SKKN Một số biện pháp rèn kỹ năng sống cho trẻ 4-5 tuổi tại nhà trong thời gian nghỉ dịch Covid-19
Đánh giá thực trạng dạy kỹ năng sống cho trẻ ở trường mầm non tôi nghiên cứu: “Một số biện pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ 4-5 tuổi tại nhà trong thời gian nghỉ dịch covid 19 ” nhằm phát huy nâng cao tính tích cực, năng động, sáng tạo, mạnh dạn, tự tin trong mọi hoạt động và mọi hoàn cảnh của trẻ nhằm củng cố, rèn luyện cho trẻ những kỹ năng sống cơ bản thông qua các hoạt động học, chơi, hoạt động ăn, ngủ của trẻ nhằm thúc đẩy, nâng cao hiệu quả giáo dục trong nhà trường nói riêng và nâng cao chất lượng giáo dục trẻ tại nhà trong thời gian nghỉ dịch .Dạy trẻ một số kỹ năng: nhóm kỹ năng tự phục vụ, nhóm kĩ năng xã hội, nhóm kĩ năng giải quyết vấn đề. Nhằm giúp trẻ có kinh nghiệm trong cuộc sống, biết được những điều nên làm và không nên làm từ đó giúp cho trẻ có được một số kỹ năng sống cơ bản, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng cho trẻ tại nhà khi điều kiện không cho phép được đến trường, giúp trẻ phát triển toàn diện về các mặt như đức, trí, thể, mỹ.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp rèn kỹ năng sống cho trẻ 4-5 tuổi tại nhà trong thời gian nghỉ dịch Covid-19", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp rèn kỹ năng sống cho trẻ 4-5 tuổi tại nhà trong thời gian nghỉ dịch Covid-19

MỤC LỤC TT NỘI DUNG TRANG Phần 1. Đặt vấn đề 4 1 Lý do chọn đề tài nghiên cứu 4 2 Mục đích nghiên cứu 5 3 Nội dung nghiên cứu 5 4 Đối tượng nghiên cứu, khách thể nghiên cứu 6 5 Thành phần tham gia nghiên cứu 6 6 Phương pháp nghiên cứu 6 7 Kế hoạch nghiên cứu 6 Phần 2. Giải quyết vấn đề 7 Những biện pháp đổi mới hoặc cải tiến 1 Cơ sở lý luận 7 2 Cơ sở thực tiễn 7 3 Mô tả, phân tích các giải pháp hoặc cải tiến mới 9 Phần 3. Kết luận và khuyến nghị 16 Phần 4. Tài liệu tham khảo 18 2 sống cho trẻ 4-5 tuổi tại nhà trong thời gian nghỉ dịch Covid 19” Ở đề tài này, tôi đưa ra một số biện pháp rèn kỹ năng sống cho trẻ 4-5 tuổi tại nhà , đồng thời còn tư vấn cho phụ huynh một số biện pháp rèn kỹ năng sống cho trẻ như thế nào là tốt nhất để các bậc phụ huynh cùng thực hiện phối hợp với cô giáo khi các con học tại nhà, nhằm hướng đến mục tiêu phát triển, nuôi dưỡng những giá trị sống, làm nền tảng và hình thành những kỹ năng sống tích cực trong trẻ, giúp trẻ cân bằng cuộc sống trên các lĩnh vực nền tảng: thể trạng, tâm hồn, trí tuệ và tinh thần và với mong muốn của bản thân là chia sẻ những kinh nghiệm của mình với các bạn đồng nghiệp. 2 .MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Đánh giá thực trạng dạy kỹ năng sống cho trẻ ở trường mầm non tôi nghiên cứu: “Một số biện pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ 4-5 tuổi tại nhà trong thời gian nghỉ dịch covid 19 ” nhằm phát huy nâng cao tính tích cực, năng động, sáng tạo, mạnh dạn, tự tin trong mọi hoạt động và mọi hoàn cảnh của trẻ nhằm củng cố, rèn luyện cho trẻ những kỹ năng sống cơ bản thông qua các hoạt động học, chơi, hoạt động ăn, ngủ của trẻ nhằm thúc đẩy, nâng cao hiệu quả giáo dục trong nhà trường nói riêng và nâng cao chất lượng giáo dục trẻ tại nhà trong thời gian nghỉ dịch .Dạy trẻ một số kỹ năng: nhóm kỹ năng tự phục vụ, nhóm kĩ năng xã hội, nhóm kĩ năng giải quyết vấn đề. Nhằm giúp trẻ có kinh nghiệm trong cuộc sống, biết được những điều nên làm và không nên làm từ đó giúp cho trẻ có được một số kỹ năng sống cơ bản, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng cho trẻ tại nhà khi điều kiện không cho phép được đến trường, giúp trẻ phát triển toàn diện về các mặt như đức, trí, thể, mỹ. 3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU - Nghiên cứu thực trạng việc dạy kỹ năng sống ở tại nhà thông qua lớp học tôi được phân công giảng dạy. - Đề ra kế hoạch cho việc dạy kỹ năng sống tại nhà cho lớp học tôi được phân công giảng dạy. - Tìm ra các giải pháp có thể dạy trẻ tiếp thu về các kỹ năng sống một cách hiệu quả nhất. - Rút ra bài học kinh nghiệm sau khi triển khai thực hiện đề tài để có những kế hoạch giảng dạy cho các năm học tiếp theo và đề xuất kiến nghị với cấp trên để đầu tư về cơ sở vật chất và trang thiết bị giảng dạy được tối ưu hơn. 4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU. * Đối tượng nghiên cứu 4 Dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non là dạy cho trẻ những kỹ năng cần có, những hành vi lành mạnh để trẻ có thể đối mặt với thử thách của cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, giáo dục kỹ năng sống không hề dễ chút nào, vì nó nằm ngoài suy nghĩ và thói quen của ta từ trước đến nay. Việc đầu tiên là ta tin vào khả năng của trẻ để suy nghĩ và có hành động đúng. Người lớn không nên áp đặt ý kiến của mình mà cần khơi dậy tiềm năng trẻ, hỗ trợ sự phát triển tiềm năng này bằng thái độ thông cảm và tôn trọng. Lòng tin của trẻ sẽ lớn rất nhanh nếu người lớn nhìn chúng bằng con mắt mới và sáng tạo, đồng thời với thái độ kiên nhẫn. Do dó giáo dục kỹ năng sống chỉ thành công với nhà giáo dục “ kiểu mới” khác với người thầy mệnh lệnh, bao cấp, suy nghĩ và hành động thay thế trẻ. Để giáo dục các kỹ năng sống cho trẻ đòi hỏi mỗi một giáo viên phải suy nghĩ sáng tạo trong việc lựa chon nội dung, phương pháp dạy học theo chương trình giáo dục mầm non mới. Đặc biệt chú trọng phát triển năng lực cá nhân của trẻ. Lấy trẻ và năng lực cá nhân của trẻ làm trung tâm. Đối với trẻ 4-5 tuổi nhóm kỹ năng hết sức đơn giản gần gũi với trẻ như: Sự hợp tác, tự kiểm tra, tính tự tin, tự lập, tò mò, khả năng thấu hiểu và giao tiếp kỹ năng nhận thức về bản thân; kỹ năng quản lý cảm xúc; kỹ năng giao tiếp và quan hệ xã hội; kỹ năng học tập; kỹ năng tương tác; kỹ năng học hỏi; kỹ năng đối xử tốt vớingười khác; kỹ năng giải quyết bất đồng; kỹ năng xin lỗi khi làm sai; kỹ năng thể hiện lòng tốt và giúp đỡ người khác khi có thể;dạy trẻ suy nghĩ và nhìn về các mặt tích cực của cuộc sống; kỹ năng giữ gìn và vệ sinh cơ thể; Dạy trẻ biết yêu thương vô điều kiện....Từ những nội dung trên mà chương trình giáo dục mầm non đã đưa ra các nội dung đơn giản và hết sức gần gũi với trẻ như: Dạy trẻ có kỹ năng hợp tác với mọi người; nhận và hoàn thành nhiệm vụ dạy trẻ kỹ năng tự phục vụ; kỹ năng kiểm soát cảm xúc....Các kỹ năng này không tách rời nhau mà chúng có liên quan chặt chẽ với nhau được thể hiện đan xen lẫn nhau, có thể thực hành trong bất cứ tình huống xảy ra hàng ngày của trẻ, trẻ nhận thức được các kỹ năng sống tốt sẽ giúp trẻ hoàn thiện về nhân cách và phát triển một cách toàn diện. 2- CƠ SỞ THỰC TIỄN a, Thực trạng trước khi thực hiện Tình hình dịch bệnh phức tạp và kéo dài đã hơn 10 tháng nay mà trẻ mầm non là lứa tuổi đang trong giai đoạn hình thành và phát triển nhân cách, trẻ còn non nớt về thể chẩt và tình cảm, trí tuệ. Trẻ phải học mọi thứ từ cuộc sống đa dạng, sinh động, nhiều điều xung quanh để phát triển. Vì vậy giáo dục kỹ năng sống cho trẻ để giúp trẻ thích nghi, hòa nhập ứng phó với cuộc sống hằng ngày đồng thời giúp trẻ định hướng đúng đắn để phát triển nhân cách toàn diện là vấn đề phải được quan tâm hàng đầu. Trên thực tế, đối với trẻ mầm non, giáo dục kỹ năng tự phục vụ không phải là công việc quá to tát mà chỉ là những thao tác đơn giản như: Tự chơi, tự ăn uống, dọn phòng của mình, tự thay đồ, biết tự vệ sinh cá 6 6.Kỹ năng giải quyết vấn đề 24 10 41,6% Từ những tình hình và số liệu trên cho thấy kỹ năng sống và việc thực hiện kỹ năng sống của trẻ là rất thấp. Vì vậy mà tôi đã mạnh dạn tìm cách trang bị, các kiến thức về kỹ năng sống và bền bỉ tận tâm rèn luyện những kỹ năng sống cơ bản nhất cho trẻ lớp tôi thông qua đề tài “Một số biện pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ 4-5 tuổi tại nhà trong thời gian nghỉ dịch covid 19”. 3. NHỮNG BIỆN PHÁP THỰC HIỆN Biện pháp 1: Phối kết hợp với phụ huynh dạy trẻ học tại nhà qua các video Để việc học tập của trẻ không bị gián đoạn , tôi phối kết hợp với phụ huynh giáo dục trẻ thông qua các video giáo dục , để làm được điều đó tôi đã tiến hành nghiên cứu và đưa ra : + Lựa chọn những nội dung để quay video phù hợp với lứa tuổi . Nội dung các bài học do ban giám hiệu, tổ chuyên môn của nhà trường xây dựng và đưa ra theo hướng ngắn gọn , xúc tích , dễ hiểu , giúp trẻ củng cố được các kỹ năng và theo đúng chương trình của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo đề ra . Hình thức này giúp cho trẻ có được sự tương tác với giáo viên rèn nề nếp và hình thành thói quen tự học, thích nghi với sự thay đổi trong cuộc sống. Bên cạn đó đây cũng là một xu hướng mới cho trẻ làm quen tiếp cận và thực hành với kỹ năng sủ dụng công nghệ thông tin. Đặc điểm tâm sinh lý của trẻ mầm non là dễ nhớ nhưng lại mau quên, chính vì vậy các video thường dài chỉ khoảng từ 5-7 phút. Mục tiêu của mỗi buổi học là cho trẻ cảm thấy vui vẻ thoải mái. Nội dung bài học phù hợp với lứa tuổi nhẹ nhàng mà vẫn cung cấp đầy đủ kiến thức cho trẻ. Các hoạt động được hướng đến đảm bảo đầy đủ 4 yếu tố: Theo khung chương trình của Bộ giáo dục, có tính khoa học, có tính thực tiễn và tính giáo dục cao. Qua các video giáo viên giúp trẻ rèn luyện được các mặt như phát triển nhận thức, thẩm mỹ và nhất là rèn kỹ năng cho trẻ . Khi triển khai thực hiện , những video giáo dục do chính tôi thực hiện đã đón nhận được sự đồng tình ủng hộ của Quý phụ huynh. Ngoài các kiến thức cơ bản giáo viên thiết kế các hoạt động dưới dạng trò chơi vui vẻ, hấp dẫn, đan xen để tránh sự nhàm chán để trẻ “ học thông qua chơi”. + Sưu tầm các video bổ ích về rèn kỹ năng sống cho trẻ tại nhà cho phụ huynh . 8 - Kỹ năng phòng tránh điện giật 1 - Rèn kỹ năng dạy trẻ mặc áo khoác - Rèn kỹ năng mạnh dạn tự tin nơi đông người 2 Rèn kỹ năng : Nhận biết một số ký hiệu thông thường : nhà wc , cầm lửa , nơi nguy hiểm ... - Lịch sự khi đến nhà người khác 3 - Biết kêu cứu chạy khỏi nơi nguy hiểm 4 - Thông qua bảng kế hoạch xây dựng các nội dung giáo dục kĩ năng sống cho trẻ, tôi đã đưa ra một số kỹ năng cần thiết để giáo dục trẻ trong những hoạt động cụ thể giúp trẻ nhận thức sâu sắc hơn vấn đề, và hình thành kỹ năng ứng phó khi gặp vấn đề nguy hiểm trong quá trình sống của trẻ, các nội dụng được cụ thể hóa, không chồng chéo và được tích hợp vào từng chủ đề quen thuộc xuyên suốt cả năm học. Điều này giúp tôi dễ dàng trong việc lên kế hoạch năm học, kế hoạch giáo dục tháng, tuần, kế hoạch ngày và thực hiện giáo dục trẻ một cách có hiệu quả nhất. Biện pháp 3: Giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động hằng ngày của trẻ tại gia đình Dạy cho trẻ ý thức tự cất đồ dùng gọn gàng, ngăn nắp lúc khi chơi ở nhà hoặc sang nhà người khác chơi .Khi sang nhà người khác chơi hoặc khi có khách đến nhà mình thì các con phải giữ phép lịch sự đầu tiên đó là lễ phép chào hỏi người lớn. Tôi phối hớp với phụ huynh để xem trẻ có thực hiện đúng không, xem bạn nào thực hiện chưa đạt, cuối tuần sẽ đành giá và nêu gương bạn thực hiện tốt, đồng thời cũng khích lệ động viên cá nhân có cố gắng. Sau đó tôi có thể đưa ra hình thức khen thưởng khác (phiếu khen online, thưởng sticker) để trẻ thực hiện tốt hơn. Từ đó việc cất đồ dùng , phép lịch sự khi sang nhà người khác không còn là "hành động" mà trở thành" ý thức”, trẻ tự thực hiện không cần phải đợi nhắc nhở hay kiểm tra. Tôi trò chuyện với trẻ, giáo dục trẻ kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tự cất giầy dép, đồ chơi đúng nơi quy định ngoài ra tôi còn dạy trẻ biết chào hỏi, biết nói lời xin lỗi, biết nói cảm ơn, không nói leo khi người khác nói, không tự tiện lấy đồ và sử dụng đồ của người khác *Trong giờ vệ sinh: Tôi hướng dẫn trẻ các kỹ năng tự phục vụ khi ở nhà như: Rửa mặt, rửa tay bằng xà phòng tôi dạy trẻ cách rửa tay 6 bước, cách trải tóc, cách gấp quần áo và đi vệ sinh đúng nơi quy định. 10
File đính kèm:
skkn_mot_so_bien_phap_ren_ky_nang_song_cho_tre_4_5_tuoi_tai.docx