SKKN Một số biện pháp rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non
Việc rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ là vô cùng cần thiết, đặc biệt là với lứa tuổi mầm non. Đó là phương tiện không thể thiếu để giúp trẻ tăng năng lực hội nhập, tích cực, chủ động, sáng tạo, tự tin vững vàng trước mọi khó khăn thử thách. Kỹ năng tự phục vụ là những thói quen sinh hoạt thường ngày trong giao tiếp và ứng sử của trẻ đối với bản thân và những người xung quanh. Tập những kỹ năng sống, kỹ năng tự phục vụ cho trẻ, từng bước hình thành nhân cách sống cho trẻ là một trong những nhiệm vụ trọng tâm cần được đưa lên hàng đầu. Nếu các con không có kỹ năng tự phục vụ bản thân, các con không thể chủ động và tự lập trong cuộc sống hiện đại. Ngày nay với tình trạng trẻ em thụ động, không biết cách tự bảo vệ bản thân, luôn ỷ lại vào người lớn tìm sự giúp đỡ, trẻ tự động làm theo ý mình chưa biết hợp tác chia sẻ, đang diễn ra quá phổ biến trong xã hội hiện nay. Những ngày đầu tiên đến lớp, mặc dù trẻ đã 4 tuổi nhưng khi trẻ đưa đến lớp, vẫn còn nhiều cha mẹ bế trên tay vẫn còn quá nhút nhát và quấy khóc, khi ở lớp trẻ rất ít vận động và chưa biết làm những công việc tự phục vụ bản thân như: Lấy và cất đồ dùng cá nhân, vệ sinh cá nhân trẻ, chưa biết tự tay thay quần áo khi bẩn, khi ăn cơm còn nhờ cô giáo xúc cơm hộ trẻ, nhiều trẻ xúc cơm thì rơi vãi cơm.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non
MỤC LỤC A. ĐẶT VẤN ĐỀ: I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI. II. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng nghiên cứu 2. Phạm vi nghiên cứu 3. Thời gian nghiên cứu III. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU. B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: I: CƠ SỞ CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 1. Cơ sở lý luận 2. Cơ sở thực tiễn. 3. Khảo sát thực trạng trước khi thực hiện đề tài II: CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN. Biện pháp 1: Tạo môi trường giáo dục kỹ năng tự phục vụ Biện pháp 2: Giáo dục kỹ năng tự phục vụ trong hoạt động vui chơi, hoạt động góc Biện pháp 3: Giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi Biện pháp 4: Giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ ở hoạt động học Biện pháp 5: Phối hợp với phụ huynh cùng rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ Biện pháp 6: Phối hợp với đồng nghiệp trong việc rèn trẻ kỹ năng tự phục vụ cho trẻ. III: KẾT QUẢ CỦA SÁNG KIẾN. C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ. 1. Kết luận. 2. Khuyến nghị. D. TÀI LIỆU THAM KHẢO. Bản thân tôi là một giáo viên, tôi nhận thức rõ việc rèn kỹ năng cho trẻ là rất cần thiết để trẻ phát triển một cách toàn diện nên tôi nghiên cứu đề tài. “Một số biện pháp rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 4 – 5 trong trường mầm non” II. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU: 1. Đối tượng nghiên cứu: - Trẻ 4 - 5 tuổi 2. Phạm vi nghiên cứu: - Tại lớp 4 tuổi B2 trường mầm non đang công tác 3. Thời gian nghiên cứu: - Từ tháng 9/ 2020 đến tháng 3/2021 III. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Giúp cho giáo viên nâng cao về phương pháp giúp trẻ 4- 5 tuổi rèn kỹ năng tự phục vụ trong trường mầm non. Tạo được lòng tin của phụ huynh đối với nhà trường cũng như giáo viên B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I: CƠ SỞ CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 1. Cơ sở lý luận. Kỹ năng tự phục vụ là một yếu tố quan trọng có thể giúp trẻ tăng cường tính độc lập và cảm giác về sự thành công. Dạy cho trẻ những kỹ năng tự phục vụ giúp trẻ ý thức được bản thân, đây là cơ hội tốt nhất giúp trẻ nhanh chóng khôn lớn và trưởng thành trong cuộc sống, trẻ sống có trách nhiệm hơn với mình, dạy trẻ biết quan sát và hằng ngày hướng dẫn của người lớn trong các công việc nhỏ. Chính những việc làm của người lớn thường ngày sẽ được trẻ chú ý quan sát và ghi nhớ để thực hiện lại. Vì vậy ngoài việc nâng cao tính tự giác, tự lập trẻ còn tạo dựng được tinh thần tập thể, biết quan tâm và giúp đỡ người xung quanh. Nhưng trong thực tế hiện nay nhiều gia đình, các bậc cha mẹ thường không để cho các cháu nhỏ làm gì cả, ngoài việc học tập và vui chơi, đến trường các cháu cũng vậy. Do đó việc rèn kỹ năng tự phục vụ bản thân cho trẻ trong trường mầm non là việc làm vô cùng cần thiết sự tự tin, cách ứng sử của trẻ và hiểu biết của chúng về thế giới xung quanh phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng môi trường giáo dục và mối quan hệ tương hỗ giữa giáo viên và trẻ. Bản thân tôi học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm, không chỉ trên lý luận mà đặc biệt là trên thực tế. Điều đó có ảnh hưởng không nhỏ đến việc chăm sóc giáo dục của nhà trường, phát triển học tập của nhà trường được phụ huynh ngày càng tin tưởng, một hoạt động rèn kỹ năng sống (đặc biệt kỹ năng tự phục vụ * Khó khăn: - Về phía trẻ: + Tuy trẻ trong lớp có cùng một độ tuổi nhưng khả năng nhận thức, nề nếp, các kỹ năng tự phục vụ của trẻ hoàn toàn khác nhau. Có những trẻ mới đến lớp, hiếu động, khả năng tự phục vụ kém khả năng nhận thức của trẻ còn bị hạn chế như (Phong, Bình, Ving Quang ). Kỹ năng cơ bản của lứa tuổi thực hiện các hoạt động hằng ngày (Tự rửa mặt, tự cất đồ dùng cá nhân, tự mặc quần áo, tự cởi quần áo) + Số lượng trẻ trong một lớp đông. Một số trẻ nhút nhát nên không tự tin khi tham gia vào các hoạt động, một số trẻ lại quá hiếu động nên khi hoạt động chưa chú ý vào sự hướng dẫn của cô. + Do tác động của xã hội làm cho trẻ bị ảnh hưởng một số thói quen xấu, bởi cuộc sống hiện đại như: Internet, tivi, các trò chơi điện tử nên việc rèn luyện kỹ năng tự phục vụ cho trẻ còn gặp nhiều khó khăn. + Trẻ được sống trong môi trường quá bao bọc, mọi việc đều được bố mẹ làm cho, khiến trẻ quen dựa dẫm, không có tính tự lập, ích kỷ. - Về phía giáo viên: + Giáo viên chưa chú trọng vào rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ, vẫn làm hộ trẻ, còn gò bó đối với trẻ + Trong thực tế ở trường mầm non nhiều giáo viên còn dạy trẻ trên hình thức một chiều ít lắng nghe, tìm hiểu trẻ, hay chê bai trẻ khi trẻ chưa có kỹ năng. - Về phía phụ huynh: + Mặc dù quan tâm con nhưng đa số phụ huynh còn mải công việc, ít giành thời gian cho con, phần lớn còn ỷ lại cho ông bà, vì vậy việc trao đổi phối hợp chăm sóc giáo dục trẻ giữa giáo viên và phụ huynh còn gặp nhiều khó khăn. + Nhận thức của phụ huynh về kỹ năng tự phục vụ chưa cao, còn nuông chiều trẻ, sợ trẻ quá sức. Một số phụ huynh chưa quan tâm đúng mức đến giáo dục kỹ năng cho con em mình * Kết quả khảo sát đầu năm: KHẢO SÁT TRƯỚC KHI THỰC HIỆN. STT Nội dung khảo sát Tổng Đầu năm số Số trẻ Tỉ lệ(%) cháu 1 Kỹ năng cất dọn đồ dùng đồ chơi 21 57 2 Kỹ năng làm vệ sinh cá nhân (đi vệ 24 65 sinh, rửa tay, rửa mặt, đánh răng, 37 trải đầu) trẻ + Treo hình ảnh các bước lau mặt ngay tại nơi để giá khăn lau mặt + Trong nhà vệ sinh, trang trí các hình ảnh minh họa hành động giáo dục trẻ như: Xếp hàng để rửa tay, để rác đúng nơi quy định Góc tuyên truyền ở lớp. Tôi tuyên truyền các bài tuyên truyền giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ trên mạng hay trên báo để dán ở góc tuyên truyền dành cho cha mẹ trẻ để phụ huynh khi đưa đón trẻ đến lớp có thể đọc được Cho trẻ sinh hoạt phòng chức năng thường xuyên. Hằng tuần trẻ lớp tôi đều được tham gia sinh hoạt ở phòng chức năng của trường. Qua các buổi sinh hoạt này, trẻ không chỉ được trải nghiêm các hoạt động mà trẻ còn có kỹ năng giữ trật tự, lấy cất đồ chơi đúng nơi quy định, gọn gàng ngăn nắp. Biện pháp 2: Giáo dục kỹ năng tự phục vụ trong hoạt động vui chơi, hoạt động góc Thông qua hoạt động vui chơi trẻ được trải nghiệm nhiều vai chơi khác nhau trong cuộc sống từ đó biết cách ứng sử với mọi người xung quanh Qua các góc chơi khác như:( Xây dựng, nấu ăn, bán hàng) Cô giáo luôn là người bạn chơi cùng với trẻ để hướng dẫn trẻ giao lưu với nhau trong từng góc, từng nhóm. Cô giáo gợi ý, hướng dẫn trẻ cách chơi, cách xưng hô khi chơi. Cô chơi với trẻ như người bạn thật sự của trẻ để cho trẻ học cách ứng sử với nhau khi chơi, biết đối đáp trong khi chơi Qua góc chơi nấu ăn. Trẻ được làm với những đồ dùng, vật dụng khác nhau ( bộ đồ bếp, bộ đồ ăn, bộ đồ uống). Sự sạch sẽ, gọn gàng, một thói quen nề nếp, sự sắp đặt ngăn nắp, ngay ngắn những bộ đồ dùng, vật dụng, thái độ, ăn uống từ tốn, không vội vã, không khí cởi mở, thoải mái và đầm ấm, những cuộc trao đổi nhẹ nhàng, dễ chịu,.tất cả những yếu tố trên sẽ giúp trẻ có thói quen tốt để hình thành kỹ năng tự phục vụ và ý nghĩa hơn là kỹ năng sống tự lập sau này. Qua góc nấu ăn trẻ được giao lưu kết nối với phụ huynh, được xem phụ huynh hướng dẫn làm món ăn mới, như vậy trẻ cảm thấy tự tin khi tham gia giao tiếp. Kỹ năng biết quan tâm và chia sẻ với nhau để tổ chức các sự kiện trong khi chơi (Ảnh2. Trẻ chơi góc nấu ăn) VD: Qua góc chơi “bán hàng” thông qua trò chơi này ngoài việc trẻ hiểu được công việc của người bán hàng và mua hàng trẻ còn phải biết thưa gửi lễ phép. Giai đoạn đầu trẻ còn chưa mạnh dạn trong khi chơi, tôi nhập vai người bán hàng khi cháu mua hàng tôi chủ động hỏi trẻ “ Bác ơi bác mua thứ gì nào” Trẻ nói mua rau trả tiền nè. Tôi phải sửa ngay cho trẻ, khi mua hàng con phải hỏi bác ơi bao nhiêu tiền một mớ ạ, nếu trẻ đã biết thưa giử lễ phép tôi sẽ thưởng cho trẻ một bông hoa và cuối ngày nhận xét trước lớp. Với hình thức này cháu rất thích Giáo dục trẻ ở mọi lúc mọi nơi, luôn làm gương cho trẻ noi theo. Khi trẻ vào lớp tôi nhắc trẻ chào cô, chào bố mẹ, nhắc trẻ cất đồ dùng cá nhân để vào lớp, tôi luôn chủ động chào hỏi trao đổi với các bậc phụ huynh giúp cho trẻ nhận thấy sự gần gũi, quan tâm của cô giáo với phụ huynh giúp trẻ mạnh dạn tự tin hơn.Vì đặc điểm của trẻ mầm non là luôn có tính bắt trước nên người lớn, giáo viên phải là tấm gương sáng, yêu thương, tôn trọng, đối sử công bằng với trẻ và đặc biệt phải đảm bảo an toàn cho trẻ VD: Thời gian đầu nhiều trẻ chưa có kỹ năng chào hỏi và giao tiếp với cô cùng bạn bè, tôi chủ động chào trẻ trước “Cô chào con Bảo Ngọc” Thì lúc đó trẻ sẽ biết đáp lại câu “Con chào cô ạ” và tôi nhắc trẻ con chào bố, mẹ và cất đồ dùng cá nhân để đi để vào lớp với cô nào. Hoặc khi trẻ đang chơi mà có khách đến lớp tôi nhắc trẻ “Các con chào bác, cô, chú.đi nào” cứ như vậy dần trẻ có thói quen chào cô, chào bố mẹ và chào khách, khi đến lớp khi ra về. Còn với trẻ chưa có kỹ năng giao tiếp nhiều với cô, với bạn, và kỹ năng tự phục vụ, tôi thường gần gũi với trẻ hơn, trò chuyện với trẻ nhiều hơn về những người thân của trẻ, về thế giới xung quanh từ đó trẻ sẽ mạnh dạn hơn khi tiếp xúc và giao tiếp với cô, với bạn bè và có được một số kỹ năng tự phục vụ. Giờ hoạt động ngoài trời: Tôi luôn nhắc nhở trẻ khi ra sân trường chơi phải đi theo hàng, bạn nọ nối đuôi theo bạn kia, không đẩy bạn ngãNếu trẻ làm gì sai với bạn, với cô thì phải biết xin lỗi cô, xin lỗi bạn. Khi đi chơi gặp các bác, các cô làm việc trong trường phải biết chào hỏi lễ phép. Ai cho gì phải biết nhận bằng hai tay và nói cảm ơn. Tôi lựa chọn nội sao cho phù hợp nhằm phát huy hết khả năng của trẻ như: Cô hướng dẫn cho trẻ nhặt lá cây, gom rác ở sân trường, cho trẻ biết tưới cây nhổ cỏ, chăm sóc cây để bảo vệ môi trường đồng thời rèn cho trẻ ý thức tự phục vụ và chăm sóc những gì gần gũi xung quanh trẻ Hoặc qua giờ ăn trưa giáo viên rèn cho trẻ kỹ năng tự phục vụ từ đó hình thành một số kỹ năng, hành vi văn hóa trong ăn uống như: (Ảnh 3. Giờ ăn của trẻ) - Cách sử dụng bát, đĩa, thìa, ca cốc. Cách chia thìa, cách chia thức ăn - Trẻ còn được rèn luyện thói quen văn minh trong ăn uống như: Mời cô, mời các bạn, rửa tay trước và sau khi ăn, biết lấy tay che miệng khi ho, không nói chuyện khi ăn Ngoài ra kỹ năng tự phục vụ cho trẻ còn được giáo dục qua giờ đón trả trẻ. Như vào thời gian đón hoặc trả trẻ tôi đã trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khoẻ, vệ sinh cá nhân, những phản ứng kém linh hoạt cũng như những kỹ năng của trẻ để cùng phụ huynh giáo dục trẻ, giúp trẻ chủ động trong các hoạt động. Thông qua giờ đón trẻ, còn lồng ghép giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ, biết lễ phép chào cô, chào bố mẹ, hỏi han bạn hoặc dạy trẻ biết cất ba lô vào tủ, biết
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_ren_ky_nang_tu_phuc_vu_cho_tre_4_5_tuo.docx