnh và bảo vệ sức khỏe cho trẻ.
docx 19 trang skmamnon 07/01/2025 830
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp rèn kỹ năng vệ sinh cho trẻ 4-5 tuổi phòng chống dịch bệnh tại trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp rèn kỹ năng vệ sinh cho trẻ 4-5 tuổi phòng chống dịch bệnh tại trường mầm non

SKKN Một số biện pháp rèn kỹ năng vệ sinh cho trẻ 4-5 tuổi phòng chống dịch bệnh tại trường mầm non
 A.ĐẶT VẤN ĐỀ
I . Lý do chọn đề tài.
 Sinh thời Bác Hồ nói: “Không sạch sẽ thì bẩn, bẩn thỉu sẽ sinh bệnh tật”.
Bác luôn yêu cầu và kêu gọi: “Mọi người phải giữ gìn vệ sinh, bảo vệ sức khỏe”.
 Thực hiện lời dạy của Bác, Đảng và nhà nước ta đã không ngừng quan tâm 
chăm sóc đến thế hệ trẻ vì trẻ em là mầm non tương lai của đất nước, là thế hệ 
kế tục và phát triển sự nghiệp của cha ông. Trẻ em phát triển tốt nhờ vào rất 
nhiều yếu tố nhưng quan trọng nhất là yếu tố vệ sinh phòng bệnh.
 Với trẻ mầm non tất cả những gì xung quanh đều mới lạ, hấp dẫn trẻ, kích 
thích sự tò mò, khám phá của trẻ. Trẻ tích cực hoạt động với các đồ dùng đồ 
chơi ở mẫu giáo như: Thích chơi với cát, với nước, thích trao đổi giao lưu với 
mọi người. Song trẻ chưa ý thức được việc vệ sinh cá nhân, việc phòng chống 
dịch bệnh. Bên cạnh đó, cơ thể trẻ còn non nớt, sức đề kháng còn yếu. Môi 
trường học tập, vui chơi của trẻ thường tập trung đông người. Tất cả những yếu 
tố trên rất dễ dẫn đến trẻ em mắc phải dịch bệnh. Chính vì vậy, người lớn cần 
làm tốt công tác phòng chống dịch bệnh cho trẻ và hình thành ở trẻ những thói 
quen giữ gìn vệ sinh cá nhân, để phòng chống dịch bệnh xảy ra với trẻ.
 Là một giáo viên phụ trách lớp mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi, người trực tiếp 
giảng dạy và chăm lo cho trẻ từng bữa ăn, giấc ngủ tôi nhận thức sâu sắc về 
trách nhiệm của mình cũng như tầm quan trọng của việc rèn thói quen vệ sinh 
cho trẻ tại lớp mình. Chính vì vậy, tôi luôn tự hỏi mình: Làm sao? Làm như thế 
nào? và cần phải làm gì? để rèn cho trẻ thói quen vệ sinh một cách tốt nhất.
 Điều đó đã thôi thúc tôi lựa chọn đề tài: "Một số biện pháp rèn kỹ năng 
vệ sinh cho trẻ 4-5 tuổi phòng chống dịch bệnh tại trường mầm non", nhằm 
góp một phần nhỏ bé của mình vào công tác phòng chống dịch bệnh của nhà 
trường đạt kết quả tốt hơn.
 II. Mục đích nghiên cứu :
 Như chúng ta đã biết, xã hội ngày càng phát triển, cuộc sống con người 
cũng không ngừng được nâng cao. Các xí nghiệp mọc lên nhanh chóng và hoạt 
động không mệt mỏi, đi đôi với sự phát triển ấy thì cũng kéo theo vô vàn thách 
thức: Không khí ô nhiễm, nguồn nước ô nhiễm, bệnh tật gia tăng...
 Sức khoẻ là vốn quý nhất của con người. Ngoài yếu tố di truyền, chăm sóc 
sức khỏe chế độ dinh dưỡng hợp lý thì phần lớn sức khỏe phụ thuộc vào yếu tố 
chăm sóc vệ sinh. Vì vậy, việc rèn thói quen vệ sinh cho trẻ là một việc làm thiết 
thực giúp trẻ khỏe mạnh, có thói quen vệ sinh và phòng tránh bệnh tật tốt hơn.
 III. Đối tượng nghiên cứu:
 - Học sinh lớp mẫu giáo nhỡ 4 -5 tuổi do tôi là giáo viên phụ trách.
IV. Phương pháp nghiên cứu:
 Phương pháp quan sát.
 Phương pháp điều tra, khảo sát.
 Phương pháp trực quan: Làm mẫu, thực hành...
 Phương pháp dùng lời: Đàm thoại, giảng giải...
 Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
 Với đề tài này tôi bắt đầu nghiên cứu và thực nghiệm trong 10 tháng (bắt 
 đầu từ tháng 8 năm 2019 đến hết tháng 5 năm 2020).
 1/15 - Vốn kiến thức, kỹ năng của trẻ về việc vệ sinh cá nhân còn hạn chế, thêm 
vào đó trẻ chưa có kỹ năng trong việc vệ sinh cá nhân và bảo vệ sức khỏe cho 
bản thân.
 - Đa số các bậc phu huynh bận buôn bán, làm đồng ruộng nên ít có thời 
gian quan tâm chăm sóc con cái. Một số phụ huynh còn chủ quan, chưa tích cực 
quan tâm chăm sóc trẻ được chu đáo, chưa dạy trẻ các kỹ năng vệ sinh cá nhân 
thường xuyên. Có nhiều phụ huynh còn nhận thức sai lệch về các dịch bệnh, 
chưa có hiểu sâu về dịch bệnh, chưa nhận thức được tầm quan trọng của công 
tác phòng chống dịch bệnh cho trẻ.
 - Xuất phát từ những đặc điểm chung của trường, lớp và những khó khăn 
thuận lợi trên. Nhận thức được tầm quan trọng của việc phòng chống dịch bệnh 
cho trẻ là rất cần thiết cho ngành giáo dục mầm non, cho y tế. Ban giám hiệu 
yêu cầu. Bản thân tôi đã không ngừng đưa ra các mục tiêu, những giải pháp để 
tháo gỡ khó khăn và phát huy mọi thuận lợi để ngăn chặn dịch bệnh xảy ra ở 
trường nói riêng và để phòng tránh dịch bệnh lây lan ra cộng đồng nói chung.
III. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
 - Năm học 2019 -2020, tôi thấy rằng tỷ lệ trẻ mắc bệnh vào các thời điểm 
dịch bùng phát còn ở mức độ cao. Bản thân hiểu được sức khoẻ là rất quan trọng 
đến sự phát triển toàn diện của trẻ. Từ đó, tôi đã nghiên cứu các biện pháp rèn 
trẻ kỹ năng vệ sinh để phòng chống dịch bệnh, trên cơ sở đó tôi tích hợp thêm 
một số kinh nghiệm của bản thân trong việc phòng chống dich, bệnh phù hợp để 
áp dụng vào công tác chăm sóc nuôi dưỡng ở lớp mình. Trước khi tiến hành các 
biện pháp tôi đã tiến hành khảo sát trẻ ở lớp mình.
 Khảo sát, lập kế hoạch rèn kỹ năng vệ sinh phòng chống dịch bệnh cho trẻ.
 * Bảng kết quả khảo sát trẻ đầu năm học 2019 - 2020:
 Đạt Chưa đạt
 Nội Dung
 Số trẻ % Số trẻ %
 Biết tự rửa tay bằng xà phòng, tự lau mặt, đánh 
 20 67% 10 33%
 răng.
 Biết sử dụng dung dịch nước sát khuẩn rửa tay 
 6 20% 24 80%
 khi không có xà phòng và nước.
 Biết rửa tay, lau mặt theo đúng quy trình. 25 83% 5 17%
 Biết cách xúc miệng, xúc họng bằng nước muối. 23 77% 7 23%
 Biết rửa tay bằng xà phòng hoặc nước sát khuẩn 
 19 63% 11 37%
 trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, ở nơi công cộng
 Biết đeo khẩu trang đúng cách vàcất khẩu trang 
 10 33% 20 67%
 đúng nơi quy định sau khi sử dụng.
 Cách sử lý khi ho 18 60% 12 40%
 Biết giữ gìn vệ sinh trường, lớp để bảo vệ sức 
 23 77% 7 23%
 khỏe.
 Biết nói với người lớn khi bị đau, chảy máu 
 20 67% 10 33%
 hoặc sốt.
 Biết đi vệ sinh đúng nơi quy định 22 73% 8 7%
 3/15 Ví dụ: Cô dạy trẻ úp ca cốc thì trong lớp học phải có giá để cốc cho trẻ thực 
hiện úp, có phương tiện lại được thực hiện thường xuyên ở lớp cũng như ở nhà, 
trẻ sẽ nhanh chóng hình thành được thói quen vệ sinh đó. Cô cùng gia đình kết 
hợp dạy trẻ ở mọi lúc mọi nơi, nếu có điều kiện để rèn luyện những kỹ năng 
thực hành vệ sinh cho trẻ.
 Để đảm bảo đồ dùng phục vụ cho hoạt động vệ sinh của trẻ ngay từ đầu 
năm học tôi đã thống kê đồ dùng, dụng cụ của lớp để kịp thời tham mưu với 
nhà trường bổ sung thêm đồ dùng, dụng cụ vệ sinh đảm bảo cho trẻ hoạt 
động.
2.Biện pháp 2: Rèn kỹ năng vệ sinh cá nhân.
 *Vệ sinh cá nhân sạch sẽ 
 - Việc rèn các thói quen vệ sinh hàng ngày cho trẻ cần được thực hiện 
theo đúng quy trình nhất định để tạo cho trẻ có nề nếp, thói quen vệ sinh cá nhân 
sạch sẽ.
 - Tôi hướng dẫn trẻ các thao tác rửa tay, rửa mặt, yêu cầu trẻ thao tác 
nhiều lần và về nhà phải tự biết rửa mặt, rửa tay. Nhờ vậy trẻ lớp tôi có được 
thói quen và cách rửa tay, rửa mặt đúng thao tác vệ sinh. Trẻ biết tự rửa tay, rửa 
mặt khi bẩn, biết tự sửa sang lại quần, áo, đầu tóc gọn gàng hơn nhiều
 - Đầu năm học tôi gặp rất nhiều khó khăn trong việc rèn kỹ năng vệ sinh 
cá nhân cho trẻ. Do điều kiện ở nông thôn, nhiều phụ huynh chưa chú ý đến trẻ 
nên khi đến lớp nhiều trẻ đầu tóc chưa được gọn gàng, quần áo sộc xệch, mặt 
mũi, chân tay nhem nhuốc, đã nhiều lần tôi nhắc nhẹ phụ huynh nhưng sự thay 
đổi chưa lớn. Nếu muốn thay đổi trước hết trẻ phải có ý thức giữ gìn vệ sinh 
sạch sẽ. 
 - Hàng ngày tôi luôn trò chuyện, động viên, nhắc nhở trẻ luôn phải giữ gìn 
vệ sinh sạch sẽ thì sức khỏe mới tốt. 
 - Tôi thường đưa ra cho trẻ những câu hỏi để trẻ tự suy nghĩ trả lời.
 VD: + Trước khi ăn các con phải làm gì? Tại sao lại phải rửa tay?
 + Sau khi đi vệ sinh phải làm gì? Vì sao?
 + Khi trời nóng bức mồ hôi ra nhiều, chiều tối chúng mình phải 
làm gì? Tại sao lại phải làm việc đó?
 + Để không bị sâu răng thì chúng ta phải như thế nào?
 + Nên đánh răng vào lúc nào trong ngày ?
 - Sau một thời gian kiên trì rèn nề nếp vệ sinh cá nhân trẻ lớp tôi đã có nề 
nếp vệ sinh rất tốt, cô không phải nhắc trẻ tự vệ sinh khi cần thiết. Vì vậy trẻ rất 
sạch sẽ, gọn gàng từ lúc đến trường cho đến khi ra về. 
 Ảnh minh họa 2: Hình ảnh minh họa trẻ rửa tay trước giờ ăn (Phụ lục).
 * Đi vệ sinh đúng nơi qui định
 Một trong những điều quan trọng nhất trong việc hình thành thói quen 
trong vệ sinh là tạo cho trẻ có được thói quen đi vệ sinh đúng nơi qui định, để 
cho trẻ có được thói quen đó không phải dễ, đòi hỏi giáo viên cần có tính kiên 
trì, hiểu được đặc điểm tâm lý của trẻ và phải có nhiều thời gian để hướng dẫn 
rèn luyện kiên trì liên tục thì mới giúp trẻ có được thói quen nề nếp đi vệ sinh 
đúng nơi quy định.
 5/15 với các đồ chơi, đất, cát, đã ẩn dấu rất nhiều vi khuẩn vì hầu hết trẻ em đều rất 
thích tự mình khám phá thế giới xung quanh. Trẻ sử dụng đôi bàn tay để cảm 
nhận và tìm tòi mọi điều mà chúng thắc mắc. Và ngẫu nhiên đôi bàn tay của trẻ 
lại là vật trung chuyển vi khuẩn gây hại vào cơ thể do tiếp xúc với các đồ chơi, 
đất, cát vì vậy giữ sạch đôi bàn tay cho trẻ là rất quan trọng. Vì thế, nên tôi cho 
trẻ loại bỏ các loại vi khuẩn ngay dưới vòi nước ở sân trường bằng cách rửa tay 
bằng xà phòng rồi mới cho trẻ vào lớp chuyển hoạt động khác.
 - Trước giờ ăn: Một số vi sinh vật hay gây bệnh là vi rút, vi khuẩn: các loại 
E.coli, phẩy khuẩn tả, lỵ trực khuẩn, Salmonella, kí sinh trùngCác vi khuẩn 
này lây nhiễm qua đường thức ăn, nước uống và các dụng cụ cho trẻ ăn, uống 
hoặc có thể lây qua bàn tay bẩn của người phục vụ truyền tới trẻ. Rửa tay trước 
giờ ăn là hoạt động hàng ngày của trẻ nhưng trẻ rất hiếu động, hay nghịch, 
không để tay yên nên trước khi trẻ ngồi vào bàn ăn tôi lau lại bàn một lần nữa để 
vi khuẩn không có cơ hội xâm nhập vào cơ thể non nớt của trẻ. Đồng thời không 
quên cho trẻ hát bài “Giờ ăn đến rồi” để nhắc trẻ việc rửa tay trước giờ ăn là một 
việc quan trọng.
 - Với việc rèn cho trẻ thói quen vệ sinh ở mọi lúc, mọi nơi tôi thấy trong 
các hoạt động trẻ lớp tôi đã có ý thức giữ gìn vệ sinh trường lớp sạch sẽ như: 
Nhìn thấy lá rụng tự nhặt bỏ vào thùng rác, nhìn thấy vỏ hộp sửa của các em nhà 
trẻ vứt chạy ra nhặt bỏ vào thùng rác không cần cô phải sai.
 - Hoạt động chiều: Để dạy trẻ biết giữ vệ sinh đôi bàn tay đúng cách tôi 
thường xuyên rèn kỹ năng vệ sinh vào các buổi chiều nhất là kỹ năng rửa tay 
bằng xà phòng dưới vòi nước sao cho đúng quy trình. Để thu hút sự chú ý của 
trẻ vào hoạt động rèn kỹ năng rửa tay tôi thường cho trẻ xem hình ảnh, video 
clip đôi tay sạch trước sự tấn công của các vi khuẩn mang mầm bệnh trên màn 
hình như dịch chân - tay - miệng, dịch đau mắt và dịch Covid hiện nay Vì thế 
trẻ đã tự giác hơn trong việc nâng cao thói quen vệ sinh của trẻ.
 - Trong nhà vệ sinh, ngay trước bồn rửa tay tôi sử sụng hình ảnh minh họa 
quy trình rửa tay để trẻ biết rửa tay đúng cách và gây hứng thú muốn vào rửa tay 
vì có những hình ảnh sống động, bắt mắt và khắc sâu ghi nhớ cho trẻ.
 Ảnh minh họa 3: Hình ảnh quy trình các bước rửa tay (Phụ lục)
 - Ngoài ra tôi còn tích hợp rèn kỹ năng vệ sinh vào mọi hoạt động học tập 
và vui chơi để trẻ ghi nhớ như: kỹ năng biết che miệng khi ngáp, khi hắt hơi, 
không cho các đồ chơi ngậm vào miệng, vứt rác đúng nơi quy định, tắm rửa vệ 
sinh sạch sẽ hàng ngày và giải thích cho trẻ hiểu che miệng, mũi khi ho hoặc hắt 
hơi bằng khăn vải, khăn giấy là để giữ vê sinh, giảm phát tán các dịch bệnh 
đường hô hấp.
 * Kết quả: Từ những hoạt động rèn kỹ năng hàng ngày thông qua các hoạt 
động, trò chơi, bài thơ, bài hát hết sức gần gũi và đơn giản. Đến nay trẻ lớp tôi 
đã ý thức được rằng một đôi tay sạch giúp trẻ luôn khỏe mạnh và tránh được rất 
nhiều loại bệnh. Đồng thời rất tự giác trong việc rửa tay bằng xà phòng dưới vòi 
nước sạch và biết rửa tay đúng quy trình.
 7/15

File đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_ren_ky_nang_ve_sinh_cho_tre_4_5_tuoi_p.docx