SKKN Một số biện pháp rèn kỹ năng sống biết quan tâm chia sẻ cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi trong trường mầm non
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, là nhờ một phần lớn vào công học tập của các cháu”. Đúng vậy, trẻ em là mầm xanh là tương lai của đất nước. Đất nước có lớn mạnh hay không là nhờ vào thế hệ trẻ em hôm nay. Vì vậy để làm được điều đó, bản thân tôi là giáo viên mầm non luôn cố gắng, phấn đấu trong việc dạy và học. Tôi luôn quan tâm đến sự phát triển toàn diện của các cháu, đặc biệt là sự phát triển kỹ năng sống biết quan tâm chia sẻ ở lứa tuổi mầm non.
Như chúng ta đã biết, ở lứa tuổi mẫu giáo, đặc biệt là lứa tuổi mẫu giáo nhỡ là giai đoạn vô cùng quan trọng để tạo cho trẻ một số kỹ năng sống ban đầu, đặt nền tảng vững chắc trong suốt quá trình phát triển sau này của trẻ. Đây là giai đoạn khó khăn nhất trong việc hình thành và phát triển nhân cách vì kinh nghiệm của trẻ còn quá nghèo nàn, đơn điệu và được sự bảo bọc quá kỹ của ba mẹ.
Việc phát triển toàn diện của trẻ được chứa đựng trong tất cả các hoạt động như: Học tập, lao động, vui chơi… đều mang ý nghĩa và vai trò giáo dục kỹ năng sống biết quan tâm chia sẻ cho trẻ.
Giáo dục kỹ năng sống biết quan tâm chia sẻ có tác động rất lớn đến sự phát triển đời sống tình cảm của trẻ đối với mọi người, đặc biệt là trong giao tiếp với ông bà, cha mẹ, cô giáo và bạn bè xung quanh.
Như chúng ta đã biết, ở lứa tuổi mẫu giáo, đặc biệt là lứa tuổi mẫu giáo nhỡ là giai đoạn vô cùng quan trọng để tạo cho trẻ một số kỹ năng sống ban đầu, đặt nền tảng vững chắc trong suốt quá trình phát triển sau này của trẻ. Đây là giai đoạn khó khăn nhất trong việc hình thành và phát triển nhân cách vì kinh nghiệm của trẻ còn quá nghèo nàn, đơn điệu và được sự bảo bọc quá kỹ của ba mẹ.
Việc phát triển toàn diện của trẻ được chứa đựng trong tất cả các hoạt động như: Học tập, lao động, vui chơi… đều mang ý nghĩa và vai trò giáo dục kỹ năng sống biết quan tâm chia sẻ cho trẻ.
Giáo dục kỹ năng sống biết quan tâm chia sẻ có tác động rất lớn đến sự phát triển đời sống tình cảm của trẻ đối với mọi người, đặc biệt là trong giao tiếp với ông bà, cha mẹ, cô giáo và bạn bè xung quanh.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp rèn kỹ năng sống biết quan tâm chia sẻ cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Một số biện pháp rèn kỹ năng sống biết quan tâm chia sẻ cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi trong trường mầm non

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ** - Đề tài: MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KỸ NĂNG SỐNG BIẾT QUAN TÂM CHIA SẺ CHO TRẺ MẪU GIÁO 4 – 5 TUỔI TRONG TRƯỜNG MẦM NON - Tên tác giả: Nguyễn Thị Thanh Hiền - Đơn vị: Trường Mẫu Giáo Hòa Khánh Nam – huyện Đức Hòa – tỉnh Long An Điểm Điểm Điểm của Điểm Điểm chuẩn của HĐ cấp của của HĐ HĐ cơ huyện HĐ cấp tỉnh Tiêu chuẩn sở (Đối với ngành GVMN, GD TH và THCS) 1. Đề tài sáng kiến có yếu tố mới và 3 sáng tạo: - Hoàn toàn mới, được áp dụng lần 3 đầu tiên - Có cải tiến so với giải pháp trước 2 đây với mức độ khá - Có cải tiến so với giải pháp trước 1,5 đây với mức độ trung bình - Có cải tiến so với giải pháp trước 1 đây với mức độ ít - Không có yếu tố mới hoặc sao chép 0 từ các giải pháp đã có trước đây 2. Đề tài sáng kiến có khả năng áp 3 dụng: - Có khả năng áp dụng trong toàn tỉnh 3 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1. Đặt vấn đề .Trang 5 2. Mục đích đề tài ..... Trang 6 3. Lịch sử đề tài ..... Trang 8 4. Phạm vi đề tài .. Trang 9 II. NỘI DUNG 1. Thực trạng đề tài .Trang 10 2. Nội dung cần giải quyết.......Trang 12 3. Biện pháp giải quyết Trang 13 4. Kết quả, chuyển biến đối tượng .. Trang 27 III. KẾT LUẬN 1. Tóm lược giải pháp .. Trang 29 2. Phạm vi đối tượng áp dụng ...Trang 30 3. Kiến nghị ...Trang 31 IV. PHỤ LỤC (nếu có). I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI - Kỹ năng sống biết quan tâm chia sẻ chính là năng lực tâm lý xã hội để trẻ đáp ứng đối phó những yêu cầu và thách thức trong cuộc sống hàng ngày. - Một nghiên cứu khoa học trên mạng xã hội đã đăng tải gần đây nói về sự phát triển trí não của trẻ cho thấy khả năng giao tiếp, khả năng biết tự kiểm soát, thể hiện các cảm giác của mình, biết cách ứng xử phù hợp và biết cách tự giải quyết các vấn đề cơ bản một cách tự lập rất quan trong đối với trẻ. - Tuy nhiên, thực tế trẻ 4 - 5 tuổi đã biết quan tâm chia sẻ nhưng không phải lúc nào các cháu cũng thể hiện sự cảm thông và nhường nhịn, ví dụ như: Khi các cháu đến trường, tiếp xúc nhiều bạn bè nhưng tình trạng cá cháu tranh giành đồ chơi, đánh bạn vẫn thường xuyên xảy ra, nhiều phụ huynh than phiền vì cháu nhà mình hư quá, ích kỷ, chỉ thích chơi một mình không thích chơi với bạn bè, muốn có mọi thứ và lúc nào cũng muốn mọi người phải làm theo ý mình. - Vậy làm thế nào để có thể định hướng và giáo dục các cháu biết yêu thương, đoàn kết, quan tâm, chia sẻ với bạn bè và người thân? Để trả lời câu hỏi này, tôi luôn tìm hiểu, ứng dụng các biện pháp, hình thức, tổ chức các hoạt động giúp trẻ trong lớp tôi có cơ hội được thể hiện sự quan tâm, chia sẻ với cô giáo, bạn bè và mọi người xung quanh. - Chính vì vậy, tôi mạnh dạn trao đổi cùng các chị em đồng nghiệp với đề tài sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp rèn kỹ năng sống biết quan tâm chia sẻ cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi trong trường mầm non”. 2. Mục đích đề tài: - Năm học 2020-202, tôi được phân công phụ trách lớp Chồi, hầu hết các cháu chưa làm quen với môi trường sư phạm. Phần lớn bố mẹ của các cháu làm nông và công nhân nên việc quan tâm đến con em còn hạn chế. Mặc khác, hiện nay mỗi gia đình thường chỉ có từ 01 đến 02 con nên các cháu được ba mẹ, gia đình cưng chiều quá mức. Một số phụ huynh chưa hiểu được tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng sống biết quan tâm chia sẻ cho con em ở lứa tuổi mầm non, nên thường giao hết cho giáo viên hoặc là con thích gì cứ chiều theo để con mình không thua bạn bè hay con sẽ buồn vì nghĩ không được ba mẹ thương yêu. - Đầu tiên, tôi giáo dục trẻ những hành vi văn hoá trong cuộc sống hằng ngày như có thái độ đúng với bạn bè, cô giáo và người lớn, biết lắng nghe người khác nói và có sự đồng cảm thân thiện, chia sẻ với mọi người. Biết hợp tác phối hợp cùng bạn trong nhóm để hoàn thành công việc, có tình yêu đối với mọi sự vật, hiện tượng xung quanh Giáo dục kỹ năng sống biết quan tâm chia sẻ nhằm hình thành cho trẻ cơ sở ban đầu về nhân cách của con người mới xã hội chủ nghĩa. Vì thế tôi đã chọn đề tài “Một số biện pháp rèn kỹ năng sống biết quan tâm chia sẻ cho mẫu giáo 4-5 tuổi trong trường mầm non”. - Qua giáo dục kỹ năng sống biết quan tâm chia sẻ, trẻ sẽ lĩnh hội được những mối quan hệ, tình cảm gia đình, bạn bè, cô giáo thông qua các trò chơi giao tiếp thông thường hay trong các tác phẩm văn học, hình ảnh, việc làm hằng ngày có nội dung giáo dục trẻ cao. Đây là phương tiện giáo dục nhằm hình thành cho trẻ những tình cảm yêu thương, thân thiện gần gũi với mọi người, kính trọng, lễ phép với người thân của mình. 3. Lịch sử đề tài: - Trẻ mầm non cần phải biết hợp tác làm việc để chơi với nhau, sống hòa thuận với trẻ khác, tuy nhiên điều này không dễ dàng với một số trẻ. Chuẩn bị cho trẻ những thay đổi hành vi này là một nhiệm vụ khó khăn, nhưng rất quan trọng để trẻ cảm thấy tự tin và vui vẻ trong giao tiếp xã hội. Trẻ cần những kỹ năng quan hệ xã hội để hòa hợp với mọi người, để giao tiếp, để chọn hành vi đúng. - Có thể nói mỗi đứa trẻ ngay từ khi ra đời đã là một cá thể độc lập, có cá tính và những mong muốn độc lập của riêng mình. Bất kể là cô giáo hay ba mẹ đều không có đặc quyền chi phối và hạn chế hành vi của chúng. Vì vậy việc áp dụng các biện pháp giáo dục phù hợp với mục tiêu giảng dạy đòi hỏi phải có sự linh hoạt và mềm dẻo phù hợp với khả năng cũng như hứng thú của trẻ. - Dưới góc nhìn của nhà tâm lý học trẻ em thì trẻ em lên 4 - 5 tuổi bắt đầu hình thành một loại động cơ của hành vi mang tính đạo đức xã hội, hiển thị ở sự quan tâm của trẻ đối với những người xung quanh, đối với bạn bè. Trong điều kiện có sự giáo dục đúng đắn thì loại động cơ này sẽ được phát triển mạnh ở các giai đoạn sau. Đó là cốt lõi trong nền tảng đạo đức của nhân cách con người tương lai. - Chính vì thế tôi đã nghiên cứu và đã vận dụng các phương pháp lồng ghép chuyên đề“ Một số biệ pháp rèn kỹ năng sống biết quan tâm chia sẻ cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi trong trường mầm non” vào trong các môn học, giờ hoạt động vui chơi, lao động, giờ đón trả trẻ của các cháu, tuyên truyền đến phụ huynh qua bảng tuyên truyền ở trước lớp hoặc trao đổi trực tiếp hay thông qua các chế độ sinh hoạt hằng ngày ngay từ đầu năm học cho đến nay. II. NỘI DUNG 1. Thực trạng đề tài: - Năm học 2020 – 2021, thực hiện phong trào “ xây dựng trường học thân thiện – học sinh tích cực” với yêu cầu tăng cường sự tham gia một cách hứng thú của học sinh vào trong các hoạt động giáo dục trong nhà trường và tại cộng đồng với thái độ tự giác, hứng thú tham gia, chủ động, phát huy tính tích cực và ý thức sáng tạo của trẻ. Để thực hiện được phong trào này phải thực hiện đồng bộ nhiều nội dung, trong đó có nội dung rèn kỹ năng sống biết quan tâm chia sẻ cho học sinh. - Tiến hành khảo sát thực trạng của lớp, tôi nhận thấy có một số thuận lợi và khó khăn sau: a. Thuận lợi: - Nhà trường luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi cho giáo viên thực hiện tốt công việc của mình. - Nhà truờng đã trang bị đầy đủ tài liệu học, học liệu, thường xuyên tổ chức bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên về dạy kỹ năng sống cho trẻ qua các buổi họp tổ chuyên môn. - Lớp học được trang bị các thiết bị hiện đại phục vụ cho giảng dạy như: Máy vi tính, ti vi, đầu đĩa. - Nhà trường đã tổ chức các buổi hội thảo về việc giáo dục nhân cách sống, rèn luyện kỹ năng sống cho giáo viên toàn trường vào các giờ họp tổ chuyên môn. - Giáo viên trong lớp đều có trình độ trên chuẩn. Được sự ủng hộ nhiệt tình của phụ huynh. b. Khó khăn: - Tôi luôn tìm cách khắc phục mọi khó khăn để tạo cho các cháu có một môi trường giáo dục tốt nhất. - Thống kê khảo sát chất lượng chuyên đề “Một số biện pháp rèn kỹ năng sống biết quan tâm chia sẻ” đầu năm học của lớp tôi như sau: Tháng 9/2020 Đạt Tỉ lệ Tiêu chí 1 - Kỹ năng thể hiện tình cảm chia sẻ với người 22/26 84,6% thân, bạn bè. Tiêu chí - Kỹ năng bày tỏ ý kiến của riêng mình. 2 16/26 61,5% Tiêu chí - Kỹ năng xử lý tình huống. Tiêu 3 18/26 69,2% chí Tiêu chí - Kỹ năng thân thiện quan tâm đến người thân, 20/26 76,9% 4 bạn bè. Tiêu chí - Kỹ năng phối hợp, hợp tác cùng bạn trong 20/26 76,9% 5 nhóm lớp để hoàn thành nhiệm vụ. Tiêu chí - Kỹ năng đồng cảm, lắng nghe ý kiến của 18/26 69,2% 6 người khác. - Dựa vào những vấn đề nêu ở trên, tôi đã tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra một số biện pháp rèn kĩ năng sống biết quan tâm chia sẻ cho trẻ ở lớp tôi cũng như các cháu học sinh trong nhà trường. Vì thiết nghĩ nhà trường là nơi giáo dục cho các cháu tốt nhất. 2. Nội dung cần giải quyết: - Tôi luôn tự hỏi phải giáo dục các cháu như thế nào để các cháu có được những nền tảng cơ bản của chuẩn mực đạo đức xã hội, góp phần vào hành trang cho các cháu bước vào lớp học tiếp theo.
File đính kèm:
skkn_mot_so_bien_phap_ren_ky_nang_song_biet_quan_tam_chia_se.doc