SKKN Một số biện pháp rèn kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non
Nhằm giáo dục cho trẻ kỹ năng tự bảo vệ cơ thể, trẻ tự tin khám phá thế giới với sự chủ động kiểm soát của bản thân. Điều này có tác dụng lớn thúc đẩy sự trưởng thành của bản thân trẻ về mặt nhân cách lẫn trí tuệ, giúp trẻ có thể tự bảo vệ bản thân mình trước những tình huống nguy hiểm trong cuộc sống.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp rèn kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp rèn kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non
2 rủi ro nhưng lại quên giải thích cho con nguyên nhân và cách phòng vệ hậu quả sảy ra, cách xử trí khi bị lạc, số điện thoại của người thân cần ghi nhớ, cách xử trí khi gặp những tình huống bất ngờ: gặp đám cháy, khi người lạ dụ dỗ cùng với đó là biết bao tện nạn: bắt cóc trẻ em, đánh đập trẻ, xâm hại tình dục trẻ emnhững vấn đề nóng trong 2-3 năm gần đây. Vậy nên chúng ta cần trang bị những kỹ năng như thế nào để giúp trẻ bảo vệ bản thân? b. Cơ sở thực tiễn: Sự phát triển toàn diện nhân cách của trẻ mầm non được hình thành và phát triển trong quá trình vui chơi và học tập, trong quá trình giao tiếp với mọi người xung quanh hay với đồ vật, hành vi của trẻ được thể hiện bằng ngôn ngữ hành động ra bên ngoài. Muốn trẻ lĩnh hội được hành vi phải cho trẻ hoạt động tích cực đặc biệt là các hoạt động mà trẻ thích. Hàng ngày các cô đã chú ý đến việc rèn luyện các thói quen cần thiết ở trường mầm non. Tuy nhiên việc giáo dục, rèn luyện kỹ năng tự bảo vệ bản thân và tính tự lập, tự tin cho trẻ còn chưa thường xuyên, chưa liên tục và chưa được quan tâm nên hiệu quả chưa cao. Với đề tài này tôi tìm ra những phương pháp giáo dục rèn luyện các kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ một cách triệt để nhất, quan tâm đến đặc điểm cá nhân của trẻ, đưa vào các hoạt động hàng ngày, rèn trẻ ở mọi lúc, mọi nơi. Tại sao phải dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân? Trẻ em luôn hiếu kỳ, tò mò và luôn muốn khám phá những điều mới lạ. Nhưng lại chưa có kỹ năng để thu thập thông tin, phán đoán những mối nguy hiểm có thể sảy ra với bản thân mình. Dạy trẻ kỹ năng bảo vệ bản thân giúp trẻ tư duy, phán đoán được những nguy hiểm có thể sảy ra và tìm cách tránh xa. Dạy trẻ những kỹ năng bảo vệ bản thân giúp trẻ có khả năng xử lí tình hống, biết lên tiếng kêu cứu và tìm đến những sự trợ giúp đúng khi cần. Trẻ được trang bị kỹ năng bảo vệ bản thân sẽ tự tin hơn và làm chủ được cuộc sống của mình. Việc giáo dục rèn luyện kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ chính là giúp trẻ trở lên năng động, sáng tạo. Giúp trẻ có được những kinh nghiệm trong cuộc sống, biết được những điều nên làm và không nên làm. Giúp trẻ tự tin, chủ động và biết cách ứng xử trong cuộc sống, khơi gợi khả năng tư duy sáng tạo của trẻ 4 Ở độ tuổi mầm non là giai đoạn học và tiếp thu, lĩnh hội những giá trị sống để hình thành và phát triển nhân cách, kỹ năng sống là những kỹ năng nền tảng để hình thành nhân cách trẻ. Phát triển về các mặt thể chất, tình cảm, xã hội, ngôn ngữ, nhận thức, giúp trẻ sẵn sàng chuẩn bị vào học lớp một vững vàng hơn cụ thể là: - Giúp trẻ được an toàn, khỏe mạnh, khéo léo bền bỉ, có khả năng thích ứng với thay đổi của điều kiện sống trong xã hội. - Giúp trẻ biết kiểm soát cảm xúc, thể hiện tình yêu thương, đồng cảm với mọi người xung quanh. - Giáo dục kỹ năng sống giúp trẻ mạnh dạn, tự tin, tôn trọng người khác, có khả năng giao tiếp tốt với mọi người. - Giúp trẻ ham hiểu biết, sáng tạo, có những kỹ năng thích ứng với hoạt động học tập ở lớp một như sẵn sàng hòa nhập, vượt qua khó khăn để phục vụ. Giáo dục mầm non, mà đặc biệt là lứa tuổi mẫu giáo lớn “ Điểm khởi đầu” của quá trình hình thành nhân cách con người thì việc giáo dục cho trẻ là rất quan trọng và cần thiết. Ở độ tuổi mầm non xuất hiện tình trạng thụ động, không biết ứng phó trước tình cảnh nguy cấp, không biết bảo vệ bản thân trước những mối nguy hiểm, không biết tìm kiếm sự giúp đỡ Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này trong đó thiếu kỹ năng bảo vệ bản thân là nguyên nhân sâu xa nhất. Do đó việc giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân là vô cùng cần thiết. Kỹ năng tự bảo vệ bản thân là một nhóm kỹ năng sống. Theo Bộ giáo dục và đào tạo, thống nhất quan điểm của UNICEF, kỹ năng sống là cách tiếp cận giúp thay đổi hoặc hình thành hành vi mới. Trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách nếu trẻ sớm được hình thành và tôn vinh các giá trị đích thực của mình thì các em có một nhân cách phát triển toàn diện, bền vững và có khả năng thích ứng, chống chọi với mọi biến động xã hội. Kỹ năng sống hay kỹ năng tự bảo vệ bản thân giúp trẻ có kinh nghiệm trong cuộc sống, biết điều nên làm và không nên làm, giúp trẻ tự tin, chủ động và trẻ biết cách xử lí tình huống trong 6 hàng ngày. Đa số trẻ đã học qua 2 độ tuổi nên đã có kiến thức và kỹ năng nhất định. Đa số phụ huynh đã nhận thức được việc cần thiết cho trẻ đi đến trường mầm non, nhiều phụ huynh rất muốn cho con đi lớp sớm, hiện nay các gia đình đều ít con vì vậy phụ huynh đều rất quan tâm đến các con, đa số phụ huynh rất nhiệt tình trong việc phối hợp với nhà trường và giáo viên để chăm sóc và dạy dỗ con. c. Khó khăn: * Với giáo viên Giáo viên chưa lựa chọn nội dung giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ một cách hợp lí, linh hoạt hiệu quả theo yêu cầu của từng độ tuổi. Do diều kiện giáo viên chưa dành nhiều thời gian quan tâm, tìm tòi nghiên cứu tài liệu về kỹ năng lao động tự phục vụ cho trẻ. Giáo viên chưa tạo được nhiều tình huống cho trẻ thực hành, giải quyết vấn đề. Chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc lựa chọn nội dung, lồng ghép tích hợp các nội dung giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ vào các hoạt động hàng ngày còn chưa phù hợp, đạt hiệu quả chưa cao. * Về phía trẻ: Trẻ ở độ tuổi này còn tò mò, hiếu kỳ trẻ không biết được cái gì nên và không nên làm, trẻ không biết tránh xa những cám dỗ, những nơi nguy hiểm Ở trường cũng như ở nhà, các con hầu như còn yếu về kỹ năng tự bảo vệ bản thân, trẻ không có kỹ năng khi chơi một mình, kỹ năng xử lí tình huống Trẻ chưa tự tin khi gặp các tình huống khó xử Trẻ chưa có tính tự giác khi thực hiện các kỹ năng *Về phụ huynh học sinh Trong xã hội hiện đại các bậc cha mẹ mải mê với công việc ít có thời gian dành cho con đặc biệt là dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân. Các bậc cha mẹ luôn nóng vội trong việc dạy con học và chiều chuộng, cung phụng con cái khiến trẻ không có kỹ năng tự bảo vệ bản thân, chỉ chú ý đến khâu dạy. Cái gì nên làm cái gì không nên làm? Cái gì gây nguy hiểm? Khi nào bị ngã, chảy 8 3.1. Biện pháp 1: Học tập, nghiên cứu, sưu tầm, tìm hiểu tài liệu, nhận thức sâu sắc việc giáo dục trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ mầm non. 3.2. Biện pháp 2: Giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ qua các hoạt động học và các hoạt động khác 3.3. Biện pháp 3: Ứng dụng công nghệ thông tin để giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ. 3.4. Biện pháp 4: Phối hợp với cha mẹ trẻ giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ. 4. Biện pháp từng phần. a. Biện pháp 1: Học tập, nghiên cứu, sưu tầm, tìm hiểu tài liệu, nhận thức sâu sắc việc giáo dục trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ mầm non. Muốn phát triển, giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ trước hết giáo viên phải hiểu rõ về vai trò ý nghĩa, cách thức tiến hành khi dạy trẻ những kỹ năng tự bảo vệ bản thân vì vậy: Bản thân tôi luôn sưu tầm nghiên cứu tìm hiểu thêm những tài liệu có liên quan đến các kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ. Sau khi nghiên cứu tài liệu. Tôi đã lập kế hoạch và tiến hành tổ chức, tạo tình huống cho trẻ thực hành các kỹ năng tự bảo vệ bản thân ở độ tuổi 4-5 tuổi. Thường xuyên cập nhật những tài liệu mới trên sách: Tâm lí học trẻ em, chương trình giáo dục mầm nontìm hiểu trên báo, trên mạng internet để dạy trẻ các kỹ năng tự bảo vệ bản thân ở mọi lúc, mọi nơi: kỹ năng an toàn khi chơi, kỹ năng tránh bị xâm hại cơ thể, kỹ năng xử trí khi bị lạc, kỹ năng ăn toàn khi tham gia giao thông, kỹ năng xử trí khi gặp tình huống bất ngờ Ngoài ra tôi còn trao đổi, học hỏi thêm những kinh nghiệm từ đồng nghiệp của mình để trang bị thêm cho mình vốn kiến thức, sự hiểu biết, đặc điểm của trẻ lứa tuổi này để phát triển kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ lứa tuổi 4-5 tuổi. Trong các cuộc họp chuyên môn của tổ ở trường tôi được học các lớp chuyên đề để từ đó tiếp thu những kinh nghiệm về các lĩnh vực khác nhau đặc biệt là giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ. Kỹ năng tự bảo vệ là gì? 10 vật không an toàn...Để trẻ phân biệt và nhận thức được tôi đã đưa nội dung “Nhận biết đồ dùng đồ chơi nguy hiểm quanh bé” hoặc kết hợp chơi các trò chơi như phân loại đồ dùng nguy hiểm, không nguy hiểm đối với trẻ ... Hoạt động làm quen văn học: Tôi thường bồi dưỡng cho trẻ kinh nghiệm sống, nhân cách tốt đẹp qua những câu chuyện, bài thơ, tục ngữ, ca dao, đồng dao, bài hát. Được nghe kể chuyện là điều trẻ rất thích, do đó giáo viên lựa chọn câu chuyện phù hợp để lồng ghép giáo dục. Chẳng hạn chủ đề: Bản thân, với câu chuyện “Giấc mơ kì lạ” có nội dung giáo dục “Ăn uống đầy đủ để các giác quan hoạt động”. Giải thích để trẻ hiểu tất cả các bộ phận trên cơ thể đều rất quan trọng cần được chăm sóc và bảo vệ.Ví dụ bảo vệ khuôn mặt xinh thì cần làm gì? Bảo vệ các bộ phận khác thì cần làm gì? Cho trẻ suy nghĩ và trả lời, mỗi trẻ tìm ra một câu trả lời. Cô củng cố lại cần phải giữ gìn vệ sinh hãy biết giữ gìn và bảo vệ chính cơ thể mình thật tốt. Khi dùng những câu truyện sưu tầm cô cần dùng hình ảnh, tạo hiệu ứng cho các nhân vật, lồng ghép âm thanh cho câu chuyện. Ngoài ra cô còn có thể tổ chức một giờ hoạt động như đóng kịch, lồng nhạc khi diễn kịch về những kỹ năng, các tình huống khi bị lạc, khi có người lạ rủ đi chơi... như vậy sẽ hấp dẫn và thu hút trẻ. Kỹ năng an toàn khi chơi: Trong quá trình vui chơi học tập ở trường các con có thể gặp phải những mối nguy hiểm từ đồ chơi, đồ vật trong lớp như: Ngã đu quay cầu trượt, ngã khi chạy chơi ở sân trường, các ổ điện, đồ chơi trong lớp Trẻ cần hiểu được đâu là đồ chơi, đồ dùng trong trường, đâu là đồ vật an toàn, đâu là đồ vật không an toàn Để giúp trẻ nhận thức, phân biệt được tôi đã lựa chọn nội dung “ nhận biết đồ dùng đồ chơi nguy hiểm xung quanh bé” vào hoạt động khám phá hay cho trẻ làm bài trong vở trò chơi học tập. Trong giờ hoạt động khám phá tháng 9 tôi trò chuyện với trẻ về các đồ dùng đồ chơi trong trường mầm non. Tôi cho trẻ tìm hiểu làm quen với đồ dùng 12 hay la hét và chạy lung tung mà hãy đứng yên một chỗ chờ. Vì bố, mẹ sẽ có thể quay lại chỗ đó để tìm bé. Hoặc bé có thể tìm đến những người mặc đồng phục giống nhau có đeo bảng tên, hoặc nhờ bảo vệ, cô bán hàng để giúp đỡ gọi điện thoại, hoặc thông báo lên loa để tìm bố mẹ. Tuyệt đối không đi theo người lạ dù người đó có hứa sẽ đưa về với bố mẹ, vì có thể đó là người xấu lợi dụng và sẽ bắt cóc con Hình ảnh 2: Ảnh minh họa trẻ xử lý tình huống khi bị bắt cóc Giáo viên cần trang bị cho trẻ những kiến thức cơ bản: Khi có người lạ cho bim bim, hay rủ đi mua đồ chơi tuyệt đối không được đi, biết kêu cứu, biết đánh lại, phản kháng đấm vào người đang bắt cóc mình, biết sử dụng thuật ngữ: “ Cứu, bắt cóc”, biết bám vào đồ vật gần nhất để không bị lôi đi, nhớ số điện thoại của chú công an: 113, nhớ số điện thoại của người thân khi cần, khi thấy người lạ có dấu hiệu bất thường tuyệt đối không trò chuyện cùng. Khi người lạ có dấu hiệu bắt cóc chạy ngay tới cửa hàng gần nhất gọi người giúp đỡ Kỹ năng xâm hại cơ thể: Ở Việt Nam cho trẻ em tìm hiểu về vấn đề này chưa thực sự được quan tâm đúng mức. Trái lại đây lại là vấn đề vô cùng nhức nhối trong xã hội hiện nay Để đảm bảo cho trẻ em có những kiến thức cơ bản về vấn đề bảo vệ thân thể cũng như cách phòng tránh khi bị xâm hại cơ thể, giáo viên cần trang bị cho trẻ những kiến thức cần thiết. Giáo viên phải dạy trẻ gọi tên chuẩn xác các bộ phận riêng tư trên cơ thể ngay từ đầu sẽ giúp bố mẹ dễ dàng giải thích cho con hiểu sự thay đổi trên cơ thể khi trẻ bước vào giao đoạn dậy thì trẻ sẽ không ngại ngùng hay lúng túng nữa. Khi trẻ đã được giáo viên trang bị kiến thức như vậy thì vấn đề bị xâm hại cơ thể không còn là vấn đề đáng lo ngại của nhà trường hay xã hội nữa. Kỹ năng an toàn khi tham gia giao thông: Đây là một kỹ năng quan trọng đối với trẻ khi tham giao thông. Giáo viên nên giúp trẻ hiểu được một số biển báo cơ bản, một số loại đường cơ bản, một số người có vai trò trong việc điều hành giao thông và qua đường đúng cách
File đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_ren_ky_nang_tu_bao_ve_ban_than_cho_tre.docx